Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Vũ Bằng - Các Tác Phẩm Mới Tìm Thấy (Lại Nguyên Ân)

Cuốn sách mà bạn đọc đang cầm trong tay là một sưu tập những tác phẩm của nhà văn Vũ Bằng (1913-1984) do tôi tìm được, phần lớn từ cuối năm 2000.

Tôi vốn không phải là một chuyên gia về tác giả Vũ Bằng, song việc tôi làm tập sách này không hẳn là sự tình cờ.

Hồi cuối năm 2000, khi tôi được mời đi thăm và đọc tài liệu tại Đại học California ở Berkeley, Hoa Kỳ, mối quan tâm chính của tôi là đi tìm tác phẩm của tác gia Phan Khôi (1887-1959). Khi ấy sự hiểu biết của tôi về báo chí chữ Việt trước 1945 còn khá ít ỏi; để tìm dấu tích tác gia mình định tâm tìm, tôi chúi đầu vào nhiều tờ khác nhau (cố nhiên tất cả đều là đọc trên bản chụp microfilm, do thư viện các đại học ở Mỹ mua bản chụp các sưu tập báo Việt từ nguồn lưu trữ của Pháp). Và một trong những điều ngẫu nhiên đã xảy ra: Với không ít tờ báo cũ, tôi không thấy dấu tích bài đăng của Phan Khôi nhưng lại thấy bài vở của nhiều tên tuổi quen thuộc khác, như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Bùi Hiển, Kim Lân... và tất nhiên, Vũ Bằng.

Cũng xin nhắc lại rằng vào năm 2000 ấy, đối với làng văn chính thống ở ta, tên tuổi Vũ Bằng như là vừa được đưa từ bóng tối ra ánh sáng. Trước đó, trường hợp Vũ Bằng nằm chung trong số những tác giả đô thị miền Nam thời kỳ 1954-1975, do vậy chỉ một số tác phẩm của ông được in lại một cách dè dặt. Thế rồi có một sự việc gây đột biến: những thông tin hé lộ ra rằng Vũ Bằng là một chiến sĩ tình báo được "bên ta" cài vào nằm vùng trong vùng "quân địch" suốt thời gian kháng chiến, - đã mau chóng làm thay đổi hẳn thái độ đối xử từ phía dư luận chính thống đối với tác gia này. Một loạt tác phẩm riêng lẻ của ông được tái bản. Đồng thời, ngay trong năm 2000, một Tuyển tập Vũ Bằng gồm ba tập được biên soạn và ra mắt rất nhanh. Sau đấy ít năm nữa, một bộ sách mang nhan đề Toàn tập Vũ Bằng cũng đã được in ra.

Thế nhưng, hầu hết những tác phẩm của Vũ Bằng mà tôi sưu tầm được từ cuối năm 2000 kia, hoàn toàn nằm ngoài các bộ sách đó! Tìm mua: Vũ Bằng - Các Tác Phẩm Mới Tìm Thấy TiKi Lazada Shopee

Bạn đọc có thể lấy làm ngạc nhiên về điều ghi nhận tôi vừa kể. Song những ai hiểu biết thực trạng nghiên cứu và biên khảo ở ta hiện nay, hẳn đã lường trước được tình trạng đó.

Ở nơi nào khác, với mặt bằng nghiên cứu và mặt bằng xuất bản hoạt động theo những chuẩn mực cao, các tuyển tập của các tác gia chỉ có thể là kết quả của việc nghiên cứu và hệ thống hoá toàn bộ sự nghiệp trứ thuật, sáng tác của tác gia ấy; do vậy, trong các bộ tuyển tập, toàn tập hoàn toàn không thể thiếu những mảng tác phẩm đáng kể của họ.

Vì thế tôi rốt cuộc phải soạn những tác phẩm của Vũ Bằng mà tôi sưu tầm được từ tám chín năm trước thành một cuốn sưu tập riêng.

Do chỗ không phải là người nghiên cứu chuyên về tác gia này, tôi chỉ có thể đưa ra một sưu tập những tác phẩm tôi tìm thấy chứ không thực hiện một loại công trình "bổ di" cho những cuốn tuyển đã có. Tất nhiên, tôi cũng sẽ không lặp lại những gì đã được đưa vào các cuốn tuyển đã có. Trong chừng mực nhất định, tôi cũng có lưu ý tìm thêm đọc thêm về tác giả này và đã thấy những nguồn tác phẩm khác nữa. Chẳng hạn, chùm tác phẩm mà người ta cho là đầu tay của Vũ Bằng, - không phải quá khó để tìm ra chúng, nếu người ta thực sự muốn tìm chứ không chỉ thốt ra vài ba thán từ thật sến để mị người đọc. Tôi đã toan đưa vào sưu tập này truyện Con ngựa già và loạt tác phẩm Vũ Bằng đăng báo Đông tây ở Hà Nội hồi 1931-1932, song nghĩ lại, thấy chỉ nên kê một danh mục để các nhà biên khảo chuyên về tác gia này đi khai thác1.

Trong sưu tập này, ngoài một phóng sự của Vũ Bằng đăng năm 1938 trên tuần báo Dư luận, và một phóng sự Vũ Bằng viết cùng với Tam Lang đăng năm 1946 trên nhật báo Kiến quốc, còn lại đều là các bài vở ký Vũ Bằng hoặc Tiêu Liêu đăng trên tuần báo Trung Bắc chủ nhật, từ 1940 đến 1945; trong số này, tôi chỉ bỏ qua loạt bài Bàn về tiểu thuyết và thiên hồi ký Cai, - hai tác phẩm này sau khi đăng Trung Bắc chủ nhật đã in thành sách riêng, và gần đây, nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã sưu tầm và đưa in lại2. Tôi cũng chỉ lấy các bài mà tác giả ký là Vũ Bằng hoặc Tiêu Liêu, không lấy các bài ký các bút danh khác, được biết cũng là của Vũ Bằng, như Thiên Tướng chẳng hạn.

Điều mà tôi muốn lưu ý nhất ở các tác phẩm của Vũ Bằng trong sưu tập này, là ý nghĩa đáng kể về tư liệu. Đây không chỉ là các tác phẩm mà còn là những tư liệu, thậm chí là loại tư liệu hiếm, quý, về nhiều phương diện khác nhau.

Vì hầu hết các bài trong sưu tập này đều rút từ Trung Bắc chủ nhật, xin nói chút ít về tờ tuần báo này. Ban đầu, tên gọi của nó là Trung Bắc tân văn chủ nhật, tức là một ấn phẩm ra hằng tuần của nhật báo Trung Bắc tân văn (tờ nhật báo này ban đầu là chi nhánh của tờ Lục tỉnh tân văn ở miền Trung và miền Bắc, chủ nhiệm là E. Schneider, chủ bút là Nguyễn Văn Vĩnh, hoạt động từ 1913 đến 1941); người quản lý tờ tuần báo này là Dương Phượng Dực. Khi Trung Bắc tân văn đóng cửa, tuần báo này đổi tên là Trung Bắc chủ nhật, người đứng chủ trương là Nguyễn Doãn Vượng; từ số 257 chủ nhiệm là Nguyễn Văn Luận. Tính ra tờ này ra được 262 số, từ 3.3.1940 đến 16.9.1945.3

Có thể nói, trong mặt bằng báo chí tiếng Việt đương thời ở miền Bắc, Trung Bắc chủ nhật là tờ tuần báo văn hoá xã hội phổ thông. Tờ tuần báo này là nơi giới thiệu khá nhiều tác phẩm của những nhà văn "tiền chiến lớp sau" như Nguyễn Tuân, Nam Cao, Hồ Dzếnh, Kim Lân, Bùi Hiển, Tam Kính, v.v... Song phần dành đăng sáng tác thơ văn dù sao cũng ít hơn so với các nội dung tri thức văn hoá xã hội, đáp ứng nhu cầu hiểu biết của các giới trung lưu trong thị dân đương thời. Do vậy, nhiều cây bút đa năng, có thể dịch thuật kiến thức Âu Tây, lại cũng có thể biên khảo tư liệu Á Đông cổ truyền, đã quần tụ chung quanh tuần báo này, đáng kể nhất là những nhà văn, nhà báo kỳ cựu như Ngô Tất Tố, Đào Trinh Nhất (ông này bị trục xuất từ Nam Kỳ ra Bắc), Doãn Kế Thiện, v.v...

Vai trò của Vũ Bằng trên Trung Bắc chủ nhật, trong phần lớn thời gian tồn tại của tuần báo này, có thể hiểu như là thư ký toà soạn (điều này là đoán nhận qua nội dung báo chứ không thấy ghi rõ ràng trên manchette báo). Vai trò này không chỉ thể hiện ở việc chèo lái toà soạn, ở việc sắp xếp nội dung bài vở các số báo, mà còn bộc lộ ở chính một phần đáng kể các bài báo của Vũ Bằng. Chẳng hạn, mục "Không đó... thì đây" ở hầu hết các số báo từ tháng 9 đến hết năm 1940, điểm các sự kiện thời sự văn hoá xã hội từ lớn đến nhỏ được các báo hàng ngày nêu trong tuần lễ trước đó; hoặc các loại bài dẫn nhập các số báo mang tính chuyên đề. Bạn đọc sẽ thấy trong sưu tập này khá nhiều bài Vũ Bằng viết nhằm mở đầu hoặc kết thúc những ý kiến, những chùm tư liệu của nhiều tác giả khác nhau xung quanh mỗi chuyên đề của từng số báo: số về vùng Láng ngoại ô Hà Nội, số về mùa thu, số về văn hoá Nhật Bản, số về Thái Lan, số về hội Lim, số về chiếu bóng, số về tuồng, số về nạn mê tín dị đoan, số về nạn lang băm, số về hội chợ, số về báo chí, số về nạn lụt, v.v... Chính việc phải ứng phó với các loại đề tài kiến thức phổ thông về văn hoá xã hội trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu hiểu biết ngày càng rộng của cư dân trung lưu đô thị, đã buộc một cây bút vốn ban đầu chỉ tự thấy có khiếu viết văn và yêu thích vẻ năng động của nghề báo đã phải tự mở rộng không ngừng tầm hiểu biết của mình, phải tự xác định và tự bồi bổ một quan niệm trước các vấn đề xã hội, chính trị, văn hoá đương thời.

Vũ Bằng thuộc thế hệ người Việt thứ hai hoặc thứ ba bước vào nghề báo, khi mà nghề báo và nghề văn vẫn chưa tách hẳn khỏi nhau;4 thể tài mà ông viết thạo và viết hay, thường vẫn là các loại bài có chất phóng sự, ký sự, nơi mà những khám phá về các nét cụ thể của đời sống người Việt chừng như có sự ăn nhập tuyệt vời với văn mạch, với ngôn từ của tác giả. Những phóng sự về nghề mai mối, về tật ghen tuông của những "sư tử Hà Đông", về chuyện kén rể, v.v... trong sưu tập này cho thấy điều đó.

Lần theo ngòi bút làm báo của nhà văn Vũ Bằng, chúng ta sẽ có dịp trải nghiệm lại thậm chí cả những ấu trĩ về nhận thức của nhân loại ngay trong thời đại của khoa học, trên những đề tài như về những quái thai, về ma-cà-rồng... vốn đã từng một thời ám ảnh dư luận nhiều nước văn minh.

Lại cũng có sự việc rất sáng sủa, vì thuộc lĩnh vực văn hoá, nhưng lại nảy ra dưới tác động của những sự kiện lịch sử tiêu cực; nói cụ thể, đó là một số hoạt động văn hoá những năm 1940, sau khi quân phát xít Nhật vào Đông Dương, như triển lãm tranh của hoạ sĩ Fujita, triển lãm hàng mỹ thuật Nhật Bản ở Hà Nội,... trong thời gian ấy Vũ Bằng cũng viết không ít bài về văn hoá Nhật, dịch thuật một số tác phẩm văn học Nhật. Theo suy nghĩ của tôi thì những hoạt động đó, mặc dù đương thời đã diễn ra được là do sự có mặt của cái thế lực đã bị tiến trình lịch sử lên án và phủ định, nhưng những hoạt động văn hoá đó vẫn đọng lại ý nghĩa giao lưu văn hoá tốt đẹp. Đọc lại những trang Vũ Bằng viết hoặc dịch về đề tài này thời ấy, ta chỉ thấy nội hàm về những đặc sắc đáng quý trọng trong văn hoá của một dân tộc. Thậm chí trong một truyện võ hiệp về hận thù đã kết thúc bằng sự giải toả thù hận.

Có một chùm bài viết nữa của Vũ Bằng khiến tôi truy tìm chăm chú hơn hẳn các loạt bài khác, ấy là chùm bài về thời sự xã hội chính trị những năm 1945-1946. Vì sao vậy? Có lẽ vì từ rất lâu rồi, để minh chứng phản xạ của giới nhà văn Việt Nam đối với các biến cố xã hội 1945-1946 trong và ngoài nước, giới nghiên cứu mới chỉ có được rất ít, quá ít tài liệu cụ thể. Trong những cuốn giáo trình văn học sử của Đại học Sư phạm hoặc Đại học Tổng hợp Hà Nội soạn hồi những năm 1960-1970, chỉ thấy người ta dẫn ra tuỳ bút Vô đề của Nguyễn Tuân hoặc bút ký Đường vô Nam của Nam Cao. Mà ở cả hai bài ký ấy người ta chỉ đọc thấy thái độ của nhà văn chứ hầu như không thấy bóng dáng đời sống sự kiện hiện thực đương thời.

Vậy mà trên Trung Bắc chủ nhật chỉ trong năm 1945, ta sẽ thấy có trên một chục bài thuộc loại nói trên của Vũ Bằng. Các sự kiện quốc tế như tin Hitler tự tử, nước Đức quốc xã sụp đổ, phe Đồng Minh thắng lợi và kết thúc thế chiến thứ hai; các sự kiện ở ngay trên đất này như quân Nhật ở Đông Dương làm đảo chính, quân Pháp thua chạy, vua Bảo Đại lập nội các cho "Việt Nam Đế quốc", rồi Cách mạng tháng Tám và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, - bấy nhiêu sự kiện đều ít nhiều có hồi âm trong các bài báo thời ấy của Vũ Bằng. Ngày nay, bằng vào đó, chúng ta có thể coi ông như một trong những nhân chứng của các biến cố lớn ấy, hơn nữa, là một trong những nhân chứng hiếm hoi và nặng ký.

Quả vậy. Có thể nói, nhờ ngòi bút đưa tin kiểu phóng sự của ông, ngày nay ta mới biết có những hoạt động xã hội của giới nghệ sĩ ở Hà Nội như biểu diễn lấy tiền ủng hộ binh sĩ bị thương; hoặc triển lãm tranh "cổ động nền độc lập" ngay sau khi thực dân Pháp bị tước quyền cai trị ở xứ mình; những thảo luận về quốc ca và quốc kỳ cho một nước Việt độc lập; việc đặt vấn đề dùng hoàn toàn Việt ngữ trong giáo dục phổ thông; việc đặt vấn đề cải cách chương trình dạy ở trường mỹ nghệ, v.v. Cũng chỉ nhờ ngòi bút nhà văn làm báo này, ta mới biết có những va chạm Việt-Pháp trong cư dân ở ngay những ngày "hậu thực dân" đầu tiên. Chỉ nhờ ngòi bút nhà văn làm báo ghi nhanh, ta mới còn biết có những nét của biến thiên lịch sử vụt thoáng qua rất nhanh: học giả Trần Trọng Kim trong vai trò thủ tướng; việc khôi phục Hà Nội trong quy chế một thành phố của nước Việt Nam độc lập; việc Hà Nội khôi phục đền Trung Liệt thờ những bậc quản thủ đã tử tiết vì thành phố... Kịp đến khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được dựng lên, ta đã thấy Vũ Bằng lên tiếng khá sớm; tất nhiên ông không ở trong nhóm sáng lập Văn hoá Cứu quốc, những ý kiến của ông, từ một chỗ đứng khác, vẫn nhấn vào ý thức "nhận đường" của người trí thức trước vận mệnh dân tộc, trước những vấn nạn sống còn của một nhà nước mới, một chế độ mới. Hai bài báo của Vũ Bằng sau sự kiện 2.9.1945 trên hai số cuối của tuần báo Trung Bắc chủ nhật cho thấy tình cảm trách nhiệm rõ rệt của nhà văn.

Là một sưu tập có tính chất lư liệu nên tôi giữ nguyên tất cả giọng văn và những đoạn kiểm duyệt của nhà cầm quyền cũ.

Trên đây là đôi điều mang tính chất thuyết minh về những bài báo và tác phẩm của nhà văn Vũ Bằng do tôi sưu tầm được và công bố lại trong tập sách này. Như đã nói từ đầu, tôi không phải là chuyên gia về tác giả Vũ Bằng. Dựa vào những gì mà một số nhà báo hoặc nhà phê bình đã viết về Vũ Bằng, tôi cho rằng việc nghiên cứu về tác gia này mới chỉ đạt được những kết quả ít ỏi. Tập sách này, - hầu như chỉ gắn với việc theo dõi hoạt động của ngòi bút Vũ Bằng trên một tờ tuần báo ở Hà Nội những năm 1940-1945 - là một nỗ lực khá hạn chế, mong góp một phần rất nhỏ vào việc làm rõ các phạm vi hoạt động và cống hiến của ông.

Rất mong nhận được sự nhận xét góp ý của bạn đọc và đồng nghiệp trong giới sưu tầm nghiên cứu về sưu tập này.Hà Nội, những ngày đầu xuân Mậu Tý 2008

LẠI NGUYÊN ÂN

***

Vũ Bằng: Các tác phẩm mới tìm thấy gồm có: Cá ngựa! Cá ngựa! Không đó thì đây Chuyện mười lăm năm cũ Láng ban đêm Ngoảnh lại trông xuân Mực Nước Nhật với trăng mùa thu Xiên lình Vinh nhục của mụ mối Nghệ thuật hát bội ở Phù Tang Tam Đảo Geisha Vụ đi thề ở đền Bạch Mã Thời kỳ thứ nhất Việt Nam lấy ba tỉnh ở Chân Lạp Năm 1940 đã hết Chén trà tàu đầu xuân Hội Lim đã mất, hội Lim vạn tuế Công dụng lớn lao của chiếu bóng về phương diện xã hội và mỹ thuật Ngày mai chiếu bóng sẽ ra sao? Sự mê tín chung quanh những quái thai1 Ma cà-rồng1 Một vài sân vận động nữa! Một vài bể bơi nữa! Sau những nạn giết người bằng thuốc Trừ nạn lang băm lang bổ Phê bình Phương Tây trả lời Khi những bà sư tử Hà Đông tức giận Cuộc đời lên voi xuống chó của vua diêm Tuồng cổ có còn hy vọng được trông thấy những ngày tốt đẹp nữa không? Rabindranath Tagore từ trần Cây chaumoolgra không có gì là lạ! Gió mùa thu, lá vàng rụng bay... Nạn khan giấy, một nguy cơ không nhỏ cho làng văn và làng báo ở đây Hội chợ Nữu Ước năm 1939 Đi xem kỹ nghệ và tiểu công nghệ Bắc Kỳ 450 ngàn triệu về việc quốc phòng Nữu Ước phen này liệu có bị ném bom không? Hết hội chợ triển lãm Hà Nội 1941 Bổng, quán quân xe đạp 1933-1934 Con sên leo dốc Xuân không có tuổi Tết năm nay có gì lạ? Thiên đường của báo chí Con đường đầy ánh sáng Mấy ý nghĩ về Trời Ấn Độ huyền bí Săn rể, tậu rể, lùng rể, bán đấu giá rể đây! Dưới bóng mặt trời không có gì lạ! Đồ Sơn Vụ lụt sông Mississippi Những nạn động đất Gốc tích xe hoa và hoa giấy trong các chợ phiên Dân cư và thành thị Algérie Tết cùng Có hải quân mạnh chưa đủ, còn cần cả hải thương... Cô Kiều không hề lẫn chữ tội với chữ công Một nhân vật thời chiến quốc: Kinh Kha Xuân già Nhân ngày 2 Mai là ngày giỗ Nguyễn Văn Vĩnh Gánh chung việc nghĩa liều ra mặt Quốc kỳ Từ việc dùng Việt ngữ trong kỳ thi sơ học bổ túc đến việc soạn sách giáo khoa cho các trường Sẵn sàng để đợi Lấy máu trong tim ra để vẽ tranh Nghệ sĩ trước những sự cải cách của đất nước cần phải làm gì ngay? Cứ cho họ uống! De Gaulle cần phải kể tội De Gaulle trước! Hà Nội có gì lạ? Ba bức thư thượng khẩn ta lại gửi cho ta bức thư thứ nhất Bức thư thượng khẩn thứ hai ta lại gửi cho ta Cần kiệm liêm chính 1946

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vũ Bằng - Các Tác Phẩm Mới Tìm Thấy PDF của tác giả Lại Nguyên Ân nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Lời Hứa Của Anh Là Biển Xanh Của Em (Scotland Chiết Nhĩ Miêu)
Em tìm trong biển người mênh mông một trái tim có cùng nhịp đập, một tâm hồn duy nhất bầu bạn cùng em. Tìm được, là hạnh phúc; không tìm được, là số mệnh... Anh xuất thân là lính bắn tỉa của Đại đội Trinh sát. Một người lính Trinh sát, đối với con người hay sự việc đều có khả năng nhận biết và thẩm định một cách chuẩn xác. Còn một tay súng bắn tỉa, khi đã xác định được mục tiêu thì việc duy nhất phải làm là lập tức xuất kích. Thật không may, anh có đầy đủ phẩm chất của cả hai dạng trên. Đối với cô lại càng không may, bởi vì cô là mục tiêu của anh. Đây không phải là câu chuyện về một tình yêu mù quáng, cũng không phải là câu chuyện rung động đất trời. Đây là câu chuyện về hai tâm hồn đã hết hy vọng với tình yêu, nhưng lại vô tình gặp gỡ nhau giữa dòng năm tháng. Tìm mua: Lời Hứa Của Anh Là Biển Xanh Của Em TiKi Lazada Shopee Ban đầu, chính cô cũng không ngờ rằng, lời hứa của một quân nhân, khi đã nói ra, thì đó chính là lời hứa trọn đời trọn kiếp…***Bánh bảo nhỏ - kết tinh tình yêu của Nghiêm Chân và Cố Hoài Việt ra đời vào một ngày tuyết rơi nhiều. Trải qua thiên tân vạn khổ, rút cuộc mẹ con cũng bình an, cả nhà họ Cố kích động không thôi. Bánh bao nhỏ đem mẹ của mình lăn qua lăn lại quả thật rất lợi hại khiến cho Nghiêm Chân ngủ thật lâu mới tỉnh lại, sau đó phải tĩnh dưỡng vài ngày mới khôi phục lại như bình thường. Mấy ngày nay Cố lão phu nhân rất vui vẻ, ôm lấy cháu gái bảo bối không buông tay, ngay cả ba của bánh bao nhỏ muốn ôm con cũng phải được sự đồng ý của mẹ mình. Mẹ bánh bao vừa mới ôm tiểu bảo bảo của mình vào trong lòng, thời điểm bánh bao cảm nhận được tình mẹ thì lại không khóc nữa khiến cho Cố lão phu nhân đi theo vào cũng phải gạt nước mắt. Mà bánh bao có một đôi mắt đen nhuận sáng người, đôi mắt nhỏ nhìn lấy ba ở một bên đang ôm lấy mẹ mình, cái miệng nhỏ nhắn mở ra một chút... khóc. Và ngay sau đó là một loạt cảnh luống cuống tay chân... Ở trong bệnh viện hai tuần, Nghiêm Chân mới được trở về nhà. Cố lão phu nhân cũng không vội vã trở về, ở lại giúp hai vợ chồng bế cháu rồi còn chiếu cố Nghiêm Chân trong thời gian cô ở cữ. Bạn nhỏ Cố Gia Minh đối với em gái nhỏ mới sinh này cảm thấy rất mới mẻ, muốn sờ nhưng lại không dám sờ. Thật vất vả do dự vươn cánh tay ra thì lại bị bà nội quát cho, "Cháu phải đi rửa tay trước đi." Bạn nhỏ nào đó dẫu môi, chạy đến nhà vệ sinh giặt sạch khăn, rửa sạch tay lai chạy trở lại. cậu bé muốn ôm bánh bao nhỏ, nhưng Cố lão phu nhân sợ cháu trai mình tay còn nhỏ mà ôm lấy em gái sợ sẽ để ngã nên không để cho cậu bé ôm. Cái này làm cho bạn nhỏ Cố Gia Minh thương tâm, chạy trở về phòng của mình, vừa vặn gặp Nghiêm Chân mới lên sân thượng thu dọn tã đi xuống. Bạn nhỏ mếu méo, hướng góc tường nhích lại dần, không nói chuyện. Nghiêm Chân sờ đầu của cậu bé, "Gia Minh, Con thế nào mà lại không nhìn được vậy?" Nếu như ở trong nhà lúc bình thường thì Nghiêm Chân hỏi như vậy tuyệt đối không thành ván đề gì, tiểu gia hỏa này làm nũng rồi cứ thế qua đi. Nhưng hiện tại, đúng vào lúc bạn nhỏ Cố Gia Minh đang có cảm giác ủy khuất mà Nghiêm Chân lại hỏi như vậy, ủy khuất càng tăng lên. Tiểu tử này mếu miêng, bắt đầu xoắn ngón tay mà chỉ chỉ, oa oa khóc lên. Một bên ôm Nghiêm Chân, một bên gạt nước mắt, "Ô... Ô..ô.ô.." Nghiêm Chân rút cuộc nhận thấy được có cái gì đó không thích hợp, đem mọi thứ để sáng một bên rồi ngồi xổm xuống hỏi, "Con làm sao vậy? Như thế nào lại khóc?" Tiểu tử kia vừa gạt nước mắt vừa khóc, "Mọi người không thích con.ô...ô..ô) "Ai nói?" "Mọi người đều thích em gái. Ô...ô..." Tiểu tử kia khóc thút thít đem chuyện vừa rồi nói ra, Nghiêm Chân nghe xong nhịn không được mà nở nụ cười. Cô nhẹ nhàng vỗ lên khuôn mặt của cậu bé rồi nói, "Đó là Manh Manh còn nhỏ, cần có người chiếu cô. Lúc con còn nhỏ cũng như vậy, bà nội cũng che chở con như vậy mà." "Con sao lại không biết?" Tiểu tử kia hỏi. "Con mà nhớ mới là kỳ quái đó." Cô véo véo cái mũi của cậu bé, "Gia Minh không thích em gái sao?" Tiểu tử kia có chút rối rắm, "Con không biết." Ngón tay lại xoắn lại, "Bà nội không cho con ôm." Nghiêm Chân cười cười, "Vậy tối hôm nay chờ bà nội ngủ rồi, con vụng trộm dậy ôm em gái được không?" "Thật sao?" Tiểu tử kia nhất thời nóng lòng muốn thử. "Đương nhiên." Đêm đó Cố Hoài Việt không có về nhà. Gia Minh cùng bà nội ngủ trong một phòng, rút cuộc phải đợi cho bà nội ngủ thì tiểu tử kia mới rón ra rón rén xuống giường, đẩy cửa phòng ngủ của Nghiêm Chân ra, lén la lén lút đi vào. Kỳ thật không cần nói cũng biết, Nghiêm Chân để lại cho cậu bé một chiếc đèn ngủ. Ngọn đèn mở nhạt chiếu lên ánh mắt đang sáng lên của bạn nhỏ Cố Gia Minh. Cậu bé đến gần cái nôi của bánh bao nhỏ, nhìn bộ dạng ngủ say của em gái sau đó thật cẩn thận vươn cánh tay chạm vào. Cậu bé chạm vào khuôn mặt của em gái một chút, rồi lại một chút, rồi lại một chút nữa. Bánh bao nhỏ hình như là không vui trở mình, thế là bạn nhỏ Cố Gia Minh nhanh chóng thu tay. "Làm sao vậy?" Nghiêm Chân xoa xoa đầu cậu bé, cười hỏi. "Rất mềm mại." Tiểu tử kia nuốt nước miếng rồi nói, "Con nghĩ muốn ăn thạch hoa quả." Nghiêm Chân đứng sững sờ ở đó, vẫn là bị tiểu tử này chọc cho cười. Tiểu gia hỏa này... thật là...Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Scotland Chiết Nhĩ Miêu":Bầy HạcChuyện Dũng Cảm NhấtHạnh Phúc Ngọt NgàoLời Hứa Của Anh Là Biển Xanh Của EmMùa Đông DàiThời Gian Chỉ Dừng Lại Vì EmYêu Thương Trao AnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lời Hứa Của Anh Là Biển Xanh Của Em PDF của tác giả Scotland Chiết Nhĩ Miêu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lời Hồi Đáp 1997 (Lee Woo Joong)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lời Hồi Đáp 1997 PDF của tác giả Lee Woo Joong nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lời Hồi Đáp 1994 (Lee Woo Jung)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lời Hồi Đáp 1994 PDF của tác giả Lee Woo Jung nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lỗi Error 404 (Plaaastic)
“Nếu bạn mong chờ một câu chuyện happy ending với nhân vật chính vùng dậy ở cuối và làm người hùng đứng ngắm mặt trời mọc trên nóc nhà, đây không phải là một câu chuyện như thế.” Đây đơn giản chỉ là câu chuyện chân thực nhất của Plaaastic - một hiện tượng fashion blogger trên Internet, một trong những fashionista Việt có sức ảnh hưởng ở toàn châu Á và thế giới từ khi còn rất trẻ với phong cách thời trang rất riêng, rất lạ lùng. Không phải là cuốn sách kể về ánh hào quang rực rỡ của một người nổi tiếng, Lỗi - Error 404 đưa đến cho bạn đọc hành trình thật nhất, trần trụi nhất của Plaaastic với bệnh trầm cảm, với những cảm xúc cô đơn, lạc lối của một người trẻ luôn khao khát đi tìm đáp án cho câu hỏi: Mình lỗi ở đâu? Cuốn sách viết về trầm cảm, về những nỗi buồn sâu kín nhất nhưng nó không nặng nề, tiêu cực hay mang màu sắc “muốn quay lưng với cuộc sống”. Plaaastic kể về hành trình trầm cảm của mình như thể đó là một điều rất đỗi bình thường, không hề bi lụy - và vì thế, đâu đó trong sách bạn vẫn thấy được những tia sáng và sự lạc quan, những khao khát sống hạnh phúc, và cả những hi vọng về một cuộc sống “bớt lỗi” hơn của cô gái trẻ ấy. “Có một thứ mọi người rất hay hiểu nhầm về tôi: Đấy là việc tôi ghét cuộc sống. Tôi ghét cuộc sống của tôi, đúng, nhưng tôi không ghét cuộc đời, trái đất này, vũ trụ này. Tôi không có một niềm tin nào vào ngày mai của mình, nhưng tôi luôn tràn đầy hi vọng vào những người xung quanh.” “Trái đất và con người Trái đất ơi, các bạn buồn cười lắm. Tôi, xuất phát điểm xấu, đần, đầu gấu, và trầm cảm và tôi đến được nơi tôi đến bây giờ. Thế thì các bạn của đủ mọi loại hình hài, mọi trí thông minh, tính cách và cảm xúc, các bạn cũng hoàn toàn có thể. Tôi là đáy của xã hội, và tôi vẫn còn đường đi lên, thì các bạn chắc chắn sẽ tìm được ít nhất một cách để làm các bạn khá hơn, ngay hôm nay. Cái gì cũng bắt đầu bằng bước một đó. Rồi bạn đến bước hai, bước ba, bước bốn. Đỉnh núi cao đến mấy cũng phải leo từ chân núi mà. Tôi còn leo lên từ hố tôi tự đào, bạn chỉ cần không muốn ói mỗi lần nhìn vào gương buổi sáng là bạn đã có khả năng thành công cao hơn tôi rất nhiều rồi.” Tìm mua: Lỗi Error 404 TiKi Lazada Shopee “Và, điều kỳ diệu là, hạnh phúc là một thứ bạn có thể không có nhưng bạn vẫn có thể cho đi.”***Bạn có cảm giác thế nào khi tác phẩm của mình đã được đón nhận một cách nhiệt liệt? Kế hoạch tiếp theo dành cho Error 404 là gì?Mình thật sự cũng khá bất ngờ vì sách ra mắt được ủng hộ tới thế. Mình viết ‘Lỗi’ cũng lâu rồi, từ cách đây 2 năm cơ, lúc đó mới về Việt Nam và tiếng Việt kiểu bài vở trường lớp vớ vẩn, vì thật sự chưa bao giờ có cơ hội viết cái gì dài hơn 200 trang mà vẫn có người đọc cả. Khi mình tự đọc lại, thấy đúng, nhưng hơi nguyên thuỷ. Nó giống như kiểu xăm hình gì từ hồi trẻ con, bây giờ mọi người nhìn vào đó để đánh giá, mình nhìn vào thấy mình đi được cả con đường dài. Mình cũng đang định viết ‘Lỗi - Error 404 (2)’, nhưng mà chưa gặp một cái kết đẹp khác thì chắc chưa viết đâu! Mình không muốn đến lúc viết ra các bạn lại kêu ca là ảnh hưởng xấu tới hẳn một bộ phận giới trẻ vì quá tiêu cực (review kiểu vậy mình nhận được cực nhiều), trong khi mình lại là một người sống rất tích cực. Tóm tắt cuốn sách của bạn trong 3 từ?Thật, thật và thật Bạn nói gì về những phần bị cắt bỏ?Rất nhiều chửi bậy. Mình tính hay toạc ra, nên là một câu nói vài từ châm vào, nhưng mà cũng không phải theo kiểu chửi bới ai, mà là kiểu cảm xúc dâng trào. Đầu tiên những phần này bị sửa thành “đm nó”, rồi “*éo”, rồi “bà nó”, rồi cắt luôn. Tiếp theo là có rất nhiều đoạn mình viết, mà từ trước khi cả nó bị cắt, thì chị biên tập của mình đã nói là nó trần trục quá, có lẽ là nên sửa. Rồi cũng có những đoạn tự thân mình không muốn cho vào, ví dụ như việc bị xâm hại tình dục. Nghe có vẻ khó hiểu, nhưng mà mình thật sự không phải viết quyển sách này để kể khổ, và những phần mà team của mình nghĩ là mình viết hơi lướt, thì mình thấy nó cũng chỉ ảnh hưởng mình ở mức vậy thôi. Cái gì mình cảm thấy dài, mình viết dài, cái gì mình cảm thấy ít, mình viết ngắn, phần nào người ta thấy khó, người ta bỏ qua. Bạn sẽ nói gì với mình vào lúc 16 tuổi?Đừng yêu. 22 tuổi rồi, 2 tháng vừa qua là thời gian duy nhất chúng ta độc thân từ lúc chúng ta 12 tuổi. hãy độc thân một tí đi. Plaaastic của 5 năm sau sẽ thế nào? Ai mà biết được. Đoán ra chắc chắn không đúng. 5 tiếng nữa thôi đã không biết rồi, 5 ngày càng không, đừng nói 5 tháng, 5 năm. Đến đâu thì đến thôi, thế nào rồi cũng ổn thôi mà.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lỗi Error 404 PDF của tác giả Plaaastic nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.