Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hảo Nữ Trung Hoa (Hân Nhiên)

Khinh Phong Dạ Thoại như ngọn gió được đêm đen ôm ấp, chỉ khi thân phận được che giấu và được lắng nghe thật sự, những người phụ nữ Trung Hoa mới dám cất tiếng nói nhỏ nhoi yếu ớt đã bị đè nén suốt cả trăm năm ròng, tiết lộ thế giới bí mật mang đầy những đau thương và tủi nhục.

Trong cái thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa đen tối và hỗn loạn của lịch sử Trung Quốc, không chỉ một mà có cả trăm, nghìn, thậm chí cả triệu người phụ nữ bị đã chà đạp, lăng nhục, và hủy hoại. Những câu chuyện đau lòng đã được kể trong Hảo Nữ Trung Hoa sẽ ám ảnh và làm day dứt tâm hồn của cả những con người cứng rắn nhất.

Những người con gái, những người vợ, những người mẹ, đặt trong mối quan hệ giữa những người đàn ông và xã hội đã phải gánh chịu quá nhiều bất công đàn áp. Những cô gái bị cưỡng hiếp, bạo hành đến mức tâm thần không còn ổn định, những người vợ bị đối xử như một công cụ thỏa mãn sinh dục và những cái máy đẻ rệu rã, những người con gái bị tước đoạt tình yêu, những người mẹ phải tận mắt nhìn con mình lìa bỏ cuộc đời… Khi đàn ông là những kẻ vũ phu bội bạc, những tên cuồng dâm, những tên đội lốt Cách Mạng để làm những việc dơ bẩn, đớn hèn thì phụ nữ vẫn phải lặng im chịu đựng. Vì họ không có cách bảo vệ chính mình, và cũng không ai bảo vệ họ. Hàng nghìn số phận phụ nữ bị vùi dập và nhấn chìm dưới những quy định cổ hủ và tàn nhẫn của xã hội, trong những biến động lịch sử dữ dội của đất nước Trung Hoa, trong sự thờ ơ và bàng quan của nhân loại. Hân Nhiên đã đem nỗi đau của chính bản thân bà, và nỗi đau của những người phụ nữ khác, giãi bày qua từng trang giấy. Chính sự thật quá phũ phàng mới làm lòng người lay động mạnh mẽ vô cùng khi đọc Hảo Nữ Trung Hoa.

Nhưng không chỉ có nỗi đau và niềm uất ức, Hảo Nữ Trung Hoa còn là bức tranh ghép đa màu về những khát khao tình yêu, quan niệm hạnh phúc và nhân sinh quan của phụ nữ, những đức tính tốt đẹp vô cùng của họ. Những trang sách đẹp nhất của Hảo Nữ Trung Hoa là những trang viết về những người mẹ. Người mẹ với một tình cảm mẫu tử thiêng liêng cao cả có thể làm tất cả chỉ mong cho con mình hạnh phúc. Người mẹ với kí ức đau thương sẽ không bao giờ phai mờ về đứa con đã mất.

Những khổ đau lớp lớp của phụ nữ Trung Quốc qua lối kể mộc mạc và chân thực của Hân Nhiên gợi lên trong lòng người đọc một mỹ cảm vô cùng về vẻ đẹp trong tâm hồn mỗi người phụ nữ. Như chính bà đã từng phát biểu: Phụ nữ là lực lượng sáng tạo trong vũ trụ này. Họ đem đến cho cuộc sống cái đẹp, cảm xúc và sự nhạy cảm. Họ tinh khiết và trong sạch. Phụ nữ là những tạo vật tuyệt vời nhất… Tìm mua: Hảo Nữ Trung Hoa TiKi Lazada Shopee

Hãy thật can đảm khi đọc Hảo Nữ Trung Hoa, vì trái tim bạn sẽ run rẩy và bị bóp nghẹt bởi sự thật phũ phàng và những đau đớn nghẹn ngào ẩn trong trang sách. Một bức tranh đa chiều được viết nên bằng máu và nước mắt, sẽ mãi khắc sâu ấn tượng với bất kì ai đã từng chiêm ngưỡng nó.

Hảo Nữ Trung Hoa đã vẽ lại hình ảnh một đất nước Trung Quốc khác, không phải đất nước vĩ đại với hàng ngàn năm văn hiến, cũng không phải đất nước với những kỳ quan kỳ vĩ khiến thế giới ngưỡng mộ. Trung Quốc của Hân Nhiên đầy rẫy những mảnh đời bị bỏ quên, những Hảo Nữ vẫn đang sống từng ngày trong đau thương.

Hân Nhiên (Xinran) sinh năm 1958 tại Bắc Kinh. Bà là nhà báo, người dẫn chương trình Khinh Phong Dạ Thoại của Đài phát thanh Nam Kinh. Khi làm chương trình, bà được lắng nghe những cuộc gọi đến của rất nhiều thính giả cũng như chia sẻ về câu chuyện cuộc đời họ. Hân Nhiên không chỉ trò chuyện mà còn gặp gỡ, thu thập tư liệu từ hàng ngàn phụ nữ bà đã phỏng vấn. Chương trình này đã đưa Hân Nhiên trở thành một trong những nhà báo thành công nhất của Trung Quốc. Năm 1997, bà tới Luân Đôn cùng con trai. Chính tại nơi đây, Hân Nhiên mới có thể viết lại những câu chuyện thành một pho sách gây nhức nhối và đầy ám ảnh. Đã từng nghe, phỏng vấn hơn 200 phụ nữ. Bà đã gom góp những cuốn sách bí mật trong từng gia đình, những nỗi đau riêng tư, những cam chịu đè nén trong đau thương và uất hận, những bi kịch thầm kín, từng chứng kiến trong 8 năm làm việc tại Trung Quốc. Tháng 7 năm 2002, lần đầu tiên những câu chuyện này xuất hiện tại Anh trong cuốn sách có tên Hảo Nữ Trung Hoa (The good women of China: Hidden Voices). Hiện nay, Hảo Nữ Trung Hoa đã đến tay bạn đọc trên toàn thế giới và được dịch ra trên 30 thứ tiếng.

Hảo Nữ Trung Hoa là tập hồi ký mà nhà báo Hân Nhiên đã thay những người phụ nữ vô danh ở khắp nơi trên đất nước Trung Quốc rộng lớn kể lại cuộc đời họ với mọi đau đớn và bi thảm.***

Chín giờ tối ngày 3 tháng Mười một năm 1999, tôi đang trên đường về nhà sau buổi dạy tối ở Khoa Phương Đông và Châu Phi thuộc Đại Học Luân Đôn. Khi ra khỏi ga tàu điện ngầm Stamford Brook bước vào bóng tối của đêm thu, tôi nghe thấy có tiếng động hối hả ở phía sau. Tôi chưa kịp phản ứng thì đã có ai đó đập mạnh vào đầu và đẩy tôi ngã nhào xuống đường. Theo bản năng, tôi nắm chặt lấy chiếc túi xách đang đựng bản duy nhất của bản thảo tôi mới hoàn thành. Nhưng kẻ tấn công kia vẫn không bỏ cuộc.

“Đưa tao cái túi,” hắn liên tục hét lên.

Tôi chống trả với sức mạnh mà tôi chưa từng nghĩ mình lại có. Trong bóng tối, tôi không thấy một ai. Tôi chỉ biết rằng mình đang chiến đấu với hai bàn tay khỏe mạnh và còn vô hình. Tôi gắng tự vệ đồng thời đá vào chỗ mà tôi nghĩ có lẽ là háng của hắn. Hắn đá lại và tôi cảm thấy đau nhói ở lưng và cẳng chân, và vị mằn mặn của máu trong miệng.

Những người đi ngang bắt đầu chạy về phía chúng tôi và hét lên. Một đám đông giận dữ nhanh chóng vây lấy gã đàn ông. Khi loạng choạng đứng lên, tôi thấy hắn cao hơn mét tám.

Sau đó, cảnh sát hỏi tôi tại sao lại liều mạng chống trả chỉ vì một chiếc túi xách.

Run rẩy và đau đớn, tôi giải thích, “Tôi để cuốn sách của mình trong đó.”

“Một cuốn sách?” viên cảnh sát kêu lên. “Chẳng lẽ một cuốn sách còn quan trọng hơn mạng sống của cô sao?”

Đương nhiên là tính mạng quan trọng hơn cuốn sách rồi. Nhưng ở nhiều khía cạnh, cuốn sách đó chính là mạng sống của tôi. Nó là lời chứng về cuộc sống của người phụ nữ Trung Quốc, là kết tinh của nhiều năm làm việc với tư cách nhà báo của tôi. Tôi biết mình đã thật dại dột: Nếu bị mất bản thảo, tôi vẫn có thể cố viết lại được. Tuy nhiên, tôi không dám chắc mình có thể vượt qua được những cảm xúc cực độ trào dâng lên khi tôi viết lại cuốn sách hay không. Trải nghiệm lại câu chuyện của những người phụ nữ tôi từng gặp quả là đau đớn, song sắp xếp các ký ức và tìm ra ngôn từ thích đáng để viết còn khó hơn. Khi chiến đấu để giữ bằng được chiếc túi, tôi đang bảo vệ cho những cảm xúc của mình và của những người phụ nữ Trung Quốc. Cuốn sách là kết quả của quá nhiều điều một khi mất đi sẽ không bao giờ có thể tìm lại. Khi bước vào ký ức của mình, bạn đang mở ra một cánh cửa dẫn tới quá khứ; con đường trong đó có rất nhiều ngã rẽ và mỗi lần đi lại là một lộ trình khác nhau.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hảo Nữ Trung Hoa PDF của tác giả Hân Nhiên nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bạn Có Thể Vẽ Trong 30 Ngày (Mark Kirstler)
Chúc mừng, nếu bạn đã chọn cuốn sách này, thì bạn đang có khả năng... chỉ là có khả năng thôi nhé, bạn thật sự có thể học vẽ. Biết gì không? Đúng là vậy! Dù bạn có ít hay nhiều kinh nghiệm vẽ trước đây, và nếu bạn không tin rằng mình có năng khiếu, chỉ cần bạn có một chiếc bút chì và 20 phút mỗi ngày trong 1 tháng, bạn có thể học để vẽ được những bức tranh tuyệt vời. Vâng, bạn đã tìm được một người thầy thích hợp và một cuốn sách thích hợp. Chào mừng bạn đến với thế giới sáng tạo vô tận của tôi. Bạn sẽ học cách để vẽ được những bức tranh tả thực của ảnh hay phong cảnh từ thế giới quan của bản thân, đồng thời có thể vẽ được những bức hình 3D hoàn toàn từ trí tưởng tượng của mình. Tôi biết bạn đang nghĩ đây là một lời quảng cáo rẻ tiền đầy viển vông. Nhưng cách đơn giản nhất để tôi chứng minh điều đó là chia sẻ với bạn những câu chuyện về sự thành công của học trò của tôi.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bạn Có Thể Vẽ Trong 30 Ngày PDF của tác giả Mark Kirstler nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Gen Vị Kỷ (Richard Dawkins)
Khởi đi từ việc phân tích dưới góc độ khoa học di truyền, viện sĩ Richard Dawkin giải mã động lực của tiến hoá và cho rằng ích kỷ chính là tập tính con người, thậm chí, là văn hoá của nhân loại. Cuốn sách này nên được đọc như thể nó là một viễn tưởng khoa học. Nó được viết theo cách để lôi cuốn sự tưởng tượng. Nhưng nó không phải là một khoa học viễn tưởng: nó là khoa học. Cho dù có sáo rỗng hay không thì cụm từ "lạ hơn cả viễn tưởng" vẫn diễn ra một cách chính xác cảm giác của tôi về sự thật. Chúng ta là những cỗ máy sống - những phương tiện rô-bốt được lập trình một cách mù quáng để bảo tồn các phân tử vị kỷ được gọi là các gen. Đây là một sự thật vẫm đầy ngạc nhiên đối với tôi...(Richard Dawkins)*** Thật dễ chịu khi nhận ra rằng tôi đã sống nửa đời mình với cuốn Gen vị kỷ, cho dù điều đó là tốt hay xấu. Nhiều năm qua, mỗi khi một trong bảy cuốn sách sau này của tôi ra đời, các nhà xuất bản đã tổ chức các chuyến đi để tôi quảng cáo sách. Bất kể đó là cuốn nào đi chăng nữa, độc giả đều phản hồi lại, với sự nhiệt tình hài lòng, sự khen ngợi lịch sự và những câu hỏi thông minh. Và sau đó họ lại xếp hàng để mua và yêu cầu tôi ký tặng cuốn… Gen vị kỷ. Điều này hơi quá cường điệu. Một vài trong số họ cũng mua những quyển sách mới và vợ tôi đã an ủi tôi bằng cách lập luận rằng những người mới biết đến một tác giả nào đó thường có xu hướng tìm lại quyển sách đầu tiên của anh ta, những người còn lại, khi đã đọc cuốn Gen vị kỷ, chắc hẳn họ sẽ tìm ra xu hướng của mình thông qua cuốn sách mới mà họ yêu thích nhất. Tôi sẽ bận tâm nhiều hơn nếu tôi có thể thừa nhận rằng cuốn Gen vị kỷ đã trở nên rất lỗi thời. Đáng tiếc (theo một khía cạnh nào đó) là tôi không thể làm điều đó. Những chi tiết đã thay đổi và những ví dụ thực tế đã đâm chồi mạnh mẽ. Nhưng với một ngoại lệ mà tôi sẽ thảo luận trong giây lát, có một phần nhỏ của cuốn sách mà tôi phải nhanh chóng đính chính lại hoặc phải xin lỗi vì nó. Arthur Cain, giáo sư môn động vật học tại Liverpool, một trong những người thầy đầy cảm hứng của tôi tại Oxford những năm 60, đã mô tả cuốn Gen vị kỷ năm 1976 là một “cuốn sách của người trẻ tuổi”. Ông ấy đã chủ tâm trích dẫn một người bình luận trong Logic và sự thật ngôn ngữ của AJ. Ayer. Sự so sánh đó đã tâng bốc tôi lên, cho dù tôi biết rằng Ayer đã phải sửa lại rất nhiều trong cuốn sách đầu tiên của ông ấy và tôi cũng khó có thể bỏ qua điểm ngụ ý của Cain rằng tôi nên làm tương tự như vậy vào thời điểm thích hợp. Tìm mua: Gen Vị Kỷ TiKi Lazada Shopee Hãy cho phép tôi bắt đầu bằng vài ý nghĩ về tiêu đề cuốn sách. Năm 1975, qua sự giới thiệu của bạn tôi là Desmond Morris, tôi đã đưa một phần của cuốn sách hoàn thiện cho Tom Mascher, một người có tiếng trong giới xuất bản ở London, và chúng tôi đã cùng thảo luận trong căn phòng của ông ta ở Jonathan Cape. Ông ấy thích cuốn sách nhưng không thích tiêu đề. Ông ấy nói: “Vị kỷ là một từ ‘không đắt’. Tại sao không gọi nó là Gen bất tử? Bất tử là một từ ‘đắt’, và sự bất tử của thông tin di truyền là ý trọng tâm của cuốn sách, Gen bất tử cũng có sự hấp dẫn tương tự như Gen vị kỷ” (Tôi nghĩ, không ai trong chúng tôi để ý đến tiếng vang của tác phẩm Người khổng lồ vị kỷ của Oscar Wilde). Bây giờ tôi mới nghĩ rằng Mascher có thể đã đúng. Nhiều nhà phê bình, đặc biệt là những nhà phê bình lớn tiếng, được đào tạo về mặt lý thuyết như tôi được biết, chỉ thích đọc một quyển sách dựa vào tiêu đề của nó. Điều này rất đúng với những tác phẩm như Truyền thuyết về Benjamin Bunny hay Sự suy thoái và sụp đổ của đế chế La Mã, nhưng tôi có thể thấy chắc chắn rằng bản thân tiêu đề Gen vị kỷ không cần đến ghi chú của cuốn sách, có thể đủ để diễn tả nội dung của nó. Ngày nay, một nhà xuất bản Mỹ sẽ khăng khăng đòi có sự thuyết minh trong bất kỳ trường hợp nào. Cách tốt nhất để giải thích tiêu đề này là tìm ra các điểm nhấn. Nếu bạn nhấn mạnh vào từ “vị kỷ”, bạn sẽ nghĩ rằng cuốn sách này viết về sự vị kỷ, trong khi đó, dù sao đi nữa, nó lại tập trung nhiều hơn vào tính vị tha. Từ cần phải được chú ý đến trong tiêu đề là “gen” và hãy để tôi giải thích tại sao. Tranh luận chủ yếu trong học thuyết Darwin có liên quan đến đơn vị mà nó thực chất đã chọn lọc: dạng thực thể nào đã tồn tại hoặc không tồn tại như một hệ quả của chọn lọc tự nhiên. Đơn vị đó, ít hay nhiều, cũng sẽ trở thành “ích kỷ” theo định nghĩa. Tính vị tha có thể được ưu tiên nhiều hơn ở một mức độ khác. Liệu chọn lọc tự nhiên có chọn lựa giữa các loài? Nếu vậy, chúng ta có thể kỳ vọng rằng các cá thể sinh vật sẽ hành xử một cách vị tha “vì cái tốt của loài”. Chúng có thể sẽ hạn chế tỷ lệ sinh để tránh việc tăng dân số quá mức, hoặc hạn chế hành vi săn bắt để bảo tồn nguồn thức ăn trong tương lai của loài. Đây là sự hiểu nhầm học thuyết Darwin được phổ biến rộng rãi, điều đã thúc đẩy tôi viết cuốn sách này. Hay liệu chọn lọc tự nhiên, như tôi đã nhấn mạnh ở đây, có lựa chọn giữa các gen? Trong trường hợp đó, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy các cá thể sinh vật hành xử một cách vị tha “vì cái tốt của các gen”, ví dụ như nuôi nấng và bảo vệ người trong dòng tộc có chung bản sao của các gen giống nhau. Đức hy sinh dòng tộc như vậy là cách duy nhất mà sự vị kỷ của gen có thể diễn giải bản thân nó thành tính vị tha của cá thể. Cuốn sách này giải thích việc này xảy ra như thế nào cùng với sự tương hỗ, một yếu tố chính sinh ra tính vị tha trong học thuyết Darwin. Giả định tôi đã từng viết lại cuốn sách này như một sự biến đổi muộn màng sang “nguyên lý vật cản” của Zahavi/Grafen. Tôi cũng sẽ dành một khoảng cho ý tưởng của Amotz Zahavi rằng sự hiến tặng mang tính vị tha có thể là một kiểu “cống tế” của dấu hiệu khống chế: hãy xem ta mạnh hơn ngươi như thế nào, ta có thể thoải mái hiến tặng cho ngươi! Hãy để tôi nhắc lại và mở rộng lý lẽ của từ “vị kỷ” trong tiêu đề. Câu hỏi quan trọng ở đây là cấp bậc nào của sự sống sẽ trở thành “vị kỷ” thật sự, và chọn lọc tự nhiên tiến hành ở mức độ nào? Loài vị kỷ? Nhóm vị kỷ? Sinh vật vị kỷ? Hệ sinh thái vị kỷ? Hầu hết những cấp bậc này đều có thể được một hoặc nhiều tác giả biện luận và giả thiết một cách không chắc chắn, nhưng tất cả chúng đều sai. Người ta cho rằng thông điệp của Darwin sẽ được tóm lược rõ ràng như một cái gì đó vị kỷ, và rằng cái gì đó hóa ra lại là gen, nhân tố được lập luận thuyết phục trong cuốn sách này. Cho dù bạn có chấp nhận nó hay không thì đó cũng là cách giải thích cho tiêu đề của cuốn sách. Tôi hy vọng có thể quan tâm đến những hiểu lầm nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng mình cũng có những sai lầm tương tự. Đặc biệt có thể tìm thấy chúng ở Chương 1, điển hình là câu “Hãy cùng giảng dạy tính rộng lượng và lòng vị tha bởi vì chúng ta là những kẻ vị kỷ bẩm sinh”. Việc giảng dạy tính rộng lượng và lòng vị tha không có gì sai, nhưng “sự vị kỷ bẩm sinh” là một điều sai lầm. Điều này chưa được nhận ra cho đến năm 1978 khi tôi bắt đầu nghĩ một cách rõ ràng về sự khác biệt giữa “các phương tiện” (thường là các sinh vật và “các thể tự sao” ngự bên trong chúng (thực tế là các gen: toàn bộ vấn đề này được lý giải trong Chương 13, chương mới được thêm vào ấn bản thứ hai). Xin hãy quên câu nói sai lầm này cùng các câu tương tự khác, và hãy thay thế nó bằng một điều gì đó trong các dòng chữ của đoạn văn này. Với những sai sót nguy hiểm trên, dễ thấy tiêu đề của cuốn sách có thể bị hiểu lầm như thế nào, và đây là một lý do tại sao mà tôi có lẽ nên sử dụng tiêu đề Gen bất tử. Tiêu đề Phương tiện vị tha là một khả năng khác. Có lẽ cái tên này sẽ là quá khó hiểu, nhưng trong tất cả các khía cạnh, nó giải quyết được sự tranh luận bề ngoài (điều gây băn khoăn kể từ Ernst Mayr đến sau này) giữa gen và sinh vật, hai đơn vị cạnh tranh với nhau trong chọn lọc tự nhiên. Ở đó, không hề có sự tranh chấp giữa chúng. Gen là đơn vị chọn lọc tự nhiên với nghĩa là thể tự sao. Sinh vật là đơn vị chọn lọc tự nhiên theo nghĩa là phương tiện. Cả hai đơn vị này đều quan trọng và không thể chê bai. Chúng đại diện cho hai thể loại hoàn toàn khác nhau và chúng ta sẽ bị nhầm lẫn một cách tuyệt vọng nếu không nhận ra được sự khác biệt.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Gen Vị Kỷ PDF của tác giả Richard Dawkins nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đừng Kết Hôn Trước Tuổi 30 (Trần Du)
"Tôi tin rằng hônn nhân là lời cam kết của cả một đời người, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi có quyền khinh khi những người sống độc thân trong xã hội. Nếu phân thế giới này thành "những người đã kết hôn bình thường" và "những người độc thân không bình thường", thì bản thân sự phân chia này đã sai lầm rồi. Nó gạt bỏ rất nhiều người, cũng khiến cho quá nhiều người bên ngoài lằn xanh này có ảo tưởng sai lầm đối với cuộc sống. Xã hội sẽ biến mối quan hệ mà chúng ta thực sự quý trọng - hôn nhân - thành mối quan hệ quan trọng duy nhất tron cuộc đời phụ nữ. Kết quả là người ta cho rằng những phụ nữ đã kết hôn là bình thường, và những người phụ nữ độc thân là không bình thường. Thái độ này đã thực sự hạ thấp và xem thường cuộc sống của toàn thể phụ nữ."Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đừng Kết Hôn Trước Tuổi 30 PDF của tác giả Trần Du nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình (Keith Ferrazzi)
"Trong chúng ta ai cũng có khả năng quyến rũ người khác - cho dù đó là đồng nghiệp, người xa lạ, bạn bè, hay sếp của mình. Nhưng có khả năng khác với biết cách vận dụng nó, và đó là lý do tại sao có những người đi qua cuộc đời này lặng lẽ như những cái bóng, trong khi có người luôn thu hút được sự chú ý bất cứ nơi đâu họ xuất hiện." Cho nên, Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình. Có lẽ không cần phải chứng minh rằng giao tiếp và những mối quan hệ hiệu quả như thế nào trong cuộc sống hiện đại. Bạn không thể ngại giao tiếp trong thời đại mà người ta trao đổi với nhau mọi thứ, nắm bắt mọi cơ hội thông qua một câu nói. Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình khuyên bạn đừng ngại giao tiếp. Không những thế, cuốn sách còn đưa ra những lời khuyên hữu ích và thiết thực của việc vận dụng giao tiếp và những mối quan hệ để đạt được thành công không chỉ trong lĩnh vực kinh tế. Trong Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình, tác giả đã dẫn ra những cách thức, lý do mà ông đã sử dụng để kết nối với hàng ngàn người - những người ông sẵn sàng giúp đỡ và họ cũng sẵn sàng giúp lại ông. Những lời khuyên về cách xử trí khi bị từ chối, khi phải vượt qua nhiều trở ngại trong xã hội, khi phải khắc phục những kỹ năng yếu kém sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều trong việc kết bạn, và xa hơn nữa là thiết lập mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng và vô tư. Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình được viết với lời văn giản dị và chân thực. Bạn có thể xem đây là một cuốn cẩm nang giao tiếp để học hỏi mỗi ngày. Tìm mua: Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình TiKi Lazada Shopee Bạn mong muốn đi tắt đón đầu? Bạn muốn vững bước đến thành công? Công thức để làm được điều này, theo lời bậc thầy về kết nối là Keith Ferrazzi, chính là phải biết làm quen với mọi người. Ferrazzi đã khám phá từ khi còn trẻ rằng điểm khác biệt của những người thành công rực rỡ chính là cách họ vận dụng quyền năng của những mối quan hệ - để mọi người cùng thắng. Trong quyển sách Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình, Ferrazzi chỉ ra từng bước cách thức - và lý do - mà chính ông đã áp dụng để kết nối với hàng ngàn người là đồng nghiệp, bạn bè có tên trong số danh bạ, những người ông đã giúp đỡ và ngược lại cũng sẵn sàng giúp đỡ ông. Ferrazzi sinh ra trong một gia đình có cha là công nhân nhà máy thép tỉnh lẻ và mẹ là lao công. Tuy vậy ông đã biết tận dụng khả năng kết nối xuất sắc của mình để dọn đường vào đến Yale, nhận bằng MBA tại Harvard, và giữ những chức vụ lãnh đạo quan trọng. Mặc dù chưa quá 40, Ferrazzi đã tạo được một mạng lưới trải dài từ hành lang ở Washington đến các tên tuổi lớn tại Hollywood. Ông đã được tạp chí Crain bình chọn là một trong số 40 người lãnh đạo kinh doanh dưới 40 tuổi đồng thời là Nhà lãnh đạo tương lai của thế giới tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos. Báo Chí Giới Thiệu Vị thế của bạn luôn phải được giữ vững cho dù bạn đang làm việc tại một tập đoàn hay khi tham gia một sự kiện xã hội - “vô hình” là một trạng thái còn tệ hơn là thất bại. Xuyên suốt quyển sách, Ferrazzi trình bày những chiến lược đã đựơc kiểm chứng theo thời gian, và từng được thể hiện qua nhiều người nổi tiếng về thiết lập mối quan hệ trên thế giới như Katharine Graham, Bill Clinton, Vernon Jondan hay Dalai Lama. Đừng bao giờ đi ăn một mình chứa nhiều lời khuyên cụ thể về cách xử trí khi bị từ chối, cách vượt qua người giữ cửa, cách trở thành một “Vị tướng cuộc họp”, và còn nhiều nữa.Đừng bao giờ đi ăn một mình chắc chắn sẽ cùng với quyển Đắc nhân tâm được trân trọng như những tác phẩm kinh điển. Về tác giả: Keith Ferrazzi là nhà sáng lập và CEO tại Ferrazzi Greenlight, một công ty tư vấn tiếp thị bán hàng, từng đóng góp bài viết cho tạp chí Inc., Wall Street Journal, Harvard Business Review. Trước đó, Ferrazzi đã từng là Giám đốc Tiếp thị tại Deloitte Consulting và tập đoàn Starwood Hotel & Resort, CEO tại YaYa Media. Hiện nay ông đang sống tại Los Angeles vàNew York. Tahl Raz là biên tập viên tại tạp chí Fortune Small Business. Ông là người viết bài cho Inc., Jerusalem Post, San Francisco Chronicle, GQ. Raz hiện đang sống tại thành phố New York.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình PDF của tác giả Keith Ferrazzi nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.