Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Khoe Bàn Chân Nhỏ (Bách Dương)

Chuyện rằng, xưa kia, có một nước tên là nước Hũ Tương. Ở nước Hũ Tương này, hằng ngày việc quan trọng nhất là bàn luận xem họ có phải là nước Hũ Tương hay không, và chuyện ồn ào nhất là tranh cãi giữa thầy thuốc với bệnh nhân, kết quả tất nhiên là thầy thuốc đại bại. Câu chuyện giữa họ đại khái thế này:

Người bệnh: Tháng sau tôi lấy vợ rồi, sẽ bày tiệc lớn, anh phải chiếu cố đến làm thượng khách đấy nhé! Kết quả xét nghiệm bệnh phẩm của tôi thế nào rồi ạ?

Thầy thuốc: Xin lỗi, tôi e rằng sẽ phải báo cho anh một tin không hay. Kết quả xét nghiệm ở đây rồi, có lẽ là lao phổi giai đoạn 3. Thứ nhất là ho…

Người bệnh: Lạ nhỉ. Anh bảo tôi ho, khi nãy anh cũng ho đấy thôi, sao không phải là lao phổi?

Thầy thuốc: Tôi ho không giống anh! Tìm mua: Khoe Bàn Chân Nhỏ TiKi Lazada Shopee

Người bệnh: Thế nào mà không giống? Anh có tiền, có học vấn, từng học đại học, từng được uống nước sông Amazon, dòng dõi cao hơn người khác một bậc, có phải không?

Thầy thuốc: Không thể nói thế được. Còn vấn đề nữa là: anh thường lên cơn sốt vào nửa đêm…

Người bệnh: Không thể nói thế được. Phải thế nào mới có thể vừa lòng anh, như ý anh được? Nửa đêm phát sốt! Cái quạt máy ở nhà tôi, dùng đến nửa đêm mà chạm tay vào thì tay cũng thành thịt nướng, chả lẽ như thế nó cũng bị lao phổi giai đoạn 3?

Thầy thuốc (kiên nhẫn giải thích): Còn thổ huyết nữa, đó cũng là một trong những triệu chứng.

Người bệnh: Bên cạnh nhà tôi có một ông bác sĩ nha khoa, những người đến khám răng đều bị ông ấy làm cho thổ ra máu, chả lẽ họ cũng là bệnh nhân lao phổi giai đoạn 3?

Thầy thuốc: Tất nhiên là không phải, nhưng tổng hợp những triệu chứng lại…

Người bệnh: Được rồi, cứ cho nó là bệnh lao phổi đi, thậm chí là lao phổi giao đoạn 7, giai đoạn 8 đi nữa, cũng có làm sao đâu? Mà anh phải kêu gào ầm ĩ! Người nước ngoài chẳng phải cũng mắc lao phổi đấy thôi? Làm sao anh lại chỉ vào riêng mặt tôi mà nói. Tháng sau tôi lấy vợ, ai cũng biết cả rồi, chả lẽ anh không nói được mấy câu động viên tôi, cớ gì lại công kích tôi? Tôi có thù gì, oán gì với anh, mà anh phải chia rẽ chúng tôi?

Thầy thuốc: Anh hiểu lầm ý của tôi rồi. Tôi chỉ muốn nói là…

Người bệnh: Tôi chả hiểu lầm tí nào cả. Tôi đã nhìn rõ bụng dạ anh rồi. Anh mồ côi mẹ từ nhỏ, thiếu tình cảm ấm áp gia đình. Đến trung niên lại bị dính án hiếp dâm, giết người cướp của, phải ngồi nhà đá, trong lòng mang đầy oán hận với chế độ luật pháp công bằng, cho nên mới không chấp nhận được hạnh phúc của người khác, không chấp nhận được vinh quang mà quốc gia, dân tộc đang có.

Thầy thuốc: Chúng ta nên bàn về việc chính thôi…

Người bệnh: Thì tôi đang bàn vào đúng việc chính đây. Hãy nói thật cho tôi biết, ngày trước khi anh giết người, làm sao mà hạ thủ được với người ta, trong khi bà cụ ấy lại còn có ơn với anh.

Thầy thuốc (có vẻ kinh sợ): Kết quả chẩn đoán căn cứ vào kết quả xét nghiệm máu và nước bọt của anh, chứ chẳng phải tôi tự nhiên bịa ra.

Người bệnh: Tất nhiên là không phải anh tự nhiên bịa ra, cũng giống như hồi xưa, con dao của anh không phải tự nhiên mà đâm vào ngực bà cụ ấy. Anh sỉ nhục những nhân sĩ yêu nước tiến bộ đủ rồi đấy. Anh một lòng một dạ oán hận đồng bào mình, nói họ đều mắc lao phổi giao đoạn 3, mà anh không cảm thấy nhục ư?

Thầy thuốc: Anh ơi, tôi chỉ là thương anh, mong muốn cho anh sớm được khỏe mạnh, nên mới thẳng thắn nhắc nhở, chứ không có ác ý gì.

Người bệnh (cười nhạt và ho sù sụ): Anh là một tên sát thủ kiếm còn chảy ròng ròng máu. Những nhân sĩ yêu nước có lương tâm sẽ liên hiệp lại, chặn đứng việc tiến hành mưu sát tổ quốc dưới thuật che mắt bằng “tình thương” ấy của anh.

Thầy thuốc: Những căn cứ của tôi đều là kết quả xét nghiệm, như nước bọt chẳng hạn, là xét nghiệm của trường Đại học nước Thiên Trúc…

Người bệnh: Chuộng Tây sính ngoại, chuộng Tây sính ngoại! Một kẻ hạ lưu đê tiện mất hết cả lòng tự tôn dân tộc như anh, tôi xin nghiêm túc cảnh cáo rằng, anh sẽ phải trả giá cho sự chuộng Tây sính ngoại của mình!

Thầy thuốc (dũng cảm hẳn lên): Chớ có nói bừa, chớ có trốn tránh, chớ có bêu riếu cái xấu của người khác để thay cho lý lẽ. Những chuyện quá khứ của tôi có liên quan gì đến chủ đề ta nói hôm nay? Chủ đề của chúng ta là: “Anh có bị mắc lao phổi không?”

Người bệnh: Xem cái bộ dạng “người Trung Quốc xấu xí” của anh kìa, giọng nói sao to thế, từ bối cảnh lịch sử của anh, có thể nhìn ra tâm địa ác độc của anh. Sao lại nói là không có can hệ gì? Trung Quốc sẽ hỏng trong tay loại người như anh, khiến người nước ngoài cho rằng người Trung Quốc tất cả đều mắc lao phổi giai đoạn 3, do đó mà coi thường chúng ta. Đối với những tên Hán gian đầu sỏ ăn cây táo rào cây sung như anh, lẽ trời sẽ chẳng dung! Cẩm y vệ đâu (cố sức ho lớn), lôi nó ra!

Tất nhiên không cứ nhất định phải là Cẩm y vệ mới lôi được (lão Bách Dương từng bị lôi ra một lần rồi), có khi là gậy đập tới tấp, có khi lại là bút phê miệng rủa.

Đài Bắc, 23. 7. 1985

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khoe Bàn Chân Nhỏ PDF của tác giả Bách Dương nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

10 Điều Tạo Nên Số Phận (Maria Shriver)
Tương lai của bạn sẽ ra sao, thành công hay thất bại? Bạn có sẵn sàng chịu thất bại không? Bạn phải chuẩn bị gì để có thể vượt qua những khó khăn, thất bại phía trước? Đây là những điều bạn cần quan tâm và học hỏi trước ngưỡng cửa cuộc đời: - Xác định niềm say mê - Làm việc cho ai và với ai? - Mỗi cách cư xử của ta đều để lại hậu quả Tìm mua: 10 Điều Tạo Nên Số Phận TiKi Lazada Shopee - Sẵn sàng chịu thất bại. - Có nên trông chờ người khác hỗ trợ tài chính? - Tiếng cười. -.. Hãy học hỏi từ cuốn sách này những kinh nghiệm, những điều bạn cần biết trước khi bước vào lời (Lời nhà xuất bản) Lời tựa Tôi chưa bao giờ có ý định viết cuốn sách này. Nó xuất phát từ bài diễn văn mà tôi chưa bao giờ muốn đọc. Tôi tạo ra cả hai vì mặc cảm tội lỗi, đến giờ mà tôi vẫn còn run vì đã làm thế. Để tôi giải thích cho các bạn hiểu. Cách đây hai năm, trường Holy Cross ở Worcester bang Massachusetts mời tôi phát biểu trong lễ phát bằng. Tôi ghét đọc diễn văn, ghét vì sợ. Dù có đọc bao nhiêu bài diễn văn đi nữa thì việc ấy cũng không dễ dàng hơn. Viết gì đây? Tôi thấy căng thẳng trước mấy tháng trời. Sao lại có người muốn nghe những điều tôi nói nhỉ? Phải nói gì bây giờ? Tôi hình dung ra đủ thứ tai họa có thể xảy ra. Lỡ có một con ma xuất hiện khiến tôi dựng tóc gáy lên, rồi thổi bay bài phát biểu của tôi đi thì sao? Chưa hết: lỡ tôi nói nghe như một con đại ngốc thì sao? Nếu tôi từ chối thì sao nhỉ? ( Tôi biết, tôi biết). Nếu sợ tới mức đó, làm sao tôi có gan đứng trước máy quay truyền hình mà ba hoa trước hàng triệu người? Ấy là vì tôi không thể thấy bất kỳ ai trong số họ). Những suy nghĩ và sợ hãi này ám ảnh tôi hàng mấy tuần trước khi phải phát biểu. Thần kinh tôi căng ra. Tôi hốt hoảng, bồn chồn, cáu kỉnh, sợ hãi. Mọi người đều hỏi, “Nếu ghét đến thế, sao từ đầu còn nhận lời phát biểu làm gì?”. À, trong trường hợp này, cũng như thường lệ, tôi đã từ chối ngay. Khi Holy Cross gọi điện, tôi đã muốn cám ơn họ nhiều và nói “Không” một cách lịch sự. Nhưng có một vấn đề nhỏ. Các bạn biết đấy, một trong số bốn ông anh tôi đã học ở Holy Cross. Vợ anh ấy cũng học ở Holy Cross. Cả cha và mẹ tôi đều nhận học vị danh dự của Holy Cross. Và nếu thấy thế vẫn còn chưa đủ, thì cả chú tôi cũng vậy khi ông còn làm Tổng thống Hoa Kỳ. Vị hiệu trưởng nhà trường nêu tất cả những điểm trên trong lá thư viết cho tôi. Ông liệt kê chúng theo cách mà một linh mục Thiên chúa giáo đầy kinh nghiệm thường dùng để đạt được điều mình muốn, chơi đùa với mặc cảm tội lỗi của tôi cứ như đang thổi một ống sáo kim vậy. Bức thư của ông ta là phương án A. Còn có phương án B nữa- yêu cầu các thành viên trong gia đình phải làm sao cho tôi hiểu, việc đọc bài diễn văn này đối với tôi quan trọng ghê gớm tới mức nào. Anh tôi gọi điện dọa tôi. Ui cha! Rồi mẹ tôi tham gia ý kiến. Tôi ấp úng, ậm ừ. Cũng giống mọi kẻ nhát gan thành thạo khác, tôi tránh né suốt mấy tháng trời. Thế là, Holy Cross thực hiện phương án C. Họ viết cho tôi một bức thư ngắn nói rằng, thực ra, vì không thấy tôi trả lời, họ phải tiếp tục công việc. Ban giám hiệu rất thất vọng, toàn bộ giảng viên rất thất vọng, và dĩ nhiên, các sinh viên chắc phải thất vọng khủng khiếp. Nhưng rõ ràng là tôi không thể hứa, nên họ phải tìm xem có ai khác coi đó là một niềm vinh dự lớn không. Tôi gọi cho mẹ. tôi gọi cho ông anh. Mọi người đều nói, nếu tôi sợ phát biểu đến mức ấy thì thôi, không sao- nhưng ôi trời ơi, họ cũng thất vọng lắm. Thế là hiệu nghiệm. Tất cả các phương án đều hiệu nghiệm. Đúng như các phương án ấy không thể hiện ra ngoài, mặc cảm tội lỗi lớn dần trong tôi, áp lực tăng dần - cho tới khi quyết tâm của tôi vỡ tung. Các vị ĐÚNG, tất cả các vị!. Tôi thật là một người đáng ghét, vô dụng, nhút nhát khi từ chối phát biểu! Và thế là trước khi kịp nhận ra, tôi đã khẩn cầu Holy Cross làm ơn cho tôi được phát biểu trong lễ phát bằng. Ngay khi h ọ đồng ý, tôi phát đau bao tử và quay trở lại tình trạng cực kỳ căng thẳng trước khi phát biểu. Có lẽ tôi vẫn có thể chuồn. tôi có thể đề nghị hãng NBC cử tôi đi chiến trường Nam Tư vào đúng hôm đó. Tôi có thể nói một đứa con của tôi bị ốm. Hoặc: “ Rất lấy làm tiếc. Tôi phải đi phỏng vấn Đức giáo hoàng”. Chắc chắn một trường Thiên chúa giáo sẽ cho tôi phép miễn trừ vì lý do đó. Tiếc thay, không kịch bản nào do tôi hình dung ra có thể xóa đi mặc cảm tội lỗi mà tôi biết mình sẽ cảm thấy, nếu không chịu xuất đầu lộ diện. Thú thật, tôi đã sái cả cổ vì cứ đi tới đi lui suy nghĩ. Rốt cuộc, tôi thôi không kháng cự nữa mà bắt tay vào hành động. Qua nhiều năm dài đối diện với nỗi sợ hãi, tôi đã học được cách duy nhất để đối phó là mở đường đi thẳng qua nó. Tôi bứt đầu suy nghĩ. Tôi có thể nói gì với những đứa trẻ sắp rời ghế nhà trường để bước vào đời này nhỉ? Nhớ khi tốt nghiệp ở tuổi hai mươi mốt - hình như tôi đã có quá nhiều quyền chọn lựa mà lại biết quá ít về những điều thực sự sẽ xảy đến với mình. Tôi bắt đầu tự hỏi không biết đời tôi có khác đi không nếu chỉ cần tôi biết được điều NÀY, hoặc điều KIA khi ra trường. Ngay sau đó, tôi đã có trong tay một danh sách những điều NÀY, điều KIA, và một đề tài cho bài diễn văn. Nào, thử xem! Có lẽ tôi đã có thứ đủ làm cho bọn trẻ này quan tâm để ngưng chuyền bia và champagne mà chú ý lắng nghe. Trong ghi chép của tôi toàn những thứ mà tôi ước giá mình được học trước khi bước vào cuộc đời thực. Tôi viết, viết và viết, thật thú vị. Và tôi đã biết đó là bài diễn văn hay khi tôi đọc nó ở một mỹ viện, nghe xong, mọi người đã khóc và xin bản photo.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 10 Điều Tạo Nên Số Phận PDF của tác giả Maria Shriver nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
10 Điều Tạo Nên Số Phận (Maria Shriver)
Tương lai của bạn sẽ ra sao, thành công hay thất bại? Bạn có sẵn sàng chịu thất bại không? Bạn phải chuẩn bị gì để có thể vượt qua những khó khăn, thất bại phía trước? Đây là những điều bạn cần quan tâm và học hỏi trước ngưỡng cửa cuộc đời: - Xác định niềm say mê - Làm việc cho ai và với ai? - Mỗi cách cư xử của ta đều để lại hậu quả Tìm mua: 10 Điều Tạo Nên Số Phận TiKi Lazada Shopee - Sẵn sàng chịu thất bại. - Có nên trông chờ người khác hỗ trợ tài chính? - Tiếng cười. -.. Hãy học hỏi từ cuốn sách này những kinh nghiệm, những điều bạn cần biết trước khi bước vào lời (Lời nhà xuất bản) Lời tựa Tôi chưa bao giờ có ý định viết cuốn sách này. Nó xuất phát từ bài diễn văn mà tôi chưa bao giờ muốn đọc. Tôi tạo ra cả hai vì mặc cảm tội lỗi, đến giờ mà tôi vẫn còn run vì đã làm thế. Để tôi giải thích cho các bạn hiểu. Cách đây hai năm, trường Holy Cross ở Worcester bang Massachusetts mời tôi phát biểu trong lễ phát bằng. Tôi ghét đọc diễn văn, ghét vì sợ. Dù có đọc bao nhiêu bài diễn văn đi nữa thì việc ấy cũng không dễ dàng hơn. Viết gì đây? Tôi thấy căng thẳng trước mấy tháng trời. Sao lại có người muốn nghe những điều tôi nói nhỉ? Phải nói gì bây giờ? Tôi hình dung ra đủ thứ tai họa có thể xảy ra. Lỡ có một con ma xuất hiện khiến tôi dựng tóc gáy lên, rồi thổi bay bài phát biểu của tôi đi thì sao? Chưa hết: lỡ tôi nói nghe như một con đại ngốc thì sao? Nếu tôi từ chối thì sao nhỉ? ( Tôi biết, tôi biết). Nếu sợ tới mức đó, làm sao tôi có gan đứng trước máy quay truyền hình mà ba hoa trước hàng triệu người? Ấy là vì tôi không thể thấy bất kỳ ai trong số họ). Những suy nghĩ và sợ hãi này ám ảnh tôi hàng mấy tuần trước khi phải phát biểu. Thần kinh tôi căng ra. Tôi hốt hoảng, bồn chồn, cáu kỉnh, sợ hãi. Mọi người đều hỏi, “Nếu ghét đến thế, sao từ đầu còn nhận lời phát biểu làm gì?”. À, trong trường hợp này, cũng như thường lệ, tôi đã từ chối ngay. Khi Holy Cross gọi điện, tôi đã muốn cám ơn họ nhiều và nói “Không” một cách lịch sự. Nhưng có một vấn đề nhỏ. Các bạn biết đấy, một trong số bốn ông anh tôi đã học ở Holy Cross. Vợ anh ấy cũng học ở Holy Cross. Cả cha và mẹ tôi đều nhận học vị danh dự của Holy Cross. Và nếu thấy thế vẫn còn chưa đủ, thì cả chú tôi cũng vậy khi ông còn làm Tổng thống Hoa Kỳ. Vị hiệu trưởng nhà trường nêu tất cả những điểm trên trong lá thư viết cho tôi. Ông liệt kê chúng theo cách mà một linh mục Thiên chúa giáo đầy kinh nghiệm thường dùng để đạt được điều mình muốn, chơi đùa với mặc cảm tội lỗi của tôi cứ như đang thổi một ống sáo kim vậy. Bức thư của ông ta là phương án A. Còn có phương án B nữa- yêu cầu các thành viên trong gia đình phải làm sao cho tôi hiểu, việc đọc bài diễn văn này đối với tôi quan trọng ghê gớm tới mức nào. Anh tôi gọi điện dọa tôi. Ui cha! Rồi mẹ tôi tham gia ý kiến. Tôi ấp úng, ậm ừ. Cũng giống mọi kẻ nhát gan thành thạo khác, tôi tránh né suốt mấy tháng trời. Thế là, Holy Cross thực hiện phương án C. Họ viết cho tôi một bức thư ngắn nói rằng, thực ra, vì không thấy tôi trả lời, họ phải tiếp tục công việc. Ban giám hiệu rất thất vọng, toàn bộ giảng viên rất thất vọng, và dĩ nhiên, các sinh viên chắc phải thất vọng khủng khiếp. Nhưng rõ ràng là tôi không thể hứa, nên họ phải tìm xem có ai khác coi đó là một niềm vinh dự lớn không. Tôi gọi cho mẹ. tôi gọi cho ông anh. Mọi người đều nói, nếu tôi sợ phát biểu đến mức ấy thì thôi, không sao- nhưng ôi trời ơi, họ cũng thất vọng lắm. Thế là hiệu nghiệm. Tất cả các phương án đều hiệu nghiệm. Đúng như các phương án ấy không thể hiện ra ngoài, mặc cảm tội lỗi lớn dần trong tôi, áp lực tăng dần - cho tới khi quyết tâm của tôi vỡ tung. Các vị ĐÚNG, tất cả các vị!. Tôi thật là một người đáng ghét, vô dụng, nhút nhát khi từ chối phát biểu! Và thế là trước khi kịp nhận ra, tôi đã khẩn cầu Holy Cross làm ơn cho tôi được phát biểu trong lễ phát bằng. Ngay khi h ọ đồng ý, tôi phát đau bao tử và quay trở lại tình trạng cực kỳ căng thẳng trước khi phát biểu. Có lẽ tôi vẫn có thể chuồn. tôi có thể đề nghị hãng NBC cử tôi đi chiến trường Nam Tư vào đúng hôm đó. Tôi có thể nói một đứa con của tôi bị ốm. Hoặc: “ Rất lấy làm tiếc. Tôi phải đi phỏng vấn Đức giáo hoàng”. Chắc chắn một trường Thiên chúa giáo sẽ cho tôi phép miễn trừ vì lý do đó. Tiếc thay, không kịch bản nào do tôi hình dung ra có thể xóa đi mặc cảm tội lỗi mà tôi biết mình sẽ cảm thấy, nếu không chịu xuất đầu lộ diện. Thú thật, tôi đã sái cả cổ vì cứ đi tới đi lui suy nghĩ. Rốt cuộc, tôi thôi không kháng cự nữa mà bắt tay vào hành động. Qua nhiều năm dài đối diện với nỗi sợ hãi, tôi đã học được cách duy nhất để đối phó là mở đường đi thẳng qua nó. Tôi bứt đầu suy nghĩ. Tôi có thể nói gì với những đứa trẻ sắp rời ghế nhà trường để bước vào đời này nhỉ? Nhớ khi tốt nghiệp ở tuổi hai mươi mốt - hình như tôi đã có quá nhiều quyền chọn lựa mà lại biết quá ít về những điều thực sự sẽ xảy đến với mình. Tôi bắt đầu tự hỏi không biết đời tôi có khác đi không nếu chỉ cần tôi biết được điều NÀY, hoặc điều KIA khi ra trường. Ngay sau đó, tôi đã có trong tay một danh sách những điều NÀY, điều KIA, và một đề tài cho bài diễn văn. Nào, thử xem! Có lẽ tôi đã có thứ đủ làm cho bọn trẻ này quan tâm để ngưng chuyền bia và champagne mà chú ý lắng nghe. Trong ghi chép của tôi toàn những thứ mà tôi ước giá mình được học trước khi bước vào cuộc đời thực. Tôi viết, viết và viết, thật thú vị. Và tôi đã biết đó là bài diễn văn hay khi tôi đọc nó ở một mỹ viện, nghe xong, mọi người đã khóc và xin bản photo.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 10 Điều Tạo Nên Số Phận PDF của tác giả Maria Shriver nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
5 Sự Thật Không Thể Thay Đổi (David Richo)
Giới thiệu Từ thời xưa, năm thứ định sẵn đã khiến cả loài người phải suy nghĩ nát óc và buồn phiền. Các tôn giáo cung cấp những câu trả lời cho những điều huyền nhiệm như vậy. Trong cuốn sách này, tôi sẽ đưa ra những lời dạy của Phật Giáo và những tôn giáo thế giới khác để giúp bạn đối mặt với mỗi sự thực này. Những truyền thống tâm linh cung cấp cho chúng ta những tài nguyên đáng giá, những kiểu mẫu và sự hứng khởi để giáp mặt với những thứ định sẵn của cuộc sống một cách công khai và bình tĩnh. Tôi dựa nhiều nhất vào truyền thống Phật Giáo bởi vì truyền thống tâm linh ấy đề cao tầm quan trọng của việc nhìn thấu suốt những mê lầm của chúng ta và giáp mặt với những thứ định sẵn của cuộc đời để trở thành con người trọn vẹn hơn. Năm điều chúng ta không thể thay đổi trong cuộc sống là: Mọi thứ đều thay đổi và chấm dứt Tìm mua: 5 Sự Thật Không Thể Thay Đổi TiKi Lazada Shopee Mọi điều luôn không diễn ra theo kế hoạch Cuộc sống không phải luôn công bằng Đau khổ là một phần tất yếu của đời sống Người ta không luôn luôn yêu thương và trung thành với ta Đây là những thách thức cơ bản mà tất cả chúng ta đều giáp mặt, nhưng thường thì chúng ta sống trong sự chối bỏ những thực tế này. Chúng ta xử sự như thể bằng cách nào đó những thứ định sẵn này không luôn luôn có hiệu quả, hoặc không thể áp dụng cho tất cả chúng ta. Nhưng khi chúng ta chống lại năm sự thực căn bản này là chúng ta kháng cự với thực tại, và khi đó đời sống trở thành một chuỗi bất tận của những sự thất vọng, bất mãn và buồn rầu. Trong sách này, tôi đề ra các ý tưởng có phần triệt để rằng năm thứ định sẵn này là nguồn gốc thực sự cho những lo phiền. Một khi chúng ta học cách chấp nhận và ôm choàng lấy những thực tế nền tảng này, chúng ta sẽ nhận thức được rằng chúng chính là những gì chúng ta cần để có được lòng can đảm, tình thương và trí tuệ, nhờ đó tìm được hạnh phúcĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 5 Sự Thật Không Thể Thay Đổi PDF của tác giả David Richo nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sống Và Khát Vọng (Trần Đăng Khoa)
MỤC LỤC Lời tựa bởi người thầy Võ Tá Hân Lời tựa bởi người bạn lớn Adam Khoo Cảm nhận của PGS. TS. Nguyễn Hữu Minh Cảm nhận từ những độc giả đầu tiên Tìm mua: Sống Và Khát Vọng TiKi Lazada Shopee Lời cảm ơn Đôi lời chia sẻ Giấy báo tử Thần đồng toán học Vượt lên chính mình Mơ ước Tự lập Đi tìm con đường Sống vì ước mơ Ra đi để trở về Khát vọng tạo nên sự khác biệt TGM - The Great Mind Những nghịch lý của cuộc sống Suy ngẫm Hạnh phúc Chưa phải là phần kết Khép lại bằng những lời cảm ơn Phụ lục 1: bản thảo làm giàu bền vững Phụ lục 2: khóa học Sống Và Khát Vọng Phụ lục 3: liên lạc và kết nốiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống Và Khát Vọng PDF của tác giả Trần Đăng Khoa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.