Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Một Cách Để Của Cho Con (Dương Quảng Hàm)

Đầu tư cho con cái có một tương lai tốt đẹp hơn là nhu cầu chính đáng và cũng là trăn trở của nhiều thế hệ phụ huynh nhiều đời nay.

Làm thế nào để con cái được thành tài, thành danh, nên người? Cha mẹ “để của cho con” như thế nào trong thời buổi "kim tiền thiết huyết” vào giai đoạn đầu thế kỉ XX ấy?

Trong một lời tựa của một cuốn sách biên soạn năm 1926 với tựa để “Một cách để của cho con”, giáo sư Dương Quảng Hàm đã bàn về những hiện tượng của việc đầu tư cho con cái cũng như đưa ra giải pháp tốt nhất trong việc “để của cho con”.

“Một cách để của cho con” là tập tài liệu do giáo sư Dương Quảng Hàm soạn năm 1926, được Hội Học giới Bảo trợ tỉnh Nam Định xuất bản. Cuốn sách dày 140 trang và được lưu trữ tại nước Pháp.

Nội dung cuốn sách nói về nhiều chủ đề: Nòi giống họ hàng, cái hại nuông con, trí khôn loài vật, Một buổi đi chơi Tết trung thu, Nhàn đàm..., do các tác giả trong nước và nước ngoài viết. Tìm mua: Một Cách Để Của Cho Con TiKi Lazada Shopee

“Một cách để của cho con” là bài đầu tiên của cuốn sách do giáo sư Dương Quảng Hàm viết. Chỉ với 900 chữ, tác giả đã phân tích những nhu cầu giáo dục con cái, sự đầu tư cho con cái cũng như tìm kiếm một giải pháp tốt nhất cho việc đầu tư này.

Là một thầy giáo dạy trường Bưởi, Dương Quảng Hàm quá hiểu tâm tư, nguyện vọng của những bậc phụ huynh vào thời điểm lúc bấy giờ.

Ông viết: “Muốn cho con cái sau có quyền cao chức trọng, nhà ngói cây mít, ao cả ruộng liền là lẽ thường tình của mọi người. Vì lòng ước ao ấy là lắm người chắt bóp từng đồng, dè sẻn từng li, ăn nhịn để dành, mong gây dựng cho con cái mai sau”.

Vào cái thời buổi “tuy phải khó nhọc, hoặc dầm nắng dãi mưa, hoặc chân bùn tay lấm, hoặc trèo non vượt biển mà miễn kiếm được dư dật ít nhiều dành dụm nay tí mai ti, lâu dần thành tiền đống để lại cho con làm vốn” ấy, có những bậc cha mẹ vì “thương con quá, đễn nỗi không lỡ trái ý, muốn sao cho vậy, không dám bắt học hành, sợ con phải nhọc” mà nghĩ rằng “nay ta dành dụm có tiền thì nhờ oai đồng bạc dẫu đổi trắng thay đen còn được, huống chưng là lo danh phận cho con, tưởng dễ như giở bàn tay có khó gì”.

Rồi “Vả chăng đến khi con ta lớn khôn lên, sẵn đã có vốn liếng nó làm ruộng đi buôn, làm gì chả đủ được sung sướng, tội gì bắt nó vùi đầu vào quyển sách suốt ngày cho mệt thân nó. Mà lại lắm người văn hay chữ tốt nhưng vẫn cũng “xác như vờ, xơ như rộng” thì tội gì ta bắt con ta mỏi óc nhọc xác làm chi”.

Đưa ra những suy nghĩ của phụ huynh đương thời để nhà giáo Dương Quảng Hàm phải thốt lên: “Ôi! Thương con đến thế thật không thương phải đường. Cái lí tưởng để của chìm của nổi cho con còn hơn là cho con ăn học thật là sai lầm lắm lắm”.

Sau đó ông phân tích, “đã thấy bao nhiêu nhà trọc phú chỉ lắm của nhiều tiền mà óc rỗng tuếch ngu si dại dột, trông vào chữ như xem vào tường, hay phải lừa đảo, người bảo phải chả theo, chỉ nghe theo kẻ nói dối, nên chẳng bao lâu phải mình trần chôn chã, trơ thân cụ còn hai bàn tay trắng”, khi đó “tiền hết gạo không, lấy gì làm cách sinh nhai, tất phải xoay ra cách lừa thầy phản bạn, dối đa, gian tham, nhân cách con người sao cho giữ được, còn nói chi đến sự chia bùi sẻ ngọt, báo đáp sinh thành”.

“Nước đã đến chân, nhẩy sao cho kịp, vì cha mẹ lo không phải đường, tính chẳng ra lối mà di đại họa cho con. Trông người phải ngẫm đến ta, ta há chả nên lợi dụng cái nhầm của người mà định liệu cách để của cho con ta sau này thế nào cho phải đường ư?".

Từ những phân tích về cách đầu tư hết sức sai lầm của người đương thời cho con cái, giáo sư Dương Quảng Hàm nhận định rằng, “thế kỉ ngày nay là thế kỉ lí luật, khôn được, dại thua, hớ hênh thiệt của, vô ý mất tiền, vì lắm kẻ hiểm thâm vô lại, dùng thiên phương bách kế, phép quỷ chước ma để bóc tước anh khờ, anh dốt, chẳng thương chi người dại, không xót gì kẻ ngu”.

Vì vậy, cần phải “lo trước nghĩ sau thế nào cho con ta sau này có thể cạnh tranh với người đời quỷ quyệt”, mà “đi qua rừng rậm lắm loài ác thú, tất phải có khí giới mấy bảo toàn được tính mệnh. Ở đời quỷ quyệt, tất phải khôn giỏi mới có thể bảo hiểm được thân mình”.

Vậy, cái khôn giỏi ấy từ đâu, làm sao có thể có? Theo giáo sư Dương Quảng Hàm, tất cả đều ẩn núp trong những quyển sách tốt.

“Những sách tốt là những tiếng nói của bạn hiền, khuyên nhủ êm đềm ta làm những điều hay, dạy dỗ ta ngọt ngào những nhẽ phải, miễn là ta biết kiên tâm bền chí mà họp tập vui lòng mà tuân theo là được”.

Từ đó, giáo sư Dương Quảng Hàm đưa ra giải pháp: Vậy bất cứ ta muốn sau này cho con làm nghề gì, trước hết ta nên cho học đến nơi đến chốn đã, mà nếu có thể cho học được thì những cách lối tắt đường ngang mong cho chóng được cái danh giá hão huyền, ta chớ nên dùng đến, vì nghề nào cũng vậy, làm ruộng, đi buôn, làm thợ, nếu có học rộng biết nhiều tất có cơ mở mang to tát được.

Kết bài viết, giáo sư Dương Quảng Hàm kết luận: Nói tóm lại là hễ cho con học được đến nơi đến chốn, tức là để cho con cái của rất chắc chắn vậy.

“Một cách để của cho con” là cuốn sách của Dương Quảng Hàm viết cách đây gần 1 thế kỉ. Tuy cuốn sách không được biết đến nhiều như những cuốn sách khác của ông như "Quốc văn trích diễm", "Việt Nam văn học sử yếu"..., tuy nhiên những điều ông viết về “cách để của cho con” này vẫn là những quan điểm hết sức hiện đại và đúng đắn với chung ta hiện nay.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Cách Để Của Cho Con PDF của tác giả Dương Quảng Hàm nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Kẻ Thành Công Phải Biết Lắng Nghe
Kẻ Thành Công Phải Biết Lắng Nghe Kẻ Thành Công Phải Biết Lắng Nghe Đồng nghiệp không ưa bạn, khách hàng thất vọng về bạn, hay nhân viên hoài nghi bạn. Làm thế nào bạn có thể khiến những người này làm theo những điều bạn muốn? Kẻ Thành Công Phải Biết Lắng Nghe sẽ mang đến cho độc giả những bí mật giúp tiếp cận tất cả mọi người xung quanh, ngay cả khi những cách thức giao tiếp hiệu quả nhất cũng không đem lại kết quả như mong đợi. Rào cản trong mối tương tác giữa con người sẽ trở thành rào cản đối với sự thành công, sự phát triển cũng như hạnh phúc, vì thế việc vượt qua những rào cản đó không chỉ đơn thuần là một nghệ thuật, nó còn là một kỹ năng tối cần thiết. Sức Mạnh Của Tĩnh Lặng Tâm Lý Học Dành Cho Lãnh Đạo Những Bậc Thầy Thành Công Hãy lắng nghe mang đến cho bạn những phương pháp cũng như sự tự tin để có thể tiếp cận được những con người mà bạn luôn cho là mình không thể với tới, và khiến những mối quan hệ khó khăn trở thành những mối quan hệ hiệu quả và mang lại lợi ích. Giao tiếp không chỉ đơn thuần là nói, mà còn là lắng nghe. Mark Goulston đã mang đến một sắc thái hoàn toàn mới mẻ cho việc ‘tiếp cận mọi người’. Hãy lắng nghe là cẩm nang không-thể-thiếu trên hành trình đạt tới khả năng lắng nghe, tương tác và thành công. Hãy lắng nghe giúp bạn biến những con người dường như không thể đạt tới thành những đồng minh tốt, những khách hàng trung thành, những đồng nghiệp và bạn bè thân thiết.
Đi Sau Đến Trước
Đi Sau Đến Trước Đi Sau Đến Trước Đi Sau Đến Trước là cẩm nang cho những ai không bằng lòng với việc theo sau, cho những ai tin rằng cách tốt nhất để chiến thắng là viết lại luật chơi, cho những ai không sợ hãi khi thách thức tính chính thống. Cuốn sách dành cho những ai có thiên hướng xây dựng hơn là cắt bỏ, cho những ai quan tâm đến việc tạo ra khác biệt hơn là tạo dựng sự nghiệp, và cho những ai cam kết dốc sức hoàn toàn cho việc đánh dấu lãnh thổ tương lai trước nhất. Đi Sau Đến Trước như một lời nhắn nhủ với bạn trên con đường phía trước. Đừng sợ đi sau sẽ không thể đuổi kịp. Sự thật là trên thế giới này có rất nhiều người thành công chỉ khi đi sau những kẻ khác. Hẹn Bạn Trên Đỉnh Thành Công Đam Mê Bí Quyết Tạo Thành Công Trên Đường Băng Hơn thế nữa, đi sau trong nhiều trường hợp còn là một lợi thế. Ta có thời gian quan sát cách những người đi trước hành động để từ đó đúc kết những kinh nghiệm cho bản thân mình, rút ngắn thời gian khỏi những thất bại không đáng có. Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc cuốn sách Đi Sau Đến Trước. Đừng quên chia sẻ cuốn sách này cho bạn bè và đăng ký email nhận thống báo sách hay hàng tuần.
Học Từ Thất Bại
Học Từ Thất Bại Học Từ Thất Bại – John C. Maxwell Sống là học hỏi và sử dụng những bài học trong Học Từ Thất Bại để trở thành người quản lý tốt hơn, nhân viên tốt hơn, cha mẹ tốt hơn, anh chị em tốt hơn, người bạn tốt hơn, người hàng xóm tốt hơn và con chiên ngoan đạo hơn. Những nguyên tắc trong cuốn sách này là kết quả của những quan sát vô cùng sâu sắc như cách thức diễn tiến của một quá trình và ông chỉ ra một cách chính xác tính cách hay thuộc tính nào sẽ ra đời từ quy trình nào. Bằng cách phân tích ADN, John dẫn dắt và giới thiệu cho ta những yếu tố cần thiết để đối phó với những kiểu thất bại khác nhau, biến những bài học đó thành vũ khí lợi hại vừa giúp ta tránh né, phòng thủ lẫn phản công những thách thức trong tương lai. Bất kỳ ai vừa trải qua cảm giác thất bại, thất vọng hoặc vừa nhận tin xấu sau khi đọc thông điệp trong Học Từ Thất Bại chắc chắn sẽ tìm ra ít nhất một quan điểm có thể thay đổi mạnh mẽ những gì họ hình dung về những khoảnh khắc đen tối của cuộc đời mình. 89 Điều Khác Biệt Giữa Người Thành Công Và Kẻ Thất Bại 5 cuốn sách hay bạn nhất định cần tới khi vấp phải thất bại trên đường đời Hãy Sống Ở Thể Chủ Động Nếu ta làm theo lời khuyên của John và học cách xem những thất bại như cơ hội để phát triển thông qua học hỏi thì ta sẽ trở nên bất bại. Cuộc đời chứa đầy những thất bại nhưng nếu được trang bị phù hợp, ta sẽ vượt qua được những thất bại đó. Bởi khi một người rút ra được điều gì đó quý giá từ những giây phút khó khăn, họ sẽ tự giải thoát mình khỏi sự kiểm soát của hoàn cảnh đối với tâm trí, thân thể, trái tim và tâm hồn mình. Những trang sách này không chỉ là cuốn cẩm nang chỉ dẫn cách thức vượt qua những giai đoạn khó khăn, nó còn trao cho ta món quà giá trị nhất: Hy vọng. Những người thành công tiếp cận thất bại theo cách khác nhau. Họ không cố giấu diếm thất bại. Họ không chạy trốn khỏi chúng. Thái độ sống của họ không bao giờ theo kiểu “Đôi khi bạn thành công, đôi khi bạn thất bại”, thay vào đó họ nghĩ rằng “Đôi khi bạn thành công, đôi khi bạn học hỏi”. Họ hiểu rằng những bài học quý giá nhất của cuộc đời đến từ những thất bại, nếu ta biết tiếp cận chúng một cách phủ hợp.
IQ Trong Nghệ Thuật Thuyết Phục
IQ Trong Nghệ Thuật Thuyết Phục IQ Trong Nghệ Thuật Thuyết Phục – Kurt W. Mortensen IQ Trong Nghệ Thuật Thuyết Phục sẽ giải đáp những thắc mắc về kỹ năng thuyết phục, hướng tới kỹ năng thuyết phục thông minh, hiệu quả và giúp bạn trở thành một nhà thuyết phục bậc thầy. Thông qua Học viện Thuyết phục của mình, Mortensen đã tìm kiếm và học hỏi từ những nhà thuyết phục hàng đầu thế giới. Ông đã tạo ra phương pháp đánh giá chỉ số thuyết phục đặc biệt của mình – nguồn tài liệu về thuyết phục đầy đủ nhất hiện có – ông đã đưa ra những thói quen thiết yếu, những tính cách và những hành vi cần thiết để khai thác khả năng thuyết phục tự nhiên của mỗi người. Tâm Lý Học Dành Cho Lãnh Đạo Tâm Lý Học Trong Nháy Mắt Phong Thái Của Bậc Thầy Thuyết Phục Tập trung vào 10 chỉ số thông minh thuyết phục chính, cuốn sách cho phép độc giả quyết định chỉ số thông minh thuyết phục của riêng họ, giúp họ nhận ra thế mạnh và điểm yếu, và mở ra cho họ một con đường dẫn đến thành công và thịnh vượng. Dù bạn đang bán một sản phẩm, giới thiệu một ý tưởng mới, hay đề xuất mức lương cao hơn, kỹ năng thuyết phục là một phần không thể thiếu. Cuốn sách đầy sức mạnh này và có thể thay đổi cuộc đời bạn, sẽ biến bất kỳ ai trở thành bậc thầy thuyết phục. Với 10 kỹ năng thiết yếu nhất, IQ Trong Nghệ Thuật Thuyết Phục sẽ tiết lộ những phương thức mạnh mẽ giúp bạn tạo tầm ảnh hưởng của bạn thân với người khác cũng như thành công trong mọi cuộc đàm phán. Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc cuốn sách IQ Trong Nghệ Thuật Thuyết Phục. Đừng quên chia sẻ sách cho bạn bè và đăng ký email nhận sách hay hàng tuần.