Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thành Phố Hồ Chí Minh, Những Điều Bạn Chưa Biết (Sưu Tầm)

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thành Phố Hồ Chí Minh, Những Điều Bạn Chưa Biết PDF của tác giả Sưu Tầm nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Võ Trường Toản (Nam Xuân Thọ)
VÕ TRƯỜNG TOẢN Cụ Võ Trường Toản người tỉnh Gia-định, huyện Bình-dương. Khi Tây-sơn dấy binh, cụ ở ẩn dạy học. Nhiều danh-thần triều Gia-long như Ngô tùng Châu, Trịnh hoài Đức, Lê quang Định, Ngô nhân Tịnh đều là học-trò cụ. Hơn nữa, chính cụ đã gây nên cái học-phong sĩ-khí cho những thế-hệ sau tốt-đẹp. Từ những học-trò đỗ cao, quan sang, cho đến những người như Nguyễn đình Chiểu, Huỳnh mẫn Đạt, Phan văn Trị sở dĩ đã giữ tròn tiết-tháo cơn nước nhà bị xâm-lăng, đều là người có chịu ảnh-hưởng của cụ. Trong lúc chúa Nguyễn-phúc Ánh chống Tây-sơn, khắc-phục được Gia-định rồi, thường triệu cụ Võ đến bàn-luận việc nước. Chúa Nguyễn muốn phong quan-tước cho cụ, cụ nhất định chối-từ, chỉ khuyên đào-luyện tinh-thần đoàn hậu-tấn. Chúa Nguyễn rất khen và tiếc không được dùng tài cụ. Tìm mua: Võ Trường Toản TiKi Lazada Shopee Năm nhâm-tí 1792, cụ mất tại làng Hòa-hưng (Gia-định). Chúa Nguyễn truy tặng huy-hiệu « Gia-định xử-sĩ Sùng-đức Võ tiên-sinh », lấy hiệu ấy khắc vào mộ chí, và một đôi liễn truy điệu: « Triều hữu huân danh bán thuộc Hà-phần cựu học; Đẩu nam phong giáo, tề khâm Nhạc-lộc dư uy ». Cụ Võ mất, không có con-cái chi cả 1, nhưng mọi người đều mến-mộ ân-đức cụ, các học-trò đều tôn-kính cụ như cha. Cho đến về sau, khi Nguyễn Ánh lên ngôi, các vị thượng-thư trong sáu bộ cũng có đôi liễn truy-niệm: « Sinh tiền giáo-huấn đắc nhân, vô tử như hữu tử; Một hậu thinh danh tại thế, tuy vong dã bất vong ». Nghĩa: « Lúc sống dạy-dỗ được người, không con cũng như có con; Chết đi tiếng-tăm còn để, mất mà chẳng mất ». Cụ Võ phẩm người xuất chúng, cho nên cụ Phan-thanh Giản khi ngồi trấn đất miền nam, tưởng đến cái cao đức của người xưa, dầu không là học trò cụ Võ cũng kính cụ Võ như bậc sư-bá mà hết lòng tôn-trọng, sùng-bái. Và về sau, khi ba tỉnh miền đông (Biên-hòa, Gia-định, Định-tường) thuộc Pháp, cụ Phan cũng không quên đến nắm xương sót của cụ Võ. Ba tỉnh miền đông mất rồi, cụ Phan không muốn cho xương tàn của bậc sư-nho nằm trong phần đất bị xâm-lăng, cụ mới cùng với đốc-học tỉnh Vĩnh-long là Nguyễn Thông tỏ với hiệp-trấn An-giang là Phạm hữu Chánh, giao cho tú-tài Võ gia Hội lo việc cải táng hài-cốt cụ Võ. Đến ngày 28 tháng 10 năm Tự-đức thứ 18 (ất-sửu 1865), nắm xương tàn của cụ Võ được dời về chôn-cất lại ở làng Bảo-thạnh là quê-hương cụ Phan. Rồi hai năm sau, ngày 28 tháng 3 năm đinh-mảo 1867, chính tay cụ Phan-thanh Giản soạn một bài văn bia, định khắc dựng ở mộ cụ Võ. Nhưng buổi bấy giờ tình-hình trong nước đã bị liên quân Pháp-Y làm rối quá nhiều, cho nên thợ khắc chưa rồi thì đến tháng bảy năm này, vì thất luôn ba tỉnh phía tây mà cụ Phan có nhiệm-vụ giữ-gìn, phải ngậm-ngùi tử tiết 2. Thế là công-việc dựng bia cho cụ Võ bị ngưng trong một thời-gian. Về sau, ông Trương-ngọc Lang đứng ra lo việc mướn thợ khắc bia, đến rằm tháng tám năm nhâm-thân (1872) mới rồi. Và sợ người sau lầm-lẫn, ông Trương ngọc lang còn cho khắc thêm mấy chữ « Tiền nhâm-tí chí nhâm-thân cộng bát-thập-nhất niên ». Nghĩa: Khi cụ Võ mất là năm nhâm-tí 1792 đến năm nhâm-thân 1872 mới dựng bia xong, cộng 81 năm (tính theo ta). Bài văn bia ấy như sau: VĂN BIA CỦA PHAN-THANH GIẢN DỰNG Ở MỘ VÕ TRƯỜNG TOẢNĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Võ Trường Toản PDF của tác giả Nam Xuân Thọ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Quảng Ninh Đất Mạ Anh Hùng (Dương Thiên Lý)
LỊCH SỬ VÀ NHÂN CHỨNGDương Thiên Lý là một cây bút nữ xông xáo, đầy nhiệt huyết với không chỉ quê hương Quảng Bình (nơi chị sinh ra) mà với tất cả dải đất hình chữ S nói chung - cái không gian mà mỗi chúng ta tự hào gọi là đất Nước. Tôi biết chị định cư và lập nghiệp nhiều năm nay ở Bình Phước xa xôi nhưng tấm lòng với nơi chôn nhau cắt rốn thì không bao giờ phôi phai. Nếu có thể nói thì Dương Thiên Lý có một quê hương chung là Việt Nam. Chị có đồng bào chung của mình là người Việt Nam dẫu cho thuộc dân tộc nào. Dương Thiên Lý có ý thức trau dồi nghề văn, rèn dũa ngòi bút để viết làm sao ngày càng trong sáng hơn, sâu sắc hơn về quê hương mình, đồng bào mình. Tôi thực sự khâm phục người phụ nữ “ăn sóng nói gió” này đã không quản ngại gian khổ, như con thoi từ Bình Phước ra Hà Nội tâm sư học đạo (dự liền mấy khóa bồi dưỡng nghiệp vụ văn chương của Trung tâm bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du, Hội Nhà văn Việt Nam). Dường như với chị thì “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Quả là “vợ có công chồng không phụ”. Sự bền bỉ và tận hiến của Dương Thiên Lý với nghề chữ cuối cùng đã được đền đáp. Cho đến nay chị đã sở hữu đến mấy chục đầu sách thuộc đủ các thể loại. Như nhà văn Nguyễn Tuân đã nói: Công việc của nhà văn là đi - đọc - viết. đi và viết thì rõ rồi. Còn đọc dẫu cho “cơm áo không đùa với khách thơ”, thì tôi đố rằng chị cũng rất chịu khó. Không chịu khó thì lấy đâu nền tảng, lấy đâu ra bột mà gột nên hồ để viết về quá khứ như cuốn tiểu thuyết mới Quảng Ninh đất mạ anh hùng mà quý vị có trong tay đây, theo tôi, là một cuốn tiểu thuyết lịch sử - tư liệu. Không hư cấu vì lịch sử không cần hư cấu, nếu hư cấu tùy tiện và thấp lè tè. đang là thời kỳ độc giả riêng thích văn xuôi “phi hư cấu”. Bằng chứng là cuốn tiểu thuyết lịch sử - tư liệu Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 của nhà báo - nhà văn Trần Mai Hạnh đã nhận được Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, năm 2014 và Giải thưởng văn học đông Nam Á (aSEaN), năm 2015. đặt bút viết Lời giới thiệu cho tiểu thuyết Quảng Ninh đất mạ anh hùng của tác giả Dương Thiên Lý thì trong đầu tôi lại bỗng vang vọng ca khúc hào sảng, trữ tình Quảng Bình quê ta ơi của nhạc sĩ Hoàng Vân. Bây giờ nó vẫn vang lên tha thiết trong chương trình Giai điệu tự hào của đài Truyền hình Việt Nam (VTV). ai cố ý quên quá khứ thì người đó có thể xem là kẻ vô cảm, vô can. Dĩ nhiên không ai làm lại được lịch sử. Nhưng có thể rút ra từ lịch sử những bài học cho tương lai. Chọn cách nào để viết về lịch sử một vùng đất anh hùng nhưng đầy đau thương như Quảng Ninh, Quảng Bình? Cuốn tiểu thuyết này không phải là một phần lịch sử trong Dư địa chí Quảng Bình. Nó là một sự tái tạo hiện thực bằng ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ tiểu thuyết. Lịch sử được bắt đầu và kết thúc đều bằng chính con người. Thế thì nhà văn cũng hãy bắt đầu từ con người. Dương Thiên Lý đã thao tác chữ nghĩa theo cách này. Tác giả chỉ dành có 6 trang đầu giới thiệu tổng quan về Quảng Ninh, một huyện quan trọng của tỉnh Quảng Bình về nhiều mặt. Ngắn gọn nhưng đầy đủ. Một toát yếu về địa - văn hóa, địa - chính trị như là những “thông số văn hóa” để độc giả dù chưa một lần đặt chân đến vùng đất này cũng có thể hình dung ra Quảng Ninh (không phải là tỉnh). Từ chương hai đến chương mười ba là dành viết về con người Quảng Ninh nói riêng, con người Quảng Bình nói chung trong cuộc kháng chiến chống Pháp ác liệt, kết thúc bằng chiến dịch lịch sử điện Biên Phủ. “Chín năm làm một Điện Biên. Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng” Tố Hữu Tìm mua: Quảng Ninh Đất Mạ Anh Hùng TiKi Lazada Shopee Viết về chiến tranh cách mạng, cuối cùng nhà văn không thể đi chệch khỏi quỹ đạo phản ánh và ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã sản sinh ra những con người anh hùng thời đại. Những con người anh hùng đều từ quần chúng nhân dân mà ra. Vì thế trong cuốn tiểu thuyết lịch sử - tư liệu Quảng Ninh đất mạ anh hùng của tác giả Dương Thiên Lý, như chúng ta thấy, không có những nhân vật cá thể, mà là nhân vật tập thể, nhân vật quần chúng vốn như một đặc điểm có tính chất thi pháp của nền văn học cách mạng lấy cảm hứng sử thi - lãng mạn làm nòng cốt. Những nhân vật sắc nét như “Mạ tôi”; “Cậu tôi”; “Ba xuân”; “Hai Nhị”; “Bà Nụ”; “Ông Sắt”; “anh Sắc”; “O Tốt”; “Chim Yến”… tạo nên một “dàn” nhân vật, trong đó mỗi người mang trong mình dòng máu con Rồng cháu Tiên. xúc động nhất là chuyện “O Tốt” chịu kế khổ nhục để đem lại bình an cho người khác, cuối cùng được chiêu tuyết. Hóa ra chiến công trong chiến tranh đôi khi không phải hiện ra nơi hòn tên mũi đạn mà ở những hy sinh thầm lặng, thậm chí đôi khi “vô tăm tích” của muôn vàn con người bình thường nhưng vĩ đại. Tác giả không thiên vị nhân vật nào vì chiến công này là của toàn thể nhân dân, và nếu có nỗi đau nào ập xuống thì không nỗi đau nào của riêng ai, và nếu có thành quả nào được tạo dựng, lập nên như một kỳ tích thì đó là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là máu của đồng bào, đồng chí. Viết tiểu thuyết lịch sử - tư liệu Quảng Ninh đất mạ anh hùng, tôi hình dung tác giả Dương Thiên Lý có cái tâm thế và cảm xúc mạnh mẽ như nhà thơ Nguyễn đình Thi đã viết trong bài thơ Đất nước: “Nước chúng ta. Nước những người chưa bao giời khuất. Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất. Những buổi ngày xưa vọng nói về”. Có vẻ như Dương Thiên Lý không hề có kỹ thuật khi viết tiểu thuyết lịch sử - tư liệu Quảng Ninh đất mạ anh hùng. Tôi không nghĩ thế. Viết tiểu thuyết kiểu này điều quan trọng nhất là sự trung thành của tác giả với lịch sử. Lịch sử không thể đem ra để trao đổi, bán chác và lợi dụng như ai đó đã từng làm mù quáng. Lịch sử cũng không phải là một thứ trang sức để nhà văn kém tài “lòe” thiên hạ. Lịch sử và nhân chứng, có thể là nhân chứng sống trực tiếp và cũng có thể gián tiếp. Lịch sử không phải là “cái đinh” đóng lên tường để ai muốn treo mắc lên đó bất cứ cái gì cũng được. Lịch sử có tiếng nói riêng, độc quyền của mình. Lối viết của tác giả Dương Thiên Lý trong Quảng Ninh đất mạ anh hùng, theo tôi, là trung thành với sự thật lịch sử. Không tô vẽ, không màu mè, không uốn lượn. Nên đôi lúc có cái cảm giác khô cứng của tư liệu. đây là một thử thách không dễ bề vượt qua đối với bất kỳ cây bút nào muốn đối diện và tái tạo lịch sử, dù đó là lịch sử gần hay xa. Lại có người khi đọc Dương Thiên Lý - những tác phẩm trước Quảng Ninh đất mạ anh hùng - thường nhận xét về giọng điệu hào sảng, đôi lúc bồng bột có thể không hợp với đề tài lịch sử. Nhận xét ấy có thể đúng. Nhưng đọc văn của bất kỳ ai, riêng tôi thường chú ý đến cái gọi là “tạng văn” của người ấy - “tạng văn” do “tạng người” mà ra. Các cụ nói “văn là người” quả là chí lý. Cái “căn” của Dương Thiên Lý là “thiên di”, cái “khí” của chị là nhiệt huyết nên hay va đập. Cái “lộc” của chị là ăn về hậu vận. Nói vậy cho vui vẻ một tí. đọc văn Dương Thiên Lý thấy câu chữ cứ chực cựa quậy, xáo trộn, tung tẩy, đôi khi “mất trật tự”. Nhưng cuối cùng thì đâu vào đấy, hàng ngũ chỉnh tề. Bề ngoài không có sự cân đối, nhịp nhàng, thậm chí đôi lúc thiếu sự mềm mại, uyển chuyển. Tóm lại như ai đó nói quá đi là thiếu “âm tính”. Không sai. Nhưng chưa thấu tình đạt lí. Nếu gần gũi sẽ thấy ngòi bút này đôi khi cố dùng cái ồn ào để che giấu một nỗi buồn mênh mang. Tôi nghĩ đó là một nỗi buồn đẹp. Một nỗi buồn đẹp thì nên cổ súy. Quý vị cứ mở trang sách đọc mà xem! Xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả gần xa tiểu thuyết mới của tác giả Dương Thiên Lý: Quảng Ninh đất mạ anh hùng./. BÙI VIỆT THẮNG ***Quảng Ninh là vùng đất eo thắt, hẹp nhất lãnh thổ Việt Nam, có diện tích tự nhiên 1.190,89 km2 địa hình thấp dần từ Tây sang đông, núi và gò đồi chiếm hơn 80% diện tích. Phía Tây Quảng Ninh là dãy Trường Sơn hùng vĩ có biên giới tự nhiên tiếp giáp với nước Lào. Phía đông Quảng Ninh là dải cát vàng ôm sát biển đông với chiều dài trên 20km, dải cát này nhà bác học Lê Quý đôn gọi là đại Trường Sa. Phía đông Bắc theo trục Quốc lộ 1A giáp thành phố đồng Hới. Phía Tây Bắc giáp huyện Bố Trạch và phía Nam giáp huyện Lệ Thủy. Đồi núi ở Quảng Ninh không cao lắm. Đỉnh U Bò, đầu Mâu cao trên 1.000 mét, Cà Roòng, Thần Đinh thấp hơn một chút. Dân Quảng Ninh vẫn lưu truyền một câu sấm: “Đầu Mâu vi bút Hạc Hải vi nghiên Trường Sa vi bản” Người đời gọi núi đầu Mâu như ngọn bút, phá Hạc Hải như nghiên mực, dãy cát phía đông như trang giấy trải rộng. Núi đầu Mâu cách huyện lỵ khoảng 20km về phía Tây. Theo đại Nam Nhất Thống Chí thì: “Thế núi hùng dũng cao chót vót, đứng sững ở bên trời. Tương truyền cạnh núi có giếng, trong giếng có cá lạ; chân núi kề sông cái, sẵn giống cua cá; hồi đầu bản triều nhà Nguyễn đắp lũy dài từ đầu Mâu đến động Hải, cao một trượng 5 thước, rộng hơn 30 thước, xe ngựa có thể đi lại trên mặt lũy, ngoài lũy có sông ngòi làm hào, núi chắn sông bao rất hiểm trở làm chỗ ngăn chặn lớn nhất giữa Bắc - Nam, tục gọi là “Lũy Thầy” vì do đào Duy Từ xây đắp...” Núi Thần đinh cách huyện lỵ Khoảng 20km về phía Tây Nam. Núi Thần đinh có động sâu thẳm rộng rãi. Trong động có thạch nhũ rất lạ, có cái như tàn vàng, có cái khi gõ phát ra tiếng kêu như chuông như trống. Phía ngoài động có giếng đá, nước ngọt quanh năm không cạn. Dinh Võ xá cách huyện lỵ 5 km về phía Nam. Chúa Nguyễn dựng dinh ở đây gọi là Dinh Mười. Khu vực dinh thự có đồng ruộng lầy sâu, quân Trịnh đã bị quân Nguyễn đánh úp ở vùng lầy thụt này, vì thế có câu ca rằng: “Một lo đồng Hải - Lũy Dài. Hai sợ ruộng lầy Võ xá”. Thế núi hiểm trở là vậy, hình sông lại có hướng khác thường, tạo dòng chảy xuôi về phía Bắc. Sông Nhật Lệ rộng hàng km dài hơn 90 km. Ở giữa địa hạt Quảng Ninh và Lệ Thủy có phá Hạc Hải. Phá Hạc Hải cách làng Quảng xá khoảng 5km, rộng chừng 5.000 mẫu, ở trên các sông ngòi Quảng Ninh và Lệ Thủy thông vào; ở dưới theo sông Kiến Giang ra biển. Phá Hạc Hải rộng bốn bề giới hạn mù mờ, mùa nắng hạ nước hạ xuống, trông phá nhỏ nhưng đến mùa mưa mênh mông bát ngát phá được gọi là Hải Nhi (biển nhỏ)... Về khí hậu thì vùng đồi núi ven biển đất bạc và thưa thớt, sách đại Nam Nhất Thống Chí chép rằng: “Khí núi, tiết biển đan xen nhau, mùa hạ thường nắng, mùa thu mùa đông thường mưa. Chợt nắng liền nóng, chợt mưa liền lạnh...” Miền núi đồi, miền ven biển đất bạc, cây cối thưa thớt, khí hậu khắc nghiệt là vậy, nhưng ở đồng bằng thì non sông tươi đẹp, bể cả thì sông nước mênh mông, núi đồi hùng vĩ. “xóm làng trù mật, lợn gà từng đàn, cỏ nước ngon lành nên trâu bò béo tốt, đất cát phì nhiêu nên được thóc không cần khó nhọc...” Tác giả Dương Văn an viết trong Ô Châu Cận Lục như sau: “Trai làng Vũ - Khuyến chăm việc canh nông, gái Trường Dục siêng nghề khung cửi... anh em Phúc Lộc dạy nhân học luật, dân làng Cái xá rất khéo đắp bờ. Gái làng Hoành Bồ biết xem mây trận. Trần xá có nước quanh co, làng Nguyệt Áng non sông lồng bóng nguyệt; xã xuân Hồi vườn tược đượm màu xanh. Hai làng Phúc Nhĩ, Phúc Thị ắt hẳn nhà nhà được phúc; nhân dân trù mật có xã Tả Phiên; làng xóm vui vầy thì có Quảng xá, Văn Yến - Văn La sẵn tay văn sĩ... làng Phúc Lương danh tính tốt lành, tiếng Cổ Hiền danh thơm muôn thuở; Phúc Duệ sao chịu tiếng hèn, Trung Trinh vẫn ghi ở dạ; Gia Cốc lúa tốt vàng tươi, của ngọc thực no nê lớn bé...” đất Quảng Ninh có truyền thống văn hóa lâu đời, nhiều thuần phong mỹ tục. Người Quảng Ninh nổi tiếng hiếu học, học giỏi. Vùng đất “địa linh” này đã nuôi dưỡng nhiều danh nhân văn hóa tiêu biểu như Thượng đẳng công thần khai quốc công thần tịnh Quốc công chiêu quận công Nguyễn Hữu Dật (được ví là Khổng Minh của Việt Nam), Hào lương hầu Nguyễn Hữu Hào, tác giả tập truyện thơ dài “Song tinh bất dạ”; Thượng đẳng thần - Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh; Thượng thư binh bộ Hoàng Kim xán; Thống đốc quân vụ đại thần Hoàng Kế Viêm; Tư thiện đại phu lễ bộ thượng thư Ngô đình Giới; Tam giáp đồng tiến sĩ Lê Hữu đệ; đệ tam giáp đồng tiến sĩ Phạm Văn Khải, Nguyễn Phạm Tuân, Lê Chẩn, Lê Sỹ, đề Én, đề Chít, Hoàng Phúc, Hoàng Thị Tám, đề Thường, Cai Thải, Thầy Mười (Quảng xá)… Trong những danh nhân đó, nổi bật là Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, người có công khai sáng miền Nam nước Việt mở mang bờ cõi (cuối thế kỷ xVII, được nhân dân tôn vinh, ngưỡng mộ)… trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ nhất, quan đại thần Hoàng Kế Viêm đã liên kết với quân cờ đen chống quân xâm lược, đã giết chết tướng giặc ở Ô Cầu Giấy. Những người đỗ đạt khoa bảng làm quan ở nhiều nơi như quan Án sát Hải Dương, Dương Văn Trinh; Quốc sư Nguyễn Nhuận dạy vua Hàm Nghi; cử nhân Dương Văn Yên, Dương Văn Ứng; Tướng thần Dương Viết Oai; Tổng lãnh Dương Viết Hạc; Dương Viết Căn; Tri phủ Phú xuân Nguyễn Văn Thành; Dương Thành Nhâm. Có một người mà không thể không nhắc đến công lao của cụ đối với dân Quảng Ninh, đó là cụ Nguyễn Ngồi. Ngay từ những năm 1929, cụ Nguyễn Ngồi đã bỏ tiền nhà ra xây dựng ba phòng học rồi đi xin quan phủ cho về mở lớp dạy chữ Quốc ngữ. Làng Quảng xá sớm có phong trào và truyền thống làm cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản, và sự dìu dắt của ông Nguyễn Trung Thầm, các thầy giáo Dương Viết Nặc, Dương Viết Hạng, Dương Viết Hiểu, Nguyễn Tốn, Nguyễn Chuân, Nguyễn động đã tổ chức các nhóm thanh niên yêu nước. Từ cái nôi đó, Hội “Tương tế ái hữu giáo sư hương trường”, Hội Thanh niên Phan anh…. ra đời.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Quảng Ninh Đất Mạ Anh Hùng PDF của tác giả Dương Thiên Lý nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hội Họa Trung Hoa Qua Lời Các Bậc Vĩ Nhân Và Danh Họa (Lâm Ngữ Đường)
Cuốn sách độc đáo này là tuyển tập bình chọn những lời nói, tư tưởng của các bậc vĩ nhân, danh họa Trung Hoa về chính nền nghệ thuật hội họa kỳ vĩ của quê hương. Tiến sỹ Lâm Ngữ Đường không chỉ làm công việc tổng tập, ông còn giải thích, bình luận và so sánh, đưa đến một cái nhìn bao quát cho cả tiến trình hội họa Trung Hoa. Không bao giờ tách rời khỏi lịch sử, tư tưởng triết học, mỹ học, hội họa là một phần vững chắc của nền văn minh Trung Hoa đồ sộ. Thú vị, sâu sắc và xác tín, tác phẩm làm sáng rõ một bộ phận của nghệ thuật để mang đến cả cái nhìn thấu đáo hơn về đất nước Trung Quốc.***Giáo sư Lâm Ngữ Đường (1895-1976) là người đất Chương Châu, Phúc Kiến, học Đại học Thượng Hải, Harvard và Leipzig, từng dạy văn học Anh tại Đại học Bắc Kinh và phụ trách Vụ Văn Học và Nghệ Thuật của UNESCO. Nổi tiếng nhất trong 35 tác phẩm viết bằng tiếng Anh của ông là cuốn My Country and My People (Dân tôi và Nước tôi), The Importance of Living (Sống mới là điều quan trọng), và The Chinese Theory of Art, một tuyển chọn các trích đoạn phát biểu về hội hoạ của các bậc thầy về nghệ thuật của Trung Hoa, mà chúng tôi hân hạnh được giới thiệu với độc giả Việt Nam qua bản dịch của Trịnh Lữ trong tập sách này.***Ba bốn tuổi học cầm bút vẽ, cha tôi bảo “tha hồ thích gì vẽ nấy.” Lên chín lên mười, ông bảo, “Nhìn cho kỹ, thấy gì vẽ thế.” Đến lúc vỡ giọng, ông thường hỏi, “Định vẽ cái gì? Muốn vẽ ra sao?” Lại hối thúc phải học ngoại ngữ, đọc cho nhiều, xem cho rộng. Không được vào trường Mỹ thuật, ông bảo, “Càng tốt.” Rồi chiến tranh. Tôi kiếm sống đủ nghề, lang bạt nhiều nơi, lần nào nhận thư cha cũng thấy một câu ở cuối: “Mỗi ngày nhớ kí họa mấy cái, đừng bỏ luyện tập.” Bức thư cuối cùng, ông dặn, “Bom đạn chẳng còn gì, giữ được ít giấy tờ, bố để trong ba cái thùng tôn.” Bốn năm sau khi ông mất, tôi mới về được đến nhà. Trong ba cái thùng tôn ấy, tôi tìm được một chồng các vựng tập khổ lớn tranh và thư pháp Trung Quốc, với một cuốn sách nhỏ ngả vàng đã gẫy gáy, là cuốn The Chinese Theory of Art của cố giáo sư Lâm Ngữ Đường. Trong hai năm liền, tôi đọc đi đọc lại cuốn sách. Nó khiến cho tôi như được sống lại tuổi hoa niên, thấy lại mùi dầu lanh (linseed oil) và mùi xăng trong chiếc Simca mà cha tôi dùng làm nhà vẽ lưu động đi khắp các miền đất nước. Đặc biệt, nó làm cho tôi hay nhớ lại lần đầu tiên “đi vẽ ngoài”, tức là đi vẽ phong cảnh, lúc về bị mưa đá, chân trần ôm cặp giấy vẽ chạy dưới mưa, những hạt nước đá buốt lạnh dưới chân và trên mặt. Tại sao cuốn sách lại khiến tôi nhớ lại những cái đó, tôi không biết. Phải chăng nó làm tôi nhớ lại cái thế giới hội họa mà gần nửa thế kỷ qua, cuộc sinh tồn đã dìm xuống tầng tiềm thức của tôi? Cái thế giới với những khái niệm và tư tưởng thật tuyệt đối và cao nhã về một công việc đã khiến những cư dân trong hang Lascaux khẳng định được nhân tính linh thiêng của mình? Sau khi dịch cuốn “Cuộc đời của Pi”, các bạn trong nhóm xuất bản hỏi có cuốn sách nào tôi muốn làm tiếp không. Tôi đã nhiệt liệt đề nghị được dịch cuốn này. Lý do ích kỷ của tôi là làm được một việc tôi thật sự thích thú, mà lại có ít tiền. Ở đời có mấy khi được như vậy! May sao, mọi người đều tin rằng sự thích thú ích kỷ của tôi sẽ đem lại niềm vui và những lợi lạc thanh tao cho rất nhiều bạn đọc yêu thích hội họa. Tìm mua: Hội Họa Trung Hoa Qua Lời Các Bậc Vĩ Nhân Và Danh Họa TiKi Lazada Shopee Đến khi bắt tay vào dịch tôi mới thấy là mình dại! Than ôi, cụ Lâm Ngữ Đường dịch từ Hán văn ra Anh văn, nay tôi lại dịch từ Anh văn ra Việt văn, là một thứ tiếng rất gần với Hán văn, làm sao cho khỏi tam sao thất bản. Nguyên chuyện tầm tra các âm Hán của những phiên âm Latin theo kiểu Đài Loan mà cụ Lâm sử dụng trong những năm 1960 cũng đã khổ rồi. Đọc tiếng Anh có thể cứ mặc kệ những pi-yung và mo-hua đấy mà vẫn sướng, chứ sang tiếng ta thì dứt khoát phải chua ra thành bút ung và mực hóa, rồi giải cho rõ nghĩa, thì mới truyền đạt được giá trị và vẻ đẹp của các khái niệm ấy đến với người đọc Việt. Cũng may là hồi trẻ tuổi tôi cũng võ vẽ học chữ Hán với cụ Lê Tư Lành (xin cầu cho cụ được yên nghỉ) được một thời gian, thành thử đọc cách dịch của cụ Lâm cũng cảm được phần nào hơi văn và từ ngữ Hán trong nguyên tác. Nhóm xuất bản lại cam đoan sẽ có các chuyên gia giúp hiệu đính. Cho nên công việc lúc mới thì nặng nhọc, sau cũng được thư thái và vui vẻ hơn, đến những phần cuối thì lại còn thấy mình say sưa trong những luồng tư tưởng cao nhã cổ kính của họ. Nhưng cũng xin độc giả lượng thứ cho chút lộng ngôn như thế, vì tôi cũng tự biết rằng không thể tránh khỏi sai lầm, rất mong được chỉ bảo. Cụ Lâm Ngữ Đường đã có rất nhiều ghi chú, không những để giải thích thêm, mà còn nói rõ cả quan điểm riêng của cụ về từng vấn đề. Nhưng khi gặp những chỗ cần nói thêm, tôi vẫn mạo muội có ghi chú riêng của mình để công việc được thỏa đáng hơn. Những ghi chú của tôi có đề (ND). Nếu chúng có sai lầm gì là hoàn toàn do lỗi ở tôi. Xin cảm ơn nhóm xuất bản đã tiếp tục tin tưởng ở tôi, và xin cảm ơn tiên sinh Nguyễn Văn Cường, người đã hấp thụ văn hóa Trung Hoa từ trong trứng nước, đã bắt đầu chỉ giáo Hán tự cho tôi từ khi chúng tôi còn ở Thạch Lâm, Côn Minh hơn ba chục năm trước đây, và đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong việc tầm tra các phiên âm Latin chữ Hán trong cuốn sách này. Còn bây giờ, xin bạn đọc bảo người nhà pha cho một ấm trà ngon, rồi thong thả ngồi một nơi mát mẻ mà lật trang.Trịnh LữĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hội Họa Trung Hoa Qua Lời Các Bậc Vĩ Nhân Và Danh Họa PDF của tác giả Lâm Ngữ Đường nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hà Nội Bể Dâu (Nguyễn Văn Thịnh)
Lời Tác Giả Thưa bạn đọc:Bởi tôi nghĩ hồi ký chỉ dành cho những nhân vật tầm cỡ hoặc chí ít cũng lưu lại dấu ấn trong đời sống cộng đồng. Tôi không có được cái hân hạnh ấy, chỉ nghĩ mình như một con cá trong bầy cá tung tăng bơi lượn theo dòng chảy lịch sử. Nếu không có bầy cá thì một con cá chẳng là chi. Nhưng một con cá trong bầy cá ngược xuôi ngang dọc nổi chìm khiến người ta nhận ra dòng chảy kia mạnh, nhẹ, xoáy, yên để bày cá lúc chụm lại, lúc tản ra, con mất con còn và cuối cùng tan biến vào biển cả mênh mông.Đó là những chương ký sự riêng chung lẫn lộn của thời niên thiếu hồn nhiên và thời thanh niên đầy biến động với những thân phận con người trước cuộc đời dâu bể. Tự bach: Tìm mua: Hà Nội Bể Dâu TiKi Lazada Shopee Bác sỹ Nguyễn Văn Thịnh, sinh năm 1940 tại Hà Nội, hội viên Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1966 tham gia kháng chiến chống Mỹ ở chiến trường Nam Bộ và tiếp sau là cuộc chiến bảo vệ biên cương ở hai đầu đất nước. Năm 1997, mấy truyện ngắn đầu tay được đăng trên Tuần báo văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam, tiếp sau viết nhiều thể loại: Tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, kịch, thơ, phê bình, tiểu luận. Có tác phẩm được giải thưởng của Trung ương và Thành phố, nhiều bài đăng trên các báo, trang mạng sạch trong và ngoài nước, được dư luận quan tâm.Cầu mong dân nước yên ổn, thanh bình, xã hội tiến bộ, văn minh, người người sống trong hòa ái.(Nguyễn Văn Thịnh)Cổ thời minh nguyệt chiếu tân thànhDo thị Thăng Long cựu đế kinhCù hạng tứ khai mê cựu tíchQuản huyền nhất biến tạp tân thanhThiên niên phú qúy cung tranh đoạtTảo tuế thân bằng bán tử sinhThế sự phù trầm hưu thán tứcTự gia đầu bạch diệc tinh tinh(Trăng xưa soi thành phố mớiThăng Long - Hà Nội cố đôPhố phường đường xưa lạc lốiRập rình điệu nhạc lạ taiBon chen ngàn năm phú qúyNgười thân nửa mất nửa cònThan chi sự đời chìm nổiTrên đầu tóc trắng như mây)NGUYỄN DUĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hà Nội Bể Dâu PDF của tác giả Nguyễn Văn Thịnh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.