Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Susan Boyle - Thiên Thần Xấu Xí (John Mcshane)

Với tuổi 48, thân hình béo ú, đầu tóc bù xù, bận một chiếc váy rơm quê mùa bước lên sân khấu chương trình Britain’s Got Talent, Susan Boyle đã nhận những cái nhìn diễu cợt, coi thường từ phía khán giả và cả chính những vị giám khảo nổi tiếng đang cầm chịch chương trình. Thế nhưng, khi ca khúc Tôi mơ một giấc mơ (I dreamed a dream) cất lên cùng với một giọng hát trời phú lảnh lót, cả khán phòng đã vỡ òa xúc cảm: Susan Boyle vô danh vụt sáng trở thành thần tượng âm nhạc chỉ sau một đêm, được hàng trăm triệu người biết tới. Cô trở thành ca sĩ chuyên nghiệp với hai album I dreamed a dream (album bán chạy nhất thế giới năm 2009, lập được kỷ lục Guiness cho album đầu tay bán chạy nhất với một nữ ca sĩ) và The gift. Năm 2011, cô còn được đề cử giải Grammy…

Cuốn sách Susan Boyle thiên thần xấu xí tập trung vào giai đoạn từ khi Susan quyết định rời khỏi ngôi làng nhỏ của mình cho tới khi đạt được thành công cả về danh tiếng và tài chính, được cả thế giới nghiêng mình ngưỡng mộ. Tác giả John McShane đã tổng kết lại từ hàng nghìn bài báo, website, xem cả trăm chương trình truyền hình để dựng nên một chân dung chuẩn xác nhất về Susan Boyle. Gần như chẳng còn một thông tin nào về người phụ nữ này bị bỏ sót trong cuốn sách, từ những câu chuyện thời niên thiếu, cuộc sống gia đình và cả khát vọng vươn tới những điều tốt đẹp… Ngoài ra, tác giả còn mô tả lại cách giới truyền thông đã phản ứng như thế nào trước hiện tượng Susan Boyle - khi họ chợt giật mình nhận ra, một tài năng tuyệt vời không buộc phải đi cùng một ngoại hình đẹp. Chính vì vậy, Susan Boyle thiên thần xấu xí là một cuốn sách cổ vũ cho những giấc mơ, dẫu biết rằng cô chỉ là một tài năng hiếm hoi trong hàng triệu người.

***

Người phụ nữ trung tuổi bước khoảng chục bước lên sân khấu. Những bước chân vừa dè dặt, lo lắng lại vừa dứt khoát, quyết tâm. Nửa chừng, khi tiến vào giữa ánh đèn, bà đặt bàn tay trái lên hông trong chốc lát, một cử chỉ vừa mang vẻ duyên dáng cực kỳ nữ tính vừa có phần không phù hợp và vụng về.

Bà mặc bộ váy viền ren với cái màu mà nếu châm chước lắm thì cũng chỉ gọi được là “vàng xỉn”, dáng vẻ và phần nào hình dạng của nó dễ gợi liên tưởng đến một chiếc khăn trải bàn dùng cho bữa trà chiều vào cái thời xa xăm khi phòng khách thường chỉ được dành cho những dịp “trọng đại”. Bà thắt quanh eo một chiếc nơ con bướm to tướng giống hệt kiểu nơ người ta vẫn thường đính trên các hộp sô cô la hạ giá tại cửa hàng giảm giá trong khu phố nghèo. Tìm mua: Susan Boyle - Thiên Thần Xấu Xí TiKi Lazada Shopee

Với vóc dáng thấp, đậm, quá cân, người phụ nữ ấy đã tạo nên một hình ảnh mà ít lâu sau bị so sánh với “miếng thịt lợn trên chiếc khăn lót cốc”. Bà có khuôn mặt vuông, mái tóc màu nâu đục bù xù như chưa chải, lốm đốm xám bạc như bị rắc quá nhiều muối tiêu.

Bà đi tất màu tối, giày màu sáng. Trên cánh tay phải, bà đeo một chiếc đồng hồ rẻ tiền, mặt đồng hồ thô kệch xoay xuống dưới cổ tay, còn bàn tay phải bà nắm chặt chiếc micro cỡ đại trong cung cách gần như sẵn sàng trực chiến, như thể chiếc micro ấy là một thứ vũ khí mà bà sẽ không ngần ngại sử dụng để tự vệ.

Cuốn Từ điển Oxford rút gọn định nghĩa “frump” là một danh từ chỉ “người phụ nữ ăn mặc luộm thuộm, lỗi mốt”. Khi bà dừng bước ở trung tâm sân khấu, cái hình dáng tầm thường ấy dường như trở thành định nghĩa sống của chính từ đó: một con người không chỉ toát lên vẻ già trước tuổi mà còn tạo ấn tượng là đã già sẵn ngay từ khi sinh ra. Chỉ cần nhìn bà người ta cũng có thể thấy được hình ảnh một người lao động chân tay sầu muộn đầy tham vọng đang trên đà lão hóa, với những ý tưởng và hoài bão quá xa vời so với môi trường của mình đến độ nếu không đậm chất ảo tưởng tới mức đáng buồn thì hẳn chúng đã khiến người ta thấy thật khôi hài. Rõ ràng bà là một người thường xuyên thất bại trong cuộc sống, và chỉ có sự pha trộn của lòng thương hại và ái ngại mới ngăn được 3.000 khán giả cuồng nhiệt tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Scotland khỏi phá lên cười rầm rĩ. Một bầu không khí thiếu thoải mái bao trùm - cảm giác hân hoan khi ý thức được một thảm họa sắp xảy ra trộn lẫn với sự phấn khích tọc mạch khi dự cảm được nỗi xấu hổ của một con người khác. Không ít người trong hội trường bồn chồn chuyển mình trên ghế, liếc mắt về phía bạn bè với vẻ hiểu biết; phương án giải quyết của họ chỉ là hoặc cười thật to, hoặc im lặng, hoặc quan sát không chớp mắt, hoặc chỉ hé mắt qua kẽ ngón tay hầu giảm thiểu tác động. Nó cũng không khác gì khi ta đứng trên lối đi dạo ven bờ trong một ngày bão giông, nhìn ra biển khơi nơi sóng nước sắp nuốt chửng những tay bơi tuyệt vọng. Quá khủng khiếp khó lòng chứng kiến, nhưng quá thu hút chẳng dễ quay mặt đi.

Người phụ nữ đeo quanh cổ một sợi dây chuyền mảnh, ngay trên miếng bìa đề rõ các con số 43212. Bên cạnh chúng, trên tấm thẻ tên là dòng chữ “Britain’s Got Talent”.

Ở giữa người phụ nữ và đám khán giả đang háo hức là một chiếc bàn rộng không khác gì bàn của nhân vật phản diện trong phim James Bond, phía sau bàn là ba vị giám khảo: hai đàn ông, một phụ nữ, một bộ tam đầu chế của Caesar[1] thời hiện đại, những người sẽ bật đèn tín hiệu quyết định các đấu sĩ trước mặt họ sẽ được sống hay phải chết.

Người đàn ông có mái tóc ngắn sẫm màu ngồi ở phía cuối đoàn giám khảo gãi gãi chóp mũi, lơ đãng nghịch nghịch cây bút và hướng ánh mắt vào tờ thông tin đặt trước mặt. Ông hỏi với vẻ thông thạo công việc, “Vậy, tên bà là gì?” Câu hỏi được thốt ra không phải bằng giọng buồn chán mà với vẻ chỉ muốn chuyện này kết thúc - và kết thúc cho nhanh. Xét cho cùng, kéo dài cơn hấp hối cũng chẳng có nghĩa lý gì.

“Tôi tên là Susan Boyle,” câu trả lời cất lên, chất giọng Scotland không lẫn vào đâu được, cao và rõ ràng. Kẻ thẩm vấn ăn mặc xuề xòa, đang hờ hững tựa vào lưng ghế ấy là Simon Cowell. Đó cũng chính là người đàn ông quyền lực nhất giới showbiz Anh, một tỉ phú với đế chế không ngừng mở rộng. Ông là hình ảnh của kẻ không có thói quen đối xử tử tế với kẻ ngốc, có thể thô lỗ đến cay độc với những màn trình diễn ông không đánh giá cao. Không lời sáo rỗng, không uyển ngữ - không khoan nhượng.

Ngồi ngay cạnh ông là nữ diễn viên Amanda Holden. Vốn là một nhân vật nổi tiếng trên màn ảnh nhỏ nước Anh, vai trò đồng giám khảo của chương trình truyền hình tìm kiếm tài năng - cộng thêm phản ứng thường tràn đầy cảm xúc của cô trước các màn trình diễn cũng như chuyện đời của các thí sinh mà cô được nghe - đã nâng cô lên một tầm cao danh tiếng khác.

Và mảnh ghép cuối cùng để hoàn thiện bộ ba ấy là Piers Morgan, cựu biên tập viên Fleet Street[2], từng có một sự nghiệp báo chí nổi như cồn ghi dấu ấn bằng các bài viết gây tranh cãi và sau đó xuất sắc lột xác thành một ngôi sao truyền hình.

Tất cả đều có vai trò trong sự kiện sắp diễn ra, nhưng vào cái ngày tháng Giêng năm 2009 đó, không ai trong số họ có thể dự đoán được rồi sẽ có chuyện gì xảy ra. Cowell vẫn tiếp tục đưa ra các câu hỏi theo một cung cách dường như tỏ rõ rằng ông sẽ vận hết khả năng lịch sự và chuyên nghiệp cần thiết để giải quyết nhanh gọn việc này.

“Được rồi, Susan, bà quê ở đâu?” ông hỏi. “Tôi quê ở Blackburn, gần Bathgate, Tây Lothian,” bà trả lời. Cho đến lúc này thì mọi việc đều ổn. Nhưng rắc rối đang trực chờ phía trước.

“Đó có phải một thành phố lớn không?” Cowell tiếp tục. Không hẳn là Susan Boyle bị câu hỏi gây khó dễ, nhưng bà vẫn không trả lời ngay, có lẽ bà có cái cảm giác lo lắng mà ta hoàn toàn có thể hiểu được khi nhất cử nhất động của mình đang bị hàng nghìn khán giả trong hội trường và không biết bao nhiêu ống kính truyền hình đang dõi theo.

“Đó là một tập hợp… đó là một tập hợp… ờ…” bà cất lời, rồi dừng lại như không biết nên nói thế nào, vật lộn suy nghĩ tìm cách diễn đạt câu trả lời thật rõ, “… một tập hợp các ngôi làng.” Rồi bà thêm vào một cách không cần thiết, “Về điểm đó tôi còn phải suy nghĩ.”

Có lẽ bà đã mệt rồi. Xét cho cùng, bà đã phải bắt sáu tuyến xe buýt từ nhà mới tới được hội trường.

“Và bà bao nhiêu tuổi, Susan?” Cowell hỏi.

Câu trả lời vang lên, “Tôi 47.”

Cowell, khi đó 49 tuổi, đảo tròn mắt. Có thể nghe thấy từ phía sau ông rộ lên cả tiếng cười lẫn tiếng lầm bầm chê bai của khán giả. Một tiếng huýt sáo độc địa vang lên đâu đó giữa đám đông. Các khán giả đang theo dõi trực tiếp tại nhà hát, và cả hàng triệu người ngồi tại nhà xem buổi thi tài của Susan Boyle sau đó, chắc hẳn đều e rằng mình đang xem một chương trình về các vụ tai nạn giao thông.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Susan Boyle - Thiên Thần Xấu Xí PDF của tác giả John Mcshane nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Lời Hứa Về Một Cây Bút Chì (Adam Braun)
Hành trình từ 25 đô-la đến 250 trường học dành cho trẻ em trên toàn cầu và câu chuyện phi thường của một CEO nuôi chí thay đổi thế giới bằng giáo dục. Adam Braun bắt đầu làm việc hè tại các quỹ đầu tư khi anh mới mười sáu tuổi nhằm mục tiêu có được một sự nghiệp thành công ở phố Wall. Nhưng trong một chuyến du lịch, anh đã gặp một cậu bé ăn xin trên đường phố của Ấn Độ. Anh hỏi cậu muốn điều gì nhất trên đời này, thì nhận được câu trả lời đơn giản: "Một cây bút chì." Chính mong ước nhỏ nhoi này đã thôi thúc Adam làm vô số điều đáng kinh ngạc trước khi thành lập ra tổ chức PoP (Bút chì hứa hẹn), một tổ chức mà Braun bắt đầu chỉ vẻn vẹn với 25 đô-la và sau đó xây dựng được hơn 250 trường học trên khắp thế giới.Lời hứa về một cây bút chì tái hiện lại cuộc hành trình của Adam Braun. Mỗi chương giải thích một bước rõ ràng mà mỗi người có thể làm để biến những tham vọng lớn nhất của họ thành hiện thực. Nếu bạn cảm thấy náo nức và sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi, nếu bạn đang tìm kiếm định hướng và mục tiêu cuộc đời, cuốn sách này là dành cho bạn. Được dẫn dắt bởi những câu chuyện và các chia sẻ đầy cảm hứng, cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn những công cụ để tạo nên một câu chuyện đáng kể trong cuộc sống của chính bạn.“Adam chính là đại diện cho cơn trở mình mà thế giới của chúng ta cần - cơn trở mình mà ở đó những bộ óc sáng láng nhất của thế hệ chúng ta tập trung giải quyết những vấn đề nhức nhối nhất của thời đại. Càng có nhiều người biết đến câu chuyện của anh, cơn trở mình càng diễn ra mau lẹ và dứt khoát.”- Ben Rattray, nhà sáng lập kiêm CEO của Change.org Tìm mua: Lời Hứa Về Một Cây Bút Chì TiKi Lazada Shopee “Một câu chuyện truyền cảm hứng với những bài học thiết yếu cho hành trình kiến tạo một cuộc sống đầy ắp ý nghĩa, đam mê và mục đích.”- Deepak Chopra *** Cuốn sách kể hành trình theo đuổi mục đích sống cao cả của chàng trai trẻ người Mỹ - Adam Braun, từ chỗ chỉ sở hữu 25 USD tới xây 250 trường học khắp thế giới. Lời hứa về một cây bút chì (The Promise of a Pencil) là tác phẩm của Adam Braun - một doanh nhân, nhà hoạt động từ thiện và tác giả 32 tuổi người Mỹ. Anh là người sáng lập quỹ từ thiện Pencils of Promise - tổ chức phi lợi nhuận xây dựng trường học và mang đến các tiện ích giáo dục cho trẻ em ở những nước đang phát triển. Cuốn sách kể về hành trình giác ngộ và theo đuổi mục đích sống ý nghĩa của Adam Braun. Anh biết kiếm tiền từ năm 12 tuổi, có tư duy kinh doanh tài chính nổi trội, 16 tuổi đã thực tập tại một quỹ đầu tư, tốt nghiệp trường đại học danh giá, làm việc trong một công ty danh tiếng với nhiều cơ hội thăng tiến... Tuy nhiên suốt quá trình trưởng thành, đặc biệt từ năm 22 đến 25 tuổi, Adam Braun luôn trằn trọc vì không tìm được ý nghĩa cuộc sống. Adam đã đi du lịch bụi qua nhiều quốc gia kém phát triển trên thế giới và bị ấn tượng mạnh với một cậu bé ăn xin bên sông Hằng. Mơ ước lớn nhất của cậu bé là có được một chiếc bút chì để tập viết. Adam nhận ra tầm quan trọng của giáo dục nên khi về Mỹ, anh quyết tâm từ bỏ con đường thăng tiến đang thuận lợi, bắt đầu hành trình mới - lập quỹ thiện nguyện Pencils of Promise.Quỹ ban đầu chỉ có 25 USD. Đến nay, cùng cộng sự, Adam đã xây được hơn 250 trường học, cung cấp hàng chục triệu giờ học cho trẻ em nghèo trên toàn thế giới. Pencils of Promise đã nhận được giải thưởng của nhiều tổ chức uy tín trên thế giới như Liên hiệp Quốc, Diễn đàn Kinh tế thế giới, Quỹ sáng kiến Toàn cầu Clinton... Cuốn sách là hành trình đầy chông gai nhưng cũng đầy lôi cuốn của chàng trai trẻ. Từ câu chuyện của chính mình, Adam truyền kinh nghiệm và cảm hứng cho mọi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Trong cuốn sách, Adam Braun cũng viết lại những kiến thức, kinh nghiệm xương máu trong việc gầy dựng và phát triển một tổ chức thiện nguyện. Cuốn sách từng đứng thứ hai trong danh sách bán chạy nhất của New York Times sau khi phát hành tháng 3/2014. Sách cũng đứng vị trí hàng đầu trên Amazon chỉ sau năm ngày phát hành và được LinkedIn liệt kê là một trong "Năm cuốn sách mỗi người độ tuổi 20 cần đọc". Tại Việt Nam, Lời hứa về một cây bút chì được đề cử Giải thưởng sách hay 2016 ở hạng mục sách kinh doanh.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lời Hứa Về Một Cây Bút Chì PDF của tác giả Adam Braun nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Khuôn Mặt Bị Đánh Cắp (Latifa)
Khuôn mặt bị đánh cắp là cuốn hồi ký cảm động của Latifa - một thiếu nữ mười sáu tuổi kể về thân phận khốn cùng của bản thân và những người dân Afghanistan vô tội khi Taliban lên nắm chính quyền. Bất chấp những hiểm nguy rình rập… Bất chấp mạng sống bị đe dọa… Bất chấp phải trốn chạy, từ bỏ quê hương với gia đình, người thân yêu dấu… Cô bé Latifa vẫn quả cảm để nói thay cho tất cả những thiếu nữ và phụ nữ Afghanistan. Tìm mua: Khuôn Mặt Bị Đánh Cắp TiKi Lazada Shopee Những người mẹ, người chị, và cả em nhỏ bị bó buộc, cầm tù, thậm chí đã bị hành quyết giữa cộng đồng, không xét xử và không ai trắc ẩn, trước mắt cả con cái lẫn những người thân. Họ bị tước đoạt mọi quyền lợi ngay trên chính xứ sở quê hương của mình, dù là những quyền lợi cơ bản nhất của một con người, một phụ nữ. Thế nhưng bất chấp tất cả họ vẫn giữ gìn nhân phẩm của mình, với tất cả sự hãnh diện, sức lực và tinh thần cho đến hơi thở cuối cùng. Bi kịch cuộc đời của Latifa chỉ là một phần nhỏ trong tất cả những mãnh đời bất hạnh của người phụ nữ dưới thời Taliban phải hằng ngày hằng giờ chịu đựng. Latifa còn may mắn khi cuối cùng cô bé cũng có thể bắt đầu một cuộc đời mới. Của mình! Cho riêng mình! Nhưng còn đó biết bao số phận của những người phụ nữ Afganistan khác thì sao? Họ phải làm gì? Còn phải chịu đựng những gì? Và cuối cùng ai/ cái gì sẽ cứu rỗi cuộc sống của họ khỏi những tăm tối ràng buộc khắc nghiệt này đây? Khuôn mặt bị đánh cắp, vì thế, càng chứng tỏ giá trị của mình khi gióng lên một hồi chuông cảnh báo về tệ nạn bạo hành phụ nữ dưới chế độ Taliban hà khắc. Một cuốn hồi kí chân thực với sức lay động mạnh mẽ. Để tương lai sẽ không còn những Latifa nào nữa…***Những chiếc khăn xếp đen ngòm của Taliban đang dần biến mất khỏi những cơn ác mộng của chúng tôi: giờ đây quan trọng là nói về hy vọng và tự do - mà cuối cùng lại có. Tôi đang làm điều đó. Từ lúc tôi nghe thấy tiếng cười ở Kabul, nhìn thấy một khuôn mặt phụ nữ trên tivi, thấy những chiếc máy cạo râu của những người thợ cạo lại đang làm việc, tôi biết rằng tôi phải quay về và ôm tổ quốc vào lòng mình. Tôi chỉ đang chờ những cánh diều sẽ thay thế máy bay oanh tạc trên bầu trời Kandahar mà thôi. Có nhiều điều đáng vui mừng tại Hội nghị Bonn(15): các đại diện mỗi nhóm dân tộc - Tajik, Uzbek, Pashtun, Hazar - đều hứa là sẽ nghiêm túc tập hợp lại dưới một chính phủ lâm thời và chấp nhận viện trợ của Liên hợp quốc cho công cuộc tái thiết đất nước chúng tôi, một quốc gia bị tàn phá đến mức hiếm có trong lịch sử. Tôi thật lấy làm vui mừng. Giờ đây anh Wahid đang mong mỏi được rời Moskva về nước. Anh Daoud và vợ anh, và chị Soraya đều đang ở đâu đó trên đoạn đường giữa Pakistan và Afghanistan: đã lâu chúng tôi không hay tin họ và tôi lấy làm lo lắng. Về phần mình, lúc này tôi là một người lưu vong được biệt đãi, được ăn uống no nê, không sợ mùa đông giá lạnh, và ngang hàng với những người phương Tây. Vì thế, giờ tôi có thể bày tỏ, mà không phải sợ hãi, những lo lắng bản năng của tôi về tương lai - và đó cũng là một biệt đãi. Hàng thế kỷ nay những người đàn ông của đất nước tôi được đưa cho dao rựa, súng lục, súng trường, súng Kalashnikov để chơi như chơi những cái trống lúc lắc của trẻ nhỏ. Hàng thế kỷ nay các thế hệ bị đem bày ra trên một bàn cờ, các kỳ thủ lớn kế tiếp nhau, hết người này đến người khác, như thể chiến tranh giữa các dân tộc là một môn thể thao toàn quốc vậy. Cũng hàng thế kỷ nay phụ nữ sinh ra để mặc áo burqa. Và những tham vọng xâm lược của các thế lực nước ngoài ủng hộ cho những truyền thống này. Tôi muốn nói - cùng với tất cả hy vọng của tôi về giấc mơ về hòa bình và dân chủ, giấc mơ cháy bỏng của thế hệ tôi - rằng tôi cầu cho phụ nữ sẽ được đại diện đầy đủ hơn trong các cuộc đàm phán tương lai. Trong ba mươi người tham dự Hội nghị Bonn, ba phụ nữ vẫn là chưa đủ. Tôi cũng cầu cho người cầm lái đất nước tôi sẽ, trong trái tim ông, mang chất Pashtun cũng như Tajik, Uzbek, Hazar; rằng vợ ông sẽ cố vấn và trợ giúp cho ông; rằng ông sẽ hiểu là ông phải tập hợp quanh mình những người phụ nữ giỏi giang nhất và thông thái nhất. Tôi cầu cho những cuốn sách sẽ thay thế vũ khí; rằng nền giáo dục sẽ dạy chúng tôi biết tôn trọng lẫn nhau; rằng các bệnh viện sẽ làm tròn sứ mệnh của mình; và rằng nền văn hóa của chúng tôi sẽ lại vực dậy từ đống tro tàn của các bảo tàng bị cướp bóc và đốt cháy. Tôi cũng cầu nguyện cho các trại đầy những người tị nạn đang khổ sở vì đói sẽ biến mất khỏi các biên giới của chúng tôi, và một ngày gần đây bánh mì họ ăn sẽ được nướng bằng chính bàn tay họ, trong chính những ngôi nhà của họ. Cầu nguyện thôi vẫn là chưa đủ. Ngay khi tên Taliban cuối cùng treo chiếc khăn xếp đen sì của hắn lên và tôi lại có thể là một phụ nữ tự do ở một đất nước tự do, tôi sẽ trở về với cuộc sống của tôi ở Afghanistan và tiếp tục những nghĩa vụ của mình như một công dân, một phụ nữ - và tôi hy vọng, một ngày nào đó, một người mẹ nữa. Một hôm, một phụ nữ Âu trích dẫn cho tôi lời một bài hát: “Phụ nữ là tương lai của nam giới.” Ở Afghanistan, hơn bất cứ nơi nào khác, tôi cầu nguyện rằng đàn ông cũng sẽ sớm cất tiếng hát lên câu ca này.Tháng Mười hai 2001Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khuôn Mặt Bị Đánh Cắp PDF của tác giả Latifa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồi Ký Viết Dưới Hầm (Fyodor Mikhailovich Dostoevsky)
Hồi Ký Viết Dưới Hầm là tác phẩm về chủ nghĩa hiện sinh tuyệt vời nhất từng được viết bởi Fyodor Dostoevsky. Cuốn sách là tiếng nói của con người chủ xướng lời kêu gọi tự do, dâng hiến và phản kháng, một tâm huyết chính qua những đề tài mà ông đã viết ra. Cái yêu cầu của ông là vượt thoát ra khỏi biên cương ràng buộc, chống lại những gì gọi là luật điều tự nhiên; ngay cả việc phản đối trực tiếp những gì có liên quan đến khoa học kỹ thuật và những gì có tính thực dụng trong cuộc đời của Dostoevsky, ông chủ trương chối bỏ mọi dữ kiện do từ xã hội đưa ra; mà chỉ tuân phục những gì có lợi ích cho con người và cho chính bản thân ông. Tác phẩm Hồi Ký Viết Dưới Hầm được ghi nhận như một thành quả tiếng tăm trong văn học sử thế giới là một trong những tác phẩm - giống như Hamlet, Don Quixote, Don Juan và Faust - chuẩn mực cho một công trình văn chương sáng tạo, trở thành Dostoevsky chủ nghĩa (Dostoevskeanism), gần như một nền văn hóa quan trọng của thế kỷ hiện nay. Một chủ nghĩa đầy ấn tượng, một biến động nội tại và một chủ nghĩa hiện sinh của con người. Một yêu cầu cần thiết cho người nằm dưới lòng đất hoặc như đã có một cái gì dính liền với Dostoevsky; qua một tấm lòng sốt sắng có lợi chung và cảm thông cho kẻ nằm dưới lòng đất như chịu đựng một sức ép, đè nén tận tâm can, như đổ lên đầu những đau đớn, thảm họa của cuộc đời; đó là một dự ước chống đối, một đòi hỏi công bằng xã hội mà xưa nay cứ nhìn như qui luật tự nhiên của con người (human-nature) buộc phải chấp nhận; do đó Dostoevsky phản kháng để được nói những gì của con người nằm dưới lòng đất từ bấy lâu nay. Ông bày tỏ như một dự báo kinh khiếp... ***Fyodor Mikhailovich Dostoevsky (1821- 1881), sinh ngày 11.11.1821, là nhà văn nổi tiếng người Nga. Cùng với Gogol, L. Toystol, ông được xem là một trong ba văn hào vĩ đại của Nga thế kỉ 19. Tìm mua: Hồi Ký Viết Dưới Hầm TiKi Lazada Shopee Dostoevsky sinh tại thành phố Moscow, là con trai thứ hai trong 7 người con của ông Mikhail, một bác sĩ quân y được biệt phái qua phục vụ tại Bệnh Viện Maryinski chuyên chữa trị các người nghèo. Ông Mikhail là một con người cứng rắn, thẳng thắn trong khi bà mẹ lại có bản tính trái ngược, bà ta rất thụ động, tử tế và rộng lượng. Các sự kiện của gia đình quý tộc xa xưa này với cha mẹ có một vùng đất và hơn một trăm nông nô, đã là hình ảnh của các nhân vật với các bản tính thái cực trong các cuốn tiểu thuyết của Dostoevsky sau này. Trong thời gian Fyodor đi học xa nhà, ông Mikhail đã bị giết chết do các nông nô trong vùng nổi loạn và hình ảnh giết người bất ngờ và tàn bạo này luôn luôn ám ảnh Fyodor Dostoevsky khiến cho các tác phẩm của ông thường dùng đề tài là các tội ác. Và vào cuối cuộc đời, cái chết của người cha đã là căn bản cho tác phẩm danh tiếng Anh Em Nhà Karamazov. Fyodor Dostoevsky rất yêu thích văn chương. Vào tuổi 25, Fyodor đã cầm bút, sáng tác ra cuốn tiểu thuyết đầu tiên với tên là Những kẻ bần hàn xuất bản vào năm 1846. Đây là một câu chuyện tình cảm mô tả một cách bóng bẩy các cảnh tàn phá của kiếp nghèo. Cuốn truyện này đã được các nhà phê bình khen ngợi, đặc biệt là Vissarion Belinsky, và nhà văn trẻ tuổi Dostoevsky được gọi là một "Gogol mới", tác phẩm của ông trở nên bán chạy nhất, bởi vì từ xưa tới nay chưa có một nhà văn người Nga nào cứu xét một cách kỹ càng sự phức tạp tâm lý của các cảm xúc bên trong tâm hồn con người. Fyodor Dostoevsky đã dùng tới phương pháp phân tích tâm lý để tìm hiểu các hoạt động rất tinh tế của tâm lý mọi người. Sau tác phẩm Những kẻ bần hàn, Fyodor Dostoevsky sáng tác ra cuốn Con người kép đề cập tới sự phân đôi cá tính và đây là căn bản dùng cho nhân vật Raskolnikov của đại tác phẩm Tội Ác và Trừng Phạt. Qua tác phẩm này, Fyodor Dostoevsky được toàn thế giới công nhận là một trong các Đại Văn Hào của nước Nga, được xem là người sáng lập hay là người báo trước cho chủ nghĩa hiện sinh thế kỷ 20.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Viết Dưới Hầm PDF của tác giả Fyodor Mikhailovich Dostoevsky nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồi Ký Alex Ferguson (Alex Ferguson)
Cuối cùng, sau nhiều chờ đợi cuốn tự truyện của Sir Alex với tựa đề “My autobiography” (tạm dịch: “Cuốn tự truyện của đời tôi”) đã ra mắt người hâm mộ. Cựu huấn luyện viên của MU đã tổ chức một cuộc họp báo tại London để giới thiệu về cuốn tự truyện với rất nhiều tình tiết ly kì, hấp dẫn trong suốt hơn 26 năm ông cầm quyền tại sân Old Trafford. Câu chuyện thú vị nhất trong cuốn tự truyện của Sir Alex có lẽ là vụ án “Chiếc giầy bay” với nhân vật chính là ông và danh thủ David Beckham khiến Becks bị đem bán sau đó cho Real năm 2003. “Ông già gân” nói rõ ràng, Becks bị bán là do tự cho mình cái quyền lớn hơn Alex Ferguson. Còn vụ án “chiếc giầy bay” là bởi Beckham đã chửi thề trong phòng thay đồ khiến Sir Alex nổi giận và đá một chiếc giầy vào trúng mắt trái của Becks. Tất nhiên, Becks đã muốn xông về phía ông thầy nhưng các cầu thủ khác đã ngăn anh lại. Một câu chuyện cũng hết sức ly kì khác đó là việc Sir Alex đã phải đứng ra giải quyết mâu thuẫn giữa Rooney và Ronaldo (CR7 gây sức ép khiến gã Shrek bị đuổi tại World Cup 2006). Chính “ông già gân” là chìa khóa để 2 cầu thủ giỏi nhất của ông bắt tay nhau trở lại để tạo ra sự đoàn kết trong phòng thay đồ. Chính điều đó đã giúp MU gặt hái được rất nhiều thành công ở những mùa giải sau đó với phong độ chói sáng của cả Ronaldo và Rooney. Ngoài ra, Sir Alex còn tiết lộ hàng loạt các bí mật khác trong thời gian ông cầm quân tại Old Trafford. Trong sự nghiệp của mình, Ronaldo chính là cầu thủ xuất sắc nhất mà Ferguson từng dẫn dắt. Còn với Rooney, học trò cưng một thời của Sir Alex nhưng đã có mâu thuẫn nặng nề với ông ở mùa giải cuối, chiến lược gia lão làng người Scotland khẳng định gã Shrek đã tới gặp ông để yêu cầu được ra đi. Tìm mua: Hồi Ký Alex Ferguson TiKi Lazada Shopee Cuối cùng, 1 chi tiết nữa rất đáng chú ý trong sự nghiệp của Sir Alex tại “nhà hát của những giấc mơ”, đó là thất bại đau đớn nhất của “ông già gân”. Không hề giấu giếm, Ferguson đã thẳng thắn cho biết đó chính là việc để mất chức vô địch NHA mùa giải 2011/12 vào tay đối thủ cùng thành phố Man City. Như Sir Alex miêu tả: “Trong tất cả những nỗi đau tôi đã phải trải qua, không gì có thể so sánh bằng việc MU để mất chức vô địch vào tay Man City”.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Alex Ferguson PDF của tác giả Alex Ferguson nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.