Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Huyền Thoại Tàu Không Số (Đình Kính)

Huyền thoại tàu không số của nhà văn Đình Kính ngay từ cái tên đã gợi cho người đọc một cảm giác huyền bí, linh thiêng. Nhưng đến khi đọc những gì ông viết, từng trang, từng trang một thì thấy hiện lên chân dung những con người thật bình dị, kiên cường.

Khi trở về với cuộc sống thường nhật, gác lại một phần kí ức chiến tranh đã đi qua họ bị lẫn vào muôn vàn số phận của hôm nay để mưu sinh. Vậy mà chính họ đã viết lên bản anh hùng ca làm nên con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Cuốn Huyền thoại tàu không số của nhà văn Đình Kính kể lại cho chúng ta nhiều tấm gương anh hùng như thế, trong đó có câu chuyện về vợ một người lính của "tàu không số" được gặp chồng và mang thai. Nhưng vì phải bí mật không được tiết lộ cuộc gặp ấy mà bao nhiêu năm phải chịu mang tiếng chửa hoang, phải chịu cái nhìn khắt khe của họ hàng làng xóm… rồi bị khai trừ ra khỏi Đảng, mất hết danh dự. Vượt qua nỗi đau này, chị vẫn giữ bí mật và sống thật tốt cho đến khi giải phóng được minh oan.

Mỗi chuyến đi, mỗi tình huống dù thành công hay thất bại đều có những con người anh hùng như thế, họ đã chứng minh sự mưu trí, dũng cảm, quyết đoán và lập trường Cách mạng của mình tạo nên một "huyền thoại" trong cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước vĩ đại của dân tộc.***

Con đường vận chuyển vũ khí trên biển Đông trong những năm chiến tranh (vẫn gọi là đường Hồ Chí Minh trên biển), mấy thập niên qua trở nên thân thiết, gắn bó, là đề tài để tôi viết tiểu thuyết, viết truyện, viết phim tài liệu, phim truyện và viết báo… Tôi coi đây là chút duyên nhỏ mà số phận ưu ái định ra cho mình. Tìm mua: Huyền Thoại Tàu Không Số TiKi Lazada Shopee

Để chuẩn bị kỷ niệm 50 năm ngày thành lập đoàn 759 - tức đoàn 125 sau này (1961 - 2011), Hội truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển nhờ tôi viết một cuốn sách về các sự kiện thật, những người thật nơi con đường vận chuyển đó, theo phương cách thông qua lời kể của các nhân chứng.

Tôi hồ hởi nhận lời. Nhưng hứa rồi, vừa mừng vừa lo. Mừng vì thêm cơ may hiểu sâu hơn về con đường và những người một thời vào sinh ra tử, làm nên huyền thoại có một không hai trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Nhưng lo, bởi chiến tranh qua đã gần 40 năm, đồng đội của chúng ta ai còn, ai mất? Nếu còn, các anh sống ở đâu? Và đã mất, các anh yên nghỉ chốn nào? Năm mươi năm là quãng thời gian chẳng phải ngắn, đủ để thiên nhiên và con người ít ý thức mài mòn, biến dạng những gì nguyên sơ. Đi tìm lại dấu tích về con đường vận tải chiến lược huyền thoại trên biển là công việc chẳng mấy dễ dàng… Và cũng hiểu rằng, bốn mươi năm mới tiến hành cái công việc mà chúng ta dư điều kiện để làm sớm hơn là quá muộn màng, tệ bạc...

Tôi cùng đại tá Tô Hải Nam, nguyên Tổng biên tập báo Hải quân, lên đường vào một ngày nắng gắt. Dịp này hoa phượng đang cháy rực trên phố Hải Phòng. Chúng tôi mang theo sắc đỏ ấy cùng hương vị mấy cân chè xứ Bắc lên máy bay, làm quà cho anh em, bạn bè.

Và chúng tôi bắt đầu lộ trình bằng cách lần theo nhưng gì cuốn lịch sử “ đoàn tàu không số” đã ghi lại…

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Huyền Thoại Tàu Không Số PDF của tác giả Đình Kính nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hồi Tưởng Về Cha Tôi Hồ Học Lãm (Hồ Mộ La)
Chí sĩ yêu nước Hồ Học Lãm sinh năm 1884 tại Quỳnh Lưu - Nghệ An. Những năm đầu thế kỷ XX, ông cùng một số người trẻ tuổi sớm đi theo tiếng gọi Đông Du của cụ Phan Bội Châu, xuất dương tìm đường cứu nước. Tuy không phải là một Đảng viên Cộng sản nhưng chí sĩ Hồ Học Lãm đã sống như người Cộng sản chân chính. Suốt đời chiến đấu, dâng hiến tất cả cho lý tưởng cao quý mà mình đã lựa chọn là giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc. Tuy ra đi khi nghiệp lớn chưa thành nhưng Hồ Học Lãm vẫn mãi là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước mà mỗi thế hệ hôm nay cần soi vào, học tập. “Hồi Tưởng Về Cha Tôi Hồ Học Lãm” là những dòng hồi ức chân thực và xúc động của bà Hồ Mộ La về người cha kính yêu của mình - chí sĩ Hồ Học Lãm. Thông qua những câu chuyện nhỏ, bạn đọc sẽ có được cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về chí sĩ Hồ Học Lãm. Đồng thời các bạn sẽ biết thêm nhiều thông tin thú vị về những thanh niên Việt Nam yêu nước đã đi theo lời kêu gọi của cụ Phan Bội Châu trong phong trào Đông Du. *** Từ nhiều chục năm nay, tôi rất muốn tự tay viết một cái gì đó về cha mình - Chí sĩ Hồ Học Lãm - người đã cùng một số người trẻ tuổi sớm theo tiếng gọi Đông Du của cụ Phan Bội Châu xuất dương tìm đường cứu nước vào những năm đầu thế kỷ XX. Nay đã quá tuổi "cổ lai hy" (tôi sinh năm 1930), với đôi mắt mờ lòa, ước nguyện đó của tôi mới thành hiện thực. Cuốn sách nhỏ này là những hồi tưởng của tôi về người cha kính yêu đã quá cố, những hồi tưởng không hoàn chỉnh và có phần lộn xộn. Ở tuổi ngoài bảy mươi, tôi cố gắng để không giấu diếm những cảm xúc và những suy nghĩ thật của mình. Biết có ai đó chăng thương cảm với kẻ ra đi tìm đường cứu nước những năm đầu thế kỷ XX, thời kỳ Tổ quốc ta lầm than, thời kỳ đế quốc thực dân đang hoành hành trên những miền đất hoang sơ lạc hậu ở Châu Á như Trung Quốc, Việt Nam... Kẻ ra đi, và suốt 37 năm trời ở quê người đất khách, ông sống giữa những người xa lạ "Đồng sàng dị mộng"; chỉ muốn tung hoành mà lực bất tòng tâm. Cuối cùng cha tôi phải nằm bỏ xương quê người, phải ngậm ngùi đau khổ vì mình chưa làm được gì nhiều cho công cuộc cứu nước, cứu nòi và không được gặp lại người mẹ mà ông vô cùng yêu thương và kính trọng - Bà đã là ngọn đuốc soi đường, là tấm gương sáng cho cha tôi noi theo và cố gắng làm những việc có ích cho đời, cho nhân dân và cách mạng hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Tìm mua: Hồi Tưởng Về Cha Tôi Hồ Học Lãm TiKi Lazada Shopee Cha tôi không phải là đảng viên cộng sản, nhưng ông sống như người cộng sản chân chính theo tiêu chí của chủ nghĩa Mác. Suốt cuộc đời ông đã chiến đấu, dâng hiến tất cả cho lý tưởng cao quý mà ông đã lựa chọn. Tôi rất tự hào và cảm phục cha mình. Những dòng cuối của "Hồi tưởng" này tôi phải viết bằng bút dạ ngòi to với sự trợ giúp của kính phóng đại. Sau gần ba năm, giờ khi đã 80 tuổi mụ tôi mới hoàn thành ý nguyện. Một sự hồi tưởng ít vui sướng, nhiều đau đớn, dường như cả cảm xúc nữa cũng đã quá sức chịu đựng của tôi. Tôi biết ngày tôi ra đi đã rất gần, ngày đó tôi sẽ tìm thấy cha, sẽ gặp chị và mẹ ở thế giới bên kia, thế giới của Tâm linh - Siêu vật chất "... Sắc bất dị không, không bất dị sắc...". Tất cả tôi xin dâng tặng hương hồn cha tôi - Chí sĩ Hồ Học Lãm. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn bè, người thân đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn hồi tưởng này. Nguyên Tiêu Kỷ Sửu HỒ MỘ LA Mời các bạn đón đọc Hồi Tưởng Về Cha Tôi Hồ Học Lãm của tác giả Hồ Mộ La.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Tưởng Về Cha Tôi Hồ Học Lãm PDF của tác giả Hồ Mộ La nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nhật Ký Đặng Thùy Trâm (Đặng Thuỳ Trâm)
Một cuốn nhật kí nhặt được bên xác của một nữ Việt Cộng đã suýt bị người lính Mỹ ném vào lửa, nhưng người phiên dịch đã khuyên anh ta nên giữ lại vì "trong đó có lửa". Nhật kí Đặng Thùy Trâm là những ghi chép hàng ngày của một người nữ bác sĩ về cuộc sống của chị nơi chiến tuyến. Cuốn nhật kí là thế giới riêng của người trí thức nhạy cảm mà không yếu đuối, tha thiết với cuộc sống mà không hề sợ hãi trước những gian nan. Ở đó ta vẫn gặp những băn khoăn trăn trở trước tình yêu, trước cuộc sống phức tạp hàng ngày, những nỗi buồn, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn của một người con gái, nhưng đồng thời chúng ta cũng thấy được một ý chí mãnh liệt, những lời nói tự động viên cảnh tỉnh, một lòng can đảm phi thường - những điều đã làm nên một thế hệ anh hùng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nhật Ký Đặng Thùy Trâm PDF của tác giả Đặng Thuỳ Trâm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nhật Ký Đặng Thùy Trâm (Đặng Thuỳ Trâm)
Một cuốn nhật kí nhặt được bên xác của một nữ Việt Cộng đã suýt bị người lính Mỹ ném vào lửa, nhưng người phiên dịch đã khuyên anh ta nên giữ lại vì "trong đó có lửa". Nhật kí Đặng Thùy Trâm là những ghi chép hàng ngày của một người nữ bác sĩ về cuộc sống của chị nơi chiến tuyến. Cuốn nhật kí là thế giới riêng của người trí thức nhạy cảm mà không yếu đuối, tha thiết với cuộc sống mà không hề sợ hãi trước những gian nan. Ở đó ta vẫn gặp những băn khoăn trăn trở trước tình yêu, trước cuộc sống phức tạp hàng ngày, những nỗi buồn, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn của một người con gái, nhưng đồng thời chúng ta cũng thấy được một ý chí mãnh liệt, những lời nói tự động viên cảnh tỉnh, một lòng can đảm phi thường - những điều đã làm nên một thế hệ anh hùng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nhật Ký Đặng Thùy Trâm PDF của tác giả Đặng Thuỳ Trâm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Một Chuyện Chép Ở Bệnh Viện (Anh Đức)
Cách đây hơn 40 năm, trong một lần nằm điều trị tại Bệnh viện Việt-Xô, Hà Nội, nhà văn Bùi Đức Ái đã gặp một người phụ nữ miền Nam là bệnh nhân nặng với nhiều di chứng do hậu quả của những năm tháng hoạt động gian khổ ở chiến trường. Nhà văn đã viết tập bút ký "Một chuyện chép ở bệnh viện" và sau đó chính ông chuyển thể thành kịch bản phim Chị Tư Hậu để Đạo diễn Phạm Kỳ Nam dựng thành phim. Mặc dù bối cảnh trong phim chỉ mới thể hiện được một phần cuộc đời hoạt động cách mạng của má Nguyễn Thị Huỳnh, nhưng chị Tư Hậu đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho những người phụ nữ miền Nam nói riêng, và phụ nữ Việt Nam nói chung, trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ giành lại độc lập cho dân tộc: trung hậu, đảm đang, anh dũng, kiên cường.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Chuyện Chép Ở Bệnh Viện PDF của tác giả Anh Đức nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.