Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đứa Trẻ Lạc Loài (Dave Pelzer)

Bộ ba tác phẩm Không Nơi Nương Tựa (1995), Đứa Trẻ Lạc Loài (1997) và Đi Ra Từ Bóng Tối (1999) tái hiện câu chuyện tuổi ngây thơ rúng động dư luận của David James Pelzer. Ông sinh ngày 29/12/1960, là con trai thứ hai trong gia đình có năm người con trai. Tuy nhiên, mọi thứ trở nên vô cùng tồi tệ khi David bắt đầu bị mẹ ruột của mình hành hạ từ năm lên 4 tuổi. Sự ngược đãi mà David Pelzer phải chịu đựng nghiêm trọng đến mức nó đã trở thành một trong những trường hợp ngược đãi trẻ em tồi tệ nhất được biết đến ở Mỹ.

Phải ra toà để được bảo vệ, trải qua 6 lần làm con nuôi, Dave Pelzer đã vượt đã vượt lên nghịch cảnh để đưa tiếng nói của mình - tiếng nói của một người trong cuộc - đến với cộng đồng, với những người có trách nhiệm. Tác phẩm của ông tạo được sự quan tâm sâu sắc trong dư luận và trở thành nguồn khích lệ quan trọng để nhiều nạn nhân vươn lên và công khai "bí mật" của mình ra thế giới, trong số đó có nữ tác giả Jane Elliott với tác phẩm tự truyện "Người tù bé nhỏ" nổi tiếng, trở thành cuốn sách bán chạy nhất nước Anh năm 2005.

"Đứa Trẻ Lạc Loài là quyển sách về tình yêu và những cống hiến không thể phủ nhận mà các tổ chức xã hội và các gia đình có con nuôi đã đem lại cho trẻ em trong con nguy hiểm. Chính Dave Pelzer là một bằng chứng sống cho lòng kiên cường, tinh thần trách nhiệm và sức mạnh của ý chí của con người" (- John Bradshaw)

***

Giờ có được một mái nhà. Tài sản duy nhất của cậu là những bộ quần áo cũ kỹ rách nát đựng trong một chiếc túi bằng giấy. Thế giới của cậu tràn ngập trong bóng tối và nỗi sợ hãi. Cho dù đã được giải thoát khỏi người mẹ nghiện ngập, nhưng những tổn thương của cậu bé này thực sự mới chỉ bắt đầu - bởi cậu không có nơi nào để gọi là nhà. Tìm mua: Đứa Trẻ Lạc Loài TiKi Lazada Shopee

Đây là phân đoạn được chờ đợi từ lâu của Dave Pelzer sau Không Nơi Nương Tựa. Những câu trả lời sẽ được hé lộ, những chuyến phiêu lưu mạo hiểm của tác giả - lúc này đã là một cậu bé vị thành niên - sẽ được kể lại trong câu chuyện đầy lôi cuốn này. Giờ đây, với thân phận là một đứa con nuôi, cậu bé David lại chịu cảnh thay đổi chỗ ở liên tục với tổng cộng sáu gia đình trong suốt thời niên thiếu. Nước mắt và nụ cười, sự thất vọng và hy vọng - tất cả đan quyện trong cuộc hành trình liều lĩnh của cậu bé lạc loài này trên con đường tìm kiếm một mái ấm gia đình.

Đứa Trẻ Lạc Loài là câu chuyện có thật, nên nó có khả năng khơi gợi những rung cảm sâu kín nhất trong bạn, mang đến cho bạn cảm hứng yêu thương và hy vọng mạnh mẽ hơn bất kỳ câu chuyện tưởng tượng nào.

- First News

***

Vượt qua một tuổi thơ u tối và nghiệt ngã, Dave trở thành một sĩ quan Không quân Hoa Kỳ. Trước khi về hưu, ông từng đóng vai trò quan trọng trong một số hoạt động mang tên Just Cause, Desert Shield và Desert Storm. Trong thời gian phục vụ trong không quân, Dave còn hoạt động trong Hội Trẻ vị thành niên và những chương trình khác về “Tuổi trẻ với những nguy cơ” trên toàn bang California.

Những thành tựu đáng kể của Dave đã được thừa nhận bằng nhiều giải thưởng cũng như những nhận xét cá nhân của các cựu Tổng thống Ronald Reagan, George Bush và Bill Clinton. Năm 1990, ông là người được nhận giải thưởng J.c. Penney Golden Rule. Tháng 1 năm 1993, Dave vinh dự được bầu chọn là một trong mười thanh niên xuất sắc của Hoa Kỳ. Tháng 11 năm 1994, Dave là công dân Mỹ duy nhất được trao tặng giải thưởng Thanh niên tiêu biểu nhất của thế giới ở Kobe, Nhật, vì những cống hiến của anh trong lĩnh vực thông tin và ngăn ngừa nạn bạo hành trẻ em cũng như cổ vũ tinh thần và truyền cảm hứng để người khác có được ý chí kiên cường. Dave còn vinh dự được rước đuốc trong Thế vận hội năm 1996.

Dave hiện sống một cuộc sống hạnh phúc ở Rancho Mirage, California, với vợ, con trai Stephen và chú rùa cưng tên Chuck. Những hoạt động vì thanh thiếu niên của Dave Pelzer có thể được tìm hiểu thêm tại website: www.davepelzjsr.com

***

Review Nguyễn Hùng:

Đây là cuốn sách thứ hai trong series kể về cuộc đời mình của Dave Pelzer (tên thật là David Pelzer ), sau cuốn ''Không nơi nương tựa ''. Nếu bạn muốn biết vì sao người mẹ của tác giả lại bạo hành cậu như vậy mà cậu không trốn đi, và vì sao người cha lại không bảo vệ cậu- những điều mà cuốn sách thứ nhất chưa đề cập đến, thì cuốn sách này sẽ là đáp án.

Tiếp nối phần một, David đã ăn cắp và bị bắt. Khi ở tòa, cậu đã khai ra những gì mình đã phải chịu đựng dưới sự bạo hành của mẹ ruột mình. Và cuối cùng, cậu được tòa án giúp, được một nhà khác nhận nuôi. Cho dù được cứu thoát ra khỏi căn nhà đầy tàn nhẫn với những trò hành hạ quái ác ấy, tuy nhiên con đường phía trước cậu đi cũng vô cùng gian nan, thử thách không kém. Với thân phận chỉ là con nuôi không hơn không kém, cậu đã trải qua 6 lần đổi người nhận nuôi.

Tôi thấy thương nhân vật khi bị cộng đồng xa lánh, ghét bỏ. Chính vì thế, David đã cháy bỏng khát khao được hòa nhập với thế giới con người hơn bất cứ ai hết, và làm mọi điều để được đối xử như một con người, thậm chí kết bạn với những đứa ăn trộm và theo chúng. Tuy biết mình sai, nhưng trong thâm tâm David vẫn cảm thấy vui sướng - niềm vui của một kẻ chưa bao giờ nhận được tình yêu thương của người khác trong quá khứ. Chính vì thế, nhan đề cuốn sách mới là ''Đứa trẻ lạc loài ''. Đọc chỗ này, tôi lại nghĩ đến Chí Phèo -cũng muốn được làm người.

Đọc truyện, ta luôn thấy một David luôn cố gắng vươn lên trong mọi hoàn cảnh khó khăn, nhưng vẫn không che lấp được tính cách của một cậu bé thuộc độ tuổi từ 12 tuổi đến 18 tuổi: đôi khi bốc đồng, nông nổi... Và cũng xúc động khi nhân vật vẫn luôn yêu người mẹ mà đã hành hạ, thậm chí đốt tay anh; yêu người cha không bao giờ bảo vệ mình. Chính điều đó đã làm nên sự khác biệt của nhân vật.Qua nhân vật trong truyện, ta còn có thể hiểu rõ một phần cốt cách, nội tâm những đứa trẻ bất hạnh trong xã hội, hiểu sâu hơn về cuộc sống.

***

Tháng 12 năm 1993, Hạt Sonoma, California.

Tôi ngồi một mình. Trời lạnh đến nỗi toàn thân tôi run lên bần bật. Các đầu ngón tay của tôi tê cóng. Những đám mây xám xịt cứ vần vũ trên nền trời. Từ những dãy đồi xa xa, hàng loạt tiếng sấm rên vang cả đất trời vọng lại. Mưa bắt đầu lất phất.

Tôi không mấy quan tâm đến cái lạnh mỗi lúc một thấu xương. Tôi ngồi trên một khúc cây già nua mục nát trên bãi biển trải dài vắng bóng người. Tôi yêu lắm những phút giây được ngắm nhìn cảnh tượng hùng vĩ của những ngọn sóng xanh biếc dũng mãnh xô vào nhau thành một đợt sóng lớn rồi vỗ mạnh vào bờ. Tôi có thể cảm nhận rõ hơi biển mặn chát đang áp chặt lấy người mình.

Trong lòng tôi thấy rất ấm áp. Tôi không còn sợ mỗi khi phải ở một mình nữa. Trái lại, tôi thích được một mình dể chiêm nghiệm những gì mình đã trải qua.

Trên cao, đàn chim mòng biển kêu quang quác gọi nhau, chao lượn rồi ào xuống bờ biển tìm thức ăn. Chừng vài phút, cả đàn cất cánh bay Un cao. Một con mòng biển đập cánh phành phạch, chới với tụt lại đằng sau. Càng ra sức đập cánh, nó như càng không thể bắt kịp đàn. Cả đàn vút đi, chỉ còn lại mình nó chao nghiêng lượn lờ sát mặt biển. Thình lình, nó cắm mỏ xuống cát, tập tễnh trên bàn chân có màng màu cam. Sau một hồi tìm kiếm, nó cũng tìm được một mẩu thức ăn. Bỗng từ đâu một đàn mòng biển lại xuất hiện, bay lượn rồi ùa xuống chỗ con mòng biển yếu ớt kia hòng cướp lấy thức ăn. Con chim đơn độc dường như hiểu được rằng nó không thể bỏ chạy, vậy nên nó cứ đứng đó và cắn mổ chống trả bất cứ con chim nào đến gần. Cuộc chiến sinh tồn chấm dứt, đàn chim tan tác bay đi...

Con mòng biển rít lên một hồi dài như thể tuyên bố mình vừa chiến thắng. Tôi chạnh lòng, nhớ lại khoảng thời gian tăm tối mình đã phải đấu tranh thế nào để có được cái ăn và cho cả sự sống còn khi mang thân phận một đứa con nuôi. Mong muốn được chấp nhận, được yêu thương luôn cháy bỏng trong tôi. Tôi cũng luôn hoài niệm về quá khứ, luôn loay hoay với câu hỏi “tại sao” về mảng đời tấm tối và đau thương mình đã trải qua. Nhưng càng lớn, tôi hiểu mình phải khép lại cánh cửa ấy để mở lối đi riêng cho cuộc sống mới phía trước. Tôi gia nhập Lực lượng Không quân Hoa Kỳ, thực hiện mơ ước của cuộc đời mình là được bay lượn trên bầu trời cao vút. Khi trưởng thành, tôi làm được nhiều điều từng tâm niệm. Tôi cũng đã quay trở về thăm lại mẹ ruột và hỏi bà ấy câu hỏi quan trọng nhất cuộc đời mình: Tại sao?

Nhưng trên hết, tất cả những gì tôi đã trải qua càng khiến tôi thêm yêu thương cuộc sống mình đang có.

Tiếng kêu quang quác của con mòng biển làm tôi chợt tỉnh. Hai bàn tay tôi run lên, nhưng không phải vì lạnh. Tôi khẽ lau nước mắt. Tôi không khóc cho bản thân mình, tôi khóc cho mẹ. Toàn thân tôi run lên. Tôi không thể kìm nén cảm xúc. Tôi khóc cho người cha và người mẹ mà tôi mãi mãi không bao giờ có được vòng tay ấp ủ của họ.

Tôi lặng im, thổn thức khóc như một đứa trẻ.

Tôi nhắm mắt lại, thì thầm cầu nguyện. Tôi cầu xin cho mình được sáng suốt để trở thành một con người mạnh mẽ hơn và tốt đẹp hơn. Khi đứng dậy, đối mặt với mặt biển xanh ngắt, tôi thấy lòng mình thật nhẹ nhàng, tinh trong. Đã đến lúc tôi phải đi tiếp rồi.

Tôi bế Stephen lên xe rồi lái xe đến ngôi nhà thứ hai của mình - vi-la Rio ở Monte Rio. Nét đẹp yên bình của vi-la Rio vẫn luôn khiến tôi ngơ ngẩn.

Nhìn thấy mắt tôi vẫn còn hoe hoe đỏ, thằng bé ôm choàng lấy cổ tôi rồi hỏi:

- Cha có sao không?

Mặc dù mới chỉ là một đứa trẻ, nhưng thằng bé luôn tỏ ra nhạy cảm hơn lứa tuổi của nó. Tôi ngạc nhiên vì đôi khi Stephen còn đọc được cả những cảm xúc sâu kín nhất của tôi. Ngoài việc là một đứa con trai đầy tình cảm, Stephen còn là một trong những người bạn thân nhất của tôi.

Suốt buổi chiều hôm đó, Stephen và tôi cùng đi dọc bờ Dòng Sông Nga. Mùi thơm đậm của gỗ cháy hòa lẫn với hương thơm ngọt ngào của những cây tùng bách gỗ thoảng trong gió chiều. Mặt nước sông xanh ngất, trong veo và phẳng lặng. Khi mặt trời dần khuất sau ngọn Si, hình ảnh phản chiếu của mấy cây thông già trên mặt nước sông càng thêm huyền ảo. Một làn sương mù như tấm chăn trắng mềm từ núi Si phủ xuống dòng sông. Hai cha con tôi nắm tay lặng im đi bên nhau, cổ họng tôi như nghẹn lại. Tôi thấy mình hạnh phúc quá Si.

Bỗng Stephen siết chặt tay tôi:

- Cha ơi, con yêu cha. Chúc mừng Sinh nhật cha.

Nhiều năm trước, tôi chưa bao giờ dám nghĩ đến một mái ấm thật sự. Nhung ngày hôm nay, tôi đã có được những thứ mà bất cứ ai cũng mơ ước - một cuộc sống, với tình yêu ngập tràn của đứa con trai. Tôi đã có một gia đình thật sự!

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đứa Trẻ Lạc Loài PDF của tác giả Dave Pelzer nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Cảm Ơn Con Đã Chọn Bố Mẹ (Akira Ikegawa)
Quá trình mang trong mình một hình hài bé nhỏ giống như một trường đoạn trong bộ phim cuộc đời, trong đó người phụ nữ có những sự biến đổi cả về thể chất lẫn tâm hồn. Chắc chắn, rất nhiều bà mẹ luôn trân trọng, nâng niu những ký ức khi mang thai, khi sinh con, cũng như khoảnh khắc lần đầu tiên được ôm con vào lòng. Vậy, nếu nói rằng em bé có ký ức về thời gian ở trong bụng mẹ cũng như thời điểm được sinh ra thì các bà mẹ sẽ nghĩ sao? Đối với những trẻ còn nhỏ, những ký ức ấy có thể vẫn còn được lưu giữ lại. Để xác nhận điều này, năm 2000, tôi đã thử làm một cuộc điều tra trên 79 bà mẹ có con từ 2 đến 7 tuổi. Và kết quả đã vượt xa tưởng tượng của tôi: Khoảng một nửa trong số các bà mẹ đó nói rằng con mình có những ký ức như thế. Tìm mua: Cảm Ơn Con Đã Chọn Bố Mẹ TiKi Lazada Shopee Khi yêu cầu các bà mẹ miêu tả lại nội dung trò chuyện với bé về ký ức trong bụng mẹ, tôi nhận được những mẩu chuyện như sau: - Khi mẹ hỏi: “Vì sao lúc ở trong bụng mẹ, con không đạp nhiều vậy?”, bé trả lời rằng: “Vì mẹ bảo ‘Đau’, con thương mẹ, sợ mẹ đau nên con không đạp nữa đấy ạ!” (bé trai, 4 tuổi 9 tháng) Nghe vậy, người mẹ liền nhớ lại sự việc đã xảy ra: Khi mang thai đứa con này, chị suốt ngày phải vật lộn với đứa con lớn, đã vậy còn bực bội với ông chồng không biết thông cảm với những mệt nhọc cơ thể của mình. Có một lần, khi thai được khoảng 7 tháng tuổi, em bé trong bụng đạp dữ dội quá, người mẹ bèn vỗ vào bụng và nói: “Đau! Con đừng đạp mạnh quá!”. Giờ đây khi nghe con trai kể lại như vậy, người mẹ vừa thấy trong lòng trào dâng cảm xúc biết ơn đứa con bé nhỏ biết thông cảm cho mình, vừa cảm thấy có lỗi với con. Thế đấy, đứa trẻ dù ở trong bụng mẹ vẫn hết sức nhạy cảm và có thể cảm nhận rất rõ mẹ đang làm gì, đang nghĩ gì. Vậy nên, bạn hãy nhớ rằng, không phải chỉ có mẹ mới quan tâm, nâng niu em bé trong bụng, mà em bé cũng yêu mẹ, quan tâm đến mẹ bằng hoặc hơn thế nữa. Và đây là câu chuyện thứ hai: -“Lúc ở trong bụng mẹ, con nghe thấy giọng của bố và mẹ đấy! Bố còn hát thế này: ‘Con vỏi, con voi, có cái vòi thật dài’” (bé gái, 3 tuổi 6 tháng) Đúng là ông bố này có sở thích về âm nhạc và rất thích hát nên lúc vợ mang bầu, anh ấy thường áp vào bụng vợ để hát cho con nghe. Và từ lúc sinh ra đến giờ, hai bố con họ lúc nào cũng quấn quýt với nhau.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cảm Ơn Con Đã Chọn Bố Mẹ PDF của tác giả Akira Ikegawa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tự Truyện Benjamin Franklin (Benjamin Franklin)
Benjamin Franklin sinh tại đường Milk, Boston vào ngày 6 tháng 1 năm 1706. Cha của ông, Josiah Franklin, là một người thợ làm nến từng có hai đời vợ và Benjamin là con trai út trong gia đình gồm 17 người con. Ông nghỉ học khi lên 10 tuổi và ở tuổi 12, ông theo học nghề in từ người anh, James, người sau này xuất bản tạp chí New England Courant. Benjamin từng đóng góp bài và có thời gian làm biên tập danh dự cho tạp chí này. Tuy nhiên, hai anh em nảy sinh bất đồng và Benjamin bỏ đi, chuyển đến New York, sau đó đến Philadelphia vào tháng 10 năm 1723. Ông nhanh chóng tìm được công việc ở một nhà in, nhưng sau đó vài tháng, ông bị Thống đốc Keith thuyết phục đến London. Tuy nhiên sau đó Benjamin nhận ra những lời hứa của Thống đốc chỉ là hão huyền. Benjamin quay lại với công việc nhân viên sắp chữ in cho đến khi được một thương gia tên Denman đề nghị một vị trí trong công việc kinh doanh của ông này và cả hai quay trở lại Philadelphia. Sau khi Denman mất, Benjamin quay về nghề trước đây của mình và không lâu sau mở một xưởng in riêng, nơi ông xuất bản tạp chí The Pennsylvania Gazette, tạp chí mà ông đóng góp nhiều bài viết như một công cụ để khuấy động những phong trào cải cách địa phương. Năm 1732, để nâng cao sự phong phú, ông bắt đầu xuất bản cuốn sách nổi tiếng Poor Richard’s Almanac (Niên lịch của Richard Nghèo Khổ) ghi chép lại những câu châm ngôn súc tích về cuộc sống mà ông sáng tác hay sưu tầm. Đây là cuốn sách đóng góp một nền tảng lớn vào danh tiếng của ông. Năm 1758, Benjamin ngừng viết cuốn Niên lịch và cho ra đời Father Abraham’s Sermon (Những Bài Giảng Của Cha Abraham), tác phẩm được xem là nổi tiếng nhất trong nền văn học thuộc địa Mỹ. Cùng lúc đó, Franklin cũng ngày càng quan tâm đến các vấn đề công vụ. Ông vạch ra kế hoạch xây dựng một học viện, sau này được tiếp nối và phát triển thành Đại học Pennsylvania và ông cũng sáng lập ra tổ chức “Hiệp hội Khoa học Mỹ” với mục đích giúp các nhà khoa học có cơ hội gặp gỡ, trao đổi và thảo luận những khám phá của mình. Bản thân ông cũng bắt đầu các thí nghiệm điện cùng một số nghiên cứu khoa học khác trong quãng thời gian hoạt động kinh doanh và chính trị cho đến cuối đời. Vào năm 1748, khi đã có cuộc sống vật chất khá sung túc, ông bán nhà in của mình để có thời gian dành cho việc học; vài năm sau, ông có một khám phá khiến tên tuổi của mình được biết đến trên toàn châu Âu. Trong lĩnh vực chính trị, ông chứng tỏ mình có khả năng trong cả vai trò điều hành lẫn tranh luận, nhưng lý lịch chính trị của ông đã dính nhiều vết nhơ khi dùng quyền lực để nâng đỡ những người họ hàng của mình. Thành tựu chính trị lớn nhất của ông chính là việc cải cách hệ thống bưu điện, nhưng tên tuổi của ông lại chủ yếu được nhắc đến với vai trò như một chính khách thông qua hoạt động ngoại giao giữa các thuộc địa với nước Anh và sau đó là nước Pháp. Năm 1757, ông được cử sang Anh để phản đối ảnh hưởng của gia tộc Penn trong Chính phủ thuộc địa và ông đã ở lại Anh 5 năm, cố gắng thuyết phục người dân và Chính phủ Anh chấp nhận các điều kiện đối với thuộc địa. Trong lần trở về Mỹ, sự kiện Paxton mà ông đóng vai trò danh dự sau đó đã làm ông mất ghế trong Quốc Hội. Tuy nhiên, năm 1764, ông lại được cử đến Anh với tư cách một đại diện của Chính phủ thuộc địa để kiến nghị khôi phục Chính phủ từ tay các địa chủ tư sản. Tại London, ông tích cực phản đối Đạo Luật Tem. Tuy nhiên, ông đã mất rất nhiều lòng tin và sự tín nhiệm vì đã bảo vệ quyền lợi cho văn phòng đại diện một công ty sản xuất tem của người bạn mình tại Mỹ. Ngay cả những nỗ lực mang lại hiệu quả cao của ông nhằm bãi bỏ đạo luật trên cũng không giúp ông khỏi bị ngờ vực. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục những nỗ lực bảo vệ quyền lợi các quốc gia thuộc địa khi rắc rối ngày càng tăng do khủng hoảng từ Phong trào Cách Mạng. Năm 1767, ông đến Pháp và được chào đón long trọng. Nhưng trước khi trở về quê hương vào năm 1775, ông mất chức Bộ Trưởng Bộ Bưu Điện vì dính líu đến việc tiết lộ cho bang Massachusetts lá thư nổi tiếng của Hutchinson và Oliver. Trên đường trở về Philadelphia, ông được chọn làm thành viên Quốc hội Lục Địa và vào năm 1777 ông được cử đến Pháp dưới vai trò đại sứ của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ông ở lại Pháp tới năm 1785, như một nhân vật được cộng đồng Pháp yêu thích và với thành công trong những sứ mạng đại diện cho đất nước mình. Cuối cùng, ông trở về quê hương như một người hùng của nước Mỹ độc lập và nhận được vị trí cao chỉ sau Washington. Ông mất ngày 17 tháng 4 năm 1790. Năm chương đầu của cuốn Tự truyện của Benjamin Frankalin được viết ở Anh vào năm 1771, được tiếp tục vào năm 1784-1785 và bắt đầu viết tiếp vào năm 1788, ông giảm xuống chỉ còn những sự kiện diễn ra tới năm 1757. Sau hàng loạt chuyến phiêu lưu phi thường, bản thảo đầu tiên cũng như cuối cùng được John Bigelow in ra và giờ đây được tái bản để ghi nhận giá trị của cuốn sách như một bức tranh về một trong những nhân vật đáng kính nhất thời thuộc địa và là một trong những cuốn tự truyện xuất sắc nhất thế giới.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tự Truyện Benjamin Franklin PDF của tác giả Benjamin Franklin nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Món Ngon Hà Nội (Vũ Bằng)
Vào khoảng năm tàn tháng hết, ở miền Nam nước Việt có những buổi tối đìu hiu lạnh như mùa thu đất Bắc. Gió buồn đuổi lá rụng trên hè. Mây bạc nặng nề trôi đi chầm chậm như chia mối buồn của khách thiên lý tương tư. Người xa nhà đột nhiên thấy trống trải trong lòng. Lê bước chân trên những nẻo đường xa lạ, y thấy tiếc nhớ một cái gì không mất hẳn, nhưng không còn thấy. Nhớ vẩn vơ, buồn nhẹ nhẹ. Cái buồn không se sắt, cái nhớ không day dứt, nhưng chính cái buồn và cái nhớ đó mới thực làm cho người ta nhọc mệt, thẫn thờ. Lòng người, cũng như cánh hoa, chóng già đi vì thế. Người ta không nặng lắm về hiện tại, nhưng thiết tha với quá khứ hơn. Một tiếng dế ở chân tường, một ngọn gió vàng heo hắt, hay một tiếng lá đụng cành trâm đều nhắc nhở ta những kỷ niệm xa xôi, dìu dịu. Tìm mua: Món Ngon Hà Nội TiKi Lazada Shopee Ngày xưa, người cung nữ ở trong tiêu phòng lạnh ngắt thấy xe dê thì nhớ đến lúc được quân vương ấp ủ thương yêu. Tiếng con ý nhi gợi lại ở trong lòng người chinh phụ buổi người tráng sĩ "lâm hành". Tại kinh đô Trương Hàn thấy lá ngô rụng giếng thu thì sực nhớ đến rau thuần, cá lư và muốn treo ấn trở về quê cũ. "Gió thu một tiếng bên tai, Thuần, lư sực nhớ đến mùi Giang Nam. Đôi khi cũng mang bệnh nhớ nhung, người viết sách này vào lúc năm tàn hầu hết cũng ưa nghĩ đến một vài kỷ niệm xa xưa. Một chén trà sen do nhà ướp; mấy cái bánh Tô Châu nhấm nháp vào một hôm mát trời; một nồi cơm gạo tám ăn với thịt rim; bát canh cần bốc khói xanh nghi ngút; mấy quả cà Nghệ giòn tan hay mẻ cốm Vòng ăn với chuối tiêu trứng cuốc... tất cả những thứ đó, gợi cho ta một nỗi thèm tiếc mờ mờ, như làm rung động tới những nơi thầm kín nhất của lòng. Những lúc đó ta không thể không liên tưởng tới những ngày dịu ngọt bên cạnh mẹ già, vợ dại dưới cái mái nhà cũ kỹ rêu phong. Ngọn đèn không sáng lóe nhưng đủ soi một cách thân mật vào những mái tóc thân yêu; tiếng ca hát không nhiều nhưng đủ làm cho tim ta ấm áp; mà bữa cơm tuy là thanh đạm, nhưng đủ để cho ta ngon miệng hơn là ăn vây, ăn yến. Đi trong gió lạnh lùng, tôi nhớ đến những buổi sum họp êm đềm, tôi nhớ đến những bữa cơm thân mật, tôi nhớ đến những miếng ngon gia dụng và đêm đêm tôi đã ghi những nhận xét và cảm xúc đó lên trên mặt giấy. Hợp với những bài đã viết trước đây, cuốn sách nhỏ bé này không có tham vọng gì hơn là ghi lại được nỗi buồn nhớ xa xôi và gửi gắm một chút tình cho ai ai, ở Trung, Bắc cũng như Nam, mang nặng trong lòng những biệt ly xứ sở.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vũ Bằng":Món Ngon Hà NộiBốn Mươi Năm Nói LáoMón Lạ Miền NamBóng Ma Nhà Mệ HoátMiếng Ngon Hà NộiNói Có SáchThương Nhớ Mười HaiTruyện Hai NgườiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Món Ngon Hà Nội PDF của tác giả Vũ Bằng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Món Ngon Hà Nội (Vũ Bằng)
Vào khoảng năm tàn tháng hết, ở miền Nam nước Việt có những buổi tối đìu hiu lạnh như mùa thu đất Bắc. Gió buồn đuổi lá rụng trên hè. Mây bạc nặng nề trôi đi chầm chậm như chia mối buồn của khách thiên lý tương tư. Người xa nhà đột nhiên thấy trống trải trong lòng. Lê bước chân trên những nẻo đường xa lạ, y thấy tiếc nhớ một cái gì không mất hẳn, nhưng không còn thấy. Nhớ vẩn vơ, buồn nhẹ nhẹ. Cái buồn không se sắt, cái nhớ không day dứt, nhưng chính cái buồn và cái nhớ đó mới thực làm cho người ta nhọc mệt, thẫn thờ. Lòng người, cũng như cánh hoa, chóng già đi vì thế. Người ta không nặng lắm về hiện tại, nhưng thiết tha với quá khứ hơn. Một tiếng dế ở chân tường, một ngọn gió vàng heo hắt, hay một tiếng lá đụng cành trâm đều nhắc nhở ta những kỷ niệm xa xôi, dìu dịu. Tìm mua: Món Ngon Hà Nội TiKi Lazada Shopee Ngày xưa, người cung nữ ở trong tiêu phòng lạnh ngắt thấy xe dê thì nhớ đến lúc được quân vương ấp ủ thương yêu. Tiếng con ý nhi gợi lại ở trong lòng người chinh phụ buổi người tráng sĩ "lâm hành". Tại kinh đô Trương Hàn thấy lá ngô rụng giếng thu thì sực nhớ đến rau thuần, cá lư và muốn treo ấn trở về quê cũ. "Gió thu một tiếng bên tai, Thuần, lư sực nhớ đến mùi Giang Nam. Đôi khi cũng mang bệnh nhớ nhung, người viết sách này vào lúc năm tàn hầu hết cũng ưa nghĩ đến một vài kỷ niệm xa xưa. Một chén trà sen do nhà ướp; mấy cái bánh Tô Châu nhấm nháp vào một hôm mát trời; một nồi cơm gạo tám ăn với thịt rim; bát canh cần bốc khói xanh nghi ngút; mấy quả cà Nghệ giòn tan hay mẻ cốm Vòng ăn với chuối tiêu trứng cuốc... tất cả những thứ đó, gợi cho ta một nỗi thèm tiếc mờ mờ, như làm rung động tới những nơi thầm kín nhất của lòng. Những lúc đó ta không thể không liên tưởng tới những ngày dịu ngọt bên cạnh mẹ già, vợ dại dưới cái mái nhà cũ kỹ rêu phong. Ngọn đèn không sáng lóe nhưng đủ soi một cách thân mật vào những mái tóc thân yêu; tiếng ca hát không nhiều nhưng đủ làm cho tim ta ấm áp; mà bữa cơm tuy là thanh đạm, nhưng đủ để cho ta ngon miệng hơn là ăn vây, ăn yến. Đi trong gió lạnh lùng, tôi nhớ đến những buổi sum họp êm đềm, tôi nhớ đến những bữa cơm thân mật, tôi nhớ đến những miếng ngon gia dụng và đêm đêm tôi đã ghi những nhận xét và cảm xúc đó lên trên mặt giấy. Hợp với những bài đã viết trước đây, cuốn sách nhỏ bé này không có tham vọng gì hơn là ghi lại được nỗi buồn nhớ xa xôi và gửi gắm một chút tình cho ai ai, ở Trung, Bắc cũng như Nam, mang nặng trong lòng những biệt ly xứ sở.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vũ Bằng":Món Ngon Hà NộiBốn Mươi Năm Nói LáoMón Lạ Miền NamBóng Ma Nhà Mệ HoátMiếng Ngon Hà NộiNói Có SáchThương Nhớ Mười HaiTruyện Hai NgườiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Món Ngon Hà Nội PDF của tác giả Vũ Bằng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.