Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cổ Học Tinh Hoa (Ôn Như)

Cuốn Cổ học tinh hoa do hai ông Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân biên soạn đã thâu lượm, giới thiệu với bạn đọc những tinh hoa của nền cổ học phương Đông. Với 250 mẩu chuyện, các tác giả đã đem đến cho người đọc cách nhìn nhận cuộc sông, con người, cách xử sự sao cho phù hợp với từng nơi từng lúc. Có thể nói đó là cuốn sách "dạy làm người", là cái "túi khôn" rất cần thiết không chỉ cho xã hội lúc bây giờ mà cho cả hôm nay và mãi về sau.

"Ta đã biết truyện đời nay, ta lại cần phải học truyện đời xưa. Ta ôn lại việc đời xưa mà rõ được việc đời nay, có như thế sự Học của ta mới không đến nỗi khiếm khuyết". (Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc)

***

“Cổ học tinh hoa” của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân là một công trình biên khảo có giá trị vượt thời gian. Bởi lẽ, đó chính là tinh hoa của nền văn minh Hán học mà “từ trong cái biển bao la của bách gia chư tử Trung Hoa xưa, hai cụ đã tìm lấy những hạt ngọc của văn chương, triết học và xâu thành một chuỗi ngọc đem hiến cho đời” (Mai Quốc Liên).

Qua 250 mẩu chuyện nhỏ, vô cùng ngắn gọn và súc tích, “Cổ học tinh hoa” đã đưa chúng ta đến với những tư tưởng lớn của Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mặc Tử, Hàn Phi Tử... Chuyện tuy đã xưa, thời đại dù đã đổi khác, nhưng tin rằng tinh thần nhân văn cao đẹp từ hàng nghìn năm trước của cổ nhân thấm đẫm trong từng tích truyện vẫn đủ sức làm rung động bao trái tim của người đọc hôm nay. Bởi lẽ, trước khi những triết lý mà cuốn sách chứa đựng rộng mở tư duy của chúng ta, những đạo lý được gửi gắm trong đó đã âm thầm bồi đắp cho chúng ta một đời sống tình cảm phong phú, vị tha, nhân ái, bao dung. Tìm mua: Cổ Học Tinh Hoa TiKi Lazada Shopee

Vượt qua mọi thử thách về không gian và thời gian, “Cổ học tinh hoa” đã trở thành cây cầu nối để cái học tinh hoa của ngàn xưa có thể đồng hành cùng sự hoàn thiện, phát triển của mỗi cá nhân nói riêng cũng như cả cộng đồng nói chung trong hôm nay và mai sau. Hiểu được ý nghĩa to lớn đó, chúng tôi trân trọng tái bản cuốn “Cổ học tinh hoa” của hai soạn giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân, trên cơ sở tham khảo nhiều bản in khác nhau, đồng thời lược bỏ một số nội dung không thật phù hợp với bạn đọc trẻ.

***

“Có mới, nới cũ” thường tình vẫn thế. Tân học mỗi ngày một tiến, tất Cựu học phải lùi và có khi sợ rồi mai một đi mất. Nhưng, Tân học mà hay, tất là Tân học có một nền tảng vững chắc. Nền tảng ấy tức là tinh hoa của Cựu học. Cựu học nước nhà là một thứ học trải qua bao nhiêu đời, đã làm cho ông cha ta phù thực được cương thường, chấn chỉnh được phong hóa, bảo tồn được quốc thể, duy trì được thế đạo nhân tâm, thật không phải là một cái Học không có giá trị đáng khinh rẻ hay quên bỏ được. Vả chăng: "Tri kim, nhi bất tri cổ, vị chi manh cổ; tri cổ, nhi bất tri kim, vị tri lục trầm" ta đã biết truyện đời nay, ta lại cần phải học truyện đời xưa, ta ôn lại việc đời xưa mà ta rõ được việc đời nay, có như thế, thì cái Học của ta mới không đến nỗi khiếm khuyết. Vì, tuy chia làm cổ, kim, nhưng chẳng qua cũng chỉ là buổi sớm, buổi chiều trong một ngày của trời đất, kẻ học giả mà câu nệ chấp nhất, chỉ biết cổ không muốn biết kim, hay chỉ biết kim không muốn biết cổ, thì sao gọi là "bác cổ thông kim" được!

Cựu học của ta là gì? Cựu học của ta tức là Hán học nghĩa là một cái Học chung cho cả mấy dân tộc ở Á Đông đã chịu cái văn hóa của giống người Hán, tức là người Trung Hoa. Cựu học không phải là chỉ có Tứ Thư, Ngũ Kinh, xưa kia đa số quen dùng làm cái học cử nghiệp mà thôi. Ngoại giả, còn Bác gia chư tử thật là man mác rộng như bể, học thuyết đủ mọi mặt, lý tưởng rất sâu xa, muốn học cho tới nơi, phải mất bao nhiêu công phu, thời giờ mới được. Nay, chúng tôi biên tập quyển sách nầy, không phải là muốn chuyên tâm nghiên cứu riêng một phái nào hay một nhà nào. Chúng tôi chỉ góp nhặt một đôi chút lý tưởng trong Cổ học gọi là để cho người đọc thiệp liệp qua được một ít tinh hoa của lối học cũ mà thôi. Nên chúng tôi mới lạm dụng bốn chữ "Cổ Học Tinh Hoa" làm nhan sách.

Chúng tôi có ý chọn những bài ngắn mà nghĩa lý hàm súc dồi dào. Những bài ấy tuy là truyện từ đời xưa bên Tàu, nhưng ứng dụng vào đời nào và ở đâu cũng được. Vì truyện tuy cổ, nhưng cái chân lý thì bao giờ cũng là một, mà bao giờ cũng như mới. Nào hiếu đệ, nào trung tín, nào lễ nghĩa, nào liêm sĩ, đến cả những việc kỳ quái, sinh tử; bài nầy chính giọng huấn giáo, bài kia rõ thể ngụ ngôn, truyện nầy nghiêm trang khắc khổ, truyện kia khôi hài lý thú; đức Khổng nói "Nhân" hồn nhiên như hóa công; ông Mạnh bàn "Nghĩa" chơm chởm như núi đá, Tuân Tử nói "Lễ" thật là đường bệ, Mặc Tử nói "Ái" thật là rộng rãi, hình danh như Hàn phi tử thật là nghiêm nghị khiến người mất bụng làm xằng, ngôn luận như Án Tử thật là thâm thiết khiến người dễ đường tỉnh ngộ, đến nói đạo đức như Lão Tử, bàn khoáng đạt như Trang Tử thật lại biến hóa như rồng, phấp phới như mây... các lý thuyết mỗi nhà một khác, có khi phản đối hẳn nhau, nhưng thực khiến cho người đọc vừa được vui, vừa phải đem tâm suy nghĩ.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cổ Học Tinh Hoa PDF của tác giả Ôn Như nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tâm Lý Học Đám Đông (Gustave Le Bon)
Gustave Le Bon (1841 - 1931) là nhà tâm lý học xã hội nổi tiếng người Pháp với lý thuyết về đám đông. Ông viết về nhiều lĩnh vực và có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội Pháp đương thời. Những tác phẩm nền tảng nhất của Le Bon là Quy luật tâm lý về sự tiến hoá của các dân tộc (Les Lois psychologiques de l’évolution des peuples, 1894), Cách mạng Pháp và tâm lý học về các cuộc cách mạng (La Révolution française et la psychologie des révolutions, 1912) và Tâm lý học đám đông (La Psychologie des foules, 1895). Các tác phẩm khác của Le Bon bao gồm: Tâm lý học về chủ nghĩa xã hội (Psychologie du socialisme, 1898), Bài học tâm lý từ cuộc chiến tranh châu Âu (Enseignements psychologiques de la guerre Européenne, 1915), Tâm lý học thời đại mới (La psychologie des temps nouveaux, 1920) và Một thế giới mất cân bằng (Le déséquilibre du monde, 1924)... Le Bon tập trung nghiên cứu về tính cách và tinh thần của các dân tộc, những ưu thế và quá trình phát triển của các chủng tộc. Ông đặt lên hàng đầu khái niệm vô thức tập thể mà chính Freud đã thừa nhận vai trò của nó đối với các nghiên cứu về phân tâm học của mình. Le Bon cho rằng con người được xác định bởi những nhân tố sinh học và tâm lý học. Trong những quy luật lớn thường xuyên chỉ đạo sự tiến triển chung của mỗi nền văn minh, “những quy luật phổ biến nhất, khó quy giản nhất được sinh ra từ cấu tạo tinh thần của những chủng tộc” (Quy luật tâm lý về sự tiến hoá của các dân tộc). Thực ra, mỗi dân tộc “đều có một cấu tạo tinh thần cố định như tính chất giải phẫu học của nó” (sách đã dẫn), được biểu hiện trong “tâm hồn” nó. Tất cả các thể chế, niềm tin, mọi nghệ thuật của một dân tộc, chỉ là “mạng lưới hữu hình trong tâm hồn vô hình của nó”. Chủng tộc cũng núp bóng trong mỗi cá nhân cấu thành một dân tộc; nó chi phối mọi hành động, mọi ham muốn, mọi xung năng của anh ta, nó tạo nên vô thức tập thể của anh ta. Trong khi đó, thời đại của Le Bon đã chứng kiến bản chất di truyền của chủng tộc bị lung lay với sự lớn mạnh của đám đông và những bất ổn về chính trị, xã hội. Ông đã trải nghiệm qua Công xã Paris năm 1871 và nghiên cứu rất kỹ về cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 và 1848. Những trải nghiệm ấy mang lại kinh nghiệm thực tiễn cho việc hình thành tư tưởng về đám đông của ông. Tư tưởng ấy được thể hiện rõ rệt nhất trong tác phẩm Tâm lý học đám đông. Sự kiện nổi bật nhất của đám đông tâm lí là điều sau đây: dù những cá nhân họp thành nó như thế nào, dù đời sống, nghề nghiệp, tính cách hay trí tuệ của những cá nhân ấy giống nhau hay khác nhau ra sao, thì chỉ riêng việc họ chuyển biến thành đám đông, họ đã có một thứ tâm hồn tập thể làm cho họ cảm nhận, suy nghĩ, và hành động theo một cách hoàn toàn khác với cách mà một cá nhân riêng lẻ vẫn cảm nhận, suy nghĩ và hành động. Có những tư tưởng, tình cảm chỉ nảy sinh hay chỉ biến thành hành động ở những cá nhân khi cá nhân ấy nằm trong đám đông. Đám đông tâm lí là một tồn tại tạm thời, hợp thành bởi những yếu tố dị loại chỉ gắn kết với nhau trong một thời đoạn, chúng giống hệt những tế bào cấu thành một cơ thể sống nhờ kết nối với nhau thành một sinh vật mới, biểu lộ những tính cách rất khác biệt với tính cách mà riêng từng tế bào đã có. (Chương 1, quyển 1 “Tâm lý học đám đông”) Chính thời gian chuẩn bị cho ý kiến và niềm tin của đám đông, nghĩa là chuẩn bị mảnh đất cho những thứ đó nảy mầm. Và chính vì vậy một số tư tưởng có thể được thực thi ở một thời đại này lại không thể thực thi trong một thời đại khác. Chính thời gian đã tích tụ vô vàn mảnh vụn của niềm tin, ý tưởng, trên đó nảy sinh tư tưởng của một thời đại. (Chương 1, quyển II “Tâm lý học đám đông”) Tìm mua: Tâm Lý Học Đám Đông TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Lý Học Đám Đông PDF của tác giả Gustave Le Bon nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phi Lý Trí (Dan Ariely)
Con người có khi phi lý trí hơn chúng ta tưởng. Con người thường không hiểu được tác động của xúc cảm đối với những gì mình muốn và hay đánh giá quá cao những gì mình có. Nhưng những hành vi sai lầm này không hề ngẫu nhiên hay vô nghĩa. Chúng có thể được dự đoán. Sách đặc biệt hữu ích đối với những người làm kinh doanh, các chủ doanh nghiệp, hoặc cụ thể hơn đối với những người làm marketing, quảng cáo và truyền thôngDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Dan Ariely":Lẽ Phải Của Phi Lý TríPhi Lý Một Cách Hợp LýBản Chất Của Dối TráPhi Lý TríĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phi Lý Trí PDF của tác giả Dan Ariely nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phi Lý Trí (Dan Ariely)
Con người có khi phi lý trí hơn chúng ta tưởng. Con người thường không hiểu được tác động của xúc cảm đối với những gì mình muốn và hay đánh giá quá cao những gì mình có. Nhưng những hành vi sai lầm này không hề ngẫu nhiên hay vô nghĩa. Chúng có thể được dự đoán. Sách đặc biệt hữu ích đối với những người làm kinh doanh, các chủ doanh nghiệp, hoặc cụ thể hơn đối với những người làm marketing, quảng cáo và truyền thôngDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Dan Ariely":Lẽ Phải Của Phi Lý TríPhi Lý Một Cách Hợp LýBản Chất Của Dối TráPhi Lý TríĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phi Lý Trí PDF của tác giả Dan Ariely nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại (Pierre Daco)
Tác giả Pierre Daco là một nhà nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm, ông Pierre Daco có một chỗ đứng vững chắc để trả lời vô số câu hỏi mà cuộc sống hiện đại đặt ra cho chúng ta. Là một nhà tâm lý học rất nổi tiếng với các cuộc nói chuyện trên đài phát thanh, các bài báo cũng như các buổi diễn thuyết, ông đã nhận hàng ngàn lá thư trình bày cho ông các vấn đề liên quan đến con người. Ông đã chứng minh cho chúng ta thấy khoa tâm lý học đã đem lại nhiều lợi ích cho con người hơn là khoa phẫu thuật đem lại cho cơ thể. Ngày hôm nay người ta biết chắc rằng bộ não ngự trị một cách tuyệt đối trên thân thể con người. Nó chỉ đạo các hành động và suy nghĩ của chúng ta, nó cũng khởi phát ra một số bệnh tật mà không lâu trước đây, người ta còn cho là ma thuật hay quỷ ám. Nhưng với sự hỗ trợ của khoa tâm lý học, lần hồi người ta đã khám phá được các căn nguyên bí mật sâu thẳm nhất. Sự hiểu biết về bộ não con người có những bước tiến vượt bực trong năm mươi năm trở lại đây, hơn hẳn nền y học đại cương trong năm trăm năm trước. Cuốn sách này là thành quả nghiên cứu mới nhất, cho phép hàng ngàn người tìm lại sự cân bằng cho chính mình và hiểu được khoa tâm lý là một môi trường dạy hết sức tuyệt vời cho sự tự chủ, cho sức khoẻ và hạnh phúc. *** Nhà tâm lý học là gì? Ông ta là cả một khối óc và là cả một trái tim, và không bao giờ phán xét ai cả. Ông ta chỉ có việc là quan sát, thương yêu và tìm hiểu thôi. Tìm mua: Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại TiKi Lazada Shopee Ông ta không những chỉ nhìn vào chính hành động mà thôi, nếu không muốn nói là để nhằm sửa đổi hành động ấy, và những tri thức ấy cũng thật là mênh mông, nếu nó xấu. Nhưng ông ta còn tìm đến tận những ý hướng sâu xa nữa; và một khi mà ý hướng ấy có sửa chữa được thì hành động cũng đi theo con đường ấy mà thôi. Ông đã sử dụng những tri thức của ông về con người, về tâm lý học, sinh lí học như là kim chỉ nam. Dựa vào những tri thức ấy ông cứ đi tìm các ý hướng ấy không ngưng nghỉ. Bởi vì cái tâm lý con người không bị ràng buộc vào một sự xếp loại tuyệt hảo nào cả. Không bao giờ ông quên rằng tất cả mọi người đều đau khổ, đó chính là thân phận của con người. Lúc nào con người cũng đi tìm giải pháp cho nỗi thống khổ ấy bằng những phương tiện sẵn có trong tầm ấy. Và đa số các hành động “phàm phu tục tử” thì cũng chẳng khác gì hơn là những sự truy tìm các ý hướng ấy mà thôi. Nhà tâm lý học là kẻ mộ đạo. Tôi muốn nói rằng ông ta làm việc để dần dần cảm thấy mình nối kết được với tất cả những gì vây xung quanh mình. Ông biết rằng có rất nhiều người rất sợ hãi rồi cứ chìm đắm trong nỗi lo âu. Vậy trước hết là con người đi tìm cho chính mình sự an tâm. Sự an tâm này do gia đình và xã hội tạo nên cho con người. Một khi họ không tìm thấy được mối an tâm trong gia đình và cả trong xã hội thì nỗi lo âu của họ càng lớn hơn. Người mà mang đến cho được một sự an tâm đó, mới là nhà tâm lý học. Người này làm việc để cho mỗi một người đều tự thấy mình tại yên. Ông ta bước đi trên những đụn cát gập ghềnh dễ sợ: đó là những sa mạc của toàn thể nhân loại. Cũng từ một cái nhìn, ông ta nhìn hết thảy mọi hành động của con người, không có cái gì làm cho ông kinh ngạc cả, mà cũng không có cái gì làm cho ông nôn mửa cả. Bởi vì ông ta truy tìm đến tận nguyên nhân để thấu hiểu mà không bao giờ phán xét hết. Có rất nhiều thanh thiếu niên cùng các bà mẹ, các thiếu nữ cùng các ông bố, các đôi vợ chồng đến hỏi ý kiến ông ta. Tình cảm của họ đôi khi đối chọi với nhau, có thể rất trầm trọng. Đôi khi người ta có thể thấy họ chống đối nhau rất quyết liệt Nhà tâm lý học tạo lại sự cân bằng bằng những lời khuyên hết sức sáng suốt và hài hòa mà ông chỉ nói cho riêng từng người. Với những người khờ khạo, ông sẽ tìm xem tính này có hiện thực không hay đang che giấu các khả năng chưa được phát triển. Nếu như nó thật thì ông phải ngăn cản không cho nó biến thành tính độc ác. Ông nói với từng người bằng thứ ngôn ngữ riêng của họ và không bao giờ quên mãnh lực siêu việt của ngôn từ. Ông lắng nghe các bí mật và những lời thú tội mà không một người nào khác, có thể ngoại trừ vị tu sĩ, có thể nghe được. Bản chất con người đang phơi bày trước mặt ông nà ông phải xem đấy là một vinh hạnh và bản thân ông không được hãnh diện về việc đó. Tất cả những thứ đó không phải là cảm tính nhưng phải là điều kiện tất yếu của nhiệm vụ ông ta.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại PDF của tác giả Pierre Daco nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.