Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Gắng Sống Đến Bình Minh (Vasil Bykau)

Gắng sống đến bình minh là một truyện vừa khai thác đề tài cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941 - 1945) của nhà văn Vasil Bykaŭ, ra đời năm 1973.

Tác phẩm là một câu chuyện sinh động và nhiều cảm xúc về những suy nghĩ, hành động của một sĩ quan trẻ trước gian nguy thử thách, trong đó thấp thoáng hình bóng của chính tác giả.

Bối cảnh truyện diễn ra vào mùa thu năm 1941. Anh chiến sĩ 22 tuổi Igor Ivanovsky mới tốt nghiệp trường sĩ quan, chàng trai trẻ đã trải qua một mối tình tuyệt đẹp với một nữ sinh. Và tình yêu đã gắn kết họ vào lúc bình minh.

Trong một trận đánh, Igor bị thương tới mức gần như kiệt sức. Anh đành nằm phơi mình trên đường cái, chờ lúc bình minh thức giấc, chờ quân thù đi qua để tiêu diệt và họa may ra mới hoàn thành nhiệm vụ.

Chàng Trung úy trẻ chợt nhớ về những kỷ niệm xưa. Nhiều nhất là mối tình với một người, một bạn học, một đồng chí, một điệp viên Hồng quân - Yaninka. Anh bỗng nuối tiếc vì không thể nói ra tình cảm của mình khi chia tay.*** Tìm mua: Gắng Sống Đến Bình Minh TiKi Lazada Shopee

“Gắng Sống Đến Bình Minh" là một truyện vừa đầy sinh động và cảm động về hành động của một sĩ quan trẻ, trong đó thấp thoáng hình bóng của chính tác giả - một sĩ quan trẻ đã tham chiến và chứng kiến các sự việc được kể ra trong truyện. Cùng với truyện “Đài tưởng niệm”, hai truyện “Gắng Sống Đến Bình Minh" và “Đài tưởng niệm" đã đưa tác giả tới bục vinh quang: được tặng giải thưởng cao quý - Giải thưởng văn học Quốc gia Liên Xô (cũ).

Như một tiền định, chàng sĩ quan trẻ Ivanôpxki 22 tuổi, mới tốt nghiệp trường sĩ quan ra cầm quân, gặp gỡ một tình yêu bất ngờ với cô học sinh chuyên nghiệp con một họa sĩ. Và tình yêu gắn kết họ vào lúc bình minh.

“Ra tới bờ sông, chỗ này hoàn toàn yên tĩnh, chỉ thấy hơi oi bức. Ianinca chạy theo những hòn đá nhăn xuống tận mép nước. - Xuống đi anh, trong lúc bố còn đang ngủ; em sẽ chỉ cho anh xem vườn cảnh của em. Hoa rồng rồng bắt đầu nở đấy. Anh biết hoa rồng rồng không? Nó chỉ toả hương vào lúc bình minh, hương bay ngào ngạt”.

Và trước một trận đánh đơn độc chỉ còn một mình trung úy chỉ huy 22 tuổi là anh, anh chờ đợi nổ tung cả bản thân mình. Nhưng muốn làm công việc vĩ đại đó vì lòng dũng cảm hi sinh cho đất nước, anh cần chờ đến bình minh. Vì sao vậy? Anh đã bị thương kiệt quệ sức lực, không còn có thể tiến đánh hoặc nấp chờ giặc lúc đêm tối. Anh đành nằm phơi mình trên đường cái, chờ bình minh thức dậy, lúc đó kẻ địch sẽ đi trên đường và hi vọng tiêu diệt kẻ thù họa may ra mới thực hiện được.

“Khoảng thời gian đó băng giá và buốt lạnh cứ thấm dần vào nội tạng, anh cảm thấy rất rõ. Tuy đang ở trong trạng thái mơ mơ tỉnh tỉnh, nhưng anh vẫn tri giác được cái lạnh giá đột nhập vào cơ thể kiệt quệ của anh.

Anh cần cố phải sống, chờ đến bình minh”.

Tình yêu mở đầu vào lúc bình minh và cố sống - không cho phép mình được chết dù cơ thể đã cạn kiệt - tới bình minh để thực hiện nhiệm vụ cao cả của mình: hi sinh cho tổ quốc vĩ đại. Toàn bộ truyện toát lên khí thế anh hùng của lớp trẻ được rèn luyện và giáo dục, trung thành vì tổ quốc. Đất nước cần và mãi mãi cần những con người anh hùng như thế, như trung úy 22 tuổi Ivanôpxki trong truyện này.

Tác giả Vasil Bykaŭ đã từng có nhiều truyện được dịch ra tiếng Việt ở Việt Nam, như các truyện vừa đầy xúc động: Bài ca núi Anpơ, Phát tên lửa thứ ba, Xôtnhicôp... “ Gắng Sống Đến Bình Minh" cũng là một loại truyện đầy bút lực của nhà văn. Tất cả những tình huống đầy kịch tính, hiểm nghèo xảy ra với người chiến sĩ Xô Viết, tưởng chừng có thể đánh quỵ ý chí của họ. Nhưng không, bằng sức mạnh tinh thần, bằng đạo đức chân chính của người chiến sĩ vì tổ quốc - như Ivanôpxki - họ vượt khỏi sự gục ngã, không tuyệt vọng buông xuôi mà cố tìm một con đường, một cách để chiến thắng anh dũng vì tổ quốc. Truyện làm chúng ta thật sự cảm động và tin tưởng vào con người - những con người bắt nguồn từ một nền giáo dục trong sáng, rèn luyện ý chí mạnh mẽ với đạo đức của người anh hùng.

“Gắng Sống Đến Bình Minh" luôn mang tới những cảm giác mới cho mọi người chúng ta và vì vậy, truyện luôn luôn là cần thiết và có ích. Cũng cần phải nói tới nghệ thuật xây dựng nhân vật và cách kết cấu tác phẩm giúp ta có cái nhìn đầy đủ, không nhàm chán.

Nhà xuất bản xin được giới thiệu “Gắng Sống Đến Bình Minh” từ bản dịch của PGS. TS. Nguyễn Trọng Báu và Thành Châu tới các bạn đọc.

Nhà xuất bản Văn Hóa Thông tin

***

Bị cóng lạnh vì rét buốt, nhưng dù sao Ivanôpxki vẫn tỉnh lại được, anh nhớ ra ngay: anh đang ở đâu và cần phải làm gì. Mục đích cuối cùng của anh vẫn sống trong anh ngay cả khi anh bất tỉnh, anh chỉ không biết rằng anh đã bị ngất bao lâu và không biết mình có còn khả năng nữa không. Phút đầu tiên tỉnh lại anh lo sợ mình đã bị chậm: trên đường im ắng, không có một tiếng động nào vọng tới. Gió rít từng cơn trên cánh đồng và bỗng một trận gió tuyết thốc tới phủ kín đến tận vai anh, đôi cánh tay tê dại đến nỗi những ngón không sao cử động nổi. Nhưng anh vẫn nhớ phải bò cho được tới đường cái, chỉ đến tận đấy cuộc hành trình của anh mới được coi là kết thúc.

Một cuộc giao tranh tuyệt vọng với tuyết lại bắt đầu, Ivanôpxki bò chậm, chỉ mong mỗi phút được một mét, không hơn. Sức đã kiệt lắm rồi, anh không còn tựa được lên bằng khuỷu tay, mạng sườn ngập sâu vào tuyết và sức tựa chủ yếu bằng chân. Anh cũng không hiểu sao chân bị thương lúc này không cảm thấy đau. Nhưng ở ngực tất cả lại như đang bị thiêu đốt, mọi đau đớn bây giờ như tập trung cả ở đây. Anh rất sợ, một lần nữa máu lại ộc ra khỏi họng, đến lúc đó đối với anh, mọi cái sẽ kết thúc, vì thế anh tránh thở sâu, anh không cho phép mình khạc nhổ ra. Anh giữ gìn lá phổi đã bị bắn thủng như giữ một thứ cần nhất, vì những giây phút cuối cùng của đời anh hoàn toàn phụ thuộc vào nó.

Thể lực của Ivanôpxki đã giảm sút tới mức quá tồi tệ và anh rất hiểu điều đó. Còn tri giác của anh, giống như một diễn viên đi trên dây, luôn luôn đung đưa giữa cái đang tồn tại và cái mê man bất tỉnh, bát cứ lúc nào cũng sẵn sàng rơi vào cái chết, anh cố sức chịu đựng cái đau đớn quá lớn đang choán hết tâm trí. Anh không cho phép mình bị mê man bất tỉnh chừng nào chưa tới đường.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Gắng Sống Đến Bình Minh PDF của tác giả Vasil Bykau nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hắc Ám Phong Thần Ký (Điểm Tinh Linh)
Một nhà khoa học thế kỉ 24 ko rõ nguyên nhân bị nhập hồn vào Trụ vuơng đời Thương, ko muốn theo mệnh vận "nguyên gốc" nên áp dụng đủ mọi biện pháp để đấu tranh Duơng tiễn bản nữ Băng tuyết, áo giáp xuyên hành bão không gian làm pháp bảo hộ thân V..v. Tính cách nhân vật kiên cường bất khuất, coi trọng tình nghĩa sẵn sàng hi sinh vì huynh đệ, vợ, thủ hạ. Khi cặp kè thì tìm đủ mọi cách nhưng lại hoàn toàn chân tâm để cho các nữ nhân được thỏa mãn không chỉ về tinh thần còn về cả ước mơ Cảm nhận: một kiểu bản hoàn toàn mới lạ phối hợp âm mưu cùng với màn đấu pháp bảo, biến hóa huyền ảo tinh thải câu văn tả phong phú ít trùng lặp Điểm độc đáo: cách nhìn mặt khác về truyện phong thần như Natra thông minh, nhanh trí hiểu lý lẽ trọng đạo..các nhân vật thần tiên cũng đủ loại nhát gan, tham lam, sợ chết, âm hiểm..kể cả thánh nhân cũng không thoát khỏi chữ "nhân"... Thang điểm: tạm 8 (vì chưa biết khúc kết sẽ như thế nào để +_ 2 nữa)Khá dí dỏm như Trương tam phong dị giới du, Âm mưu đấu kế như Ác ma đảo, Đấu pháp bảo như thất giới... Tìm mua: Hắc Ám Phong Thần Ký TiKi Lazada Shopee Hắc Ám Phong Thần Ký là bộ truyện tiên hiệp audio được chuyển thể từ tác phẩm Ngã Vi Trụ Vương Chi Ngạo Khiếu Phong Thần của tác giả Điểm Tinh Linh. Mời quý vị các bạn cùng đón nghe qua giọng đọc MC Tiến PhongĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hắc Ám Phong Thần Ký PDF của tác giả Điểm Tinh Linh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Công Tử Bạc Liêu (Nguyên Hùng)
Mấy ngày nay, Nhà Lớn thật là rộn rịp. Nhà Lớn là tên thiện hạ đặt cho toà nhà nguy nga nằm dọc bờ sông Bạc Liêu, cách cầu Quay vài trăm thước. Đây là biệt thự lầu, kiến trúc tối tân, cất theo kiểu nhà Tây trên Sài Gòn. Ai đi ngang qua cũng phải ngắm nhìn và trầm trồ khen đẹp. Tòa nhà này làm cho các tham biện chủ tỉnh Tây cũng phải ganh tỵ so với dinh chủ tỉnh, nó chỉ thua về diện tích, nhưng ăn đứt hình dáng bên ngoài và trang trí nội thất bên trong. Đây là nhà của ông Hội đồng Trạch, đại điền chủ số một trong tỉnh Bạc Liêu. Mấy tiếng “đại điền chủ số một trong tỉnh Bạc Liêu” chưa giúp các bạn hình dung được cơ nghiệp của ông Hội đồng, cần giở sổ bộ điền đất để có vài con số cụ thể. Mười lăm đại điền chủ đứng đầu trong tỉnh Bạc Liêu là vài người Việt Nam bên cạnh đa số là người Tàu và tám người Pháp. Hội đồng Trạch - Trần Trinh Trạch - chiếm số một với 110000 mẫu ruộng và nhiều sở ruộng muối nữa. Đứng số 2 là Vưu Tung với 75000 mẫu ruộng, Châu Oai đứng hạng ba với 40000 mẫu, Cao Triều Phát, lãnh tụ Cao Đài đứng hạng tư trước Hùynh Hữu Phước, kế tới Quách Ngọc Đống. Tám chủ điền Tây xếp hành ở sau với những tên Humelin, Grégoira, Gressier, Éméry… Nhà Lớn rộn rịp về bức điện Cậu Ba từ Paris đánh về. Cậu Ba cho biết cậu đã “thành tài” và đang đáp tàu về nước. Chiếc Aramis sẽ cập bến Nhà Rồng vào tuần tới đây. Ông Hội đồng giở lịch xem ngày: còn đúng một tuần nữa thằng con cưng của ông sẽ về. Phải sửa soạn lên Sài Gòn rước nó. Rồi phải làm tiệc tùng trước cúng kiếng ông bà đã phù hộ nó đi tới nơi về tới chốn, học hành đỗ đạt làm rạng rỡ ông bà cha mẹ, sau đãi đằng bà con và các vị tai mắt trong tỉnh để họ biết dòng họ Trần Trinh Trạch xứng đáng là danh gia vọng tộc. Hội đồng Trạch có ba người con trai nhưng chỉ cưng nhất nhà là cậu Ba. Tại sao? Cậu Hai - Trần Trinh Đinh gọi là cậu Hai Đinh. Cậu Ba tên Trần Trinh Qui, gọi là Ba Qui. Ông Trạch khoái đặt tên con theo giống thủy tộc vì ông là Trạch, con ông phải là cua đinh, rùa (qui). Đứa con trai út cũng mang tên một loài sống dưới nước nhưng lại được gọi là cậu Tám Bò vì thói quen bò xuống lầu để đi la cà tán gái trong đêm. Cậu Hai Đinh học hành cũng khá, đậu Đíp lôm rồi học ban tú tài nhưng ông hội đông gọi về trông coi điền đất giúp ông. Theo ông thì “dân cậu” chỉ cần học tới đó thôi, miễn đủ sức nói tiếng Tây giòn rụm như bẻ củi cho mấy thằng Tây trọng nể là được rồi. Học nhiều, dẫu kỹ sư, bác sỹ cũng kiếm tiền không nhiều bằng mấy ông chủ điền. Cậu Hai Đinh nghe lời ông Hội đồng bỏ học về trông coi điền đất, Cậu sớm thấy làm chủ điền không nhàn như thiên hạ nghĩ, bởi vì đến mùa, phải đấu trí ác liệt với đám “chủ chành”. Chủ chành là những người Tàu chuyên mua lúa gạo các tỉnh miền Tây, chở ghe chài lên Chợ Lớn bán, Mua rẻ bán mắc là nghề của chủ chàn. Bán hớ một chút là mất bạc ngàn bạc muôn. Cho nên phải cho người thân tín dòm ngó đám “chệt chành” lân la vô đất điền gạ tá điền bán lúa non. Đó là thủ đoạn cho vay tiền để nhà nông mua lúa giống, mua phân, tới mùa phải bán lúa rẻ cho chúng. Do cạnh tranh ráo riết từng ngày từng giờ với “chệt chành” mà cậu Hai Đinh quyết định nhờ tới nàng tiên nâu. Làm vài điếu thuốc phiện là tâm trí minh mẫn lạ thường, tình hình rối ren cách mấy cũng có cách giải quyết thần tình. Cậu Hai sắm bàn đèn, nằm nhà hút chớ không tới các tiệm hút ngoài chợ. Các tiệm này có bộ mặt đặt biệt là cánh cửa gió gắn kính đầy màu lục để lọc ánh sáng bên ngoài. Bước vô trong là lạc vào một thế giới khác hẳn, một thế giới mờ mờ, thơm tho. Các đi-văng gõ mát rượi với những chiếc gối sành cùng màu lục dịu mắt như mời mọc bạn nằm xuống, kéo vài hơi cho tỉnh người sau một ngày vật lộn với đời. Trước cửa tiện có gắn hai chữ RO tức Régie Opium, với nghĩa là công quản thuốc phiện. Hai chữ này đối lập với RA (Régie Alcool: công quản rượu trắng) gắn ở các tiệm bán rượu công xi. Nhờ hút đầy đủ mà cậu Hai Đinh mập tốt, dáng người bệ vệ, mặt vuông chữ điền, Cậu thích mặc xà rông, chỉ khi nào có khách mới xỏ bộ pyjama vô cho phải phép. Mợ Hai lớn ở riêng. Nhà ở gần Cầu số 3 đường đi Vĩnh Châu. Cậu Hai ở với mợ Hai nhỏ, một thiếu phụ có đời chồng trước là người Miên làm tài xế cho ông hoàng Sihanouk bên Nam Vang. Ngoài ra cậu Hai còn có một cô vợ bé ngưới Cù Lao Giêng xinh đẹp như phần lớn các cô gái miệt vườn. Tìm mua: Công Tử Bạc Liêu TiKi Lazada Shopee Nhà cậu Hai cũng rất bề thế ở xóm làng, kế bên có nhà máy xay lớn nhất tỉnh. Cậu Hai đã “an bài” nên ông HỘi đồng dồn hết tâm trí cho cậu Ba Qui.Cậu Ba đậu Đíp lôm rồi, một hai đòi đi Tây. Ông Hội đồng nói: - Muốn lấy bằng cấp tú tài thì lên Sài Gòn học. Tao xin cho mầy vô trường Tây dễ dàng, Đi qua Tây làm chi cho xa xôi, tốm kém. Cậu Ba cự nự: - Nhà mình bạc chứa cả kho mà ba hà tiện làm chi ba? Để cho con một bụng chữ còn hơn là để mấy chục ngàn mẫu ruộng. Học Chasseloup trên Sài Gòn thì thường quá! Có gì đáng hãnh diện đâu ba? Nếu ba cho con qua Tây học thì thiên hạ khắp nơi trong xứ Nam Kỳ lục tỉnh nầy ai cũng kính nể ba. Chừng con học thành tài, con kéo về một cô vợ đầm thì dòng họ Trần Trinh mình vang danh bốn biển!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Công Tử Bạc Liêu PDF của tác giả Nguyên Hùng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Công Tử Bạc Liêu (Nguyên Hùng)
Mấy ngày nay, Nhà Lớn thật là rộn rịp. Nhà Lớn là tên thiện hạ đặt cho toà nhà nguy nga nằm dọc bờ sông Bạc Liêu, cách cầu Quay vài trăm thước. Đây là biệt thự lầu, kiến trúc tối tân, cất theo kiểu nhà Tây trên Sài Gòn. Ai đi ngang qua cũng phải ngắm nhìn và trầm trồ khen đẹp. Tòa nhà này làm cho các tham biện chủ tỉnh Tây cũng phải ganh tỵ so với dinh chủ tỉnh, nó chỉ thua về diện tích, nhưng ăn đứt hình dáng bên ngoài và trang trí nội thất bên trong. Đây là nhà của ông Hội đồng Trạch, đại điền chủ số một trong tỉnh Bạc Liêu. Mấy tiếng “đại điền chủ số một trong tỉnh Bạc Liêu” chưa giúp các bạn hình dung được cơ nghiệp của ông Hội đồng, cần giở sổ bộ điền đất để có vài con số cụ thể. Mười lăm đại điền chủ đứng đầu trong tỉnh Bạc Liêu là vài người Việt Nam bên cạnh đa số là người Tàu và tám người Pháp. Hội đồng Trạch - Trần Trinh Trạch - chiếm số một với 110000 mẫu ruộng và nhiều sở ruộng muối nữa. Đứng số 2 là Vưu Tung với 75000 mẫu ruộng, Châu Oai đứng hạng ba với 40000 mẫu, Cao Triều Phát, lãnh tụ Cao Đài đứng hạng tư trước Hùynh Hữu Phước, kế tới Quách Ngọc Đống. Tám chủ điền Tây xếp hành ở sau với những tên Humelin, Grégoira, Gressier, Éméry… Nhà Lớn rộn rịp về bức điện Cậu Ba từ Paris đánh về. Cậu Ba cho biết cậu đã “thành tài” và đang đáp tàu về nước. Chiếc Aramis sẽ cập bến Nhà Rồng vào tuần tới đây. Ông Hội đồng giở lịch xem ngày: còn đúng một tuần nữa thằng con cưng của ông sẽ về. Phải sửa soạn lên Sài Gòn rước nó. Rồi phải làm tiệc tùng trước cúng kiếng ông bà đã phù hộ nó đi tới nơi về tới chốn, học hành đỗ đạt làm rạng rỡ ông bà cha mẹ, sau đãi đằng bà con và các vị tai mắt trong tỉnh để họ biết dòng họ Trần Trinh Trạch xứng đáng là danh gia vọng tộc. Hội đồng Trạch có ba người con trai nhưng chỉ cưng nhất nhà là cậu Ba. Tại sao? Cậu Hai - Trần Trinh Đinh gọi là cậu Hai Đinh. Cậu Ba tên Trần Trinh Qui, gọi là Ba Qui. Ông Trạch khoái đặt tên con theo giống thủy tộc vì ông là Trạch, con ông phải là cua đinh, rùa (qui). Đứa con trai út cũng mang tên một loài sống dưới nước nhưng lại được gọi là cậu Tám Bò vì thói quen bò xuống lầu để đi la cà tán gái trong đêm. Cậu Hai Đinh học hành cũng khá, đậu Đíp lôm rồi học ban tú tài nhưng ông hội đông gọi về trông coi điền đất giúp ông. Theo ông thì “dân cậu” chỉ cần học tới đó thôi, miễn đủ sức nói tiếng Tây giòn rụm như bẻ củi cho mấy thằng Tây trọng nể là được rồi. Học nhiều, dẫu kỹ sư, bác sỹ cũng kiếm tiền không nhiều bằng mấy ông chủ điền. Cậu Hai Đinh nghe lời ông Hội đồng bỏ học về trông coi điền đất, Cậu sớm thấy làm chủ điền không nhàn như thiên hạ nghĩ, bởi vì đến mùa, phải đấu trí ác liệt với đám “chủ chành”. Chủ chành là những người Tàu chuyên mua lúa gạo các tỉnh miền Tây, chở ghe chài lên Chợ Lớn bán, Mua rẻ bán mắc là nghề của chủ chàn. Bán hớ một chút là mất bạc ngàn bạc muôn. Cho nên phải cho người thân tín dòm ngó đám “chệt chành” lân la vô đất điền gạ tá điền bán lúa non. Đó là thủ đoạn cho vay tiền để nhà nông mua lúa giống, mua phân, tới mùa phải bán lúa rẻ cho chúng. Do cạnh tranh ráo riết từng ngày từng giờ với “chệt chành” mà cậu Hai Đinh quyết định nhờ tới nàng tiên nâu. Làm vài điếu thuốc phiện là tâm trí minh mẫn lạ thường, tình hình rối ren cách mấy cũng có cách giải quyết thần tình. Cậu Hai sắm bàn đèn, nằm nhà hút chớ không tới các tiệm hút ngoài chợ. Các tiệm này có bộ mặt đặt biệt là cánh cửa gió gắn kính đầy màu lục để lọc ánh sáng bên ngoài. Bước vô trong là lạc vào một thế giới khác hẳn, một thế giới mờ mờ, thơm tho. Các đi-văng gõ mát rượi với những chiếc gối sành cùng màu lục dịu mắt như mời mọc bạn nằm xuống, kéo vài hơi cho tỉnh người sau một ngày vật lộn với đời. Trước cửa tiện có gắn hai chữ RO tức Régie Opium, với nghĩa là công quản thuốc phiện. Hai chữ này đối lập với RA (Régie Alcool: công quản rượu trắng) gắn ở các tiệm bán rượu công xi. Nhờ hút đầy đủ mà cậu Hai Đinh mập tốt, dáng người bệ vệ, mặt vuông chữ điền, Cậu thích mặc xà rông, chỉ khi nào có khách mới xỏ bộ pyjama vô cho phải phép. Mợ Hai lớn ở riêng. Nhà ở gần Cầu số 3 đường đi Vĩnh Châu. Cậu Hai ở với mợ Hai nhỏ, một thiếu phụ có đời chồng trước là người Miên làm tài xế cho ông hoàng Sihanouk bên Nam Vang. Ngoài ra cậu Hai còn có một cô vợ bé ngưới Cù Lao Giêng xinh đẹp như phần lớn các cô gái miệt vườn. Tìm mua: Công Tử Bạc Liêu TiKi Lazada Shopee Nhà cậu Hai cũng rất bề thế ở xóm làng, kế bên có nhà máy xay lớn nhất tỉnh. Cậu Hai đã “an bài” nên ông HỘi đồng dồn hết tâm trí cho cậu Ba Qui.Cậu Ba đậu Đíp lôm rồi, một hai đòi đi Tây. Ông Hội đồng nói: - Muốn lấy bằng cấp tú tài thì lên Sài Gòn học. Tao xin cho mầy vô trường Tây dễ dàng, Đi qua Tây làm chi cho xa xôi, tốm kém. Cậu Ba cự nự: - Nhà mình bạc chứa cả kho mà ba hà tiện làm chi ba? Để cho con một bụng chữ còn hơn là để mấy chục ngàn mẫu ruộng. Học Chasseloup trên Sài Gòn thì thường quá! Có gì đáng hãnh diện đâu ba? Nếu ba cho con qua Tây học thì thiên hạ khắp nơi trong xứ Nam Kỳ lục tỉnh nầy ai cũng kính nể ba. Chừng con học thành tài, con kéo về một cô vợ đầm thì dòng họ Trần Trinh mình vang danh bốn biển!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Công Tử Bạc Liêu PDF của tác giả Nguyên Hùng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tầm Tần Ký - Phần 2 (Huỳnh Dị)
Đã lâu lắm rồi mới thấy một bộ truyện dã sử viễn tưởng "hoành tráng" như Tần Tầm Ký được xuất bản, 4000 trang sách được chia thành sáu cuốn in rất đẹp. Nhưng chuyện hình thức không nói tới, kỳ lạ là một bộ sách Tần Tầm Ký tưởng thuần túy giải trí mà vẫn có nhiều điều đáng suy ngẫm. Câu chuyện trong Tần Tầm Ký kể về Hạng Thiếu Long - sĩ quan trẻ của binh đoàn số bảy được đưa vào một cuộc thí nghiệm cỗ máy thời gian của viện trưởng Mã Khắc. Anh được chỉ định về thời Chiến Quốc - Tần Thủy Hoàng, lúc trở về quá khứ thì cỗ máy thời gian tại viện thí nghiệm phát nổ cùng với tất cả nhà khoa học, Hạng Thiếu Long mãi mãi ở lại năm 251TCN tức sáu năm trước khi Tần Thuỷ Hoàng lên ngôi. Từ đây hàng loạt biến cố ngoài chính sử đã được Hạng Thiếu Long phát hiện và tận dụng như: Tần Doanh Chính đã chết tại nước Triệu, Thiếu Long bèn thế vào chỗ khuyết ấy một nhân vật tên Tiểu Bàn và đưa y lên đến ngôi vương. Là kẻ hiểu rõ những việc sẽ xảy ra Thiếu Long rủ những Lã Bất Vi, Điền Đan, Lý Tư…vào cuộc chơi vô tiền khoáng hậu của mình - cuộc chơi lịch sử. Với hiểu biết và tinh thần của một con người thế kỉ 21, nương theo dòng chảy lúc nhanh lúc chậm, lúc "nhẹ nhàng từ tâm", lúc thủ đoạn xảo quyệt, lúc tiểu nhân, khi quân tử, Hạng Thiếu Long làm cho cả một thời đại kiêu hùng của lịch sử Trung Quốc xoay như bông vụ dưới những nước cờ của y. Kiến thức lịch sử của tác giả thể hiện trong Tần Tầm Ký quả là đáng khâm phục, cuốn tiểu thuyết Tần Tầm Ký như một bộ phim đầy đủ về chính trị, xã hội, văn hoá của thời chiến quốc. Nhưng trong bối cảnh kinh hoàng đó số phận của những cá nhân nhỏ bé là thế nào? Tìm mua: Tầm Tần Ký - Phần 2 TiKi Lazada Shopee Canh cánh trong lòng Hạng Thiếu Long luôn là câu hỏi "ta đã tạo ra lịch sử hay một phần tử nhỏ bé mà lịch sử tạo ra". Vùng vẫy mãi nhưng Thiếu Long cũng phải để lịch sử đi đúng cái hướng mà nó đã chọn cho mình hơn hai ngàn năm trước khi y có mặt trên cõi đời. Cái mà y có được phải chăng chỉ là nỗ lực tồn tại của một cá thể khi bị đặt vào một hoàn cảnh sống khác, thế thì tại sao những việc y làm được với lịch sử vẫn hiện hữu trước mặt y thế này? Điều này y đã quyết sau tiếng cười to cuối truyện khi biết mình là kẻ sinh ra Hạng Vũ - người phá nát cơ đồ Đại Tần sau này. "Chỉ cần sống oanh liệt", mọi cái còn lại không thể do anh quyết. Trong sự chuyển dịch khổng lồ của mình, lịch sử vẫn luôn nâng niu từng cá thể nhỏ bé hợp thành mình. Một ngàn năm sau sẽ có một kẻ trở về thời đại chúng ta thì sao? Thời gian vẫn cứ trôi vậy! Câu chuyện Tần Tầm Ký bắt đầu!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tầm Tần Ký - Phần 2 PDF của tác giả Huỳnh Dị nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.