Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Marketing Cho Startup

Marketing Cho Startup

Đừng ngạc nhiên nếu Marketing cho Startup của Simona Covel sẽ “thổi bay” những quan niệm cũ của bạn về marketing trong kinh doanh ở thời đại mới. Hãy để cuốn sách đồng hành cùng thành công của công ty khởi nghiệp của bạn.

Để đưa một công ty khởi nghiệp lên bệ phóng, không có gì hữu hiệu hơn là một chiến lược marketing tuyệt vời. Cho dù ý tưởng ban đầu của bạn có tham vọng đến cỡ nào nhưng công ty sẽ rơi vào đình trệ nếu không có các chiến dịch quảng bá, tạo đà và thúc đẩy doanh số. Nhưng thực tế có bao nhiêu nhà khởi nghiệp làm marketing xuất sắc? Chắc hẳn, con số này không nhiều.

Nếu bạn chỉ tập trung vào việc xây dựng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình thật tốt, lơ là khâu marketing và tự tin rằng như thế là đủ thì chính bạn đang dẫn dắt công ty khởi nghiệp của mình tiến gần hơn tới thất bại. Một lãnh đạo sáng suốt sẽ không quản lý công ty theo cách như vậy.

Giờ đây, Marketing cho Startup chia sẻ những câu chuyện hấp dẫn và những chiến lược nổi bật để kích thích sự phát triển, bao gồm cách thức: Dollar Shave Club làm chủ video lan truyền rẻ tiền nhưng mang lại thành công rực rỡ Casper kết hợp tiếp thị nội dung, xây dựng thương hiệu sáng tạo và quảng cáo tàu điện ngầm kiểu cũ để thuyết phục người tiêu dùng mua nệm theo cách hoàn toàn mới. Sự ám ảnh nhất quán của SoulCycl đối với thương hiệu của họ đã thúc đẩy sự phát triển lớn mạnh của thương hiệu.

Thông qua những hiểu biết sâu sắc từ những người sáng lập và hướng dẫn cách làm cụ thể, bạn sẽ học cách xác định thương hiệu, vị trí thị trường, và khách hàng. Sau đó kết hợp linh hoạt mà đúng đắn các chiến thuật với nhau thông qua các kênh phù hợp: phương tiện truyền thông xã hội, email và thư trực tiếp, tiếp thị nội dung, SEO, quảng cáo truyền thông, sự kiện, tiếp thị du kích, người có tầm ảnh hưởng, marketing, và nhiều hơn nữa. Cho dù bạn đang lo lắng về nguồn ngân sách “eo hẹp” hay bạn đang tự mình vươn lên dẫn đầu, Marketing cho Startup vẫn sẵn sàng cung cấp cho bạn các công cụ để khởi động một đế chế.

“Dù cho bạn đang ở giai đoạn sơ khai của khởi nghiệp thì cũng nên hiểu rằng không bao giờ là quá sớm để bắt đầu marketing. Nếu bạn còn lo lắng ai đó có thể đánh cắp ý tưởng kinh doanh của mình, thì nên quên nó đi và nghĩ đến những thứ đáng để quan tâm hơn kìa. Theo Dharmesh Shah, người đồng sáng lập Hubspot, chuyên gia tư vấn marketing cho doanh nghiệp nhỏ khuyên rằng: Bạn nên lo lắng về việc làm thế nào để kiếm được khách hàng, lo lắng về năng lực nhân viên, cả về nguồn tài trợ tài chính. Tất cả những vấn đề đó thực sự khó khăn – đặc biệt khi bạn còn không muốn nói về ý tưởng của mình.”

“Marketing là một thứ khá khó có thể định nghĩa. Nó liên quan một chút tới nghiên cứu, một phần về thiết kế và một góc của kinh doanh, nhưng cốt lõi, marketing là bất kỳ hoạt động nào khiến cho việc bán hàng của bạn trở nên dễ dàng hơn.”

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Cẩm nang kinh doanh Harvard - Quản lý thời gian
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Quản lý thời gianViệc sử dụng thời gian hiệu quả là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của người quản lý. Quyển Quản lý Thời gian sẽ trình này những vấn đề quan trọng và thiết yếu về việc quản lý thời gian: – Xác định và lập mức độ ưu tiên cho từng mục tiêu công việc– Xây dựng lịch trình làm việc và loại bỏ “những kẻ đánh cắp” thời gian– Giao phó công việc hiệu quả cho nhân viên– Duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống…Thực hiện tốt việc quản lý thời gian sẽ giúp bạn tăng tính hiệu quả và năng suất làm việc của bạn cũng như của cả tổ chức. Bạn sẽ biết cách cân bằng những chiến lược, mục tiêu của công việc với những ưu tiên, mong muốn, sở thích của cá nhân để có một cuộc sống hài hòa và trọn vẹn.
Cẩm nang kinh doanh Harvard - Quản lý sự thay đổi và chuyển tiếp
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Quản lý sự thay đổi và chuyển tiếpMặc dù không thể báo trước thời điểm, sự việc và địa điểm thay đổi, song các tổ chức nên dự tính trước và lập kế hoạch thay đổi. Việc thừa nhận sự cần thiết và không thể tránh khỏi cảu quá trình thay đổi có thể giúp các công ty nhìn nhận những lần chuyển tiếp không phải là mối đe dọa mà chính là cơ hội để cơ cấu lại công ty và môi trường văn hóa . Sau đây là những dấu hiệu manh nha của sự thay đổi: Sáp nhập, mua lại, hay bán lại. Sáp nhập và mua lại thường là những cách để công ty phát triển. Bán lại là những nỗ lực chiến lược để phân bố lại tài sản hoặc để quy tụ công ty vào một định hướng cụ thể nào đó. Nhưng thay đổi “cơ cấu lại” như vậy hầu như luôn dẫn đến sự nhân đôi trong chức năng, nhưng phải được điều chỉnh thông qua những thời kỳ ngưng trệ đầy khó khăn.Tung ra sản phẩm hay dịch vụ mới ra thị trường. Điều này sẽ kết nối công ty với thị trường mới và hiển nhiên kèm theo đối thủ cạnh tranh mới. Trong những trường hợp này, cần thiết phải có sự thích ứng và học hỏi.Thay thế người lãnh đạo: Thay đổi có thể xảy ra khi có sự xuất hiện của một người lãnh đạo mới. Giống như người chủ mới cảu một ngôi nhà cũ, nhà lãnh đạo mới này sẽ cố gắng thay đổi hoặc điều chỉnh lại các quy trình kinh doanh hiện hữu. Trong nhiều trường hợp, điều này dẫn đến sự thay thế hàng loạt vị trí điều hành cấp cao. Vị lãnh đạo mới này sẽ tiếp tục thay đổi cho đến khi hoàn toàn hài lòng với bộ máy và quy trình làm việc mới theo chủ ý của mình.Công nghệ mới: Công nghệ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách thức làm việc cảu chúng ta. Đặc biệt, ngành công nghệ thông tin không chỉ thay đổi cách thức làm việc, mà còn cả thời gian và không gian làm việc. Gần 23% người lao động Mỹ hiện đang có một hình thức “làm việc từ xa” nào đó từ nhà, từ một nơi của khách hàng, hay từ văn phòng về tinh.Việc các công ty phải thay đổi liên tục không có nghĩa là con người thích quá trình này hoặc những trải nghiệm thay đổi là dễ chịu. Trái lại, thay đổi thường gây nản chí và bực dọc, và thường đem lại một số tổn thất. Các nhà quản lý thường than phiền rằng việc thay đổi làm họ mất quá nhiều thời gian và chi phí để thực hiện công việc. Cấp dưới khẳng định cấp trên không làm theo những chủ trương đã đề ra. Cấp trên lại cho rằng cấp dưới đang níu chân họ. Những người ở giữa thì đổi lỗi cho người khác.Quyển “quản lý sự thay đổi và chuyển tiếp” này tổng hợp những thông tin cần thiết về việc quản lý thay đổi trong các tổ chức. Từ những tình huống kinh doanh và bí quyết thực tế, bạn sẽ biết cách giải quyết những biến động do thay đổi gây ra, cách thực hiện thành công quá trình thay đổi và giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra, cách động viên và khuyến khích mọi người vượt qua giai đoạn thay đổi…Quyển sách này sẽ không giúp bạn trở thành một chuyên gia về quản lý sự thay đổi, song chúng đem lại những lời khuyên thiết yếu mà bạn có thể áp dụng để điều khiển “con tàu” của mình đi đúng hướng.
Cẩm nang kinh doanh Harvard - Quản lý khủng hoảng
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Quản lý khủng hoảngKhủng hoảng làm đau đầu nhiều tổ chức có nguy cơ rủi ro cao. Mọi tổ chức đều chịu khủng hoảng, cho dù họ có nhận ra điều đó hay không. Hãy xem ví dụ sau: – Các nhà ban hành định chế của Chính phủ Hoa Kỳ phát hiện ra rằng một số nhân viên của một công ty quản lý quỹ đầu tư tương hỗ hàng đầu đang dính vào những hoạt động thương mại phi pháp làm giảm tiền lãi của các cổ đông. Chỉ trong vòng một vài tuần phát hiện ra điều này, các cá nhân đầu tư và quỹ lương hưu đã bị rút hàng tỷ đô la từ công ty này, đe dọa sự tồn tại tương lai của nó. – Một tàu chở dầu bị mắc cạn, làm đổ hơn 250 ngàn thùng dầu ra vùng cửa sông Alaska. Bao nhiêu chi phí phải đổ vào việc làm sạch và nộp phạt cũng như các vụ kiện tụng và thư từ của các cổ đông và khách hàng bị thiệt hại.– Một nhà quản lý danh mục vốn đầu tư đang cố tạo ra lợi nhuận cao hơn cho các cổ đông đã đầu tư vốn thông qua việc sử dụng phát sinh đầu cơ tích trữ; nhưng không thông báo cho bất kỳ ai. Khi vụ việc sụp đổ, các nhà đầu tư – kể cả những nhà từ thiện và các tổ chức nghệ thuật bị mất 25% số tiền của họ. Còn công ty mất đi sự tín nhiệm và niềm tin của công chúng mà họ đã xây dựng hàng thập niên qua.– Hàng triệu người Mỹ xem một bộ phim tài liệu trên truyền hình trong đó có cảnh một chiếc xe đã bùng cháy trong một vụ đâm xe. Nhiều người phẫn nộ và thề không bao giờ mua xe từ hãng xe ô tô đó. Một tháng sau, hãng xe phát hiện được bằng chứng rằng nhà sản xuất phim tư liệu đã dàn dựng vụ đâm xe đó và cố tình để xảy ra vụ cháy.Nhưng sự thật này tác động rất ít đến quan điểm của công chúng, và điều này đã dẫn đến thiệt hại về danh tiếng và doanh thu của hãng xe.
Cẩm nang kinh doanh Harvard - Quản lý các dự án lớn và nhỏ
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Quản lý các dự án lớn và nhỏ“Quản lý các dự án lớn và nhỏ là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý hiện đại, là hoạt động chủ chốt giúp công ty duy trì và phát triển. Cuốn sách cung cấp cho ta những thông tin hữu ích, những bước làm cụ thể chi tiết, những khía cạnh khác nhau liên quan đến dự án cũng như việc quản lý dự án giúp cho tổ chức: xúc tiến thực hiện công việc đúng thời gian và trong phạm vi ngân sách cho phép; rút ngắn thời gian phát triển bằng cách đáp ứng mục tiêu đề ra trong phạm vi hợp lý, việc quản lý dự án sẽ giảm thiểu rủi ro; sử dụng các nguồn lực hiệu quả, không lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân viên. Hữu ích.”