Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sống Mạnh Mẽ (Stephen R. Covey)

Mục lục

7 THÓI QUEN

ĐỂ QUYỂN SÁCH NÀY MANG LẠI NHIỀU LỢI ÍCH CHO BẠN NHẤT

1. CÁ NHÂN

TÌM KIẾM SỰ QUÂN BÌNH TRONG CUỘC SỐNG Tìm mua: Sống Mạnh Mẽ TiKi Lazada Shopee

2. GIA ĐÌNH

NUÔI DẠY TRẺ VỊ THÀNH NIÊN (hay là được trẻ em nuôi dạy?)

TÔN VINH NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT

3. CÔNG SỞ

TƯ DUY CÙNG THẮNG TRONG QUẢN TRỊ

Giới thiệu tác giả Stephen R. Covey

7 THÓI QUEN

Thói quen 1: Chủ động

Chủ động không chỉ có nghĩa là đi bước đầu tiên. Đó là nhận lãnh trách nhiệm về hành vi của mình (trong quá khứ, hiện tại và tương lai) và có sự lựa chọn dựa trên những nguyên tắc và giá trị, hơn là cảm xúc và hoàn cảnh nhất thời. Người chủ động đại diện cho sự thay đổi, họ lựa chọn không trở thành nạn nhân, hoặc ở vào thế thụ động hoặc đổ lỗi cho người khác. Họ làm điều đó bằng cách phát triển và sử dụng bốn khả năng thiên phú của con người, đó là: nhận thức bản thân, lương tâm, trí tưởng tượng và ý chí độc lập, theo cách tiếp cận từ trong ra ngoài để tạo sự thay đổi.

Họ quyết định trở thành nguồn lực sáng tạo trong chính cuộc đời mình, đó là quyết định quan trọng nhất mà một người có thể đưa ra.

Thói quen 2: Bắt đầu bằng cái kết trong tâm trí

Tất cả mọi thứ đều được sáng tạo hai lần - lần đầu tiên bằng tinh thần và lần thứ hai bằng vật chất. Các cá nhân, gia đình, tập thể và tổ chức định hình tương lai của mình bằng cách tạo ra một tầm nhìn và mục đích cho bất kỳ công việc nào. Họ không sống ngày qua ngày mà không có mục tiêu rõ ràng. Họ xác định và cam kết với các nguyên tắc, giá trị, các mối quan hệ, và những mục tiêu quan trọng nhất đối với họ. Tuyên ngôn sứ mệnh là hình thức cao nhất của lần sáng tạo bằng tinh thần của một cá nhân, gia đình hoặc tổ chức. Đó là quyết định quan trọng nhất vì nó chi phối tất cả những quyết định khác. Tạo ra nền văn hóa đằng sau một sứ mệnh, tầm nhìn và những giá trị chung chính là cốt lõi của sự lãnh đạo.

Thói quen 3: Ưu tiên cho điều quan trọng nhất

Ưu tiên cho điều quan trọng nhất là lần sáng tạo thứ hai hoặc sáng tạo bằng vật chất. Đây là lúc bạn tổ chức và hành động xung quanh việc sáng tạo tinh thần (mục đích, tầm nhìn, giá trị và những ưu tiên quan trọng nhất của bạn). Những việc thứ yếu không được đến trước. Những việc chính yếu không bị xếp lại phía sau. Các cá nhân và tổ chức tập trung vào những gì quan trọng nhất, bất kể nó có khẩn cấp hay không. Điều quan trọng nhất là giữ cho những việc quan trọng nằm ở vịtrí quan trọng.

Thói quen 4: Tư duy cùng thắng

Tư duy cùng thắng là khi khối óc và con tim tìm kiếm lợi ích chung dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau trong mọi tương tác.

Đây chính là suy nghĩ về sự dồi dào của những cơ hội, của cải và nguồn lực cho tất cả mọi người, chứ không phải sự khan hiếm và cạnh tranh một mất một còn. Đây không phải là kiểu suy nghĩ ích kỷ (thắng-thua) hoặc nhượng bộ (thua-thắng). Trong công việc và cuộc sống gia đình, các thành viên suy nghĩ một cách tương thuộc - theo nghĩa “chúng ta” chứ không phải “tôi”. Tư duy cùng thắng thúc đẩy việc giải quyết mâu thuẫn và giúp các cá nhân tìm kiếm giải pháp đem lại lợi

ích chung. Đó là sự chia sẻ thông tin, quyền lực, sự công nhận và phần thưởng.

Thói quen 5: Lắng nghe để được thấu hiểu

Khi chúng ta lắng nghe với ý muốn thấu hiểu người khác, chứ không phải để đối đáp, thì đó là khi chúng ta bắt đầu một cuộc giao tiếp thật sự và gầy dựng mối quan hệ. Khi người khác cảm thấy mình được thấu hiểu, họ sẽ cảm thấy được ủng hộ và tôn trọng, hàng rào phòng thủ được hạ xuống, cơ hội nói chuyện cởi mở và thấu hiểu lẫn nhau sẽ đến một cách tự nhiên và dễ dàng hơn. Muốn thấu hiểu người khác cần sự tử tế, muốn được người khác thấu hiểu cần sự can đảm. Tính hiệu quả nằm trong sự cân bằng giữa hai vế đó.

Thói quen 6: Đồng tâm hiệp lực

Đồng tâm hiệp lực nghĩa là tạo ra giải pháp thứ ba - không phải cách của tôi, không phải cách của bạn, mà là cách thứ ba tốt hơn cách mà mỗi người có thể tự nghĩ ra. Đó là kết quả của sự tôn trọng lẫn nhau, thấu hiểu và thậm chí tôn trọng sự khác biệt của người khác trong giải quyết vấn đề, và nắm bắt cơ hội. Những tập thể và gia đình đồng tâm hiệp lực phát triển mạnh mẽ dựa trên sức mạnh của từng cá nhân, khiến cho sức mạnh tổng thể mạnh hơn từng phần cộng lại. Những đội nhóm và các mối quan hệ kiểu này phản đối sự cạnh tranh thù địch (1+1 = ½). Họ không chấp nhận sự thỏa hiệp (1+1 = 1 ½) hoặc thậm chí cộng tác thuần túy (1+1 = 2). Họ tiến đến sự hợp tác sáng tạo (1+1 = 3, hoặc hơn).

Thói quen 7: Không ngừng rèn luyện

Không ngừng rèn luyện là việc liên tục đổi mới bản thân trên bốn lĩnh vực cơ bản của đời sống: thể chất, xã hội/tình cảm, tinh thần và tâm hồn. Đó chính là thói quen giúp chúng ta tăng khả năng áp dụng những thói quen hiệu quả khác. Đối với một tổ chức, Thói quen 7 nâng cao tầm nhìn, đổi mới, sự cải thiện liên tục, tránh tình trạng quá tải, kiệt quệ và đặt doanh nghiệp vào một lộ trình phát triển mới. Đối với gia đình, nó tăng cường tính hiệu quả trong những hoạt động thường lệ giữa các cá nhân, ví dụ như việc thiết lập truyền thống nuôi dưỡng sự đổi mới trong gia đình.

Tài khoản tình cảm

Tài khoản tình cảm là lối nói ẩn dụ về sự tin tưởng trong một mối quan hệ. Giống như tài khoản trong ngân hàng, nó là một khoản mà chúng ta có thể gửi vào và rút ra. Những hành động như nỗ lực thấu hiểu người khác, thể hiện sự quan tâm, giữ đúng lời hứa, tôn trọng người vắng mặt... gia tăng mức độ tin tưởng trong các mối quan hệ, được gọi là ký gửi vào tài khoản tình cảm. Trong khi đó, những biểu hiện thiếu thiện chí, không giữ lời, nói xấu người vắng mặt... làm giảm lòng tin trong các mối quan hệ, được gọi là rút ra khỏi tài khoản tình cảm.

Nhận thức

Nhận thức là cách thức mỗi người nhìn nhận thế giới, không nhất thiết phải đúng như trong thực tế. Nó là tấm bản đồ, không phải là lãnh thổ. Nó là lăng kính, qua đó chúng ta nhìn nhận mọi thứ, được định hình trong quá trình trưởng thành cùng những kinh nghiệm tích lũy theo năm tháng và những lựa chọn của chúng taDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Stephen R. Covey":Thói Quen Thứ 87 Thói Quen Để Thành ĐạtSống Mạnh MẽTốc Độ Của Niềm TinTư Duy Tối ƯuĐam Mê Bí Quyết Tạo Thành Công7 Thói Quen Tạo Gia Đình Hạnh Phúc

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống Mạnh Mẽ PDF của tác giả Stephen R. Covey nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Dám Hạnh Phúc (Kishimi Ichiro)
Đây đáng lẽ sẽ là một chuyến thăm vui vẻ, tràn đầy tình thân. “Nếu lần tới có dịp, tôi sẽ không tới để phản bác gì hết mà chỉ tới với tư cách là một người bạn không thể thay thế.” Đúng là khi chia tay ngày hôm đó, chàng thanh niên đã nói những lời như vậy.* Tuy nhiên, giờ đây, sau ba năm, anh lại tới thăm thư phòng của triết gia với một mục đích hoàn toàn khác. Chàng thanh niên run rẩy trước sự thật lớn lao mà mình định giãi bày, không biết phải bắt đầu từ đâu. Triết gia: Nào, cậu sẽ nói cho tôi biết chứ? Chàng thanh niên: Tìm mua: Dám Hạnh Phúc TiKi Lazada Shopee Vâng. Lý do tôi lại tới thư phòng này ấy mà, thật tiếc là không phải để hâm nóng tình bạn với thầy. Thầy hẳn rất bận rộn, tôi cũng không phải là người thừa thời gian. Đương nhiên, tôi tới đây vì chuyện cấp bách rồi. Triết gia: Hẳn là vậy. Chàng thanh niên: Tôi cũng đã suy nghĩ. Băn khoăn, trăn trở rất nhiều và rồi đã hiểu ra. Và hôm nay tôi tới đây để nói với thầy quyết định quan trọng mình đã đưa ra sau khi suy nghĩ kỹ. Tôi biết thầy bận nhưng xin thầy hãy dành thời gian cho tôi đêm nay. Bởi có lẽ đây sẽ là chuyến thăm cuối cùng của tôi. Triết gia: Đã xảy ra chuyện gì vậy? Chàng thanh niên: … Thầy còn chưa hiểu sao? Vấn đề mà tôi đã khổ sở đến thế mới quyết định được, đó là có nên từ bỏ Adler hay không. Triết gia: Ồ! Chàng thanh niên: Nếu đi từ kết luận thì tư tưởng của Adler là lừa lọc. Hết sức dối trá. Mà không, tôi buộc phải nói đó là tư tưởng nguy hiểm gây tổn hại cho con người. Tin tưởng ông ấy là quyền tự do của thầy, nhưng xin thầy hãy cố gắng im lặng khi tôi nói. Với suy nghĩ đó trong lòng, tôi đã quyết định đêm nay sẽ là chuyến thăm cuối cùng để tôi từ bỏ Adler ngay trước mặt thầy. Triết gia: Hẳn đã xảy ra chuyện gì đó mới khiến cậu quyết định như vậy nhỉ? Chàng thanh niên: Tôi sẽ bình tĩnh kể lại đầu đuôi. Trước hết, thầy còn nhớ cái ngày cuối cùng khi chúng ta chia tay nhau ba năm trước không? Triết gia: Tất nhiên là tôi nhớ chứ. Đó là một ngày mùa đông tuyết phủ trắng xóa.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dám Hạnh Phúc PDF của tác giả Kishimi Ichiro nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đại Dịch Tâm Lý Thời Hiện Đại (Nghị Quế)
Rất nhiều người trong số chúng ta chắc hẳn từng mong muốn bỏ hết, vứt hết tất cả để trốn đi đâu đó bởi lúc ấy họ tựa như đã bị dồn đến bước đường cùng, họ cảm thấy mọi thứ tồi tệ đến cùng cực cho dù đã cố gắng rất nhiều. Tôi tạm gọi đó là cuộc chạy trốn đầy mơ ước trong tâm tưởng. Thật ra, có đôi khi cuộc chạy trốn này cũng biểu hiện ra thành hành động thật sự chứ không chỉ dừng lại là một cuộc chạy trốn trong tâm tưởng. Nó được biểu hiện ra theo kiểu: “Chúng mình cùng nhau trốn đi nhé...” - Một kiểu bỏ học bỏ nhà đi dạt của những bạn tuổi teen, với những người lớn tuổi hơn thì có thể biểu hiện ra theo dạng “Bố chán quá rồi, bố bỏ việc đấy!” hoặc “Bà không thèm sống chung với loại chồng như mày nữa, bà ly hôn!”... Những biểu hiện này đều được thể hiện ra theo kiểu “rất ta đây”, “rất mạnh mẽ”, “rất oai hùng”... Nhưng cho đến một ngày mọi cuộc chạy trốn đều đã đến tận cùng, những người khát khao chạy trốn kia cảm thấy dù chạy đi tận đâu, dù trốn ở mọi ngóc ngách xó xỉnh nào thì những nỗi đau, những tổn thương vẫn ở đó, chúng ăn mòn từng tế bào, đục khoét vào xương tủy, đeo bám trên từng sợi dây thần kinh khiến cho những người đó như muốn “ngừng thở”… Mọi thứ trở nên tồi tệ khó kiểm soát. Tồi tệ đến mức khiến người ta chỉ còn muốn bước đến cuộc chạy trốn cuối cùng. Ừ, đúng như bạn đang đoán đấy, rất nhiều người trong cuộc sống hiện đại này đã thực hiện cuộc chạy trốn tồi tệ đó - Tự tử! Tại châu Âu, theo giáo sư, tiến sĩ Heuser - Viện trưởng Viện Tâm thần và Trị liệu tâm lý trường Đại học Y Charite, Berlin, có gần 165 triệu người trong tổng số 550 triệu người châu Âu đã và đang mắc các chứng rối loạn tâm thần. Tại Hàn Quốc, theo thống kê mỗi ngày có hơn 40 người tự tử vì các nguyên nhân trầm cảm. Tại cầu sông Tìm mua: Đại Dịch Tâm Lý Thời Hiện Đại TiKi Lazada Shopee Hàn ở Thủ đô Seoul, số người đi lên đó để nhảy xuống sông tự tử nhiều đến mức khiến người ta phải cố gắng gây dựng cả một dự án chống tự tử trên chiếc cầu đó bằng việc treo những băng rôn với khẩu hiệu động viên, lắp đặt camera theo dõi 24/24, lắp những đường dây nóng tại cầu… nhưng có vẻ số lượng người tự tử cũng không hề giảm. Tại Việt Nam, theo bác sĩ Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần cho biết, theo con số thống kê không chính thức, hiện có khoảng 30% dân số có biểu hiện rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%, con số thực tế có thể nhiều hơn. Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh xếp thứ hai sau bệnh tim mạch về mức độ ảnh hưởng tới cuộc sống của loài người1. 1 Thông tin và số liệu theo: https://vov.vn/xa-hoi/nam-2020-benhtram-cam-chi-dung-thu-2-sau-tim-mach-610742.vov Bạn có giật mình khi đọc những thống kê ở trên không? Dự báo trong tương lai, đại dịch của nhân loại không phải là HIV, mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường… mà chính là trầm cảm! Một căn bệnh phát sinh từ đời sống hiện đại nhiều âu lo, không hòa hợp với các quy luật của tự nhiên. Một căn bệnh không lây lan qua đường máu, đường hô hấp… mà lây lan qua truyền thông, mạng xã hội, SMS… và qua bất cứ phương thức nào mà chúng ta có thể sử dụng để tương tác với nhau nhiều hơn và nhanh hơn nữa. Chúng ta không thể chống lại nó theo những cách thông thường. Khi đối mặt với đại dịch này, nhân loại sẽ phải tiến hành một cuộc “dập dịch” vĩ đại nhất của mình. Tôi không chắc phải mất bao lâu, và nhân loại sẽ phát kiến ra những gì để thực hiện cuộc “dập dịch” này. Chỉ có điều tôi biết chắc tôi và bạn đang góp phần thực hiện cuộc “dập dịch” vĩ đại đó bằng việc tôi viết ra những dòng này và bạn sẽ đọc chúng. Những gì tôi cố gắng thực hiện là lập ra một lộ trình để bạn có thể tự chữa lành những vết thương của mình. Những vết thương ấy bạn cần phải chữa lành trước khi chúng loét ra, rỉ máu, ăn mòn tâm can và giết chết bạn. Lộ trình giúp bạn chữa lành những vết thương mà tôi đưa ra không phải là cách an ủi, vỗ về, xoa dịu bạn như cách mà mọi người vẫn làm. Như các cụ vẫn nói: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Tôi sẽ nói cho bạn tất cả những sự thật tàn nhẫn mà có thể bạn sẽ không muốn nghe. Bởi việc phải đối diện với sự thật, với những tổn thương của tâm hồn không bao giờ là điều dễ chịu. Thường khi nói về bất cứ một sự vật, sự việc gì, người ta chỉ nói cho bạn biết một phần thôi. Giống như cách người ta vẫn luôn dạy cho một đứa trẻ về các khái niệm của cuộc sống, như khái niệm nghề nghiệp chẳng hạn. Em mơ ước sau này lớn lên sẽ trở thành công an để đi bắt tội phạm giúp đỡ mọi người, làm bác sĩ để chữa bệnh cứu người, làm ca sĩ để được tỏa sáng trên sân khấu… Nhưng bạn biết đấy, sự thật có bao giờ chỉ đơn giản như vậy thôi đâu! Giả sử đứa trẻ sẽ lớn lên với những ước mơ mãi trong sáng ấy, rồi thật sự bước vào cuộc đời, trở thành công an, bác sĩ, ca sĩ… và mỗi ngày lại nhận ra rõ ràng hơn công an không chỉ bắt tội phạm, bác sĩ không chỉ cứu người, ca sĩ không chỉ tỏa sáng… những niềm tin bị vụn vỡ, những ước mơ bị va đập với thực tại cuộc sống, thậm chí còn bị đời sống liên tiếp vả vào mặt tơi bời làm cho đứa trẻ đó choáng váng, quay cuồng… Mỗi người đều có những giai đoạn đó trong cuộc đời và người ta gọi nó là “khủng hoảng”: Khủng hoảng tuổi lên ba, khủng hoảng tuổi vị thành niên, khủng hoảng tiền hôn nhân, khủng hoảng sau sinh nở, khủng hoảng tiền mãn kinh, khủng hoảng sau khi về hưu… Tóm lại có đủ các loại khủng hoảng. Thật ra đó đơn giản chỉ là bạn chưa nắm được chiếc chìa khóa để có thể nhìn mọi sự vật sự việc ở cả hai chiều, thậm chí ba chiều, bốn chiều và nhiều chiều hơn nữa của không gian và thời gian, nên bạn cứ đi mãi từ sự ngộ nhận này đến sự ngộ nhận khác, từ cuộc khủng hoảng này đến cuộc khủng hoảng khác trong suốt cuộc đời. Mà như vậy thì tệ nhỉ? Bạn đừng vội buồn! Những cuộc khủng hoảng cũng không hẳn là không tốt. Ít nhất nó cũng giúp cho đứa trẻ trong chúng ta ngày một trưởng thành, cứng cáp và bền bỉ hơn. Những cuộc khủng hoảng không quá tệ, điều tệ nhất là bạn đã không vượt qua nó đúng cách mà thôi! Như tôi đã nói rồi đấy, chạy trốn là cách tệ nhất ở mọi mức độ! Bởi vậy bạn cần đối mặt. Bạn đã sẵn sàng chưa? Không dễ chịu chút nào đâu nhé! Nhưng sẽ rất tuyệt nếu bạn có thể vượt qua chúng. Đầu tiên tôi muốn chỉ ra cho bạn thấy những thứ tồn tại ở chiều không gian thứ hai, thứ ba, thứ tư… để nhờ đó bạn sẽ có cái nhìn toàn diện nhất trong khả năng của bạn và ít bị rơi vào những cuộc khủng hoảng không mong đợi. Tuy nhiên, khó mà liệt kê ra hết tất cả mọi sự vật hiện tượng trong đời sống. Tôi sẽ cố gắng chỉ ra cho bạn thấy những mặt tối, những chiều không gian khác nhau thông qua vài vấn đề gần gũi và ảnh hưởng sâu rộng đến mọi người, đó chính là nội dung của phần thứ hai trong cuốn sách này và ở phần thứ ba tôi sẽ gợi ý một vài phương pháp để bạn có thể ứng dụng vào cuộc sống của mình. Hy vọng bạn có đủ sự nhẫn nại và bền bỉ để thay đổi cuộc sống và tìm được hạnh phúc của chính mình. Thân ái gửi đến bạn, người đang đọc những dòng này và sẽ suy nghĩ nhiều hơn về tất cả những gì đã xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra trong cuộc đời mình. Tôi sẽ nói cho bạn tất cả những sự thật tàn nhẫn mà có thể bạn sẽ không muốn nghe. Bởi việc phải đối diện với sự thật, với những tổn thương của tâm hồn không bao giờ là điều dễ chịu.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đại Dịch Tâm Lý Thời Hiện Đại PDF của tác giả Nghị Quế nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đại Dịch Tâm Lý Thời Hiện Đại (Nghị Quế)
Rất nhiều người trong số chúng ta chắc hẳn từng mong muốn bỏ hết, vứt hết tất cả để trốn đi đâu đó bởi lúc ấy họ tựa như đã bị dồn đến bước đường cùng, họ cảm thấy mọi thứ tồi tệ đến cùng cực cho dù đã cố gắng rất nhiều. Tôi tạm gọi đó là cuộc chạy trốn đầy mơ ước trong tâm tưởng. Thật ra, có đôi khi cuộc chạy trốn này cũng biểu hiện ra thành hành động thật sự chứ không chỉ dừng lại là một cuộc chạy trốn trong tâm tưởng. Nó được biểu hiện ra theo kiểu: “Chúng mình cùng nhau trốn đi nhé...” - Một kiểu bỏ học bỏ nhà đi dạt của những bạn tuổi teen, với những người lớn tuổi hơn thì có thể biểu hiện ra theo dạng “Bố chán quá rồi, bố bỏ việc đấy!” hoặc “Bà không thèm sống chung với loại chồng như mày nữa, bà ly hôn!”... Những biểu hiện này đều được thể hiện ra theo kiểu “rất ta đây”, “rất mạnh mẽ”, “rất oai hùng”... Nhưng cho đến một ngày mọi cuộc chạy trốn đều đã đến tận cùng, những người khát khao chạy trốn kia cảm thấy dù chạy đi tận đâu, dù trốn ở mọi ngóc ngách xó xỉnh nào thì những nỗi đau, những tổn thương vẫn ở đó, chúng ăn mòn từng tế bào, đục khoét vào xương tủy, đeo bám trên từng sợi dây thần kinh khiến cho những người đó như muốn “ngừng thở”… Mọi thứ trở nên tồi tệ khó kiểm soát. Tồi tệ đến mức khiến người ta chỉ còn muốn bước đến cuộc chạy trốn cuối cùng. Ừ, đúng như bạn đang đoán đấy, rất nhiều người trong cuộc sống hiện đại này đã thực hiện cuộc chạy trốn tồi tệ đó - Tự tử! Tại châu Âu, theo giáo sư, tiến sĩ Heuser - Viện trưởng Viện Tâm thần và Trị liệu tâm lý trường Đại học Y Charite, Berlin, có gần 165 triệu người trong tổng số 550 triệu người châu Âu đã và đang mắc các chứng rối loạn tâm thần. Tại Hàn Quốc, theo thống kê mỗi ngày có hơn 40 người tự tử vì các nguyên nhân trầm cảm. Tại cầu sông Tìm mua: Đại Dịch Tâm Lý Thời Hiện Đại TiKi Lazada Shopee Hàn ở Thủ đô Seoul, số người đi lên đó để nhảy xuống sông tự tử nhiều đến mức khiến người ta phải cố gắng gây dựng cả một dự án chống tự tử trên chiếc cầu đó bằng việc treo những băng rôn với khẩu hiệu động viên, lắp đặt camera theo dõi 24/24, lắp những đường dây nóng tại cầu… nhưng có vẻ số lượng người tự tử cũng không hề giảm. Tại Việt Nam, theo bác sĩ Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần cho biết, theo con số thống kê không chính thức, hiện có khoảng 30% dân số có biểu hiện rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%, con số thực tế có thể nhiều hơn. Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh xếp thứ hai sau bệnh tim mạch về mức độ ảnh hưởng tới cuộc sống của loài người1. 1 Thông tin và số liệu theo: https://vov.vn/xa-hoi/nam-2020-benhtram-cam-chi-dung-thu-2-sau-tim-mach-610742.vov Bạn có giật mình khi đọc những thống kê ở trên không? Dự báo trong tương lai, đại dịch của nhân loại không phải là HIV, mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường… mà chính là trầm cảm! Một căn bệnh phát sinh từ đời sống hiện đại nhiều âu lo, không hòa hợp với các quy luật của tự nhiên. Một căn bệnh không lây lan qua đường máu, đường hô hấp… mà lây lan qua truyền thông, mạng xã hội, SMS… và qua bất cứ phương thức nào mà chúng ta có thể sử dụng để tương tác với nhau nhiều hơn và nhanh hơn nữa. Chúng ta không thể chống lại nó theo những cách thông thường. Khi đối mặt với đại dịch này, nhân loại sẽ phải tiến hành một cuộc “dập dịch” vĩ đại nhất của mình. Tôi không chắc phải mất bao lâu, và nhân loại sẽ phát kiến ra những gì để thực hiện cuộc “dập dịch” này. Chỉ có điều tôi biết chắc tôi và bạn đang góp phần thực hiện cuộc “dập dịch” vĩ đại đó bằng việc tôi viết ra những dòng này và bạn sẽ đọc chúng. Những gì tôi cố gắng thực hiện là lập ra một lộ trình để bạn có thể tự chữa lành những vết thương của mình. Những vết thương ấy bạn cần phải chữa lành trước khi chúng loét ra, rỉ máu, ăn mòn tâm can và giết chết bạn. Lộ trình giúp bạn chữa lành những vết thương mà tôi đưa ra không phải là cách an ủi, vỗ về, xoa dịu bạn như cách mà mọi người vẫn làm. Như các cụ vẫn nói: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Tôi sẽ nói cho bạn tất cả những sự thật tàn nhẫn mà có thể bạn sẽ không muốn nghe. Bởi việc phải đối diện với sự thật, với những tổn thương của tâm hồn không bao giờ là điều dễ chịu. Thường khi nói về bất cứ một sự vật, sự việc gì, người ta chỉ nói cho bạn biết một phần thôi. Giống như cách người ta vẫn luôn dạy cho một đứa trẻ về các khái niệm của cuộc sống, như khái niệm nghề nghiệp chẳng hạn. Em mơ ước sau này lớn lên sẽ trở thành công an để đi bắt tội phạm giúp đỡ mọi người, làm bác sĩ để chữa bệnh cứu người, làm ca sĩ để được tỏa sáng trên sân khấu… Nhưng bạn biết đấy, sự thật có bao giờ chỉ đơn giản như vậy thôi đâu! Giả sử đứa trẻ sẽ lớn lên với những ước mơ mãi trong sáng ấy, rồi thật sự bước vào cuộc đời, trở thành công an, bác sĩ, ca sĩ… và mỗi ngày lại nhận ra rõ ràng hơn công an không chỉ bắt tội phạm, bác sĩ không chỉ cứu người, ca sĩ không chỉ tỏa sáng… những niềm tin bị vụn vỡ, những ước mơ bị va đập với thực tại cuộc sống, thậm chí còn bị đời sống liên tiếp vả vào mặt tơi bời làm cho đứa trẻ đó choáng váng, quay cuồng… Mỗi người đều có những giai đoạn đó trong cuộc đời và người ta gọi nó là “khủng hoảng”: Khủng hoảng tuổi lên ba, khủng hoảng tuổi vị thành niên, khủng hoảng tiền hôn nhân, khủng hoảng sau sinh nở, khủng hoảng tiền mãn kinh, khủng hoảng sau khi về hưu… Tóm lại có đủ các loại khủng hoảng. Thật ra đó đơn giản chỉ là bạn chưa nắm được chiếc chìa khóa để có thể nhìn mọi sự vật sự việc ở cả hai chiều, thậm chí ba chiều, bốn chiều và nhiều chiều hơn nữa của không gian và thời gian, nên bạn cứ đi mãi từ sự ngộ nhận này đến sự ngộ nhận khác, từ cuộc khủng hoảng này đến cuộc khủng hoảng khác trong suốt cuộc đời. Mà như vậy thì tệ nhỉ? Bạn đừng vội buồn! Những cuộc khủng hoảng cũng không hẳn là không tốt. Ít nhất nó cũng giúp cho đứa trẻ trong chúng ta ngày một trưởng thành, cứng cáp và bền bỉ hơn. Những cuộc khủng hoảng không quá tệ, điều tệ nhất là bạn đã không vượt qua nó đúng cách mà thôi! Như tôi đã nói rồi đấy, chạy trốn là cách tệ nhất ở mọi mức độ! Bởi vậy bạn cần đối mặt. Bạn đã sẵn sàng chưa? Không dễ chịu chút nào đâu nhé! Nhưng sẽ rất tuyệt nếu bạn có thể vượt qua chúng. Đầu tiên tôi muốn chỉ ra cho bạn thấy những thứ tồn tại ở chiều không gian thứ hai, thứ ba, thứ tư… để nhờ đó bạn sẽ có cái nhìn toàn diện nhất trong khả năng của bạn và ít bị rơi vào những cuộc khủng hoảng không mong đợi. Tuy nhiên, khó mà liệt kê ra hết tất cả mọi sự vật hiện tượng trong đời sống. Tôi sẽ cố gắng chỉ ra cho bạn thấy những mặt tối, những chiều không gian khác nhau thông qua vài vấn đề gần gũi và ảnh hưởng sâu rộng đến mọi người, đó chính là nội dung của phần thứ hai trong cuốn sách này và ở phần thứ ba tôi sẽ gợi ý một vài phương pháp để bạn có thể ứng dụng vào cuộc sống của mình. Hy vọng bạn có đủ sự nhẫn nại và bền bỉ để thay đổi cuộc sống và tìm được hạnh phúc của chính mình. Thân ái gửi đến bạn, người đang đọc những dòng này và sẽ suy nghĩ nhiều hơn về tất cả những gì đã xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra trong cuộc đời mình. Tôi sẽ nói cho bạn tất cả những sự thật tàn nhẫn mà có thể bạn sẽ không muốn nghe. Bởi việc phải đối diện với sự thật, với những tổn thương của tâm hồn không bao giờ là điều dễ chịu.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đại Dịch Tâm Lý Thời Hiện Đại PDF của tác giả Nghị Quế nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cuộc Sống Không Giới Hạn (Nick Vujicic)
Mỗi một cuốn sách hay là một tác phẩm nghệ thuật đích thực. Nó không chỉ cuốn hút người đọc nhất thời bằng nội dung hấp dẫn mà còn có khả năng tạo ấn tượng lâu dài cho người đọc bằng việc để lại những cảm xúc sâu đậm và những bài học cuộc đời sâu sắc ẩn chứa bên trong từng con chữ. Cô rất thích đọc sách, vì sách luôn cho chúng ta chạm tới những cảm xúc mới lạ mà đôi khi tôi khó có thể tìm được trong cuộc sống thường nhật. Với cô, trong vô vàn những cuốn sách cô từng được thưởng thức, cuốn sách đã để lại ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc chính là cuốn "Cuộc sống không giới hạn" của tác giả người Australia Nick Vujicic. Nick Vujicic không ai khác chính là chàng thanh niên người Úc sinh năm 1982 bước vào cuộc sống muôn hình vạn trạng với một hoàn cảnh vô cùng nghiệt ngã: Nick mắc hội chứng bẩm sinh tetra-amelia, một hội chứng rối loạn gen hiếm gặp gây ra sự thiếu hụt chân tay bẩm sinh. Bỏ qua những nỗi đau và mặc cảm về bản thân, Nick đã quyết định không đầu hàng số phận, để rồi khi năm 19 tuổi, Nick đã đi vòng quanh thế giới và bắt đầu diễn thuyết và truyền cảm hứng nghị lực sống phi thường cũng như là thái độ sống tích cực cho hàng triệu người, với đủ mọi lứa tuổi, ngành nghề khác nhau. Cũng với mục đích ấy, Nick đã viết lên cuốn "Cuộc sống không giới hạn". Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên bởi Nhà xuất bản Tổng hợp TP. HCM đã thu hút được rất nhiều độc giả và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nick Vujicic":Cuộc Sống Không Giới HạnĐừng Bao Giờ Từ Bỏ Khát VọngĐứng Dậy Mạnh MẽSống Cho Điều Ý Nghĩa HơnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Sống Không Giới Hạn PDF của tác giả Nick Vujicic nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.