Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Nguồn gốc của văn hóa và tôn giáo - Vật tổ và cấm kỵ

Văn hoá và tôn giáo là những vấn đề vô cùng phức tạp và rông lớn, tác động sâu xa tới toàn bộ đời sống xã hội, tới ý thức, lối sống và nhân cách cá nhân của mọi thành viên. Do vậy, chúng là đối tượng nghiên cứu có tính chất bao trùm lên toàn bộ các khoa học xã hội và nhân văn. Học thuyết Marx với phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đã có cống hiến to lớn trong giải quyết các vấn đề liên quan đến các khái niệm đó. Tính đúng đắn của học thuyết Marx, đặc biệt là các công trình của F. Engels, là chỉ ra một cách khoa học và thuyết phục những cơ sở lao động-kinh tế của việc hình thành ý thức xã hội, lâu đài văn hoá, tín ngưỡng, các phong tục tập quán và mối tương quan giữa ý thức xã hội với nhân cách cá nhân. Chủ nghĩa Marx nhìn nhận các hiện tương xã hội đó như là kết quả của hành động có ý thức của con người. Tuy nhiên, hành động của con người, đặc biệt là hành vi của các cá nhân, không phải chỉ được điều khiển bởi ý thức, mà có khi nó còn bị thúc đẩy bởi các động lực vô thức nằm sâu trong tận đáy tâm thức của con người, cái đôi khi được đồng nhất với bản năng.

Văn hoá và tôn giáo là những vấn đề vô cùng phức tạp và rông lớn, tác động sâu xa tới toàn bộ đời sống xã hội, tới ý thức, lối sống và nhân cách cá nhân của mọi thành viên. Do vậy, chúng là đối tượng nghiên cứu có tính chất bao trùm lên toàn bộ các khoa học xã hội và nhân văn. Học thuyết Marx với phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đã có cống hiến to lớn trong giải quyết các vấn đề liên quan đến các khái niệm đó. Tính đúng đắn của học thuyết Marx, đặc biệt là các công trình của F. Engels, là chỉ ra một cách khoa học và thuyết phục những cơ sở lao động-kinh tế của việc hình thành ý thức xã hội, lâu đài văn hoá, tín ngưỡng, các phong tục tập quán và mối tương quan giữa ý thức xã hội với nhân cách cá nhân. Chủ nghĩa Marx nhìn nhận các hiện tương xã hội đó như là kết quả của hành động có ý thức của con người. Tuy nhiên, hành động của con người, đặc biệt là hành vi của các cá nhân, không phải chỉ được điều khiển bởi ý thức, mà có khi nó còn bị thúc đẩy bởi các động lực vô thức nằm sâu trong tận đáy tâm thức của con người, cái đôi khi được đồng nhất với bản năng.

Với tư cách một học thuyết duy vật biện chứng và lịch sử được xây dựng trên cơ sở các thành tựu mới nhất của các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn đương thời, nó thừa nhận tiến hoá luận của Darwin, tiếp thu và kế thừa lí thuyết văn hoá - nhân học của nhà nhân học Mĩ H. Morgan, chủ nghĩa Marx không phủ nhận cơ sở vật chất sinh học của con người, như Marx đã từng chỉ dẫn: "Giải phẫu học về con người là cái chìa khoá cho giải phẫu học về con khỉ", cho nên nó cũng không coi thường bản năng và vô thức. Chỉ có điều, do một số nhà lí luận sau này bởi nhiều lí do khác nhau, đã tuyệt đối hoá mặt ý thức mà xem nhẹ việc nghiên cứu vô thức và tâm lí cá nhân. Mảnh đất quan trọng và thiết thân ấy, do vậy, trong một thời kì dài hàng thế kỉ đã là nơi tung hoành của các trường phái tâm lí học ở các nước tư bản chủ nghĩa Tây Âu và Bắc Mỹ, mà trung tâm của họ là phân tâm học (Psychanalyse) với đại biểu điển hình là Sigmund Freud được nhiều người xem là cha đẻ của phân tâm học, một người mà tác phẩm của mình từng được coi là "cấm kị", không được phổ biến ở một số nước trong thời kì chiến tranh lạnh. Trong lịch sử hình thành và phát triển của phân tâm học, người ta thấy nó quan tâm trước hết đến bệnh lí tâm thần và đời sống vô thức của cá nhân, rồi sau đó mới có bước chuyển di sang lĩnh vực đời sống xã hội. Thuật ngữ phân tâm học (Psychoanalyse) xuất hiện bằng tiếng pháp lần đầu tiên năm 1896 trong một báo cáo của Freud. Thời kì đó người ta hiểu nó như một liệu pháp y học gọi là "liên tưởng tự do" (freie assoziation). Rồi sau đó đã bành trướng thành một phương pháp thời thượng sang nhiều lĩnh vực khác của các khoa học tinh thần. Các hiện tượng xã hội được phân tích truy nguyên theo các yếu tố bản năng vô thức là những cái được di truyền từ loài thú đến loài người nguyên thuỷ và tồn tại mãi cho đến con người hiện đại. Tuy nhiên, trong quá trình tìm tòi nguyên uỷ của bệnh tâm thần cá nhân và những nỗi đau đớn của họ, phương pháp phân tâm học cũng quan tâm đến sự tác động của các bối cảnh xã hội thông qua các câu chuyện do người bệnh kể lại. Những nhân tố xã hội ấy do vậy cũng làm thành cơ sở của phân tâm học. Vấn đề cội nguồn của văn hoá và của tôn giáo hiển nhiên chỉ được đề cập đến trong các giai đoạn phát triển tương đối muộn của phân tâm học, một mặt phía chủ quan, khi mà nó tin rằng có thể vận dụng qui luật sinh lí - tâm thần cá nhân để giải thích được các hiện tượng xã hội quan trọng như vấn đề truyền thống, phong tục tập quán, tôn giáo và văn hoá của các dân tộc. Mặt khác, sự ra đời của các tác phẩm phân tâm học về xã hội cũng là sản phẩm bởi tác động của các bối cảnh lịch sử của xã hội đương thời. Các nguồn tư liệu gần đây cho thấy Freud, Adler cũng như nhiều nhà phân tâm học hàng đầu khác cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20 đã có những quan hệ chặt chẽ với phong trào công nhân châu Âu dưới sự lãnh đạo của những người xã hội dân chủ theo tư tưởng Mác-xít. Thậm chí bản thân một số nhà phân tâm học đồng thời là lãnh tụ của các đảng phái xã hội dân chủ, như A. Adler, H. Heller, C. Furtmueller, D.-E. Openheim. Bản thân Freud cũng như nhiều nhà phân tâm học khác tỏ ra tán thành quan điểm tâm lí hoc duy vật Mác-xít. Vật tổ và cấm kị (Totem und Tabu) là tác phẩm quan trọng nhất của Freud nói riêng và của phân tâm học nói chung về nguồn gốc của văn hoá và tín ngưỡng. Ngay tác phẩm cuối cùng Moise và tôn giáo nhất thần (1939) cũng như Tâm lý học đại chúng và phân tích cái tôi (1921) đều xây dựng trên cơ sở Vật tổ và cấm kị. Phải chăng đó là sự ngoan cố của Freud, cái đã cho phép ông bám chắc các luận đề của mình, hay phải chăng những lý thuyết ông phát minh trong đó chính là những viên đá tảng quan yếu cho văn hoá luận phân tâm học? Tác phẩm này được chính Freud xem là "thử nghiệm đầu tiên (...) trong vận dụng các quan niệm và kết quả nghiên cứu của phân tâm học vào các vấn đề chưa sáng tỏ của tâm lí hoc dân tộc", và đối với độc giả thì nó "đáp ứng mối quan tâm của một phạm vi rộng lớn hơn của những người có văn hóa, nhưng thực ra chúng chỉ có thể được hiểu và phân định bởi một số ít ỏi nhất mà với họ phân tâm học không còn xa lạ nữa. Nó ra đời trên cơ sở những kết quả nghiên cứu lâm sàng và điều trị bệnh nhân tâm thần của chính Freud, các công trình khảo cứu nhân chủng học và văn hóa học của nhiều học giả, đặc biệt là Frazer, và ít nhiều chịu kích thích trực tiếp từ tác phẩm Những biến hoá và biểu tượng của dục tính của nhà phân tâm học trẻ C-G. Jung, môn đệ của ông. Nhưng tác phẩm của Freud có sức khái quát hoá hơn hẳn và mang tính duy vật cao.

Với tư cách một học thuyết duy vật biện chứng và lịch sử được xây dựng trên cơ sở các thành tựu mới nhất của các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn đương thời, nó thừa nhận tiến hoá luận của Darwin, tiếp thu và kế thừa lí thuyết văn hoá - nhân học của nhà nhân học Mĩ H. Morgan, chủ nghĩa Marx không phủ nhận cơ sở vật chất sinh học của con người, như Marx đã từng chỉ dẫn: "Giải phẫu học về con người là cái chìa khoá cho giải phẫu học về con khỉ", cho nên nó cũng không coi thường bản năng và vô thức. Chỉ có điều, do một số nhà lí luận sau này bởi nhiều lí do khác nhau, đã tuyệt đối hoá mặt ý thức mà xem nhẹ việc nghiên cứu vô thức và tâm lí cá nhân. Mảnh đất quan trọng và thiết thân ấy, do vậy, trong một thời kì dài hàng thế kỉ đã là nơi tung hoành của các trường phái tâm lí học ở các nước tư bản chủ nghĩa Tây Âu và Bắc Mỹ, mà trung tâm của họ là phân tâm học (Psychanalyse) với đại biểu điển hình là Sigmund Freud được nhiều người xem là cha đẻ của phân tâm học, một người mà tác phẩm của mình từng được coi là "cấm kị", không được phổ biến ở một số nước trong thời kì chiến tranh lạnh.

Trong lịch sử hình thành và phát triển của phân tâm học, người ta thấy nó quan tâm trước hết đến bệnh lí tâm thần và đời sống vô thức của cá nhân, rồi sau đó mới có bước chuyển di sang lĩnh vực đời sống xã hội. Thuật ngữ phân tâm học (Psychoanalyse) xuất hiện bằng tiếng pháp lần đầu tiên năm 1896 trong một báo cáo của Freud. Thời kì đó người ta hiểu nó như một liệu pháp y học gọi là "liên tưởng tự do" (freie assoziation). Rồi sau đó đã bành trướng thành một phương pháp thời thượng sang nhiều lĩnh vực khác của các khoa học tinh thần. Các hiện tượng xã hội được phân tích truy nguyên theo các yếu tố bản năng vô thức là những cái được di truyền từ loài thú đến loài người nguyên thuỷ và tồn tại mãi cho đến con người hiện đại. Tuy nhiên, trong quá trình tìm tòi nguyên uỷ của bệnh tâm thần cá nhân và những nỗi đau đớn của họ, phương pháp phân tâm học cũng quan tâm đến sự tác động của các bối cảnh xã hội thông qua các câu chuyện do người bệnh kể lại. Những nhân tố xã hội ấy do vậy cũng làm thành cơ sở của phân tâm học.

Vấn đề cội nguồn của văn hoá và của tôn giáo hiển nhiên chỉ được đề cập đến trong các giai đoạn phát triển tương đối muộn của phân tâm học, một mặt phía chủ quan, khi mà nó tin rằng có thể vận dụng qui luật sinh lí - tâm thần cá nhân để giải thích được các hiện tượng xã hội quan trọng như vấn đề truyền thống, phong tục tập quán, tôn giáo và văn hoá của các dân tộc. Mặt khác, sự ra đời của các tác phẩm phân tâm học về xã hội cũng là sản phẩm bởi tác động của các bối cảnh lịch sử của xã hội đương thời. Các nguồn tư liệu gần đây cho thấy Freud, Adler cũng như nhiều nhà phân tâm học hàng đầu khác cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20 đã có những quan hệ chặt chẽ với phong trào công nhân châu Âu dưới sự lãnh đạo của những người xã hội dân chủ theo tư tưởng Mác-xít. Thậm chí bản thân một số nhà phân tâm học đồng thời là lãnh tụ của các đảng phái xã hội dân chủ, như A. Adler, H. Heller, C. Furtmueller, D.-E. Openheim. Bản thân Freud cũng như nhiều nhà phân tâm học khác tỏ ra tán thành quan điểm tâm lí hoc duy vật Mác-xít.

Vật tổ và cấm kị (Totem und Tabu) là tác phẩm quan trọng nhất của Freud nói riêng và của phân tâm học nói chung về nguồn gốc của văn hoá và tín ngưỡng. Ngay tác phẩm cuối cùng Moise và tôn giáo nhất thần (1939) cũng như Tâm lý học đại chúng và phân tích cái tôi (1921) đều xây dựng trên cơ sở Vật tổ và cấm kị. Phải chăng đó là sự ngoan cố của Freud, cái đã cho phép ông bám chắc các luận đề của mình, hay phải chăng những lý thuyết ông phát minh trong đó chính là những viên đá tảng quan yếu cho văn hoá luận phân tâm học? Tác phẩm này được chính Freud xem là "thử nghiệm đầu tiên (...) trong vận dụng các quan niệm và kết quả nghiên cứu của phân tâm học vào các vấn đề chưa sáng tỏ của tâm lí hoc dân tộc", và đối với độc giả thì nó "đáp ứng mối quan tâm của một phạm vi rộng lớn hơn của những người có văn hóa, nhưng thực ra chúng chỉ có thể được hiểu và phân định bởi một số ít ỏi nhất mà với họ phân tâm học không còn xa lạ nữa. Nó ra đời trên cơ sở những kết quả nghiên cứu lâm sàng và điều trị bệnh nhân tâm thần của chính Freud, các công trình khảo cứu nhân chủng học và văn hóa học của nhiều học giả, đặc biệt là Frazer, và ít nhiều chịu kích thích trực tiếp từ tác phẩm Những biến hoá và biểu tượng của dục tính của nhà phân tâm học trẻ C-G. Jung, môn đệ của ông. Nhưng tác phẩm của Freud có sức khái quát hoá hơn hẳn và mang tính duy vật cao.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Hình Tư Tưởng (Annie Besant)
LỜI TỰA Bản văn của cuốn sách nhỏ này là tác phẩm chung của ông Leadbeater và bản thân tôi; một số trong đó đã xuất hiện như một bài báo trong Lucifer (bây giờ là Tạp Chí Thông Thiên Học), nhưng phần lớn của nó thì mới. Việc vẽ và tô màu các Hình Tư Tưởng được quan sát bởi ông Leadbeater, hoặc bởi tôi, hoặc bởi cả hai chúng tôi, đã được thực hiện bởi ba người bạn - ông John Varley, ông Prince và cô Macfarlane, chúng tôi gửi lời cảm ơn thân ái tới mỗi người. Để sơn các màu sắc buồn tẻ của trần gian cho các hình được bao bọc trong ánh sáng sinh động của các cõi giới khác là một nhiệm vụ khó khăn và không có lợi lộc gì; thêm rất nhiều lòng biết ơn do những người đó đã cố gắng. Họ cần ngọn lửa đầy màu sắc, và đã chỉ có đất xay. Chúng tôi cũng phải cảm ơn ông F. Bligh Bond vì đã cho phép chúng tôi sử dụng bài luận của ông về Các Hình Rung Động, và một số bản vẽ tinh tế của ông. Một người bạn khác đã gửi cho chúng tôi một số ghi chú và một vài bức vẽ, yêu cầu được ẩn danh, vì vậy chúng tôi chỉ có thể gửi lời cảm ơn của chúng tôi đến vị ấy với sự ẩn danh tương tự. Chính niềm hy vọng tha thiết của chúng tôi - vì đó là niềm tin của chúng tôi - là cuốn sách nhỏ này sẽ dùng như một bài học đạo đức nổi bật cho mỗi người đọc, giúp cho người đó nhận ra bản chất và sức mạnh của các tư tưởng của mình, tác động như một sự kích thích hướng tới sự cao quý, một sự kiềm chế trên nền tảng. Với niềm tin và hy vọng này, chúng tôi gửi nó để làm nhiệm vụ của nó. ANNIE BESANT NỘI DUNG Tìm mua: Hình Tư Tưởng TiKi Lazada Shopee LỜI TỰA... 5 NỘI DUNG... 6 HÌNH TƯ TƯỞNG. 9 KHÓ KHĂN CỦA SỰ MIÊU TẢ... 14 HAI HIỆU QUẢ CỦA TƯ TƯỞNG. 18 RUNG ĐỘNG TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO. 19 HÌNH DẠNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA NÓ.. 21 Các nguyên tắc chung...28 Ý NGHĨA CỦA CÁC MÀU SẮC... 29 BA LOẠI HÌNH TƯ TƯỞNG. 32 CÁC HÌNH TƯ TƯỞNG MINH HỌA. 37 TÌNH CẢM..37 Tình cảm thuần khiết mơ hồ..37 Tình cảm ích kỷ mơ hồ..38 Tình cảm rõ rệt..39 Tình cảm tỏa ra.40 Hòa bình và Bảo vệ.41 Tình cảm thú tính tham lam..42 SỰ SÙNG TÍN.. 43 Cảm xúc Sùng tín mơ hồ.43 Sự Dồn Lên Cao của Lòng Sùng Tín.46 Sự Đáp ứng đối với Lòng Sùng Tín..47 Lòng Vị Tha.49 TRÍ TUỆ.. 51 Niềm vui trí tuệ mơ hồ..51 Ý định muốn biết..53 Tham vọng cao.54 Tham vọng ích kỷ.55 SỰ TỨC GIẬN.. 56 Cơn thịnh nộ giết người và sự giận dữ kéo dài.56 Sự giận dữ bùng nổ.58 Sự ghen tuông theo dõi và giận dữ.59 SỰ CẢM THÔNG. 61 Sự cảm thông mơ hồ.61 NỖI SỢ... 62 Sự sợ hãi bất ngờ.62 SỰ THAM LAM... 64 Sự Tham Lam Ích Kỷ...64 Sự Tham Rượu..65 CÁC CẢM XÚC KHÁC NHAU.. 66 Tại một vụ đắm tàu...66 Vào Đêm Đầu Tiên..69 Các con bạc.70 Ở một Tai Nạn Đường Phố.72 Tại một Đám Tang..74 Gặp gỡ một người bạn.77 Việc Thưởng thức một Bức tranh...78 NHỮNG HÌNH TƯ TƯỞNG ĐƯỢC THẤY KHI THAM THIỀN. 80 Đồng cảm và Yêu thương đối với mọi người.80 Một khát vọng bao trùm tất cả...81 Theo Sáu hướng...83 Một Quan Niệm Trí Tuệ về Trật Tự Vũ Trụ..85 Thượng Đế khi được biểu lộ trong Con người..86 Thượng Đế thâm nhập khắp cả...87 Một Quan Niệm Khác...89 Sự biểu lộ tam phân...90 Sự biểu lộ thất phân...90 Hoài bão trí tuệ.91 CÁC TƯ TƯỞNG HỮU ÍCH. 93 CÁC HÌNH ĐƯỢC TẠO BỞI ÂM NHẠC... 101 Mendelssohn...103 Gounod..106 Wagner..109Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Annie Besant":Giảng Lý Dưới Chân ThầyÁnh Sáng Trên Thánh ĐạoCác Tôn GiáoChơn Nhơn Và Các Hạ ThểĐời Sống Huyền Bí Của Con NgườiGiảng Luận Ánh Sáng Trên Thánh ĐạoGiảng Luận Tiếng Nói Vô ThinhHình Tư TưởngHóa Học Huyền BíKhải Huyền, Linh Hứng Và Quan SátKhảo Cứu Về Tâm ThứcMinh Triết Ngàn XưaKhảo Cứu Tâm ThứcBát Chánh ĐạoQuyền Năng Tư TưởngCon Người Và Các ThểMinh Triết Cổ Truyền - Quyển 1Minh Triết Cổ Truyền - Quyển 2TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆNĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hình Tư Tưởng PDF của tác giả Annie Besant nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hình Tư Tưởng (Annie Besant)
LỜI TỰA Bản văn của cuốn sách nhỏ này là tác phẩm chung của ông Leadbeater và bản thân tôi; một số trong đó đã xuất hiện như một bài báo trong Lucifer (bây giờ là Tạp Chí Thông Thiên Học), nhưng phần lớn của nó thì mới. Việc vẽ và tô màu các Hình Tư Tưởng được quan sát bởi ông Leadbeater, hoặc bởi tôi, hoặc bởi cả hai chúng tôi, đã được thực hiện bởi ba người bạn - ông John Varley, ông Prince và cô Macfarlane, chúng tôi gửi lời cảm ơn thân ái tới mỗi người. Để sơn các màu sắc buồn tẻ của trần gian cho các hình được bao bọc trong ánh sáng sinh động của các cõi giới khác là một nhiệm vụ khó khăn và không có lợi lộc gì; thêm rất nhiều lòng biết ơn do những người đó đã cố gắng. Họ cần ngọn lửa đầy màu sắc, và đã chỉ có đất xay. Chúng tôi cũng phải cảm ơn ông F. Bligh Bond vì đã cho phép chúng tôi sử dụng bài luận của ông về Các Hình Rung Động, và một số bản vẽ tinh tế của ông. Một người bạn khác đã gửi cho chúng tôi một số ghi chú và một vài bức vẽ, yêu cầu được ẩn danh, vì vậy chúng tôi chỉ có thể gửi lời cảm ơn của chúng tôi đến vị ấy với sự ẩn danh tương tự. Chính niềm hy vọng tha thiết của chúng tôi - vì đó là niềm tin của chúng tôi - là cuốn sách nhỏ này sẽ dùng như một bài học đạo đức nổi bật cho mỗi người đọc, giúp cho người đó nhận ra bản chất và sức mạnh của các tư tưởng của mình, tác động như một sự kích thích hướng tới sự cao quý, một sự kiềm chế trên nền tảng. Với niềm tin và hy vọng này, chúng tôi gửi nó để làm nhiệm vụ của nó. ANNIE BESANT NỘI DUNG Tìm mua: Hình Tư Tưởng TiKi Lazada Shopee LỜI TỰA... 5 NỘI DUNG... 6 HÌNH TƯ TƯỞNG. 9 KHÓ KHĂN CỦA SỰ MIÊU TẢ... 14 HAI HIỆU QUẢ CỦA TƯ TƯỞNG. 18 RUNG ĐỘNG TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO. 19 HÌNH DẠNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA NÓ.. 21 Các nguyên tắc chung...28 Ý NGHĨA CỦA CÁC MÀU SẮC... 29 BA LOẠI HÌNH TƯ TƯỞNG. 32 CÁC HÌNH TƯ TƯỞNG MINH HỌA. 37 TÌNH CẢM..37 Tình cảm thuần khiết mơ hồ..37 Tình cảm ích kỷ mơ hồ..38 Tình cảm rõ rệt..39 Tình cảm tỏa ra.40 Hòa bình và Bảo vệ.41 Tình cảm thú tính tham lam..42 SỰ SÙNG TÍN.. 43 Cảm xúc Sùng tín mơ hồ.43 Sự Dồn Lên Cao của Lòng Sùng Tín.46 Sự Đáp ứng đối với Lòng Sùng Tín..47 Lòng Vị Tha.49 TRÍ TUỆ.. 51 Niềm vui trí tuệ mơ hồ..51 Ý định muốn biết..53 Tham vọng cao.54 Tham vọng ích kỷ.55 SỰ TỨC GIẬN.. 56 Cơn thịnh nộ giết người và sự giận dữ kéo dài.56 Sự giận dữ bùng nổ.58 Sự ghen tuông theo dõi và giận dữ.59 SỰ CẢM THÔNG. 61 Sự cảm thông mơ hồ.61 NỖI SỢ... 62 Sự sợ hãi bất ngờ.62 SỰ THAM LAM... 64 Sự Tham Lam Ích Kỷ...64 Sự Tham Rượu..65 CÁC CẢM XÚC KHÁC NHAU.. 66 Tại một vụ đắm tàu...66 Vào Đêm Đầu Tiên..69 Các con bạc.70 Ở một Tai Nạn Đường Phố.72 Tại một Đám Tang..74 Gặp gỡ một người bạn.77 Việc Thưởng thức một Bức tranh...78 NHỮNG HÌNH TƯ TƯỞNG ĐƯỢC THẤY KHI THAM THIỀN. 80 Đồng cảm và Yêu thương đối với mọi người.80 Một khát vọng bao trùm tất cả...81 Theo Sáu hướng...83 Một Quan Niệm Trí Tuệ về Trật Tự Vũ Trụ..85 Thượng Đế khi được biểu lộ trong Con người..86 Thượng Đế thâm nhập khắp cả...87 Một Quan Niệm Khác...89 Sự biểu lộ tam phân...90 Sự biểu lộ thất phân...90 Hoài bão trí tuệ.91 CÁC TƯ TƯỞNG HỮU ÍCH. 93 CÁC HÌNH ĐƯỢC TẠO BỞI ÂM NHẠC... 101 Mendelssohn...103 Gounod..106 Wagner..109Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Annie Besant":Giảng Lý Dưới Chân ThầyÁnh Sáng Trên Thánh ĐạoCác Tôn GiáoChơn Nhơn Và Các Hạ ThểĐời Sống Huyền Bí Của Con NgườiGiảng Luận Ánh Sáng Trên Thánh ĐạoGiảng Luận Tiếng Nói Vô ThinhHình Tư TưởngHóa Học Huyền BíKhải Huyền, Linh Hứng Và Quan SátKhảo Cứu Về Tâm ThứcMinh Triết Ngàn XưaKhảo Cứu Tâm ThứcBát Chánh ĐạoQuyền Năng Tư TưởngCon Người Và Các ThểMinh Triết Cổ Truyền - Quyển 1Minh Triết Cổ Truyền - Quyển 2TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆNĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hình Tư Tưởng PDF của tác giả Annie Besant nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Giảng Luận Tiếng Nói Vô Thinh (Annie Besant)
LỜI NÓI ĐẦU Sách này chỉ là một số ghi chép các bài thuyết giảng của ông C.W.Leadbeater và chính tôi dựa trên ba quyển sách trứ danh - sách tuy nhỏ về kích thước, nhưng lớn về nội dung. Cả hai chúng tôi đều hy vọng rằng, chúng sẽ hữu ích cho người tìm đạo và ngay cả cho những ai vượt trên trình độ đó, vì lẽ những người thuyết giảng đều lớn tuổi hơn người nghe và đã có được ít nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống của hàng đệ tử. Các bài thuyết giảng này không phải chỉ được đưa ra ở một nơi duy nhất. Chúng tôi đã bàn bạc cùng các bạn đạo, ở những thời điểm và nơi chốn khác nhau, nhất là ở Adyar, London và Sydney. Một số lớn các chú giải đã được thính giả ghi lại. Tất cả những gì có trong các chú giải này đều được gom góp và sắp xếp lại. Sau đó, chúng được đúc kết, và các chỗ trùng lắp được loại ra. Điều không may là có rất ít các ghi chú về quyển Tiếng Nói Vô Thinh, Đoạn I, thế nên, chúng tôi đã sử dụng các ghi chú này được ghi lại ở một lớp học của vị đạo hữu có thiện tâm của chúng tôi, ông Ernest Wood ở Sydney và nhập chung các ghi chú này vào các bài trần thuyết của Giám Mục Tìm mua: Giảng Luận Tiếng Nói Vô Thinh TiKi Lazada Shopee Leadbeater ở cùng một tiết mục. Không có ghi chú nào về các bài thuyết trình của riêng tôi về quyển này, mặc dù tôi có thuyết giảng khá nhiều, song các bài này không thể tìm lại được. Không một bài nào trong số các bài này được xuất bản trước kia, ngoại trừ một số các diễn văn của Giám Mục Leadbeater dành cho các đạo sinh chọn lọc nơi quyển “At The Feet of The Master” (“Dưới Chân Thầy”). Một quyển sách có tiêu đề Giảng Luận Dưới Chân Thầy được xuất bản cách đây vài năm, chứa các bài trần thuật chưa đầy đủ của một số các bài giảng luận này của ông ấy. Sách đó sẽ không được in lại. Tài liệu chính trong quyển đó có ở nơi đây, được cô đọng lại và biên tập một cách thận trọng. Mong cho sách này giúp ích được một số các huynh đệ trẻ tuổi hiểu được nhiều hơn về các giáo huấn vô giá này. Càng nghiên cứu và càng sống nhiều, các huynh đệ đó càng tìm được nhiều điều hữu ích trong các giáo huấn đó. Annie BesantDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Annie Besant":Giảng Lý Dưới Chân ThầyÁnh Sáng Trên Thánh ĐạoCác Tôn GiáoChơn Nhơn Và Các Hạ ThểĐời Sống Huyền Bí Của Con NgườiGiảng Luận Ánh Sáng Trên Thánh ĐạoGiảng Luận Tiếng Nói Vô ThinhHình Tư TưởngHóa Học Huyền BíKhải Huyền, Linh Hứng Và Quan SátKhảo Cứu Về Tâm ThứcMinh Triết Ngàn XưaKhảo Cứu Tâm ThứcBát Chánh ĐạoQuyền Năng Tư TưởngCon Người Và Các ThểMinh Triết Cổ Truyền - Quyển 1Minh Triết Cổ Truyền - Quyển 2TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆNĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giảng Luận Tiếng Nói Vô Thinh PDF của tác giả Annie Besant nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Giảng Luận Ánh Sáng Trên Thánh Đạo (Annie Besant)
Lời Nói Đầu Quyển sách này chỉ ghi lại những giảng luận của ông C.W. Leadbeater - hiện là Giám Mục - và của tôi, về ba quyển sách nổi tiếng. Sách tuy nhỏ về kích thước, nhưng cái chứa đựng của chúng rất lớn lao. Cả hai chúng tôi đều hy vọng sách sẽ hữu ích cho những người tìm đạo và ngay cả những người vượt trên giai đoạn đó, vì diễn giả đều hiểu biết già dặn hơn thính giả và có nhiều kinh nghiệm trong cuộc đời đệ tử hơn. Các buổi giảng luận không chỉ xảy ra ở một chỗ, mà chúng tôi đã luận đàm với các thân hữu ở nhiều thời điểm và địa điểm khác nhau, nhất là ở Adyar, London và Sydney. Rất nhiều ghi chú được thính giả ghi lại. Những gì có giảng luận đều được gom góp và sắp xếp lại. Sau đó chúng được cô đọng lại, những chỗ trùng lắp đều được loại bỏ. Điều không may là chỉ có một ít chú giải thuộc Phần I của Tiếng Nói Vô Thinh, nên chúng tôi dùng các chú giải của một đồng nghiệp, Ông Ernest Wood, ở Sydney, và nhập chung vào phần giảng luận của Giám Mục Leadbeater. Không còn phần giảng luận của tôi về sách này, mặc dầu tôi có giảng luận nhiều về nó, các bài giảng này không tìm lại được. Tìm mua: Giảng Luận Ánh Sáng Trên Thánh Đạo TiKi Lazada Shopee Không có phần nào trong các giảng luận này được xuất bản trước đây, trừ một vài bài của G.M. Leadbeater thuyết giảng trước các đạo sinh chọn lọc về quyển Dưới Chân Thầy. Một quyển sách nhan đề Giảng Luận Dưới Chân Thầy đã được xuất bản vài năm qua, chứa một số tường trình không đầy đủ của một số bài giảng luận của ông. Quyển đó sẽ không được in lại. Phần cốt yếu của quyển đó có trong quyển này, được cô đọng lại và xuất bản. Mong sao quyển sách này giúp cho một số bạn trẻ hiểu được nhiều hơn các giáo huấn vô giá này. Càng nghiên cứu và sống với chúng, sẽ tìm thấy nhiều điều hữu ích nơi chúng. Annie BesantDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Annie Besant":Giảng Lý Dưới Chân ThầyÁnh Sáng Trên Thánh ĐạoCác Tôn GiáoChơn Nhơn Và Các Hạ ThểĐời Sống Huyền Bí Của Con NgườiGiảng Luận Ánh Sáng Trên Thánh ĐạoGiảng Luận Tiếng Nói Vô ThinhHình Tư TưởngHóa Học Huyền BíKhải Huyền, Linh Hứng Và Quan SátKhảo Cứu Về Tâm ThứcMinh Triết Ngàn XưaKhảo Cứu Tâm ThứcBát Chánh ĐạoQuyền Năng Tư TưởngCon Người Và Các ThểMinh Triết Cổ Truyền - Quyển 1Minh Triết Cổ Truyền - Quyển 2TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆNĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giảng Luận Ánh Sáng Trên Thánh Đạo PDF của tác giả Annie Besant nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.