Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lời Thú Nhận Muộn Mằn (Marcel Bigeard)

Marcel Bigeard giải ngũ năm 1975 với quân hàm tướng ba sao, được đề cao là viên tướng huyền thoại và đã từng được tổng thống Pháp bổ nhiệm làm quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng. Trong suốt bốn mươi năm binh nghiệp của mình, Bigeard đã ba lần sang tham chiến ở Đông Dương từ 10/45 đến 10/54. “Pour une parcelle de gloire” - Vì một mảnh của vinh quang - là cuốn hồi ký kể từ những ngày đầu nhập ngũ (1936) cho đến ngày giải ngũ (1975) của M. Bigeard.

“Lời thú nhận muộn mằn” là đoạn trích hai phần quan trọng trong cuốn hồi ký này, tác giả thuật lại quãng đời trong chín năm với ba lần sang tham chiến ở Đông Dương. Quá nửa cuốn sách, tác giả viết về thời kỳ phục vụ ở Đông Dương lần thứ ba với cương vị chỉ huy tiểu đoàn dù số 6 (10/52 - 5/54). Tiểu đoàn dù số 6 dưới sự dẫn dắt của thiếu tá Bigeard, nổi tiếng về kỷ luật nghiêm, tinh thần cao, ý thức tốt. Nhưng qua năm mươi hai ngày (16/3 - 7/5) nhẩy dù xuống ứng cứu cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, từ gần một ngàn quân - sau rất nhiều lần bổ sung - tiểu đoàn 6 còn lại hai mươi lăm người. Bigeard thú nhận đây là những ngày bi thảm nhất trong cuộc đời binh nghiệp của mình. Đó cũng là trang sử bi thảm nhất của đạo quân viễn chinh Pháp - là kết cục tất yếu cho những kẻ xâm lược Việt Nam.

Mặc dù ngoài ý muốn của mình, Bigeard vẫn phê phán gay gắt chủ trương chiến lược của Navarre và Cogny. Bên cạnh đó ca ngợi tài thao lược của đại tướng Võ Nguyên Giáp, ca ngợi ý chí, lòng quả cảm của các chiến sĩ bộ binh ta. Lẽ tất nhiên, với danh dự và ý chí của một sĩ quan dù, M. Bigeard có sự huênh hoang, đề cao mình và quân dù trong cuốn sách. Một số trận đánh được Bigeard miêu tả như là chiến thắng của tiểu đoàn dù số 6, cũng như những con số thương vong của quân đội Việt Nam rõ ràng là có sự thổi phồng, phóng đại, chỉ có thể coi như những tư liệu để tham khảo, không có cơ sở để khẳng định là chính xác. Tìm mua: Lời Thú Nhận Muộn Mằn TiKi Lazada Shopee

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cuốn sách “Lời thú nhận muộn mằn”, góp thêm một cái nhìn từ phía bên kia về chiến thắng lịch sử này với đông đảo bạn đọc xa gần.

Tháng mười 1945, Sài Gòn, những bước chân đầu tiên trên giải đất Đông Dương này. Lúc này, tôi vẫn còn chưa biết rằng sẽ còn có rất nhiều những bước chân khác nữa, nhiều nghìn kilômét đi qua… trong suốt những năm dài và rằng cũng như rất nhiều người khác, cái xứ sở hấp dẫn này đã để lại dấu ấn trong tôi đến trọn đời.

Tiểu đoàn, hàng ngũ tề chỉnh không chê vào đâu được, diễu hành trên đường phố, trước tiếng hoan hô của những cư dân người Âu. Chúng tôi tiếp bước hành tiến cho tới tận Gia Định, nằm ở phía Bắc cách Sài Gòn vài kilômét, ở đó chúng tôi sẽ đóng quân, hình thành điểm tựa. Hình như, quân Việt có mặt ít nhiều ở mọi nơi, nếu như tôi hiểu đúng thì việc chúng tôi tới đây là đúng lúc.

Các đại đội được phân bố ở nội ô cái thị trấn nhỏ bé này. Một nghìn con người để trấn giữ cái vùng hẻo lánh này là quá đủ. Được sắp xếp ở tầng một và tầng hai trong những căn nhà nhỏ xây gạch, tôi thấy ngạt thở khi nằm trong chiếc màn dã chiến… Một vài tiếng súng nổ trong đêm vắng, những chàng lính gác của chúng tôi nổi đóa.

Trạng thái ít hoạt động trên tầu thủy làm cho tôi khó ngủ. Tôi thử điểm lại tình hình: trong khuôn khổ cứng nhắc của cái diễn đàn này, tôi cảm thấy không thoải mái. Tôi vốn ưa thích được tự do hành động, thấy luyến tiếc cái nhiệm vụ của tôi ở Ariège[1], trường học quân sự của tôi, các phân đội bao gồm những đồng ngũ thẳng thắn và kể cả những thú tiêu khiển của tôi. Ở đây, có cảm tưởng như mình là một con rôốt. Và tại sao tôi lại có mặt ở đây nhỉ? Vì tư tưởng thích phiêu lưu ư? Không, vì lý tưởng, nhưng không được giam hãm tôi quá nhiều trong một môi trường thiếu tính hiện thực. Rút cục, tôi có binh lính của tôi, các sĩ quan của tôi, ngày mai trời sẽ sáng.

Buổi tập thể dục đi bộ kéo dài lúc tảng sáng. Tôi tới thăm hỏi đại úy Pascal, một sĩ quan đẹp trai, rắn rỏi, từng bị trọng thương ở đảo Elbe[2]. Anh ấy chỉ huy đại đội láng giềng và đang lau chùi khẩu tiểu liên của mình, đạn trong hộp đã lên nòng, một loạt đạn bay vèo quanh người tôi. Pascal, mặt tái mét còn hơn tôi, quát to: “Đồ ngốc, suýt nữa thì tớ đã hạ gục cậu rồi”. Chuyến viễn chinh của tôi ở Đông Dương, chút nữa đã bị rút ngắn lại.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lời Thú Nhận Muộn Mằn PDF của tác giả Marcel Bigeard nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

21 Bài Học Cho Thế Kỷ 21 (Yuval Noah Harari)
Sau khi tìm hiểu quá khứ và tương lai của nhân loại qua hai cuốn sách gây tiếng vang là Sapiens và Homo deus, Yuval Noah Harari đi sâu vào các vấn đề “ngay tại đây” và “ngay lúc này”, tức các sự kiện hiện tại và tương lai gần nhất của xã hội loài người. Những triển vọng đầy hứa hẹn của công nghệ sẽ được đưa ra bàn luận bên cạnh những hiểm họa như “đứt gãy” do công nghệ gây ra, việc kiểm soát thế giới bên trong dẫn tới sự sụp đổ của hệ thần kinh hay “tự do trong khuôn khổ”. Chính trị và tôn giáo có còn bắt tay nhau như trong quá khứ hay sẽ thao túng con người theo những cách riêng rẽ, mới mẻ hơn? Và những vấn đề toàn cầu ấy liên quan mật thiết tới hành vi và đạo đức của từng cá nhân riêng lẻ như thế nào? Xét cho cùng, những thách thức lớn nhất và những lựa chọn quan trọng nhất của ngày nay là gì? Ta cần chú ý đến điều gì? Ta nên dạy con cái ta những gì? “Cuộc khủng hoảng sinh thái đang lấp ló, mối đe dọa của các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt [...] và sự trỗi dậy của các công nghệ đột phá mới” là những nỗi lo không của riêng ai; và Harari sẽ đồng hành cùng bạn trên con đường bóc tách từng vấn đề một cách thấu đáo.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 21 Bài Học Cho Thế Kỷ 21 PDF của tác giả Yuval Noah Harari nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim)
Tác phẩm này là cuốn sách lịch sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt (cho đến thời Pháp thuộc) và được đánh giá là một trong những cuốn sách sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1921 và được tái bản rất nhiều lần, có lúc đã được dùng làm sách giáo khoa tại miền Nam trước năm 1975.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Trần Trọng Kim":Phật GiáoPhật LụcViệt Nam Sử LượcMột Cơn Gió BụiNho GiáoSự Tích Khổng Phu TửĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Việt Nam Sử Lược PDF của tác giả Trần Trọng Kim nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim)
Tác phẩm này là cuốn sách lịch sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt (cho đến thời Pháp thuộc) và được đánh giá là một trong những cuốn sách sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1921 và được tái bản rất nhiều lần, có lúc đã được dùng làm sách giáo khoa tại miền Nam trước năm 1975.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Trần Trọng Kim":Phật GiáoPhật LụcViệt Nam Sử LượcMột Cơn Gió BụiNho GiáoSự Tích Khổng Phu TửĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Việt Nam Sử Lược PDF của tác giả Trần Trọng Kim nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sex Và Triều Đại (Erik Larson)
Với tiểu luận Sex và triều đại, ông nằm trong số rất ít các nhà sử học nghiên cứu về đời sống tình dục trong cung đình phong kiến VN. Sử của Tại Chí Đại Trường có biên độ rộng. Không chỉ viết sử thiên về chính trị mà ông còn nghiên cứu nhiều vấn đề khác nhau gần gũi với đời sống. “Có nhiều chi tiết mà những sử gia quan phương để “xổng”, khiến viết ra không có độ hấp dẫn, có nét riêng. Còn Tạ Chí Đại Trường đã len vào những câu chuyện mà trong sử chính thống ít nhắc đến”, nhà nghiên cứu Mai Anh Tuấn nói khi nhắc đến tiểu luận Sex và triều đại của Tạ Chí Đại Trường. Có lẽ, Tạ Chí Đại Trường là một trong những tác giả hiếm hoi dám thẳng thắn đặt vấn đề tình dục (sex) - một khía cạnh thường bị các sử gia xưa và nay né tránh. Ông dẫn giải về khía cạnh này bằng một loạt các dẫn chứng khi cho rằng sinh hoạt riêng tư ở trong cung cấm thời xưa thường được biểu hiện qua các tên cung điện. Ví dụ như triều Lê có các điện Phong Lưu, Tử Hoa, Bồng Lai, Cực Lạc… hay Lý Nhân Tông có cung Hợp Hoan đều hàm ý về những chuyện ân ái trong cung cấm. Tất nhiên, chuyện phòng the của những ông vua, bà chúa trong cung cấm luôn là đề tài khó nói, nhưng bằng óc hài hước, tư duy thông minh và cái nhìn phóng khoáng, Tạ Chí Đại Trường gần như đã xóa tan những đám mây mù định kiến. Không độc giả nào không tủm tỉm cười khi Tạ Chí Đại Trường gọi vua Lý Thái Tông là “the right man in the wrong place” (đúng người, sai chỗ), chỉ vì ông bị mỹ nữ Chiêm Thành là Mỵ Ê - lúc đó đứng trước nỗi đau mất nước từ chối. Hay khi nói về chuyện thái tử Long Xưởng thông dâm với phi tần của cha vẫn không bị bắt tội chết, ông thong thả bình “… trong cung người ta dễ dàng tư tình, từ quan triều tới mẹ vua, đến thái tử với các dì của mình, ông vua có biết cũng làm ngơ trừ phi động đến các “cục cưng”. Giải mã cái chết của vua Lê Thánh Tông Tìm mua: Sex Và Triều Đại TiKi Lazada Shopee Trong Sex và triều đại, Tạ Chí Đại Trường đã bóc lớp các diễn ngôn lịch sử, xâu chuỗi các sự kiện để giải mã nhiều sự việc lịch sử, trong đó có cái chết của vua Lê Thánh Tông. “Thái tử lên ngôi, cho biết vua cha bị bệnh phong thũng. “Phong thũng” theo cách hiểu thông thường và của cả y sinh ngày xưa, là chỉ hiện trạng bệnh lở lói, cùi hủi. Vua không bị chiến thương như đã nói, mà sử quan lại có lời mào đầu là vua mắc bệnh nặng “vì nhiều phi tần quá”, vậy thì Thánh Tông đã mắc “bệnh xã hội”. Vua bị lở lói ở chỗ đó, hay khắp mình mẩy vì giang mai ở thời kỳ cuối?”, ông viết. “Thời gian từ sau 1471 đến khi ông mất là đủ dài cho sự ủ bệnh và phát triển đến độ “lở lói” cuối cùng”, ông lý giải thêm. Ông cũng đưa ra dẫn giải vì sao một vị vua lại có thể mắc căn bệnh này. Sau khi kết thúc trận đánh vào năm 1471, nhiều nữ tù binh Chăm bị bắt để phục vụ vua, trong đó có người mắc bệnh. “Góc khuất” hoàng cung Ông chỉ ra sự biểu lộ tính dục trong tên các điện, cung trong cung điện. Chẳng hạn, thời nhà Lê có các điện Phong Lưu, Tử Hoa, Bồng Lai, Cực Lạc và chỗ nằm ngủ được gọi là Trường Xuân. “Các danh xưng cùng ý nghĩ đó khiến ta ngờ rằng người đặt tên lầu Đại Vân mà Lê Hoàn khoe với Tống Cảo, hẳn có chủ ý liên hệ với chuyện “mây mưa”. “Lý Nhân Tông thì có cung Hợp Hoan (1089) mà sử quan không cần phải giải thích công dụng của nó, còn chúng ta thì có thể hiểu ngay”, ông viết. Tạ Chí Đại Trường đã đưa ra nhiều chi tiết về đời sống tính dục có phần loạn luân, trụy lạc, phóng túng ở nhiều triều đại. Những quan điểm lịch sử của ông có khi ngược lại hoặc đưa ra những thông tin mới so với lịch sử chính thống. Chính điều đó khiến cho những diễn ngôn lịch sử của ông thường gai góc, có thể gây tranh cãi, nhưng lại mang đến nhiều góc nhìn. “Hãy cho rằng Trần Quốc Tuấn cướp công chúa Thiên Thành, con Thái Tông, em con chú của mình, là muốn phá gia đình kẻ đã làm tan rã nhà mình, trước khi được nghe lời trối phải báo thù của cha. Tuy nhiên khi Thái Tông gả con cho người cùng thân tộc gần (có thể là em ruột) thì rõ ràng đó là điều bình thường của thời đại, sử quan không soi mói ra để thấy là loạn luân. Lại thêm, xét cung cách tự nhiên của Quốc Tuấn lẻn vào nơi cô gái đã hứa hôn đang ở gia đình người vị hôn phu, thì ta thấy có sự thuận thảo giữa đôi bên, có sự đồng ý của cô gái, đồng thời cũng thấy có sự ngang bướng của con trai họ Trần”, Tạ Chí Đại Trường viết. Bàn về đời sống tình dục trong hoàng cung, Tạ Chí Đại Trường không quên nói đến “giống giữa”. “Vua chúa dùng người có khuyết tật vào cung khỏi cần phải thiến thì cũng tiện, nhưng khi có kẻ moi móc ra thì lại giật mình”. Nhà sử học diễn giải vụ án Lệ Chi Viên rằng Nguyễn Trãi đã cho Thị Lộ vào cung tìm cách tiếp cận nhà vua. “Lời các hoạn quan can ngăn không làm ông co lại mà còn như chỉ dấu rằng mưu định của ông có cơ sở vững chắc hơn: Vua 17, 18 tuổi con nít ham sắc thì “vợ” ông, lớn tuổi hơn, lão luyện hơn, càng dễ xỏ mũi đắc thế hơn chứ sao! Không thấy bà Thị Lộ xúi được vua giáng chức ông đại công thần Đinh Lễ “cưng” của Lê Thái Tổ là gì! Vậy thì Nguyễn Trãi không “hiền”, là “thứ dữ” nhưng chỉ vì không vượt qua được tình thế, không thể nào ngăn trở cơn “thượng mã phong” của Lê Nguyên Long Thái Tông mà mắc vạ đấy thôi. Không phải chỉ Thái Tông mà Hiến Tông có vẻ cũng chết cùng nguyên cớ: “Tháng 5, ngày 23 (1504), vua vì ham nữ sắc bị bệnh nặng”, và ngày hôm sau thì băng. Có vẻ còn nhanh hơn cái chết của Nguyễn Tự cuối Lý qua Trần”, Tạ Chí Đại Trường viết. “Chúng ta rất sợ đọc sử biên niên, nhưng đọc sử của Tạ Chí Đại Trường lại khác. Câu văn gọn, giàu hình ảnh, khiêu khích, nhiều bóng gió buộc ta phải nghĩ nhiều. Tạ Chí Đại Trường cũng đưa lại thứ sử quá phức tạp. Ông có thể đúng, có thể sai, nhưng khiến chúng ta đã phải nghĩ rất nhiều, buộc phải thay đổi tư duy, chính những điều đấy khiến cho tri thức tiến lên, khiến sử học tiến lên”, nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tiến nhận xét. “Tạ Chí Đại Trường đã đi vào vấn đề sex (tình dục) tại các triều đại với con mắt của nhà khoa học. Ông lạnh lùng với những điều cấm kỵ, để từ đó, ông lật ra được những diễn ngôn lịch sử, xâu chuỗi những ghi chép rời rạc, lẩn khuất đằng sau những câu chữ được ghi lại”, TS Trần Trọng Dương nhìn nhận. Từ cuối thập niên 2000, một số tác phẩm của Tạ Chí Đại Trường bắt đầu được in và phát hành tại VN như Thần, người và đất Việt, Những bài dã sử Việt, Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802, Người lính thuộc địa Nam Kỳ.***Khi đọc xong Sex về triều đại, có bạn trẻ nào đó sẽ viết vấn đề “tính dục trong lịch sử”. Sử của Tạ Chí Đại Trường luôn kích thích về mặt tư duy, hướng tiếp cận và các thể loại đề tài theo cách như thế. Trong số các học giả của Nam Việt Nam trước đây, Tạ Chí Đại Trường là người được xuất bản trở lại nhiều. Trong khi có những “đại gia” lịch sử, thậm chí bạn đọc trong nước còn không được biết tên thì may mắn của Tạ Chí Đại Trường là nhờ những đề tài tinh tế, cái riêng, nhờ giọng văn hấp dẫn, ông đã có chỗ đứng trong người yêu sử Việt. Tới nay nhiều cuốn của ông đã trở lại như: Thần người đất Việt, Những bài dã sử Việt (2011), Người lính thuộc địa Nam Kỳ (1861-1945) (2011), Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 (2012), Những bài dã sử Việt (2013), và mới đây là Chuyện phiếm sử học (2016). Công chúng được kích thích khi đọc Tạ Chí Đại Trường. Ông đưa ra những luận điểm mà chưa ai nói, những góc khuất của lịch sử… Ví dụ ông nói vấn đề Tây tiến, Nam tiến, Việt Nam nhìn từ biển, giọng sử của người Kinh, của đồng bằng… Chỉ cần những điểm nhìn ấy thôi đã kích thích chúng ta động não rồi, chúng gợi mở chúng ta tư duy. Sử học của ông là con mắt phức hợp, tạo nhiều cảm hứng. Ông có thể đúng, có thể sai, nhưng khiến chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều, buộc người ta phải nghiên cứu, và điều đó giúp chúng ta tiến lên. Tạ Chí Đại Trường len vào nhiều thứ mà sử nhà trường không nhắc tới, những thứ tưởng là tiểu tiết trong lịch sử ấy lại chứa đựng nhiều tư liệu. Ví dụ chuyên luận Sex trong các triều đại phong kiến của ông khác biệt với sử của ta xưa nay. Sex là vấn đề rất đáng được quan tâm, có mặt trong đời sống con người, tại sao lại không có trong sử học? Vậy chúng ta phải coi sex là vấn đề nghiên cứu khoa học. Tạ Chí Đại Trường đi vào sex với con mắt của nhà khoa học, lạnh lùng, chứ không xúc cảm. Từ đó ông tạo nên diễn ngôn lịch sử. Ông khảo cứu từ cái tăm, cái khuôn đúc tiền cũng ra khảo luận sử học. Do đó, cách làm của Tạ Chí làm cho đầu óc chúng ta cởi mở hơn, gần gũi, hấp dẫn hơn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sex Và Triều Đại PDF của tác giả Erik Larson nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.