Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Kinh Trường Bộ - Tập 2 (Thích Minh Châu)

Trích Lời Giới Thiệu, Trường Bộ Kinh, Tập III (1972):.. Cho dịch và cho in các bản kinh Pāli, tôi không mong muốn gì hơn là để các Phật tử, các Học giả, các Sinh viên được đọc thẳng vào những kinh điển thật sự nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, và tự mình tìm hiểu những lời dạy thật sự của đức Phật, khỏi phải qua những lập trường của các bộ phái. Nhất là khỏi phải qua những xuyên tạc của những Học giả và những Phật tử muốn giải thích đạo Phật theo dục vọng và tà kiến của mình. Muốn chạy theo dục vọng, thì giải thích kinh điển một cách để hiểu rằng đạo Phật chấp nhận và tha thứ dục vọng. Muốn giết người và muốn binh vực kẻ giết người, đạo Phật được giải thích như là có thể tha thứ và chấp nhận sự giết người. Muốn chạy theo tà giáo và tà kiến, lại giải thích đạo Phật viên dung vô ngại, chấp nhận mọi tà kiến, mọi tà thuyết. Ta kiến nào, tà thuyết nào cũng là Phật giáo được hết! Muốn tránh những tai nạn trên, cần nhứt là phổ biến những kinh điển thực sự nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để Phật tử được đọc thẳng ngay kinh Phật, khỏi qua một ống kính màu nào.

Đạo Phật cần những cá nhân Phật tử biết suy tư, biết phân tích, biết tự tìm hiểu, rồi xác nhận sự hiểu biết của mình, ngang qua sự hành trì, kinh nghiệm cá nhân. Đạo Phật không cần đến những đoàn người theo đạo Phật, theo một cách ồ ạt mù quáng, theo một cách thụ động nhắm mắt, hay tự mình bóp méo, xuyên tạc đạo Phật theo tà kiến dục vọng của mình. Chính kinh Đại Bát Niết Bàn, có ghi rằng, dầu chúng ta có nghe vị Tỷ kheo nào nói tự thân nghe đức Phật, tự thân nghe các vị Thượng Tọa, Thủ Chúng, v.v... nói như vậy là Pháp, như vậy là Luật, đức Phật khuyên cũng không được tán thán, đả kích, chấp thuận, hay từ bỏ ngay, mà phải so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, có phù hợp mới được chấp nhận, không phù hợp thời phải từ bỏ. Đạo Phật đòi hỏi sự nhận xét, tìm hiểu, suy tư cá nhân rất nhiều. Nhưng chúng ta chỉ có thể nhận xét, tìm hiểu, suy tư khi chúng ta được đọc những lời dạy nguyên thỉ nhất hay gần nguyên thỉ nhất của đức Phật. Đó là nguyên nhân và động lực khiến tôi phải lo dịch và in bản Trường Bộ Kinh này.

Trích Lời Giới Thiệu, Trường Bộ Kinh, Tập IV (1972):... Với tập IV này, tôi đã phiên dịch xong bộ Dīgha Nikāya (Trường Bộ Kinh), từ chữ Pāli ra tiếng Việt. Năm 1965, tôi in xong tập I, gồm 3 kinh đầu. Năm 1967, tôi in xong tập II, gồm 10 kinh kế tiếp. Năm 1972, tôi in xong tập III và tập IV, gồm 21 kinh trong khoảng thời gian kỷ lục 7 tháng, từ Tết Nhâm Tý (tháng 2-1972) cho đến nay, Vu Lan rằm tháng 7 (tháng 8-1972). Cứ xem thời gian hoàn thành từng tập một, mới thấy chức vụ đa đoan của một Viện Trưởng làm trở ngại cho sự phiên dịch như thế nào. Chúng tôi chỉ có thể để dành những ngày nghỉ, những buổi sáng thật sớm và những buổi tối (nếu không quá mệt mỏi vì những công việc ban ngày), để phiên dịch. Chúng tôi vẫn kiên trì phiên dịch và in cho xong tập IV, Trường Bộ Kinh là để hoàn thành một chí nguyện mà tôi ấp ủ từ khi tôi mới đi du học Tích Lan năm 1952. Về nước năm 1964, nếu tôi không nhận chức vụ Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh thời nay tôi đã dịch ít nhất cũng trọn bộ Kinh Tạng Pāli rồi. Tôi tự đánh dấu hỏi, làm Viện Trưởng hay làm một vị dịch kinh, làm chức vụ nào có lợi cho Phật Giáo hơn? Và tôi phải tự thẳng thắn để trả lời, dịch kinh có lợi hơn! Và tôi chỉ có thể vớt vát, bằng cách để những thời giờ thong thả, chú tâm vào vấn đề phiên dịch. Chúng tôi viết những dòng chữ này vừa để sám hối, vừa mong các Phật tử và các Học giả thông cảm cho.

Phiên dịch Tam Tạng Pāli có một dụng ý khác quan trọng hơn. Trước năm 1952, Việt Nam chúng ta chỉ biết có một số Kinh Đại Thừa căn bản, như Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Bát Nhã, Kinh Kim Cang, Kinh Di Đà v.v... dầu rằng chúng ta vẫn có Hán Tạng hết sức phong phú, nhưng ít người nghiên cứu. Các Kinh A Hàm, Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Di Giáo cũng có được đề cập. Tuy có biết, nhưng không dám học vì theo tứ y, cần phải "y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh."

Qua Tích Lan, chúng tôi được biết đến Tam Tạng Pāli, rất là phong phú, rất gần với lời dạy nguyên thỉ của đức Phật, lại được phổ biến rộng rãi ở năm châu. Qua Ấn Độ, được biết thêm Tạng Sanskrit, dồi dào và phong phú hơn cả Tạng Pāli, nhưng nguyên bản gần như mất hết cả, ngoại trừ vài chục bộ mới tìm lại được. Cũng may Tạng Sanskrit được dịch ra Tạng Tây Tạng và Hán Tạng, và nhờ vậy hai tạng dịch này là kho tài liệu khá đầy đủ cho nguyên tạng Sanskrit. Nhưng nếu Pāli là Tam tạng vừa là nguyên thỉ, vừa là của học phái Thượng Tọa Bộ, Tạng Sanskrit phong phú hơn, là Tam Tạng cũng vừa là nguyên thỉ, vừa thuộc nhiều học phái như Nhứt Thế Hữu Bộ, Đại Chúng Bộ, Đàm Vô Đức Bộ, Di Sa Tắc Bộ v.v... và cũng vừa là tạng của Đại Thừa. Gía trị của hai tạng dịch là như vậy, và Tạng Trung Hoa cũng có dịch một số kinh tạng Pāli có thể do Ngài Pháp Hiển, thế kỷ thứ VI đem từ Tich Lan về. Nếu chúng ta muốn tìm đến Tạng nào hay Kinh nào có thể là đại diện cho nguyên thỉ, chúng ta chỉ cần so sánh Kinh Tạng Luật Tạng Pāli và Kinh Tạng A Hàm và Luật Tạng các Học phái. Những điểm nào giống nhau, thời chúng ta có thể chấp nhận là Tạng Nguyên Thỉ. Những điểm dị biệt có thể là do dị biệt lập trường của các Học phái. Cho dịch Trường Bộ Kinh này, chúng tôi không mong gì hơn là giới thiệu Tạng Pāli cho Phật tử và Học giả Việt Nam và cũng mở đầu một môn học mới, tức là môn Tỷ Giáo Học giữa Kinh Tạng, Luật Tạng Pāli và Tạng chữ Hán tương đương. Môn Tỷ Giáo học này sẽ giúp chúng ta hiểu được thế nào là Tạng Nguyên Thỉ của Phật Giáo Tìm mua: Kinh Trường Bộ - Tập 2 TiKi Lazada Shopee

Có người sẽ cho, dịch Tạng Pāli là tuyên truyền cho Tiểu Thừa, phản lại tư tưởng Đại Thừa. Chúng ta nên chấm dứt ngay thái độ ngây thơ và buồn cười này. Đạo Phật không có Đại Thừa, Tiểu Thừa, không có Nam Tông, Bắc Tông. Đạo Phật gồm có một số giáo lý căn bản mà học phái nào cũng phải tôn trọng, một số pháp môn thiết yếu mà đệ tử Phật tử nào cũng phải y cứ để tu hành, nếu không muốn lạc vào tà giáo, ngọai đạo. Cho dịch Tạng Pāli là chúng tôi muốn giới thiệu và tìm hiểu số giáo lý căn bản ấy và số pháp môn thiết yếu ấy. Những danh từ Đại Thừa, Tiểu Thừa, Nam Tông, Bắc Tông là những danh từ đẻ ra sau này để phân biệt các học phái, và một học phái chỉ được gọi là học phái Phật Giáo khi nào học phái ấy tôn trọng và trung thực với số giáo lý, số pháp môn căn bản ấy.

Ngày nay, một nhà nghiên cứu Phật Giáo, phải biết đến Phật Giáo Nguyên Thỉ, phải biết đến Phật Giáo các Học Phái và phải biết đến Phật Giáo Đại Thừa mới có thể có một cái nhìn đại thể về lịch sử tư tưởng Phật Giáo. Sau khi nắm được cái nhìn đại thể, vị ấy có thể chọn lấy một ngành nào, hay một pháp môn nào làm ngành chuyên môn của mình. Cho dịch Kinh Tạng Pāli, chúng tôi muốn giúp phần tài liệu nghiên cứu cho các nhà học giả ấy để có thể biết đến Phật Giáo Nguyên Thỉ và biết đến Học phái Thượng Tọa Bộ, một học phái có tiếng là bảo thủ nhất, trung thành với tư tưởng và lối sống Phật Giáo Nguyên Thỉ nhất, và là học phái duy nhất gìn giữ được gần như trọn vẹn cả ba tạng giáo điển.

Hơn thế nữa, ngày nay chúng ta nhận thấy một chiều hướng mới đã bắt đầu sống dậy trong những nhà tìm hiểu tư tưởng Phật Giáo, một chiều hướng đi ngược lên Phật Giáo Nguyên Thỉ, tìm hiểu những căn bản giáo lý mà phần lớn các học phái chấp nhận, giới thiệu một lối sống đích thực, đức Phật muốn giảng dạy cho các đệ tử để sống ngay với đời sống hiện tại, khỏi phải qua những phân ly các học phái, hay những mê tín, dị đoan, cuồng tín v.v... đã dần dần xâm nhập vào Đạo Phật, làm mất bản chất thuần túy của Đạo Phật nghìn xưa. Hơn nữa, ngày nay người ta dần dần ý thức rằng chỉ có Đạo Phật Nguyên Thỉ mới đáp ứng được những đòi hỏi của một thế giới khoa học hiện tại. Một tôn giáo muốn được giới trí thức trẻ hiện tại chấp nhận, vừa phải không mâu thuẫn với những phát minh khoa học mới mẻ nhất, vừa phải giải quyết được những vấn đề thuộc phạm vi con người của con người ở thế kỷ thứ hai mươi, hai mốt này. Chỉ có Đạo Phật Nguyên Thỉ mới may ra đáp ứng được những đòi hỏi trên, và cho dịch tập Trường Bộ Kinh này, chúng tôi nuôi dưỡng một hy vọng rất khiêm tốn, là giới thiệu được tới tay các Học giả và các Phật tử, một phần nào những lời dạy thật sự nguyên thỉ hay gần nguyên thỉ nhất của Đạo Phật.

Tỷ kheo Thích Minh Châu

Đại học Vạn Hạnh

Sài Gòn, 1972Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Minh Châu":Đại Thừa Và Sự Liên Hệ Với Tiểu ThừaKinh Tiểu Bộ - Tập 1Kinh Tiểu Bộ - Tập 2Kinh Tiểu Bộ - Tập 3Kinh Tiểu Bộ - Tập 4Kinh Tiểu Bộ - Tập 5Kinh Tiểu Bộ - Tập 6Kinh Tiểu Bộ - Tập 7Kinh Tiểu Bộ - Tập 8Kinh Tiểu Bộ - Tập 9Kinh Tiểu Bộ - Tập 10Kinh Tiểu Bộ - Tập 11Kinh Tiểu Bộ - Tập 12Kinh Trung Bộ - Tập 1Kinh Trung Bộ - Tập 2Kinh Trung Bộ - Tập 3Kinh Trường Bộ - Tập 1Kinh Trường Bộ - Tập 2Kinh Trường Bộ - Tập 3Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 1Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 2Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 3Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 4Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 5Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 6Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 1Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 2Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 3Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 4Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 5Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 6

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Trường Bộ - Tập 2 PDF của tác giả Thích Minh Châu nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bí Mật Của Bông Hoa Vàng: Cuốn Sách Đạo Giáo Trung Quốc Về Thiền (Richard Wilhelm)
Bí mật của bông hoa vàng là một cuốn sách về thiền và thuật giả kim Trung Quốc được dịch bởi Richard Wilhelm và được nhận xét bởi Carl Jung. Nó ám chỉ một phép ẩn dụ mà mỗi người trong chúng ta bắt buộc phải thức tỉnh, để mở ý thức của chúng ta về phía Ánh sáng, một lối mở nguyên thủy được biểu tượng thông qua bông hoa vàng, một trung tâm quyền lực nơi mọi thứ lưu thông và vượt qua. Nói về công việc này là đề cập đến một trong những văn bản về tôn giáo Đạo giáo quan trọng nhất nhưng cũng là những văn bản gây tranh cãi nhất. Cuốn sách của Bí mật của bông hoa vàng là bản dịch "Tây hóa" của một trong những di sản tinh thần quan trọng nhất của châu Á. Vì vậy, và như đã xảy ra với Cuốn sách Tây Tạng của người chết, nó đã được tiến hành để đơn giản hóa nhiều chi tiết để biến nó thành thủ công trên yoga Trung Quốc mà thế giới phương Tây có thể hiểu một cách hoàn hảo. Tuy nhiên, nó là nhiều hơn nữa. Được biết, lời chứng đầu tiên của văn bản này có nguồn gốc từ thế kỷ thứ bảy, trên một số bảng gỗ. Đó là một chuyên luận cổ của Trung Quốc về chủ nghĩa bí truyền được truyền miệng. Các nguyên tắc, mật mã và trí tuệ của nó được thu thập bởi một thành viên của cái gọi là Tôn giáo Ánh sáng, người lãnh đạo là Lu Yan. Người ta cho rằng tất cả những phương pháp được mô tả đều quay trở lại với những ý tưởng đã xuất hiện ở Ba Tư và bắt nguồn từ truyền thống ẩn dật của Ai Cập. Đó là như chúng ta thấy, một cuốn sách siêu việt. Bây giờ, sự phức tạp của tôn giáo của họ là vô cùng lớn. Nói về quá trình giả kim mà qua đó chúng ta sẽ chiếu sáng nơi ở của ý thức tâm linh. Đối với điều này, chúng ta phải đặt sự chú ý của chúng ta vào một không gian linh thiêng bên trong, trong đóa hoa vàng vừa là nguồn gốc vừa là mục tiêu của chúng ta. Mặt khác, và mặc dù Wilhelm và Carl Jung, trên đường đi một số khái niệm, quản lý để cung cấp cho chúng tôi một công việc mà chúng tôi có thể bắt đầu những ý tưởng đó, theo triết lý đó. "Bông hoa vàng, là ánh sáng và ánh sáng của thiên đường là Đạo. Có "túi mầm", nơi tinh túy và sự sống vẫn là một đơn vị. Sự ra đời của quá trình giả kim diễn ra, khi bóng tối sinh ra Ánh sáng ". Tìm mua: Bí Mật Của Bông Hoa Vàng: Cuốn Sách Đạo Giáo Trung Quốc Về Thiền TiKi Lazada Shopee -Bí mật của bông hoa vàng- Bí mật của bông hoa vàng, một cuộc tìm kiếm bên trong Carl Jung kể trong hồi ký của mình rằng ông luôn cảm thấy hứng thú với triết học phương Đông. Đó là vào khoảng năm 1920 khi anh bắt đầu thử nghiệm Kinh Dịch, sâu sắc gần như không nhận ra điều đó trong trí tuệ tổ tiên, bằng ngôn ngữ tượng hình đó và trong những truyền thống phương Đông đã làm anh say đắm. Chính vào những năm đó, khi anh gặp Richard Wilhelm, một nhà tội lỗi học, nhà thần học và nhà truyền giáo nổi tiếng người Đức, chuyên về dịch thuật các tác phẩm từ tiếng Trung sang tiếng Đức. Ý tưởng dịch cuốn sách của Bông hoa vàng Anh rời khỏi đó, sau cuộc gặp đầu tiên ở "Trường học trí tuệ" và sau đó là câu lạc bộ tâm lý học. Năm 1923, tác phẩm được đưa ra ánh sáng với lời mở đầu và bình luận của Jung. Năm 1931, Carl Baynes đã dịch nó sang tiếng Anh và sớm đi khắp thế giới để trở thành bằng cách nào đó, trong cuốn sách mà nhiều người đã ở đầu giường và nói về yoga Trung Quốc. Tuy nhiên, Có bí mật của bông hoa vàng một mình của yoga và thiền? Không hề. Tầm quan trọng của việc phát triển hoa vàng đặc biệt của chúng tôi Tiêu đề ban đầu của cuốn sách đã nói lên một cái gì đó như "Hướng dẫn phát triển bông hoa vàng". Để hiểu mục đích của cuốn sách này, trước tiên chúng ta phải biết hoa vàng là gì. Bông hoa vàng là một phép ẩn dụ, nhưng một phép ẩn dụ đề cập đến một loại giả kim thuật, để chuyển đổi nội bộ. Triết lý Đạo giáo khẳng định rằng có một năng lượng tâm linh vượt qua tất cả chúng ta. Một ánh sáng tượng trưng cho lương tâm của chúng ta. Để đánh thức ánh sáng hoặc bông hoa vàng của chúng ta, chúng ta phải thực hiện một loạt các bài thiền và bài tập mà trong văn bản gốc, họ gọi là giả kim thuật năng lượng. Những bài tập liên tục này sẽ cho phép chúng ta từng chút một, tập trung ánh sáng và định hình (làm nảy mầm) bông hoa vàng. Rất có thể là từ tầm nhìn phía tây của chúng ta, tất cả những nguyên tắc này được nêu ra trong bí mật của bông hoa vàng, dường như chúng ta có một cái gì đó rất xa và thậm chí là người lạ. Tuy nhiên, hãy chờ một lát, trong những gì thu hút sự chú ý của Carl Jung. Trong sắc thái đó với tư cách là một bác sĩ tâm thần và tiên phong trong tâm lý học phân tích, ông đã quyến rũ ông trong suốt phần lớn cuộc đời: bông hoa vàng buộc chúng ta phải gạt bỏ tâm trí của mình và bị xã hội chiếm giữ, để đạt đến một tâm trí cao hơn, tự do hơn, sáng tạo hơn và thậm chí là thiên thể. Ánh sáng luôn luôn lọc trong các xoáy của chúng ta. Lương tâm của chúng ta tràn ra xung quanh chúng ta trong mọi thứ chúng ta muốn, trong những gì chúng ta mơ ước hoặc trong những gì xung quanh chúng ta. Chúng ta phải tập trung tâm trí vào bên trong để cho phép bông hoa vàng nảy mầm và đánh thức ý thức. Bình tĩnh để mở rộng trái tim Tại thời điểm này, nhiều độc giả của chúng tôi sẽ hỏi một câu hỏi rõ ràng hơn. Tôi nên thực hiện loại giả kim / thiền nào để đạt được ánh sáng đó được mô tả trong Bí mật của bông hoa vàng? Câu trả lời nằm ở một thứ dường như có thể đơn giản nhưng đòi hỏi sự cống hiến, thực hành và ý chí tuyệt vời: chúng ta phải học cách làm dịu tâm trí để mở rộng trái tim. Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách tự hỏi mình là ai. Có lẽ, sau câu hỏi đó và gần như không nhận ra nó, chúng ta sẽ hình dung ra khuôn mặt của mình. Tuy nhiên,, những gì định nghĩa những gì chúng ta không phải là cơ thể của chúng ta: chúng là những suy nghĩ. Và rất có thể, là họ nói quá nhiều, nói với chúng tôi những lời nói dối và khiến chúng tôi tin những điều không có thật. Vì vậy, điều tốt nhất là im lặng họ. Để làm dịu tin đồn về ý nghĩ đó, chúng ta sẽ tập thở sâu, để từng chút một, nội thất của chúng ta sẽ im lặng. Đây là điều chúng tôi sẽ không đạt được trong một ngày hoặc một tuần. Làm dịu tâm trí cần có thời gian. Khi chúng ta đạt đến sự im lặng bên trong, sự phản ánh sẽ đến. Và ngay lập tức, chúng tôi sẽ liên lạc với tinh thần của trái tim mình, với bệ đỡ nơi lương tâm được đặt và làm việc thường xuyên với ai. Bí mật của bông hoa vàng dựa trên việc thực hành thiền định một cách thường xuyên. Tại một số điểm, khi công việc cẩn thận đó lần lượt loại bỏ tất cả các lớp đã bị mắc kẹt và điều hòa tâm trí của chúng ta, chúng ta sẽ hình dung ra một mạn đà la. Một hình chứa biểu tượng giả kim phát sáng đó sẽ giải phóng hoàn toàn chúng ta: bông hoa vàng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bí Mật Của Bông Hoa Vàng: Cuốn Sách Đạo Giáo Trung Quốc Về Thiền PDF của tác giả Richard Wilhelm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bí Mật Của Bông Hoa Vàng: Cuốn Sách Đạo Giáo Trung Quốc Về Thiền (Richard Wilhelm)
Bí mật của bông hoa vàng là một cuốn sách về thiền và thuật giả kim Trung Quốc được dịch bởi Richard Wilhelm và được nhận xét bởi Carl Jung. Nó ám chỉ một phép ẩn dụ mà mỗi người trong chúng ta bắt buộc phải thức tỉnh, để mở ý thức của chúng ta về phía Ánh sáng, một lối mở nguyên thủy được biểu tượng thông qua bông hoa vàng, một trung tâm quyền lực nơi mọi thứ lưu thông và vượt qua. Nói về công việc này là đề cập đến một trong những văn bản về tôn giáo Đạo giáo quan trọng nhất nhưng cũng là những văn bản gây tranh cãi nhất. Cuốn sách của Bí mật của bông hoa vàng là bản dịch "Tây hóa" của một trong những di sản tinh thần quan trọng nhất của châu Á. Vì vậy, và như đã xảy ra với Cuốn sách Tây Tạng của người chết, nó đã được tiến hành để đơn giản hóa nhiều chi tiết để biến nó thành thủ công trên yoga Trung Quốc mà thế giới phương Tây có thể hiểu một cách hoàn hảo. Tuy nhiên, nó là nhiều hơn nữa. Được biết, lời chứng đầu tiên của văn bản này có nguồn gốc từ thế kỷ thứ bảy, trên một số bảng gỗ. Đó là một chuyên luận cổ của Trung Quốc về chủ nghĩa bí truyền được truyền miệng. Các nguyên tắc, mật mã và trí tuệ của nó được thu thập bởi một thành viên của cái gọi là Tôn giáo Ánh sáng, người lãnh đạo là Lu Yan. Người ta cho rằng tất cả những phương pháp được mô tả đều quay trở lại với những ý tưởng đã xuất hiện ở Ba Tư và bắt nguồn từ truyền thống ẩn dật của Ai Cập. Đó là như chúng ta thấy, một cuốn sách siêu việt. Bây giờ, sự phức tạp của tôn giáo của họ là vô cùng lớn. Nói về quá trình giả kim mà qua đó chúng ta sẽ chiếu sáng nơi ở của ý thức tâm linh. Đối với điều này, chúng ta phải đặt sự chú ý của chúng ta vào một không gian linh thiêng bên trong, trong đóa hoa vàng vừa là nguồn gốc vừa là mục tiêu của chúng ta. Mặt khác, và mặc dù Wilhelm và Carl Jung, trên đường đi một số khái niệm, quản lý để cung cấp cho chúng tôi một công việc mà chúng tôi có thể bắt đầu những ý tưởng đó, theo triết lý đó. "Bông hoa vàng, là ánh sáng và ánh sáng của thiên đường là Đạo. Có "túi mầm", nơi tinh túy và sự sống vẫn là một đơn vị. Sự ra đời của quá trình giả kim diễn ra, khi bóng tối sinh ra Ánh sáng ". Tìm mua: Bí Mật Của Bông Hoa Vàng: Cuốn Sách Đạo Giáo Trung Quốc Về Thiền TiKi Lazada Shopee -Bí mật của bông hoa vàng- Bí mật của bông hoa vàng, một cuộc tìm kiếm bên trong Carl Jung kể trong hồi ký của mình rằng ông luôn cảm thấy hứng thú với triết học phương Đông. Đó là vào khoảng năm 1920 khi anh bắt đầu thử nghiệm Kinh Dịch, sâu sắc gần như không nhận ra điều đó trong trí tuệ tổ tiên, bằng ngôn ngữ tượng hình đó và trong những truyền thống phương Đông đã làm anh say đắm. Chính vào những năm đó, khi anh gặp Richard Wilhelm, một nhà tội lỗi học, nhà thần học và nhà truyền giáo nổi tiếng người Đức, chuyên về dịch thuật các tác phẩm từ tiếng Trung sang tiếng Đức. Ý tưởng dịch cuốn sách của Bông hoa vàng Anh rời khỏi đó, sau cuộc gặp đầu tiên ở "Trường học trí tuệ" và sau đó là câu lạc bộ tâm lý học. Năm 1923, tác phẩm được đưa ra ánh sáng với lời mở đầu và bình luận của Jung. Năm 1931, Carl Baynes đã dịch nó sang tiếng Anh và sớm đi khắp thế giới để trở thành bằng cách nào đó, trong cuốn sách mà nhiều người đã ở đầu giường và nói về yoga Trung Quốc. Tuy nhiên, Có bí mật của bông hoa vàng một mình của yoga và thiền? Không hề. Tầm quan trọng của việc phát triển hoa vàng đặc biệt của chúng tôi Tiêu đề ban đầu của cuốn sách đã nói lên một cái gì đó như "Hướng dẫn phát triển bông hoa vàng". Để hiểu mục đích của cuốn sách này, trước tiên chúng ta phải biết hoa vàng là gì. Bông hoa vàng là một phép ẩn dụ, nhưng một phép ẩn dụ đề cập đến một loại giả kim thuật, để chuyển đổi nội bộ. Triết lý Đạo giáo khẳng định rằng có một năng lượng tâm linh vượt qua tất cả chúng ta. Một ánh sáng tượng trưng cho lương tâm của chúng ta. Để đánh thức ánh sáng hoặc bông hoa vàng của chúng ta, chúng ta phải thực hiện một loạt các bài thiền và bài tập mà trong văn bản gốc, họ gọi là giả kim thuật năng lượng. Những bài tập liên tục này sẽ cho phép chúng ta từng chút một, tập trung ánh sáng và định hình (làm nảy mầm) bông hoa vàng. Rất có thể là từ tầm nhìn phía tây của chúng ta, tất cả những nguyên tắc này được nêu ra trong bí mật của bông hoa vàng, dường như chúng ta có một cái gì đó rất xa và thậm chí là người lạ. Tuy nhiên, hãy chờ một lát, trong những gì thu hút sự chú ý của Carl Jung. Trong sắc thái đó với tư cách là một bác sĩ tâm thần và tiên phong trong tâm lý học phân tích, ông đã quyến rũ ông trong suốt phần lớn cuộc đời: bông hoa vàng buộc chúng ta phải gạt bỏ tâm trí của mình và bị xã hội chiếm giữ, để đạt đến một tâm trí cao hơn, tự do hơn, sáng tạo hơn và thậm chí là thiên thể. Ánh sáng luôn luôn lọc trong các xoáy của chúng ta. Lương tâm của chúng ta tràn ra xung quanh chúng ta trong mọi thứ chúng ta muốn, trong những gì chúng ta mơ ước hoặc trong những gì xung quanh chúng ta. Chúng ta phải tập trung tâm trí vào bên trong để cho phép bông hoa vàng nảy mầm và đánh thức ý thức. Bình tĩnh để mở rộng trái tim Tại thời điểm này, nhiều độc giả của chúng tôi sẽ hỏi một câu hỏi rõ ràng hơn. Tôi nên thực hiện loại giả kim / thiền nào để đạt được ánh sáng đó được mô tả trong Bí mật của bông hoa vàng? Câu trả lời nằm ở một thứ dường như có thể đơn giản nhưng đòi hỏi sự cống hiến, thực hành và ý chí tuyệt vời: chúng ta phải học cách làm dịu tâm trí để mở rộng trái tim. Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách tự hỏi mình là ai. Có lẽ, sau câu hỏi đó và gần như không nhận ra nó, chúng ta sẽ hình dung ra khuôn mặt của mình. Tuy nhiên,, những gì định nghĩa những gì chúng ta không phải là cơ thể của chúng ta: chúng là những suy nghĩ. Và rất có thể, là họ nói quá nhiều, nói với chúng tôi những lời nói dối và khiến chúng tôi tin những điều không có thật. Vì vậy, điều tốt nhất là im lặng họ. Để làm dịu tin đồn về ý nghĩ đó, chúng ta sẽ tập thở sâu, để từng chút một, nội thất của chúng ta sẽ im lặng. Đây là điều chúng tôi sẽ không đạt được trong một ngày hoặc một tuần. Làm dịu tâm trí cần có thời gian. Khi chúng ta đạt đến sự im lặng bên trong, sự phản ánh sẽ đến. Và ngay lập tức, chúng tôi sẽ liên lạc với tinh thần của trái tim mình, với bệ đỡ nơi lương tâm được đặt và làm việc thường xuyên với ai. Bí mật của bông hoa vàng dựa trên việc thực hành thiền định một cách thường xuyên. Tại một số điểm, khi công việc cẩn thận đó lần lượt loại bỏ tất cả các lớp đã bị mắc kẹt và điều hòa tâm trí của chúng ta, chúng ta sẽ hình dung ra một mạn đà la. Một hình chứa biểu tượng giả kim phát sáng đó sẽ giải phóng hoàn toàn chúng ta: bông hoa vàng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bí Mật Của Bông Hoa Vàng: Cuốn Sách Đạo Giáo Trung Quốc Về Thiền PDF của tác giả Richard Wilhelm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tín Ngưỡng - Quán Thế Âm Bồ Tát Tại Việt Nam (Kiêm Đạt)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tín Ngưỡng - Quán Thế Âm Bồ Tát Tại Việt Nam PDF của tác giả Kiêm Đạt nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thượng Đế, Thiên Nhiên, Người, Tôi Và Ta (Cao Huy Thuần)
Quyển sách này tập hợp 6 bài giảng mà tác giả đã hoàn thành vào tháng 7/1999 tại Học viện Phật giáo Huế dưới đề tài: "Triết lý luật và tư tưởng Phật giáo" Lần đầu tiên tại Việt Nam, triết lý luật Tây phương được trình bày ở bậc đại học. Cũng là lần đầu tiên một tác giả thử đối chiếu những vấn đề căn bản trong lĩnh vực đó với tư tưởng Phật giáo. Cao Huy Thuần là giáo sư Đại học Amiens (Pháp) và giám đốc Trung tâm nghiên cứu sự hình thành Âu Châu tại đại học đó.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thượng Đế, Thiên Nhiên, Người, Tôi Và Ta PDF của tác giả Cao Huy Thuần nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.