Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

DUY MA CẬT - SỞ THUYẾT KINH - ĐOÀN TRUNG CÒN

SỰ TÍCH CỦA CUỐN KINH “DUY-MA-CẬT”LÀ NHƯ VẦY:

(Lời của người trực tiếp viết Kinh cho “Bác” lúc bấy giờ)

Vào dịp giữa hè 1988, gia đình tôi đang sắp sửa để dùng bữa cơm trưa, bỗng nhiên thấy một người con dắt người 

cha mù hai mắt tới xin ăn. Tôi vội vàng chào hỏi hai cha con và bảo 

rằng: “Mời hai cha con vào nhà uống nước nghỉ ngơi, thế nào gia 

đình cũng có ít nhiều gì về gạo cho cha con”. 

Hai cha con cảm ơn rối rít, nhưng tâm trạng vẫn còn rụt rè. Tôi 

lại bảo: “Không việc gì cả, cứ tự nhiên, tôi cũng như ông, không có 

thì phải xin chớ sao?” 

Lúc đó, hai cha con đành mạnh dạn uống nước. Tôi bảo các con 

dọn cơm ra để ăn kẻo trưa. Hai cha con vội vã ra đi, nhưng tôi ngăn 

lại không cho và bảo: “Ở lại ít nhiều ăn với gia đình bữa cơm đạm 

bạc". 

Hai cha con thấy gia đình tôi mời niềm nở đành ở lại. Xong bữa c

ơm đạm bạc, tôi mời hai cha con nằm nghỉ kéo đi nắng quá.

Thế là tôi lên nhà Thờ Học Kinh Tẩy Tâm. Người cha ở dưới 

nhà nghe tôi đọc hay quá. Khi đọc xong, tôi quay lại học chuyện với 

hai cha con và để biết ở đâu đến.

Người cha nói với tôi là “Quê ở vùng Sơn cước cách xa lắm. 

Sao anh đọc sách gì mà nghe thật ý nghĩa?”.

Tôi bảo: “Tôi đọc sách “Tẩy Tâm' cho thuộc”.

Người ăn xin ấy lại hỏi tiếp tôi: “Như vậy anh theo Phật, 

Thánh”. 

Tôi bảo: “Tôi đang tập”.

Kẻ ăn xin lại nói với tôi rằng: “À, như vậy, nhà tôi từ đời cố 

đến đời ông còn dự một quyển, nghe nói là quyển Kinh, không biết 

Kinh gì bằng Hán Nôm. Hiện tại cố đã mất, cha của tôi không còn, tôi 

thì mù hai mắt làm sao xem được. Thôi, hôm nào tôi quay lại đây, tôi 

sẽ tặng lại cho anh, nhờ người xem mà giữ lấy nó.”

Nghe thấy nói là Kinh, tôi sẵn sàng.

Quả nhiên ba ngày sau, hai cha con người mù đó cũng đến đúng giờ 

đó và, đưa cho tôi quyến Kinh bằng chữ Hán Nôm và dặn tôi bảo vệ lấy 

cuốn sách đó. 

Tôi nhận lời, và hỏi: “Hai cha con tên gì?”

Người đó bảo: “Tôi tên là Tại”, con tôi tên là “Cư”.

Tôi bèn giật mình, thật hay giả? Rồi mời hai cha con ở lại ăn cơm 

trưa với gia đình. Hai cha con từ chối, ra đi một mạch. Thấy vậy, các con 

tôi xúc một bơ gạo, chạy theo hai cha con và đổ vào đạy.

Cách vài hôm, Bác (tên là "VƯƠNG ĐÌNH THỤ”. Mật danh “TÂM TUỆ HỌ 

VƯƠNG") đi Cửa Lò về, tôi liền kề đầu đuôi như vậy và dâng lên Bác cuốn 

sách Kinh bằng chữ Hán Nôm đó.

Bác xem đi, xem lại nhiều ngày. Lúc đầu, tôi không giám hỏi. Sau 

nhiều ngày, tôi mạnh dạn hỏi: “Thưa Bác cuốn Kinh là gì?”

Bác quay lại nói tôi rằng: “Chắc là Trời đã sai khiến cho Bác cháu 

ta có quyển Kinh này làm đèn sáng để dẫn dắt mọi người”.

Tôi lại hỏi: “Quan trọng như vậy, thưa Bác?”

Bác bảo: “Thật là quan trọng, những ai đã được đọc Kinh này thì ít 

nhiều cũng đã biết đúng nghĩa như thế nào là xuất gia? Tu ở nhà ra sao? 

Những lớp người này, ở thời hiện tại cũng có nhưng số lượng chăng được 

là bao”.

Thế rồi, một hôm sau, Bác bao tôi lấy bút giây, đồng thành sách, 

Bác dịch ra nghĩa từng câu và bảo tôi viết. Khi xong, Bác khảo duyệt lại, 

nơi nào đúng, nơi nào sai để chỉnh sửa. Khi được Bác chấp nhận, Bác bảo 

tôi chép ra cho nhiều để thiên hạ đọc. Từ đó, tôi đã không biết bao đêm 

tranh thủ chép ra nhiều quyển để Thiên hạ có dùng. Riêng tôi đành một quyển.

Đó, chính là sự tích của cuốn "DUY-MA-CẬT SỞ THUYẾT KINH" này vậy. Xin Thiện nam, Tín nữ lưu giữ và bảo vệ nó!

Nguyễn Đắc Khôi

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Đạo Nghĩa căn bản - Phát Nhất Sùng Đức
Đạo tức là Lý, không hiểu Lý há có thể tu Đạo. Cho nên muốn tu Đạo trước tiên phải hiểu lấy Lý. Hiểu Lý không có gì khác, chỉ là hai chữ “nghi vấn”, có nghi thì phải vấn, tức là có chỗ không hiểu thì phải hỏi. Nhưng phần đông người đều sỉ hạ vấn, cho nên càng nghi thì lại càng mê, mê mà không ngộ thì rời Đạo càng xa. Đại-Đạo từ lúc phổ-độ cho đến số nay, người cầu Đạo không ít, nhưng đạt đến mức minh lý tu Đạo thì chẳng nhiều, nguyên do đều tại có chỗ nghi mà không hỏi, hay có hỏi nhưng vẫn không thể lãnh-hội được.Cũng xét vì thế mà viết cuốn “Đạo-Nghĩa Vấn-Đáp” này. Mỗi đề trong cuốn sách này đều cố cầu sự thích nghĩa đơn giản để người đọc dễ hiểu. Mặc dù không dám nói là đã đến mức thiện mỹ, nhưng với lời lẽ thô- thiển trong những câu hỏi của cuốn sách nhỏ này, mong sao cũng giúp ích cho người đọc có được một số đạo lý căn bản, và lấy đó làm kim chỉ nam trên con đường tu thân. Nếu không đạt đến cứu-cánh, cũng có thể liễu rời oan nghiệp của những kiếp trước, thoát được sự ưu phiền và đau khổ của cõi trần-ai này.Ngày 06 tháng 3 năm Đinh-Sửu, 1937Tế-Công Hoạt-Phật
Để có một tương lai - Thích Nhất Hạnh
CHƯƠNG 1: Năm giới mầu nhiệmNăm GiớiGiới thứ nhấtÝ thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. Con nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc và không để kẻ khác giết hại, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hàng ngày của con. Giới thứ haiÝ thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cướp và bất công xã hội gây ra, con xin học theo hạnh đại từ để đem lại niềm vui sống và an lạc cho mọi người và mọi loài, để chia xẻ thì giờ, năng lực và tài vật của con với những kẻ đang thật sự thiếu thốn. Con nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do mình tạo ra. Con nguyện tôn trọng quyền tư hữu của kẻ khác, nhưng cũng nguyện ngăn ngừa kẻ khác không cho họ tích trữ và làm giàu một cách bất lương tên sự đau khổ của con người và của muôn loại.Giới thứ baÝ thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra, con xin học theo tinh thần trách nhiệm để giúp bảo vệ tiết hạnh và sự an toàn của mọi người và mọi gia đình trong xã hội. Con nguyện không ăn nằm với những người không phải là vợ hay chồng của con. Con ý thức được rằng những hành động bất chính sẽ gây ra những đau khổ cho kẻ khác và cho chính con. Con biết muốn bảo vệ hạnh phúc của mình và của kẻ khác thì phải biết tôn trọng những cam kết của mình và của kẻ khác. Con sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ trẻ em, không cho nạn tà dâm tiếp tục gây nên sự đổ vỡ của các gia đình và của đời sống đôi lứa.Giới thứ tưÝ thức được những khổ đau đo lời nói thiếu chánh niệm gây ra, con xin học theo hạnh ái ngữ và lắng nghe để dâng tặng niềm vui cho người và làm vơi bớt khổ đau của người. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hoặc khổ đau cho người, con nguyện chỉ nói những lời có thể gây thêm niềm tự tin, an vui và hy vọng, những lời chân thật có giá trị xây dựng sự hiểu biết và hòa giải. Con nguyện không nói những điều sai với sự thật, không nói những lời gây chia rẽ và căm thù. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không phê bình và lên án những điều con không biết chắc. Con nguyện không nói những điều có thể tạo nên sự bất hòa trong gia đình và đoàn thể, những điều có thể làm tan vỡ gia đình và đoàn thể.Giới thứ nămÝ thức được những khổ đau do sự sử dụng ma túy và độc tố gây ra, con xin học cách chuyển hóa thân tâm, xây dựng sức khỏe thân thể và tâm hồn bằng cách thực tập chánh niệm trong việc ăn uống và tiêu thụ. Con nguyện chỉ tiêu thụ những gì có thể đem lại an lạc cho thân tâm con, và cho thân tâm gia đình và xã hội con. Con nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống hoặc tiêu thụ những sản phẩm có độc tố trong đó có một số sản phẩm truyền thanh, truyền hình, sách báo, phim ảnh và chuyện trò. Con biết rằng tàn hoại thân tâm bằng rượu và các độc tố ấy là phản bội tổ tiên, cha mẹ và cũng là phản bội các thế hệ tương lai. Con nguyện chuyển hóa bạo động, căm thù, sợ hãi và buồn giận bằng cách thực tập phép kiêng cữ cho con, cho gia đình con và cho xã hội. Con biết phép kiêng khem này rất thiết yếu để chuyển hóa tự thân, tâm thức cộng đồng và xã hội.
Cổ Phật lưu truyền (Sấm ca) [pdf]
[PDF] Cổ Phật lưu truyền (Sấm ca) | TẢI SÁCH PDF MIỄN PHÍ
Thần Tiên Kinh - (Cuốn thứ nhứt) - ĐÀO TRINH NHẤT
Thần Tiên Kinh - (Cuốn thứ nhứt) - ĐÀO TRINH NHẤTCuốn Thần tiên kinh của Đào Trinh Nhất được nhà xuất bản Đức Lưu Phương in và phát hành tại Sài Gòn năm 1930.  Ta phải hiểu cho rõ nghĩa chữ THẦN dùng trong các quyền sách Thần Linh Học. Chữ Thần đây tức là các linh hồn đã thoát ra ngoài xác thịt. Đức THƯỢNG ĐẾ là một vị Thần hoàn toàn; các vị mà người phương Đông ta hay gọi Phật, Thánh, Tiên, cũng đều là Thần; mà ông bà bè bạn ta đã qua đời cũng là Thần.Chẳng những thế, những kẻ vô giáo dục, chết rồi thành ra những vong hồn đau khổ, hay đi phĩnh phờ và phá hại người, cũng là Thần nữa.Hễ là các vị đã tấn hóa cao, thì chúng tôi gọi là Thần cao đẳng, các vị còn thấp thì gọi là Thần hạ đẳng. Những vong linh hay phỉnh người thì gọi là Tà Thần.Cái cách xưng hô như vậy thì giản tiện và hạp với khoa học hơn. Dùng những danh từ , Phật, Thánh, Tiên, vân vân..., có nhiều sự rắc rối lắm; làm cho người đọc và các tín đồ cãi nhau hoài về các thứ bậc, tranh nhau mãi về sự cao thấp, thì chẳng có ích lợi gì.