Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

C. Mác Và Ph. Ăngghen Toàn Tập - Tập 1 (Karl Marx)

Sự nghiệp đổi mới ở nước ta được tiến hành theo đường lối của Đại hội VI và Đại hội VII Đảng cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Khẳng định và quán triệt sâu sắc nội dung vừa nêu bằng việc cung cấp đến bạn đọc các chính văn của các nhà kinh điển cùng những công trình giới thiệu và chuyên khảo về chủ nghĩa Mác - Lê-nin theo tinh thần đổi mới, gắn với thực tiễn của đất nước và bối cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp hiện nay, đang là một yêu cầu bức xúc đặt ra đối với công tác tư tưởng và lý luận.

Nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng nói trên, chấp hành quyết định của Ban chấp hành trung ương Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản bộ Toàn tập C.Mác và Ph.Ăng-ghen.

Tập 1 của bộ Toàn tập C.Mác và Ph.Ăng-ghen bao gồm những tác phẩm do hai nhà kinh điển viết vào những năm 1839-1844, trước khi hai ông cộng tác chặt chẽ với nhau trong hoạt động lý luận và đấu tranh cách mạng. Tập này có hai phần: phần thứ nhất gồm những tác phẩm của C.Mác viết trong những năm 1842-l844; phần thứ hai gồm những tác phẩm của Ph.Ăng-ghen viết trong những năm 1839-1844.

Đây là thời kỳ đại công nghiệp cơ khí đã bước đầu phát triển, giai cấp vô sản đã bước lên vũ đài lịch sử, song các cuộc đấu tranh của họ vẫn còn phân tán, lẻ tẻ và chưa được soi sáng bởi một lý luận cách mạng khoa học.

Trong những tác phẩm viết trong thời gian này, C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã vạch trần chế độ quân chủ chuyên chế phản động Phổ, phân tích cơ cấu giai cấp của xã hội Đức và vai trò thật sự của Nhà nước Phổ trong xã hội đó. Hai ông nêu rõ nguồn gốc kinh tế của các vấn đề chính trị - xã hội. Và đặc biệt, mặc dù còn chưa có sự cộng tác chặt chẽ với nhau trong thời kỳ này, song bằng những nghiên cứu riêng, độc lập với nhau, hai ông lần đầu tiên đã cùng đi tới kết luận về vai trò của giai cấp vô sản là lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh phá hủy xã hội tư bản chủ nghĩa và sáng tạo ra một thế giới mới xã hội chủ nghĩa. Nội dung của những tác phẩm của hai ông viết trong thời gian này chứa đựng những mầm mống của những tư tưởng thiên tài được phát triển trong những tác phẩm sau đó. Chúng đánh dấu bước chuyển hẳn của hai ông từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ chủ nghĩa dân chủ - cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản. Tìm mua: C. Mác Và Ph. Ăngghen Toàn Tập - Tập 1 TiKi Lazada Shopee

Tập này được dịch dựa vào bản tiếng Nga bộ Toàn tập C.Mác và Ph.Ăng-ghen, tập 1, do Nhà xuất bản sách chính trị quốc gia Liên Xô xuất bản tại Mát-xcơ-va năm 1955. Ngoài phần chính văn, chúng tôi còn in kèm theo phần chú thích và các bản chỉ dẫn do Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lê-nin Liên Xô (trước đây) biên soạn để bạn đọc tham khảo.

Đồng thời với việc xuất bản bộ Toàn tập C.Mác và Ph.Ăng-ghen, chúng tôi sẽ tổ chức biên soạn sách giới thiệu nội dung mỗi tập và các tư tưởng cơ bản trong các tác phẩm chính của hai nhà kinh điển.

Tháng 3-1995

Nhà xuất bản chính trị quốc gia

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook C. Mác Và Ph. Ăngghen Toàn Tập - Tập 1 PDF của tác giả Karl Marx nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Thằng Tơ Tưởng (Nguyễn Công Kiệt)
"Thằng Tơ Tưởng" dựng lại sống động quang cảnh đất nước ta những năm đánh Mỹ. Những năm Mỹ thả bom xuống miền Bắc rất khốc liệt, người dân thành phố phải đi sơ tán đến các vùng nông thôn và miền núi. Hai anh em Thanh đi sơ tán tận làng Nậm, Thái Nguyên. Trên đó, cùng với đám trẻ trong làng, các em đã dựng lên một trận địa pháo đánh giặc, học tập các chú các anh, với một tinh thần yêu nước mãnh liệt. Nhưng pháo của các em là giả mà bom của địch lại là thật. Bởi vậy dù các em rất quả cảm, làm việc rất tốt, nhưng vẫn không tránh khỏi thương vong. Cũng từ đó, các em đã trưởng thành, đã chính thức được trở thành anh bộ đội cụ Hồ, góp được công sức của mình vào cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thằng Tơ Tưởng PDF của tác giả Nguyễn Công Kiệt nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thằng Tơ Tưởng (Nguyễn Công Kiệt)
"Thằng Tơ Tưởng" dựng lại sống động quang cảnh đất nước ta những năm đánh Mỹ. Những năm Mỹ thả bom xuống miền Bắc rất khốc liệt, người dân thành phố phải đi sơ tán đến các vùng nông thôn và miền núi. Hai anh em Thanh đi sơ tán tận làng Nậm, Thái Nguyên. Trên đó, cùng với đám trẻ trong làng, các em đã dựng lên một trận địa pháo đánh giặc, học tập các chú các anh, với một tinh thần yêu nước mãnh liệt. Nhưng pháo của các em là giả mà bom của địch lại là thật. Bởi vậy dù các em rất quả cảm, làm việc rất tốt, nhưng vẫn không tránh khỏi thương vong. Cũng từ đó, các em đã trưởng thành, đã chính thức được trở thành anh bộ đội cụ Hồ, góp được công sức của mình vào cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thằng Tơ Tưởng PDF của tác giả Nguyễn Công Kiệt nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đường, Tống Bát Đại Gia (Nguyễn Hiến Lê)
Tuỳ cũng như Tần, thống nhất được Trung Quốc mà không giữ ngôi được bao lâu (581-621); Đường (618-907) cũng như Hán hưởng cảnh tương đối thịnh trị suốt ba thế kỉ, nhờ vậy văn học phát triển cực kì rực rỡ. Hết Đường, đến Ngũ Đại (907-960), loạn lạc nửa thế kỉ; rồi đến Tống (960-1299) tạm yên được trên ba trăm năm nữa. Đường và Tống là những thời đại mà văn hóa Trung Quốc phát huy đến cực điểm. Phật học thịnh ở đời Đường, lí học ở đời Tống; Đường là hoàng kim thời đại của thơ, Tống là hoàng kim thời đại của từ. Về sử học và triết học, Đường không có tác phẩm nào lớn; phải tới Tống mới có những bộ sử: Tân Đường thư, Tân Ngũ Đại sử của Âu Dương Tu, Tư trị thông giámcủa Tư Mã Quang; và những tác phẩm về triết học dung hoà Lão, Khổng, Phật của Chu Đôn Di, Trương Hoành Cử, Trình Minh Đạo, Trình Y Xuyên, Chu Hi. Nhưng xét riêng về những tiểu phẩm bằng tản văn thì Đường, Tống thịnh ngang nhau và đều lưu lại nhiều viên ngọc rất quí. Phong trào duy mĩ đến Lục Triều là cực thịnh. Chính lúc nó cực thịnh, đã có một số người vạch ra những sở đoản của nó như Tô Xước triều Nguỵ; nhưng phải đợi tới đời Thịnh Đường (thế kỉ VIII) mới có một phong trào mạnh mẽ phản đối nó, phong trào phục cổ, mà người mở màn là Trần Tử Ngang, người tiếp tục cổ suý là Lí Bạch, Đỗ Phủ, người hăng hái thực hiện và gặt được kết quả là Hàn Dũ và Liễu Tôn Nguyên. Tìm mua: Đường, Tống Bát Đại Gia TiKi Lazada Shopee Những nhà đó đả đảo lối văn biền ngẫu diễm lệ, du dương phù bạc, vô ích cho nhân sinh, hô hào trở lại lối văn thời cổ (từ Hán trở về trước), bình dị, không tô chuốt, có mục đích tải đạo. Hàn Dũ bảo: “Không phải là sách của thời Tam Đại (tức Hạ, Thương, Chu) và Lưỡng Hán (tức Tây Hán và Đông Hán, cũng gọi là Tiền Hán và Hậu Hán) thì không dám xem, không phải là cái chí của thánh nhân thì không dám giữ… Theo con đường nhân nghĩa mà đi, theo cái nguồn Thi, Thư mà lội thì suốt đời sẽ không lạc đường, không tuyệt cái nguồn”. Nhưng phục cổ không phải là mô phỏng cổ nhân, phải có tinh thần sáng tác, không nô lệ một cây bút nào. Cho nên Hàn Dũ lại viết thêm: “Có kẻ hỏi làm văn thì theo ai? Xin kính cẩn đáp: Theo cổ thánh hiền. Lại hỏi: Sách của cổ thánh hiền thì còn đủ nhưng nội dung không giống nhau, vậy bắt chước ai? Xin đáp: Theo ý mà không theo lời”. Nhờ chủ trương đó mà tản văn Đường có rất nhiều vẻ: bình dị, chân thành mà cảm động, tươi đẹp mà không uỷ mị, hùng hồn mà trang nghiêm. Ảnh hưởng lan qua cả tới thơ, gây ảnh hưởng tả thực trong những tác phẩm xã hội của Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Tuy nhiên, biền văn vẫn còn sức cám dỗ văn nhân, đến đời Ngũ Đại, một thời hắc ám như đời Lục Triều lại thịnh lên, mặc dầu những bài thực có giá trị mỗi ngày một hiếm. Do đó, tới đời Tống, phong trào phục cổ thứ nhì lại xuất hiện, mà người cổ suý là Âu Dương Tu. Ông lớn tiếng hô hào khẩu hiệu “Theo Hàn Dũ”, rồi Vương An Thạch, Tô Thức, Tăng Củng… hưởng ứng, chê bọn tô chuốt lời lẽ mà không dụ đạo đức là hạng thợ văn. Tương truyền hồi làm chánh chủ khảo các kì thi tiến sĩ, gặp bài nào đẽo gọt quá, ông đều bỏ, không thèm chấm. Nổi danh nhất trong hai đời Đường, Tống là tám nhà dưới đây mà trong văn học sử người ta gọi là “Đường, Tống bát đại gia”: Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên (Đường) Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt, Tăng Củng (Tống). Trong cuốn này chúng tôi trích dịch nhiều bài của tám nhà đó, nhất là của Hàn Dũ, Âu Dương Tu và Tô Thức…. Nguyễn Hiến LêDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên LýĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đường, Tống Bát Đại Gia PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đường, Tống Bát Đại Gia (Nguyễn Hiến Lê)
Tuỳ cũng như Tần, thống nhất được Trung Quốc mà không giữ ngôi được bao lâu (581-621); Đường (618-907) cũng như Hán hưởng cảnh tương đối thịnh trị suốt ba thế kỉ, nhờ vậy văn học phát triển cực kì rực rỡ. Hết Đường, đến Ngũ Đại (907-960), loạn lạc nửa thế kỉ; rồi đến Tống (960-1299) tạm yên được trên ba trăm năm nữa. Đường và Tống là những thời đại mà văn hóa Trung Quốc phát huy đến cực điểm. Phật học thịnh ở đời Đường, lí học ở đời Tống; Đường là hoàng kim thời đại của thơ, Tống là hoàng kim thời đại của từ. Về sử học và triết học, Đường không có tác phẩm nào lớn; phải tới Tống mới có những bộ sử: Tân Đường thư, Tân Ngũ Đại sử của Âu Dương Tu, Tư trị thông giámcủa Tư Mã Quang; và những tác phẩm về triết học dung hoà Lão, Khổng, Phật của Chu Đôn Di, Trương Hoành Cử, Trình Minh Đạo, Trình Y Xuyên, Chu Hi. Nhưng xét riêng về những tiểu phẩm bằng tản văn thì Đường, Tống thịnh ngang nhau và đều lưu lại nhiều viên ngọc rất quí. Phong trào duy mĩ đến Lục Triều là cực thịnh. Chính lúc nó cực thịnh, đã có một số người vạch ra những sở đoản của nó như Tô Xước triều Nguỵ; nhưng phải đợi tới đời Thịnh Đường (thế kỉ VIII) mới có một phong trào mạnh mẽ phản đối nó, phong trào phục cổ, mà người mở màn là Trần Tử Ngang, người tiếp tục cổ suý là Lí Bạch, Đỗ Phủ, người hăng hái thực hiện và gặt được kết quả là Hàn Dũ và Liễu Tôn Nguyên. Tìm mua: Đường, Tống Bát Đại Gia TiKi Lazada Shopee Những nhà đó đả đảo lối văn biền ngẫu diễm lệ, du dương phù bạc, vô ích cho nhân sinh, hô hào trở lại lối văn thời cổ (từ Hán trở về trước), bình dị, không tô chuốt, có mục đích tải đạo. Hàn Dũ bảo: “Không phải là sách của thời Tam Đại (tức Hạ, Thương, Chu) và Lưỡng Hán (tức Tây Hán và Đông Hán, cũng gọi là Tiền Hán và Hậu Hán) thì không dám xem, không phải là cái chí của thánh nhân thì không dám giữ… Theo con đường nhân nghĩa mà đi, theo cái nguồn Thi, Thư mà lội thì suốt đời sẽ không lạc đường, không tuyệt cái nguồn”. Nhưng phục cổ không phải là mô phỏng cổ nhân, phải có tinh thần sáng tác, không nô lệ một cây bút nào. Cho nên Hàn Dũ lại viết thêm: “Có kẻ hỏi làm văn thì theo ai? Xin kính cẩn đáp: Theo cổ thánh hiền. Lại hỏi: Sách của cổ thánh hiền thì còn đủ nhưng nội dung không giống nhau, vậy bắt chước ai? Xin đáp: Theo ý mà không theo lời”. Nhờ chủ trương đó mà tản văn Đường có rất nhiều vẻ: bình dị, chân thành mà cảm động, tươi đẹp mà không uỷ mị, hùng hồn mà trang nghiêm. Ảnh hưởng lan qua cả tới thơ, gây ảnh hưởng tả thực trong những tác phẩm xã hội của Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Tuy nhiên, biền văn vẫn còn sức cám dỗ văn nhân, đến đời Ngũ Đại, một thời hắc ám như đời Lục Triều lại thịnh lên, mặc dầu những bài thực có giá trị mỗi ngày một hiếm. Do đó, tới đời Tống, phong trào phục cổ thứ nhì lại xuất hiện, mà người cổ suý là Âu Dương Tu. Ông lớn tiếng hô hào khẩu hiệu “Theo Hàn Dũ”, rồi Vương An Thạch, Tô Thức, Tăng Củng… hưởng ứng, chê bọn tô chuốt lời lẽ mà không dụ đạo đức là hạng thợ văn. Tương truyền hồi làm chánh chủ khảo các kì thi tiến sĩ, gặp bài nào đẽo gọt quá, ông đều bỏ, không thèm chấm. Nổi danh nhất trong hai đời Đường, Tống là tám nhà dưới đây mà trong văn học sử người ta gọi là “Đường, Tống bát đại gia”: Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên (Đường) Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt, Tăng Củng (Tống). Trong cuốn này chúng tôi trích dịch nhiều bài của tám nhà đó, nhất là của Hàn Dũ, Âu Dương Tu và Tô Thức…. Nguyễn Hiến LêDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên LýĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đường, Tống Bát Đại Gia PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.