Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chim Việt Nam - Hình Thái Và Phân Loại 2 Tập [PDF]

Trước đây, tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về chim - do các cá nhân hoặc nhóm tác giả trong nước và quốc tế thực hiện, nhưng cuốn “Chim Việt Nam” (dày 1.200 trang) thực sự là ấn phẩm giới thiệu hoàn chỉnh nhất về khu hệ chim Việt Nam nói riêng và thế giới các loài chim nói chung, là tư liệu hữu ích trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập.

Trên thế giới hiện biết được có 10.964 loài chim - thuộc 36 bộ, 243 họ. Còn trong cuốn sách nói trên của cặp tác giả Võ Quý - Nguyễn Lân Hùng Sơn, thể hiện “dung nhan” của 906 loài chim (tính đến năm 2015) hiện biết có tại Việt Nam - kết quả nghiên cứu công phu qua nhiều năm của 2 nhà khoa học này.

Ở Việt Nam, dù đã được thiên nhiên ban tặng một sự đa dạng sinh học cao với nhiều loại rừng, nhiều hệ sinh thái tự nhiên và nhiều tài nguyên quý giá, nhưng bởi nhiều nguyên nhân (trong đó có phần tác động của con người) nên nhiều loài sinh vật, cả động vật lẫn thực vật, đã giảm nhanh số lượng, hoặc đã bị diệt vong, trong vài thập kỷ qua.

Với 906 loài chim hiện biết ở Việt Nam, được miêu tả trong cuốn “Chim Việt Nam”, mỗi loài đều ẩn chứa nhiều sự quyến rũ không chỉ là vẻ sặc sỡ của bộ lông vũ, tiếng hót lảnh lót, du dương mà còn cả những câu chuyện về tập tính kỳ lạ của chúng. Với những bức ảnh màu minh họa (được trích xuất từ nhiều nguồn), người đọc có thể nhận diện được vẻ đẹp của nhiều loài chim mà không dễ gì gặp được ở ngoài tự nhiên.

PGS-TS Nguyễn Lân Hùng Sơn sinh năm 1976, là Trưởng Khoa Sinh học (ĐH Sư phạm Hà Nội), Phó Chủ tịch Hội Sinh thái học Việt Nam. Vẻ đẹp lộng lẫy của các loài chim đã mê hoặc ông ngay từ thời sinh viên. Với sự dẫn dắt của người thầy, nhà bảo tồn thiên nhiên và môi trường tiên phong của Việt Nam - GS Võ Quý, ông đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu chim ở Việt Nam.

Không chỉ dừng ở việc công bố các công trình khoa học liên quan đến khu hệ chim Việt Nam, ông còn góp phần truyền lửa cho các thế hệ sinh viên, cao học, nghiên cứu sinh và cả cộng đồng về niềm đam mê nghiên cứu và bảo tồn thiên nhiên nói chung và các loài chim hoang dã nói riêng. Theo ông, để mọi người yêu thiên nhiên, thì phải cho mọi người được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên và từ đó sống thân thiện với thiên nhiên, với động vật hoang dã và tạo nên tình người.

Ông Đặng Ngọc Sâm Thương sinh năm 1969, tốt nghiệp ĐH Bách khoa Đà Nẵng, mê khám phá thiên nhiên hoang dã. Những bức ảnh về chim Việt Nam qua góc nhìn của ông được chộp bắt rất kỳ công, đều tựa như những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp, thu hút sự chiêm ngưỡng của những người yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.

Với việc ra mắt cuốn “Chim Việt Nam”, các tác giả đã tạo dựng được một công trình nghiên cứu khoa học quý, đồ sộ, đồng thời góp phần truyền đi thông điệp kêu gọi công chúng chung tay bảo vệ sự đa dạng sinh học để cuộc sống phát triển bền vững.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Đế quốc An Nam và người dân An Nam
Tác phẩm Aperçu sur la géographie, les productions, l'industrie, les moeurs et les coutumes de l'Annam đăng lần đầu trên tờ Courrier de Saigon vào năm 1875 và 1876, xuất bản dưới sự bảo trợ của chính quyển thuộc địa. Năm 1889, Chánh Tham biện Pháp ở Nam kỳ, Giáo sư Học viện Khoa học Chính trị Jules Silvestre tiến hành định bản ấn phẩm này từ bản in trên báo và xuất bản dưới nhan để dài hơn L'empire d'Annam et le peuple annamite. Aperçu sur la géographie, les productions, l'industrie, les moeurs et les coutumes de l'Annam Đế quốc An Nam và người dân An Nam Tổng quan về địa lý. sản vật, kỹ nghệ phong tục và tập quán An Nam; Jules Silvestre bổ sung một số ghi chú cần thiết và những tiểu dẫn nhằm cập nhật một tác phẩm theo ông là đã hoàn thành vào năm 1858. Dưới nhan để khiêm tốn như trên ẩn giấu một công trình thú vị và tin cậy. Hơn thế, nó còn có thể cung cấp các công cụ thực tế bất cứ khi nào cần phải trình bày một bức tranh chính xác về Nam kỳ, người ta không thể không viện dẫn. Nghiên cứu này được xuất bản mà không có tên tác giả. Trên thực tế, đó không phải là công trình của một người chỉ cần đọc nó sẽ nhận ra đó là bản tóm tắt các quan sát chính xác, được theo dõi trong nhiều năm và trên các địa điểm khác nhau của đế quốc An Nam, bởi những con người thành tín sống hòa nhập với người An Nam và do đó, được đánh giá cao và mô tả chính xác các sự việc về đời sống dân chúng.
Sách học chữ Nho [pdf]
Phàm người Nam ta, ai cũng cần biết chữ nho, vì trong tiếng ta, trong quốc-văn, nhan nhản những tiếng, những chữ gốc ở chữ nho.Có nhiều bạn đọc muốn học chữ nho mà không tiện thay tiện sách, nên chúng tôi đem hiến các bạn một phương pháp học chữ nho rất giản dị dễ dàng, các bạn đề ra mỗi ngày mươi lăm phút, chuyên-lâm học trang ít lâu, sẽ biết được kha khá. Cái phương pháp ấy ở bộ Tân Quốc Văn của Tàu, chúng tôi sẽ lần lượt dịch đăng vào chỗ này, Những bài học, trước dễ sau khó, trước ít chứ, sau nhiều chủ - bài đầu có một chữ A - các bạn nên học kỹ bài trên, rồi hãy học qua bài dưới. Các bạn nên dùng bút chì tập viết những chữ đã học cho nhớ mặt chữ. Nên hạc cho kỹ và học ôn luôn.Sách HỌC CHỮ NHO này chúng tôi soạn ra từ năm 1930. Vì việc in có nhiều chữ nho và cần nhiều kiểu chữ, công phu lắm lắm, nên nấn ná mãi không xuất bản được. Tới đầu năm 1936 chúng tôi cho in dần vào báo Ích Hữu. Khi báo Ích Hữu đình bản, chúng tôi lại cho đăng nối vào Phổ Thông Bán Nguyệt San cho tới nay vẫn tiếp tục đăng chưa hết. Vì PTBNS mỗi tháng xuất bản có 2 kỳ, mỗi kỳ đăng được 4 trang Học Chữ Nho, không đủ cho các bạn học tập, cho nên nhiều bạn yêu cầu chúng tôi xuất bản thành sách. Sách Học Chữ Nho Theo Tân Quốc Văn Quyển INXB Tân Dân 1941Nhiều Tác Giả364 TrangFile PDF-SCAN
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC - NGUYỄN DỮ
Truyền kỳ mạn lục (chữ Hán: 傳奇漫錄, nghĩa là Sao chép tản mạn những truyện lạ), là tác phẩm duy nhất của danh sĩ Nguyễn Dư (thường được gọi là Nguyễn Dữ), sống vào khoảng thế kỷ 16 tại Việt Nam. Đây là tác phẩm được Hà Thiện Hán viết lời tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm (thầy dạy tác giả) phủ chính, Nguyễn Thế Nghi, dịch ra chữ Nôm, và đã được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân (1702-?), đánh giá là một "thiên cổ kỳ bút". Ngay từ khi tác phẩm mới hoàn thành đã được đón nhận. Về sau, nhiều học giả tên tuổi như: Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú, Bùi Kỷ, Trần Văn Giáp, Trần Ích Nguyên (Đài Loan)... đều có ghi chép về Nguyễn Dữ và đánh giá tác phẩm này. Ngay từ khi tác phẩm mới hoàn thành đã được đón nhận. Về sau, nhiều học giả tên tuổi như: Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú, Bùi Kỷ, Trần Văn Giáp, Trần Ích Nguyên (Đài Loan)... đều có ghi chép về Nguyễn Dữ và đánh giá tác phẩm này.Nhiều bản dịch ra chữ quốc ngữ, trong đó bản dịch của Trúc Khê năm 1943 được coi như đặc sắc nhất. Nhiều bản dịch ra chữ quốc ngữ, trong đó bản dịch của Trúc Khê năm 1943 được coi như đặc sắc nhất.Theo lời Tựa của Hà Thiện Hán (người cùng thời) viết năm 1547, thì Nguyễn Dữ viết ra tập lục này để ngụ ý trong thời gian ông ẩn cư ở rừng núi xứ Thanh. Theo lời Tựa của Hà Thiện Hán (người cùng thời) viết năm 1547, thì Nguyễn Dữ viết ra tập lục này để ngụ ý trong thời gian ông ẩn cư ở rừng núi xứ Thanh.Trong Từ điển Văn học (bộ mới), nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân cho biết trong thế kỷ 16, tình hình xã hội không còn ổn định như ở thế kỷ trước; mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt, quan hệ xã hội bắt đầu phức tạp, các tầng lớp xã hội phân hóa mạnh mẽ, trật tự phong kiến lung lay, chiến tranh phong kiến ác liệt và kéo dài, đất nước bị các tập đoàn phong kiến chia cắt, cuộc sống không yên ổn, nhân dân điêu đứng, cơ cực... Muốn phản ánh thực tế phong phú, đa dạng ấy, muốn lý giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống đầy biến động ấy thì không thể chỉ dừng lại ở chỗ ghi chép sự tích đời trước... Cho nên Nguyễn Dư đã dựa vào những sự tích có sẵn, tổ chức lại kết cấu, xây dựng lại nhân vật, thêm bớt tình tiết, tu sức ngôn từ... tái tạo thành những thiên truyện mới. Truyền kỳ mạn lục vì vậy, tuy có vẻ là những truyện cũ nhưng lại phản ánh sâu sắc hiện thực thế kỷ 16... Trong Từ điển Văn học (bộ mới), nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân cho biết trong thế kỷ 16, tình hình xã hội không còn ổn định như ở thế kỷ trước; mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt, quan hệ xã hội bắt đầu phức tạp, các tầng lớp xã hội phân hóa mạnh mẽ, trật tự phong kiến lung lay, chiến tranh phong kiến ác liệt và kéo dài, đất nước bị các tập đoàn phong kiến chia cắt, cuộc sống không yên ổn, nhân dân điêu đứng, cơ cực... Muốn phản ánh thực tế phong phú, đa dạng ấy, muốn lý giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống đầy biến động ấy thì không thể chỉ dừng lại ở chỗ ghi chép sự tích đời trước... Cho nên Nguyễn Dư đã dựa vào những sự tích có sẵn, tổ chức lại kết cấu, xây dựng lại nhân vật, thêm bớt tình tiết, tu sức ngôn từ... tái tạo thành những thiên truyện mới. Truyền kỳ mạn lục vì vậy, tuy có vẻ là những truyện cũ nhưng lại phản ánh sâu sắc hiện thực thế kỷ 16...
Đền Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương [pdf]
Vua Hùng là Tổ của dân ta - Thủy tổ của người Việt. Ông Vua đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, “Thánh vương ngàn đời của cổ Việt”. Các thế hệ người Việt Nam đương đại đều hãnh diện và tự hào được mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, con cháu Rồng Tiên. Hàng năm cứ đến ngày mồng 10 tháng 3 Âm lịch lại cùng nhau nỗ nức hành hương về miền Đất Tổ để viếng mộ thăm đền, thắp hương cúng giỗ Tổ tiên. Thông qua các hoạt động văn hóa tâm linh, biểu tượng Vua Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành điểm hội tụ tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không có biên giới riêng mà là biên giới cộng đồng. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương đã vượt ra khỏi tín ngưỡng dân gian để trở thành Quốc tế (Quốc lễ). Hùng Vương đã trở thành Quốc Thánh, là vị Tổ chung cho tất cả mọi người đang cùng sống trên dải đất Việt Nam hình chữ S này.Người Việt Nam trọng tình nghĩa, lấy chữ hiếu làm đầu. Họ luôn quan niệm Tổ tiên của mình; ông bà, cha mẹ mình khi chết đi chưa phải là đã hết, mà là sang thế giới bên kia; song vẫn luôn trở về nhà phù hộ cho con, cho cháu mạnh khỏe, hạnh phúc, an lành.