Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chủ Nghĩa Khắc Kỷ - Phong Cách Sống Bản Lĩnh Và Bình Thản

Chủ Nghĩa Khắc Kỷ – Phong Cách Sống Bản Lĩnh Và Bình Thản

Bạn mong muốn điều gì từ cuộc sống này? Có thể câu trả lời của bạn là muốn có một người bạn đời biết quan tâm, một công việc tốt và một ngôi nhà đẹp, nhưng chúng thực ra chỉ là một số thứ bạn muốn có trong cuộc sống. Khi hỏi bạn mong muốn điều gì từ cuộc sống này, tôi đang hỏi theo nghĩa rộng nhất. Tôi không hỏi về những mục tiêu mà bạn đề ra khi thực hiện các hoạt động hằng ngày, mà tôi đang hỏi về mục tiêu lớn lao trong cuộc sống của bạn. Nói cách khác, trong số những thứ bạn có thể theo đuổi trong cuộc sống, thứ nào bạn tin là có giá trị nhất?

Nhiều người sẽ khó lòng nêu ra được mục tiêu này. Họ biết mình muốn gì trong từng phút một hoặc thậm chí từng thập kỷ một trong suốt cuộc đời mình, nhưng họ chưa bao giờ dành thời gian để suy ngẫm về mục tiêu sống lớn lao của bản thân. Chuyện này có lẽ cũng dễ hiểu. Nền văn hóa của chúng ta vốn không khuyến khích mọi người nghĩ về những điều như vậy, mà chỉ tạo ra hết xao lãng này đến xao lãng khác, để chúng ta không bao giờ phải bận tâm đến chúng. Nhưng một mục tiêu lớn lao trong đời là thành phần đầu tiên của một triết lý sống. Nếu bạn không có một mục tiêu lớn lao trong đời, tức là bạn không có một triết lý sống chặt chẽ.

Nhưng tại sao có một triết lý sống lại quan trọng? Vì nếu không có nó, bạn sẽ có nguy cơ sống lầm lạc – bất kể bạn đã làm gì, bất kể mọi niềm vui thú mà bạn đã thụ hưởng lúc sinh thời, chung quy bạn vẫn sẽ sống một cuộc đời tồi tệ. Nói cách khác, có nguy cơ là lúc bạn đang nằm hấp hối trên giường, bạn sẽ nhìn lại và nhận ra rằng mình đã uổng phí một cơ hội sống. Thay vì dành cuộc đời mình để theo đuổi điều gì đó thực sự đáng giá, bạn đã phung phí nó khi mặc cho bản thân bị xao lãng trước vô số thứ phù phiếm mà cuộc đời đưa đến.

Giờ giả sử bạn đã xác định được mục tiêu lớn lao trong đời mình. Và bạn cũng biết rõ tại sao mục tiêu này lại đáng để phấn đấu. Dù thế, bạn vẫn có nguy cơ sống lầm lạc. Bạn có thể sẽ không đạt được mục tiêu này, nhất là nếu không có một chiến lược hiệu quả. Do đó, thành phần thứ hai của một triết lý sống là một chiến lược để đạt được mục tiêu lớn lao của bạn. Chiến lược này sẽ chỉ rõ cho bạn phải làm những gì trong cuộc sống hằng ngày, từ đó tối đa hóa khả năng đạt được điều mà bạn xem là đáng giá nhất trong cuộc đời mình.

Cuốn sách này dành cho những người đang tìm kiếm một triết lý sống. Trong các trang tiếp theo, tôi sẽ tập trung vào một triết lý mà tôi thấy hữu ích và tôi nghĩ rằng nhiều độc giả cũng sẽ thấy như vậy. Đó là triết lý của trường phái Khắc kỷ cổ đại. Tuy triết lý sống này đã lâu đời nhưng ngày nay nó xứng đáng nhận được sự chú ý của bất kỳ cá nhân nào mong muốn có được một cuộc sống vừa ý nghĩa vừa trọn vẹn – những người mong muốn có được một cuộc sống tốt đẹp.

Nói cách khác, cuốn sách này đưa ra lời khuyên mọi người nên sống như thế nào. Đúng hơn, tôi sẽ là cầu nối mang đến cho bạn lời khuyên của các triết gia Khắc kỷ từ hai ngàn năm trước. Đây là điều mà các triết gia đồng nghiệp của tôi thường miễn cưỡng thực hiện, nhưng nói đi cũng phải nói lại, họ chủ yếu quan tâm đến “tính học thuật” của triết học; tức là họ chuyên nghiên cứu về lý thuyết hoặc lịch sử. Ngược lại, tôi quan tâm đến tính thực tiễn của chủ nghĩa Khắc kỷ: mục tiêu của tôi là áp dụng triết lý này vào cuộc sống của mình và khuyến khích người khác áp dụng nó vào cuộc sống của họ. Tôi cho rằng các triết gia Khắc kỷ cổ đại sẽ khuyến khích cả hai đường hướng này, nhưng họ cũng sẽ khẳng định rằng lý do chính để tìm hiểu về chủ nghĩa Khắc kỷ là nhằm áp dụng nó vào thực tiễn.

Điểm nữa cần hiểu rõ là mặc dù chủ nghĩa Khắc kỷ là một triết lý, nhưng nó cũng bao hàm cả yếu tố tâm lý. Các nhà Khắc kỷ nhận ra rằng một cuộc sống đầy rẫy cảm xúc tiêu cực – bao gồm tức giận, lo lắng, sợ hãi, đau buồn và ghen tị – không phải là một cuộc sống tốt đẹp. Do đó, họ trở thành những nhà quan sát nhạy bén về hoạt động của tâm trí con người và kết quả là trở thành một số nhà tâm lý học uyên bác nhất thời cổ đại. Họ tiếp tục phát triển các kỹ thuật để ngăn không cho các cảm xúc tiêu cực xuất hiện và để dập tắt chúng khi những nỗ lực ngăn chặn thất bại. Ngay cả những độc giả không tin tưởng phương pháp suy diễn của triết học cũng nên quan tâm đến các kỹ thuật này. Suy cho cùng, ai lại không muốn giảm bớt số lượng cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống hằng ngày cơ chứ?

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Bùa Lỗ Ban, Thực Hư, Thiện Ác (Thiên Hùng)
“Tên cướp bất ngờ thấy Hạnh đuổi theo bén gót lại la inh ỏi, nên thay vì chạy vào trong chợ, hắn rẻ vào khu nhà dân đối diện với chợ Kim Biên… bởi một số người nghe tiếng Hạnh la, cùng rượt theo hắn… và ngay đầu hẻm, hắn bị đá té bổ nhào, chiếc bóp có dây đeo vừa cướp được của Hạnh văng ra xa… Người đá ngã tên cướp cạn là một anh phu xích lô đạp, đang ngồi trên xe chờ khách, đậu trước đầu con hẻm, thấy tên cướp chạy ngang và nhiều người đang đuổi theo phía sau, nên phóng xuống xe đá vào chân tên cướp. Anh cúi xuống nhặt chiếc bóp lên, chưa kịp đưa cho Hạnh cũng vừa chạy đến, thì tên cướp đã lồm cồm bò dậy, tức tối húc đầu vào bụng anh. Cười nhạt, anh nghiêng người qua để tránh, tên cướp hụt đòn lảo đảo, thì thêm ba tên khác từ trong xóm, cầm cây dầu loại 3 phân vuông, xông vào… Mọi người ai cũng đều nghĩ là họ sẽ giúp anh phu xích lô để bắt tên cướp, nhưng sự việc hoàn toàn ngược lại. Ba tên mới đến đã tấn công anh phu xích lô đang tóm gáy tên cướp, để giải vây cho hắn. Quá bất ngờ, nên mọi người đều há hốc mồm kinh ngạc, kể cả Hạnh, nên cô đứng chết trân. Anh phu xích lô buông tên cướp nhảy ra ngoài, ngay trước Hạnh để tránh những khúc cây dầu vuông phang tới tấp, và Hạnh thấy, hình như ngón tay trỏ của anh ngay ra chỉa xuống đất khoanh khoanh mấy vòng tròn. Thật lạ lùng, bọn cướp cạn đang hung hãn như vậy, bỗng ngây người ra, thì vừa lúc có tiếng tu-huýt của cảnh sát ré lên từ bên chợ, và hai nhân viên cảnh sát cùng vài người dân chạy qua… Họ đã còng tay bọn cướp cạn thật dễ dàng vì hình như chúng không còn chút hơi sức nào để kháng cự… Được những người mục kích sự việc thuật lại tường tận hai nhân viên cảnh sát đã mời Hạnh và anh phu xích lô theo về bót để làm biên bản sự việc… Có lẽ là lần đầu tiên phải tới cò bót, nên dù rối rít cám ơn anh phu xích lô, Bà Bảy vẫn lo lắng hỏi Hạnh, khi thấy nhân viên cảnh sát đã tạm giữ chiếc bóp của Hạnh: - Bóp của mầy bị giựt mà, sao họ chưa chịu trả cho mầy, còn đi đâu nữa chứ Hạnh? Hạnh chưa biết phải trả lời bà Bảy như thế nào vì hình như đầu óc cô vẫn chưa được tập trung, thì anh phu xích lô đỡ lời: - Bác và cô hãy an tâm, về bót họ sẽ trả lại cho cô, sau khi lập biên bản vì họ cần có tang vật để truy tố bọn cướp cạn nầy. Tìm mua: Bùa Lỗ Ban, Thực Hư, Thiện Ác TiKi Lazada Shopee Hạnh nhìn anh phu xích lô, đang đẩy xe đi kế bên bà Bảy, lí nhí tiếng cám ơn… Bây giờ cô mới nhìn kỷ ân nhân của mình… khoảng hăm lăm, hăm sáu, người dong dỏng cao, gương mặt tuy hơi đen vì nắng gió, nhưng còn phảng phất đâu đó chút hình ảnh thư sinh với nụ cười tự tin nửa miệng, nhất là đôi mắt cương nghị được biểu lộ dưới đôi lông mày rậm hình lưỡi mác… và không hiểu sao, cô có linh cảm đây mới chính là người gia đình cô muốn tìm chứ không phải là thầy Hai Lý…”Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bùa Lỗ Ban, Thực Hư, Thiện Ác PDF của tác giả Thiên Hùng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bông Lúa Sa Mo (An Khê)
Nhà văn An Khê tên thật Nguyễn Bính Thinh, sanh ngày 1-9-1923 (giấy tờ ghi 1925) tại Sa-Đéc và mất ngày 9-11-1994 tại Marseille, Pháp, nơi ông sống lưu vong. Thân phụ ông, bác-sĩ Nguyễn Bính với bút hiệu Biến Ngũ Nhy, đã là một trong những nhà văn tiền phong của nền văn học chữ quốc ngữ, tác giả Kim Thời Dị Sử. An Khê từng là sĩ quan quân đội quốc gia Việt Nam thời Bảo Đại, lên đến Thiếu Tá Tiểu đoàn trưởng thì bị thương nặng và giải ngũ. Thời trẻ trước đó, ông đã tham gia phong trào Thanh niên ái quốc đoàn, năm 1941 bị thực dân Pháp bắt giam ở Khám Lớn (Sài- Gòn) rồi bị đày ra Côn-Đảo. Tháng 8 năm 1945, ông được chính phủ Trần Trọng Kim trả tự do đưa về đất liền cùng 122 chiến sĩ quốc gia khác. An-Khê viết kể lại giai đoạn tù đày này trong Từ Khám Lớn... Tới Côn- Đảo, hồi-ký lao-tù của một chiến sĩ cách mạng quốc-gia, xuất bản tại Canada năm 1993. Sự nghiệp văn hóa chính của An-Khê là làm báo và viết tiểu-thuyết. Ông đã viết cho nhiều nhật báo và tạp chí ở miền Nam và làm chủ nhật báo Miền Tây. Ngoài bút hiệu An-Khê, ông còn ký Cửu Lang, Vân Nga, Trương Thanh Vân,...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bông Lúa Sa Mo PDF của tác giả An Khê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bông Lúa Sa Mo (An Khê)
Nhà văn An Khê tên thật Nguyễn Bính Thinh, sanh ngày 1-9-1923 (giấy tờ ghi 1925) tại Sa-Đéc và mất ngày 9-11-1994 tại Marseille, Pháp, nơi ông sống lưu vong. Thân phụ ông, bác-sĩ Nguyễn Bính với bút hiệu Biến Ngũ Nhy, đã là một trong những nhà văn tiền phong của nền văn học chữ quốc ngữ, tác giả Kim Thời Dị Sử. An Khê từng là sĩ quan quân đội quốc gia Việt Nam thời Bảo Đại, lên đến Thiếu Tá Tiểu đoàn trưởng thì bị thương nặng và giải ngũ. Thời trẻ trước đó, ông đã tham gia phong trào Thanh niên ái quốc đoàn, năm 1941 bị thực dân Pháp bắt giam ở Khám Lớn (Sài- Gòn) rồi bị đày ra Côn-Đảo. Tháng 8 năm 1945, ông được chính phủ Trần Trọng Kim trả tự do đưa về đất liền cùng 122 chiến sĩ quốc gia khác. An-Khê viết kể lại giai đoạn tù đày này trong Từ Khám Lớn... Tới Côn- Đảo, hồi-ký lao-tù của một chiến sĩ cách mạng quốc-gia, xuất bản tại Canada năm 1993. Sự nghiệp văn hóa chính của An-Khê là làm báo và viết tiểu-thuyết. Ông đã viết cho nhiều nhật báo và tạp chí ở miền Nam và làm chủ nhật báo Miền Tây. Ngoài bút hiệu An-Khê, ông còn ký Cửu Lang, Vân Nga, Trương Thanh Vân,...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bông Lúa Sa Mo PDF của tác giả An Khê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bơ Vơ (Nguyễn Công Hoan)
Cuốn tiểu thuyết xoay quanh bốn số phận khác nhau, đáng thương và đáng trân trọng. “Một kiếp người” đầy gian truân, tủi hổ của cô Muộn. Vì quá khứ chống và giết người Pháp của cha mà Muộn phải sống khổ sở, không nơi nào được tồn tại lâu dài với nghề nghiệp. Khác với Muộn trong “Một kiếp người”, Lệ Dung trong truyện cùng tên, là cô con gái xinh đẹp, may mắn sống trong sự giáo dục chu đáo của gia đình và nền học vấn tiến bộ. Cô có một tình yêu đằm thắm với người bạn học Liêm Khê. Nhưng đến ngày cưới thì Liêm Khê bị bắt, để lại Lệ Dung với nỗi buồn đau tuyệt vọng, không tin tức. Còn tiểu thuyết “Tấm lòng vàng” kể về anh chàng học trò nghèo tên Đức. Do thông cảm và thương Đức hiếu học nhưng không có tiền trọ học, nên một người thầy đã âm thầm giúp anh một số tiền nhỏ. Đến khi đỗ đạt làm quan, Đức cố công tìm cho ra ân nhân của mình và trả ơn một cách thích đáng, không những về vật chất mà cả tinh thần. Riêng số phận bơ vơ của Sửu (tiểu thuyết “Bơ vơ”) khiến người đọc phải bùi ngùi. Bị vứt ra khỏi gia đình từ khi mới lọt lòng bởi quan niệm “môn đăng hộ đối”. Tìm mua: Bơ Vơ TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Công Hoan":Bước Đường CùngKép Tư BềnLá Ngọc Cành VàngLệ DungMột Đứa Con Đã Khôn NgoanNgười Ngựa, Ngựa NgườiNợ NầnOẳn Tà RroằnTấm Lòng Vàng Và Ông ChủTắt Lửa LòngTiểu Thuyết Nguyễn Công HoanTuyển Tập Truyện Ngắn Nguyễn Công HoanBơ VơDanh TiếtÔng ChủTấm Lòng VàngTruyện Ngắn - Nguyễn Công HoanĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bơ Vơ PDF của tác giả Nguyễn Công Hoan nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.