Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hiểu Về Trái Tim

Hiểu Về Trái Tim

Hiểu Về Trái Tim là một cuốn sách do tác giả Minh Niệm ngộ ra từ cuộc sống, suy ngẫm và viết nên những chia sẻ từ trái tim và những câu chuyện bình dị nhất, ý nghĩa nhất sẽ chạm vào được trái tim người đọc, đem đến một cách sống đẹp hơn cho mọi người. Mỗi chúng ta được sinh ra với một trái tim và đều mong muốn trái tim mình khỏe mạnh, an vui. Vậy mà có biết bao trẻ em nghèo bất hạnh với chứng bệnh tim bẩm sinh không tiền chữa trị, còn người khỏe mạnh thì vì những đau khổ của cuộc sống không hạnh phúc mà trái tim cũng bị tổn thương, mỏi mệt… Tác giả Minh Niệm là vị thầy có những trải nghiệm lớn lao trong thiền định và đang là điểm tựa tinh thần cho rất nhiều thiền sinh trên thế giới. Những bài viết của ông giúp chúng ta tìm lại chính mình, nuôi dưỡng những hạt giống tốt trong tâm hồn như lòng bao dung, vị tha, lắng nghe, chia sẻ… đồng thời nhận biết và chuyển hóa những năng lượng tiêu cực của giận hờn, ghen tỵ, che đậy, tham lam, đố kỵ… “Để chữa lành những tổn thương và nổi đau, cách tốt nhứt và hữu hiệu nhất là cần hiểu rõ được trái tim, tâm hồn của mình, và của người khác, cuốn sách Hiểu về Trái Tim chính là cuốn sách giúp bạn đọc làm được điều đó: Hiểu rõ và chữa lành trái tim, tâm hồn của mình và của những người xung quanh, để mọi người cùng được sống trong hạnh phúc và yêu thương. Với cuốn sách này, chúc bạn đọc sẽ luôn hạnh phúc và không bao giờ phải sống với một trái tim tan vỡ hay một tâm hồn tổn thương. Và cuộc sống không phải chỉ là màu hồng mà còn có những hố đen, hãy vững tin bước qua và trải nghiệm để có được hạnh phúc của chính mình!!!

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Cẩm Nang Tư Duy Ngụy Biện - Richard Paul - Linda Elder
“The Foundation for Critical Thinking” (Quỹ Tư duy Phản biện) là một tổ chức học thuật, cung cấp nhiều “cẩm nang về tư duy khoa học được biên soạn chặt chẽ, chắt lọc, ngắn gọn và thiết thực, đúc kết nhiều thành tựu về phương pháp trên “mẫu số chung” là khuyến khích tư duy phân tích và phản biện, cùng với các kỹ năng nghe, nói đọc, viết, học tập và nghiên cứu một cách có thực chất, có chiều sau và dễ dàng áp dụng vào cuộc sốngCẩm Nang Tư Duy Ngụy Biện dành cho mọi độc giả, từ học sinh, sinh viên đến các giảng viên, các nhà nghiên cứu, doanh nhân, người đã đi làm cũng như quý phụ muốn nâng cao năng lực tư duy của mình. Học sinh, sinh viên có thể đọc cẩm nang như tài liệu tham khảo để học tốt các bộ môn; quý phụ huynh có thể sử dụng cẩm nang để vừa nâng cao năng lực tư duy của mình vừa giúp con em mình phát triển các kỹ năng tư duy cần thiết để học tốt; các giảng viên, nhà nghiên cứu có thể sử dụng cẩm nang để xây dựng tốt các chủ đề của mình; ngươi đã đi làm, doanh nhâ có thể áp dụng các kỹ năng, ý tưởng của cẩm nang vào công việc và cuộc sống.
Cẩm Nang Tư Duy Kĩ Thuật - Richard Paul - Linda Elder
Cẩm Nang Tư Duy Kĩ Thuật“Sau khi lang thang một đoạn đường giữa những tảng đá ảm đạm, tôi đã đến được lối vào một chiếc hang rất lớn… Hai cảm xúc trái ngược trào dâng trong tôi: sợ hãi và khao khát – sợ cái hang tối tăm đầy đe dọa và khao khát muốn nhìn xem liệu có thứ gì tuyệt vời trong đó hay không”.– Leonardo Da Vinci –
Cẩm Nang Tư Duy Học Tập Và Nghiên Cứu - Richard Paul - Linda Elder
Cẩm Nang Tư Duy Học Tập Và Nghiên Cứu“Apprendre  à  apprendre” (“học  cách  học”)  là một khẩu hiệu nổi tiếng trong tiếng Pháp và không dễ… dịch, vì động từ “apprendre” trong tiếng Pháp dường như có cả hai nghĩa trong tiếng Anh: “to teach” và “to learn”! Không có sự tách bạch giữa “dạy” và “học”, vì vị trí của chúng đôi khi có thể thay thế cho nhau, hay nói ngắn, giữa chúng có một sự “vận động”. Sự vận động ấy chính là phương pháp.Từ khi René Descartes viết quyển “Các quy tắc hướng dẫn tư duy” (Règles pour la direction de l’esprit) năm 1628 và “Luận văn về Phương pháp” (Discours de la Méthode) năm 1637, khoa học và tư duy khoa học thật sự bước vào thời hiện đại, tức, ta không còn có thể suy nghĩ và làm việc như thể không có… Descartes được nữa! Gần bốn thế kỷ đã trôi qua với biết bao sự cải tiến và tinh vi hóa về phương pháp trên mọi lĩnh vực, nhưng mục tiêu của nó không thay đổi, đúng như Kant đã nói: “Ta không thể học triết học, mà chỉ có thể học cách triết lý” hay như lời của Albert Einstein: “Giá trị của một nền giáo dục (…) không phải là dạy và học được nhiều sự kiện mà là đào luyện cho tinh thần biết tư duy…”.Bộ sách CẨM NANG TƯ DUY này dành cho mọi độc giả, từ học sinh, sinh viên đến các giảng viên, các nhà nghiên cứu, doanh nhân, người đã đi làm cũng như quý phụ huynh… muốn nâng cao năng lực tư duy của mình. Học sinh, sinh viên có thể đọc cẩm nang như tài liệu tham khảo để học tốt các bộ môn; quý phụ huynh có thể sử dụng cẩm nang để vừa nâng cao năng lực tư duy của mình vừa giúp con em mình phát triển các kỹ năng tư duy cần thiết để học tốt; các giảng viên, nhà nghiên cứu có thể sử dụng cẩm nang để xây dựng tốt các chủ đề của mình; người đã đi làm, doanh nhân… có thể áp dụng các kỹ năng, ý tưởng của cẩm nang vào công việc và cuộc sống.(Bù Văn Nam Sơn)Quyển cẩm nang này tập trung vào bản chất và khái niệm của việc học tập và tham gia vào những lĩnh vực nghiên cứu. Đúng hơn, cẩm nang góp phần làm cho hoạt động trí tuệ và sự học có chiều sâu và dễ kiểm soát hơn.
Cẩm Nang Tư Duy Đọc - Richard Paul - Linda Elder
Cẩm Nang Tư Duy Đọc“Apprendre  à  apprendre” (“học  cách  học”)  là một khẩu hiệu nổi tiếng trong tiếng Pháp và không dễ… dịch, vì động từ “apprendre” trong tiếng Pháp dường như có cả hai nghĩa trong tiếng Anh: “to teach” và “to learn”! Không có sự tách bạch giữa “dạy” và “học”, vì vị trí của chúng đôi khi có thể thay thế cho nhau, hay nói ngắn, giữa chúng có một sự “vận động”. Sự vận động ấy chính là phương pháp.Từ khi René Descartes viết quyển “Các quy tắc hướng dẫn tư duy” (Règles pour la direction de l’esprit) năm 1628 và “Luận văn về Phương pháp” (Discours de la Méthode) năm 1637, khoa học và tư duy khoa học thật sự bước vào thời hiện đại, tức, ta không còn có thể suy nghĩ và làm việc như thể không có… Descartes được nữa! Gần bốn thế kỷ đã trôi qua với biết bao sự cải tiến và tinh vi hóa về phương pháp trên mọi lĩnh vực, nhưng mục tiêu của nó không thay đổi, đúng như Kant đã nói: “Ta không thể học triết học, mà chỉ có thể học cách triết lý” hay như lời của Albert Einstein: “Giá trị của một nền giáo dục (…) không phải là dạy và học được nhiều sự kiện mà là đào luyện cho tinh thần biết tư duy…”.Bộ sách CẨM NANG TƯ DUY này dành cho mọi độc giả, từ học sinh, sinh viên đến các giảng viên, các nhà nghiên cứu, doanh nhân, người đã đi làm cũng như quý phụ huynh… muốn nâng cao năng lực tư duy của mình. Học sinh, sinh viên có thể đọc cẩm nang như tài liệu tham khảo để học tốt các bộ môn; quý phụ huynh có thể sử dụng cẩm nang để vừa nâng cao năng lực tư duy của mình vừa giúp con em mình phát triển các kỹ năng tư duy cần thiết để học tốt; các giảng viên, nhà nghiên cứu có thể sử dụng cẩm nang để xây dựng tốt các chủ đề của mình; người đã đi làm, doanh nhân… có thể áp dụng các kỹ năng, ý tưởng của cẩm nang vào công việc và cuộc sống.(Bù Văn Nam Sơn)Quyển cẩm nang này tập trung vào bản chất và khái niệm của việc đọc có hiệu quả, có mục đích để từ đó phát triển “bản đồ tri thức” của cá nhân.