Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thổ Phỉ (Đoàn Hữu Nam)

Sắn đã một lần được mang chân mệnh đế vương trùm lên thiên hạ. Đó là vào mấy năm đầu của những năm năm mươi. Phòng Tô là miệng của trời, là mường trời thét, song trước đây chỉ có sấm sét từ trời, từ thổ ty họ Đèo, thủ lĩnh họ Giàng nối nhau chứ làm gì đến lượt những người Dao thấp cổ bé họng. Việt Minh tràn qua, mấy đại đội lính khố đỏ, khố xanh trấn giữ ở các nơi hiểm yếu phải đội lốt vịt lạch bạch chạy về phía Lai Châu, Điện Biên. Các thổ ty - những kẻ cùng nhau uống máu ăn thề, hứa cùng nhau quyết tử với Việt Minh trông trước trông sau rồi mạnh thằng nào thằng ấy chạy.

Từ ngày bị Việt Minh đánh bật ra khỏi Sán Chải, phải chui vào rừng sâu nương náu Sắn luôn sống trong tiếc nuối, nhục nhã. Trong hơn ba mươi năm nhận biết được ở cõi đời chưa bao giờ hắn biết đến gục ngã. Vậy mà lần này…, hắn đau. Đau lắm. Đau như bị cắt mất bộ truyền giống. Thất bại trước những kẻ trên không chằng dưới không rễ đã là nỗi đau quá lớn, nhưng chưa thấm vào đâu với cảnh như con chó bị đuổi khỏi nhà. Cùng bị bứng theo hắn có hơn ba trăm đàn ông, trai tráng người Dao sinh sống quanh thung lũng Sán Chải mà thường ngày hắn vẫn gọi là chiến binh. Trong số hơn ba trăm chiến binh ấy chỉ có hơn hai mươi người thực sự làm con chó chuyên nghiệp giữ cửa. Số còn lại là những dân binh nửa vời. Người thì dây mơ rễ má trong dòng tộc. Người bị sợi dây luật tục buộc chặt. Người bị ruộng đất, nợ nần trói từ đời này sang đời khác. Thường năm, ngoài việc mùa vụ, có công việc của bản, của châu phải đến làm tập trung, còn bình thường, ban ngày họ được cầy thuê cấy rẽ, ban đêm thay nhau vác súng, vác kiếm đến nhà họ Triệu gác sách, tuần tra, hoặc ban ngày tuần tra, canh giữ, ban đêm về nhà uống rượu, ôm vợ. Họ là những kẻ đầy tớ trung thành, bảo canh giữ thì canh giữ, bảo đi theo thì đi theo. Cái đích của họ là được làm thuê, làm mướn, là được ăn cơm, mặc áo nhà họ Triệu. Làm cho nhà họ Triệu giầu có là được nương nhờ, dứt khỏi nhà họ Triệu là dứt khỏi con đường sống. Đời ông họ thế, đời cha họ thế, bây giờ họ là sợi dây nối tiếp mà thôi. Bộ đội Việt Minh tràn vào, theo tù và hiệu lệnh của Sắn, họ vội bỏ dở bữa cơm, bỏ dở đường cày vác súng đến đón đánh Việt Minh bảo vệ bản làng, thực chất là bảo vệ nhà họ Triệu. Bộ đội Việt Minh như lốc như bão khiến cả vùng chưa đánh đã vỡ, họ phải chạy theo họ Triệu vào rừng.

Những kẻ theo Sắn càng đơn giản bao nhiêu thì Sắn càng đau đớn bấy nhiêu. Dẫu đau, dẫu bực, dẫu xót Sắn vẫn tỏ ra mình là một thủ lĩnh cứng rắn. Không cứng rắn không được, mấy trăm con người bại trận vây quanh Sắn tỏ rõ sự ô hợp cả bên trong lẫn bên ngoài. Bình thường là một đám nông phu, lúc tập hợp giống như một nồi thắng cố, thua trận lại càng thảm bại hơn. Trước đây tiền bạc, quyền lực nhà họ Triệu thít chặt sợi dây vào cổ họ, tưởng như họ Triệu bảo sống là sống, bảo chết là chết, ai ngờ lúc lâm trận chúng mới phô ra sự hốt hoảng, bạc nhược. Cả đội quân toàn những kẻ nghe tiếng súng mắt đã dáo dác như gà con mất mẹ gặp diều hâu, vào rừng rồi mà hồn lúc nào cũng đau đáu phía gà gáy, bụng dạ lúc nào cũng như kiến cắn. Vậy mà vẫn phải nuôi nấng, vẫn phải phỉnh nịnh không nuôi, không phỉnh nịnh thì lấy gì mà chiến đấu, mà lấy lại cơ nghiệp, lấy lại uy thế.

Giữa lúc Sắn đang điên lên thì quan Ba Đờ ri nhô thân chinh đến tận hang ổ của Sắn tính kế lâu dài.

Quan Ba Đờ ri nhô là người Sắn mang ơn suốt đời. Là người coi việc cháy trước mặt, lửa cháy sau lưng là ghẻ lở, hòn than ủ trong bếp mới là gan ruột, quan Ba đã lấy việc người địa phương trị người địa phương làm trọng, coi việc huấn luyện, nuôi dưỡng người địa phương làm kế sách lâu dài. Có chính sách của quan các thổ ty họ Đèo, họ Giàng, họ Lù mới có cái thế để cát cứ, hoành hành. Có nuôi dưỡng, dạy bảo của quan dọc biên giới Tây Bắc mới có lớp chiến binh áo đen, áo chàm khét tiếng. Khi Sắn xung lính, có sự dẫn dắt, nuôi dưỡng của quan, Sắn mới leo lên được chức Đội, mới có thực lực lập nên đội quân người Dao ở Sán Chải. Tháng tư năm Ất Dậu, quân Nhật theo đường Sa Pa tiến đánh Phòng Tô, quân Pháp kháng cự không nổi phải bỏ đất chạy lấy người. Trước khi vượt cửa khẩu để chạy sang bên kia biên giới lánh nạn quan Ba đã kịp giao cho Sắn nhiệm vụ ở lại xây dựng lực lượng. Lúc đó bao nhiêu giá trị lộn nhào, mạnh ai nấy xưng hùng xưng bá, song dẫu hùng, dẫu bá, dẫu đội lốt mèo, lốt hổ, kẻ nào cũng phải nghe theo sự chỉ bảo ngầm của quan thầy, nhất là khi âm mưu tái chiếm Tây Bắc của người Pháp đang sôi sục. Trong cây gậy từ mẫu quốc những người Pháp bại trận ở Côn Minh đã lập ra Phái đoàn Năm nhằm cài cắm, xây dựng lực lượng tình báo, biệt kích tinh nhuệ chống phá Việt Minh. Ở Phòng Tô, người mà Đờ ri nhô nhớ tới đầu tiên là Sắn. Từ súng ống, đạn dược, từ chỉ đạo chiến thuật, chiến lược của quan thầy, Sắn đã đứng lên đánh tan bọn Quốc dân Đảng. Từ khích lệ tinh thần của quan thầy, Sắn đã đưa đội quân của mình ngẩng cao đầu sánh ngang với những thổ ty người Thái, người Hmông, người Pú Nả, những kẻ bao đời làm mưa làm gió ở đất này. Tìm mua: Thổ Phỉ TiKi Lazada Shopee

Lần ấy, theo lệnh của quan Ba Đờ ri nhô, Sắn cùng đám thuộc hạ thân tín đi Mường Xo để cùng tri châu họ Đèo, thủ lĩnh họ Giàng, họ Lù thành lập liên minh chống Việt Minh. Thực ra lúc đó các chúa đất mỗi người hùng cứ mỗi phương, có kẻ nào chịu kẻ nào mà liên minh, đứt minh, có chăng chỉ là dịp để các thủ lĩnh thăm dò lực lượng của nhau, thực lực của người Pháp ra sao, lo được gì cho mình.

Đúng như Sắn dự đoán, cuộc họp của liên minh lộn nhộn chẳng khác gì một nồi thắng cố. Khác chăng nồi thắng cố ấy đáng lẽ được đặt giữa chợ thì nó lại được đặt trong cái hang tối tăm giáp biên giới Việt Trung. Khác nữa thầy cúng Đờ ri nhô không điều khiển các âm binh mà để cho các âm binh tự điều khiển lẫn nhau.

Cuộc họp đi quá nửa ngày mà vẫn lùng nhùng, mọi nghi thức xã giao, mọi lối mở bị chôn cứng trong những cái đầu u mê, tham vọng, chỉ đến khi quan Ba tuyên bố các thủ lĩnh vùng nào sẽ chỉ huy kháng chiến vùng ấy. Căn cứ vào quân số và khả năng tác chiến của từng vùng máy bay Pháp sẽ thả dù súng ống, đạn dược, lương thực, thực phẩm cho các thủ lĩnh thoải mái chi dùng trong năm năm, mười năm, lúc đó các thủ lĩnh mới hồ hởi như những kẻ đói khát được chia phần.

Trong cảnh mập mờ sáng tối những kẻ ma lanh có ưu thế của con rắn trong đêm. Chuyến đi đó Sắn bắt được vàng mười. Còn hơn cả vàng mười. Lấy lại được Sán Chải là thông lại được huyết mạch, là chặn đứng một hướng Tây tiến của Việt Minh, là nòng cốt để lan tỏa ra cả vùng, là… là… Những lời có cánh từ miệng quan Ba thổi vào tai Sắn. Cùng với những lời có cánh ấy, Sắn được hứa cấp súng đạn, lương thực, thực phẩm, bạc trắng gấp đôi vùng khác, nhận thêm hai trăm tàn quân Tưởng Giới Thạch chạy sang nương trú, có quân Pháp, quân các thủ lĩnh khác hỗ trợ để đủ sức đương đầu với bọn Kinh thật, Kinh giả…. Đặc biệt là Sắn được phép chuẩn bị mọi điều kiện để xưng vua.

Sắn ngỡ ngàng, hắn không tin vào tai mình. Làm vua thì phải có uy, có tín, có tôi hiền, tướng giỏi, hoặc chí ít phải có đám dân đen mê muội đến quên thân. Còn hắn, đức là cái mo nang trôi sấp trên suối; uy mới đủ khuất phục những kẻ lệ thuộc; quân là một đám nhộn nhạo, ô hợp; tiền bạc, kho lẫm vào cả trong tay kẻ thù thì làm sao đã đủ sức xưng vương, xưng vua.

Triệu Tá Sắn - Đội Sắn được quan Ba tiếp rượu thông đêm. Qua quan Ba, Sắn vỡ ra bao nhiêu điều mà chính hắn đã từng làm, từng nghĩ.

Sán Chải - Mảnh đất hiểm yếu, núi giữ chân người, người giữ chân núi.

Sán Chải - Trước đây các tộc người sinh sống nơi đây vốn cùng một gốc. Cũng chọc lỗ bỏ hạt. Cũng xe lanh dệt vải. Cũng lấy rừng làm nhà. Cưới cheo cô dâu theo hướng Đông vào nhà. Ma chay linh hồn theo thầy dẫn dắt về phương Đông tụ hội. Trước đây vì không hiểu nhau nên tay phải chém vào tay trái, máu đổ, đầu rơi. Bây giờ Việt Minh tràn đến. Thôn tính đất đai, vơ vét tài sản, làm cho bần hàn, cơ cực rồi đồng hóa là mục tiêu của bọn thống trị. Rồi đây con cháu người Dao sẽ chẳng còn biết đến Bàn Hồ, chẳng còn biết đến tổ tiên. Muốn Sán Chải này, Phòng Tô này, Tây Bắc này không thành rừng cây bị vặt trụi lá thì các bộ tộc phải quấn lấy nhau, phải tạo nên sức mạnh quét sạch bọn Việt Minh.

Xưng vua trong lúc cùng đường là việc làm điên rồ. Dù ta - Triệu Tá Sắn có chân mạng dẫn dắt thiên hạ đi chăng nữa thì lâu nay ta vẫn chỉ là kẻ a dua, là con dao trong tay kẻ khác, vòng hào quang trên đầu ta vẫn là mượn, là giả. Giữ chặt bọn nửa lính tráng nửa đầy tớ trong tay là chuyện đương nhiên, song nuôi chúng, gây dựng chúng thành công cụ lúc này là phải cho chúng lòng tin. Chúng không trực tiếp làm rối loạn lòng quân, không lôi kéo bè cánh, song ta đang ở tình cảnh chúng tin thì theo, không tin thì bỏ. Chúng mà bỏ thì sự nghiệp của ta sẽ là mô đất giữa lòng suối, lở được một sẽ lở mười và cuối cùng tất cả sẽ rữa ra rồi trôi theo dòng nước. Trong vòng xoáy của thời cuộc ta có muốn đứng ngoài, có cố tránh nó thì nó vẫn xoáy vào, hoặc phải dạt vào bờ bên này, hoặc phải dạt vào bờ bên kia. Nhưng dạt vào bến bờ nào? Theo Việt Minh ư? Bánh vẽ làm cho cái tai, con mắt no đủ nhưng cái bụng sẽ như cần cối đói nước. Làm người nước Pháp ư? Bao nhiêu năm đàn áp, mua chuộc, dụ dỗ, gây dựng trật tự sắt, vậy mà chỉ một cơn gió tràn qua người Pháp đã bị lật gốc trốc ngọn. Không! Một ngàn lần không! Tiền nhân đã dạy, Hà Bá mong mùa nước lũ để lấp cái dạ dày; hổ báo mong rừng động để khỏi phải khổ sở rình mồi, còn ta…. Biến hóa ư! Ta còn nguyên cái khéo léo của tổ tiên. Sức mạnh ư! Uy vũ của ta có cái thế của kẻ làm chủ núi rừng. Xưng vua là danh chính ngôn thuận, là tăng thêm sức mạnh, là dẫn dắt bọn dân đen chui sâu vào con đường mê muội, là nghiệp lớn sẽ thành. Quan Ba Đờ ri nhô muôn năm! Vua Dao Triệu Tá Sắn muôn năm!

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thổ Phỉ PDF của tác giả Đoàn Hữu Nam nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bức Thư Của Người Đàn Bà Không Quen (Stéfan Zweig)
Nhớ lần đầu đọc Bức thư của người đàn bà không quen do bạn giới thiệu, đọc không thể dứt và đọc xong buốt lạnh cả sống lưng! Thật không thể hình dung được một chuyện như vậy lại có thể xảy ra và người ta (cô gái, ông nhà văn, thượng đế hay thánh Allah, Phật tổ) có thể để nó xảy ra như vậy. Tôi cố gắng hình dung và gọi tên mối tình của người con gái ấy nhưng không sao làm được, nó khác tất cả mọi mối tình từng được mô tả trong sách báo, thơ văn và cả ngoài đời. Không phải chỉ là lãng mạn vì cô gái hiểu rõ người đàn ông kia, rõ từ cái hay, cái dở, cho đến từng giây từng phút trong thói quen sinh hoạt của ông ta. Phải, khi cô còn bé, sống trong sự thiếu thốn tình cảm, có thể tình cảm đó xuất phát từ sự lãng mạn + ngưỡng mộ + nhu cầu giao cảm. Nhưng rồi cô lớn lên, cô trải nghiệm cuộc sống, cô hiểu bản thân và hiểu người tình của mình rất rõ, tình yêu của cô vẫn như vậy, thậm chí còn nồng nàn hơn bởi nó đã mang dáng dấp tình yêu của một người phụ nữ với tư cách là một người phụ nữ hoàn chỉnh. Từ chỗ không thể gọi tên mối tình câm lặng ấy, tôi đâm ra nghi ngờ không biết liệu có thể có thật hay không - một tình cảm trong bối cảnh như vậy. Tôi đọc lại bức thư, đọc lại nhiều lần nữa và nhận thấy, nó có thể, có thể có thật vì tất cả diễn ra đều rất logic và có thể hiểu được. Tuy nhiên, tôi vẫn không thể nào gọi tên hay mô tả tình yêu của cô gái một cách ngắn gọn được. Đã có lúc tôi tự hỏi tay nhà văn kia có phải người xấu không, có xứng đáng được nhận một tình cảm như vậy hay không? Có lẽ nếu tay nhà văn đó không xứng đáng thì tôi cũng nhẹ đi một chút, có chỗ để mà xỉ vả cho bõ tức - thói xấu muốn trút tình cảm vào một cái gì đó mà. Nhưng đọc đi đọc lại, tay nhà văn đó cũng chả có gì xấu hết. Bác ấy sống phóng túng trong tình cảm, sống trong sự đầy đủ về vật chất, viết văn, và chả hề có ý định che dấu các điểm hay, điểm dở trong phong cách của mình. Lúc nào cũng thế, tình cảm và phớt lạnh, nồng nàn và hời hợt - không che giấu chút nào. Và cô gái yêu đúng con người đó, không phải một hình tượng mà nhà văn cố tình tạo ra để thu hút, cũng không phải cô gái chủ động vẽ lên để mê hoặc bản thân. Tìm mua: Bức Thư Của Người Đàn Bà Không Quen TiKi Lazada Shopee Đoạn kết, nhà văn nhìn bình hoa và không thể nào hình dung ra rõ rệt bất cứ điều gì về người con gái ấy. Một mình trong căn phòng vắng lặng với bình hoa mà trong những năm trước, có một hình bóng âm thầm cắm những bông hoa trắng cho ngày sinh nhật của ông. Không hiểu nhà văn cảm nhận sự mất mát đó như thế nào khi mà ông chưa bao giờ biết rằng mình có để mà biết mình có thể mất... Cuốn sách này gồm 2 truyện vừa, bên cạnh Bức thư của người đàn bà không quen là 24 giờ trong đời một người đàn bà, đều đã được dựng thành phim. Bên cạnh nguyên tác văn học, cuốn sách còn cung cấp thông tin và hình ảnh đẹp về các bộ phim làm theo hai câu chuyện đầy bi kịch về tình yêu đơn phương không được đền đáp của những người phụ nữ. 24 giờ trong đời một người đàn bà là hồi ức của một người phụ nữ lớn tuổi kể về mối quan hệ tình cờ và kỳ dị với một chàng trai mê cờ bạc. Giằng co giữa niềm tin đạo đức và sự tha hóa của con người, những nhân vật trong truyện dường như tuyệt vọng trong việc chiến thắng định mệnh, để rồi số phận đẩy đưa đến những lối rẽ không dừng được. Một trích đoạn nhỏ trong 24 giờ trong đời một người đàn bà, thay cho lời kết của bài viết này: “… Và bây giờ ông đã hiểu tại sao tôi bỗng quyết định kể về số phận của tôi cho ông nghe khi ông bênh vực bà Hawngrriet say sưa giữ ý kiến rằng hai mươi bốn giờ có thể làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời người đàn bà, tôi cảm thấy như những lời đó nhằm vào tôi: Tôi biết ơn ông vì đây là lần đầu tiên, có thể nói là tôi được minh oan và thế là tôi nghĩ rằng, có lẽ giải thoát tâm hồn mình bằng cách thú tội, cái gánh nặng và nỗi ám ảnh vĩnh cửu của quá khứ sẽ mất đi và mai đây, tôi có thể sẽ trở lại nơi đó, đi vào gian phòng mà tôi đã gặp số phận của tôi, không còn oán hận cả anh lẫn tôi. Thế là khối đã đè nặng tâm hồn tôi sẽ được nhấc lên, tất cả sức nặng của nó sẽ đè xuống quá khứ, đè chặt lấy quá khứ không cho nó thức dậy nữa, như trong hầm mộ”…***Stéfan Zweig (28 tháng 11, 1881 - 22 tháng 2, 1942) là một nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch và nhà viết tiểu sử người Áo nổi tiếng trên thế giới. Ông sinh ra trong một gia đình khá giả gốc Do Thái ở thành phố Viên, Áo. Không tìm thấy động lực rõ ràng, ông bỏ học sớm. Việc học của ông chỉ bắt đầu khi ông đi qua nhiều nước ở châu Âu và kết giao với nhiều nhân vật quan trọng vào thời đại của ông. Ông có nhiều chuyến đi đến Ấn Độ, châu Phi, Bắc và Trung Mỹ, cũng như Nga. Trong Thế chiến thứ nhất, vì lý do sức khỏe yếu, ông không phải ra mặt trận mà được làm thủ thư, phụ trách quản lý tư liệu chiến tranh. Nhưng chỉ đến khi sống một thời gian ngắn gần trận tuyến, ông mới nhận ra sự điên rồ của chiến tranh, và từ đó trở thành người cổ vũ mạnh mẽ cho hoà bình. Là một nhà văn có sức làm việc mạnh, ông đã viết nhiều tập tiểu sử (như quyển Ba bậc thầy bàn về Honoré de Balzac, Charles Dickens và Fyodor Dostoyevsky, xuất bản năm 1920), thêm truyện dài và truyện ngắn. Ông được ca ngợi là có óc phân tích tâm lý độc đáo, và có tài chắt lọc bỏ ra những tiểu tiết khiến cho những tập tiểu sử của ông đọc hấp dẫn như tiểu thuyết. Đến thập niên 1930 ông là một tác giả có tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất. Tháng 2 năm 1942, trong thời gian lễ hội ở Rio de Janeiro ( Brasil), vì tâm trạng cô đơn và mệt mỏi, Stéfan Zweig và vợ Lotte cùng nhau tự tử. Năm 1948 truyện Bức Thư Của Người Đàn Bà Không Quen Biết đã được dựng thành phim có tựa “Letter from an unknown woman", với Joan Fontaine thủ vai cô gái nhân vật chính, Howard Koch viết kịch bản và John Houseman là nhà sản xuất.***Lời Dịch Giả:Với tôi, cái tên Stéfan Zweig, ngoài biểu tượng văn chương tuyệt đỉnh của loài người, còn gợi cho tôi nhiều kỉ niệm về quá khứ, về tuổi trẻ, về chiến tranh... Tôi “biết” Stéfan Zweig từ khá sớm: Thuở mười tám đôi mươi, tức là hơn sáu mươi năm trước. “Biết” đây tất nhiên không hiểu theo nghĩa cụ thể - quen biết - bởi chúng tôi cách nhau bao xa cả về thời gian lẫn không gian, mà là có cơ hội tiếp xúc với tác phẩm của ông. Năm 1951, trong chiến dịch Hà Nam Ninh, tôi “gặp” Stéfan Zweig: Tôi tìm thấy trên bàn giấy của viên đồn trưởng một cuốn sách nhan đề Amok, ou le fou de Malaisie (Amok hay gã điên ở Malaysia). Đó là một tập gồm 3 truyện vừa: Amok, Bức thư của người đàn bà không quen và Ngõ hẻm dưới ánh trăng. Tôi bắt đầu “mê” Zweig từ dạo ấy. Tôi chọn “Bức Thư Của Người Đàn Bà Không Quen" của S. Zweig. Tôi dịch ngay tại chỗ, tại phòng đọc của thư viện. Tôi viết thẳng vào một cuốn sổ tay, ngòi bút cứ như tự động lia đi. Liền một mạch 3 ngày. Những trang cuối, tôi vừa dịch vừa khóc. Dịch xong, đọc lại, hầu như không sửa một đoạn nào. Lúc ấy, tôi không nghĩ đến việc đưa xuất bản, mà chỉ làm như để giải toả một kìm nén. Sau này, khi nhà xuất bản đề nghị in, tôi cứ đưa nguyên cuốn sổ tay cho đánh máy lại. Cho tới nay, bản dịch đã được tái bản có lẽ không dưới 10 lần, theo nhiều dạng khác nhau: In riêng, gộp cùng một, hai truyện khác. in với hình ảnh minh hoạ trích từ phim dựng theo truyện, tuyển tập...Cho tới nay, trong số gần 60 tác phẩm dịch “Bức Thư Của Người Đàn Bà Không Quen" vẫn là một trong những bản dịch tôi hài lòng nhất.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bức Thư Của Người Đàn Bà Không Quen PDF của tác giả Stéfan Zweig nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bức Thư Bị Lãng Quên (Cố Tây Tước)
Khi đi hiến máu, cô nhìn thấy chữ ký trên danh sách hiến máu rất đẹp, và cô bị mẫu chữ ký đó thu hút, do quá rảnh rỗi cô vơ lấy tờ giấy nháp bên cạnh và mô phỏng lại, vì thế mà lúc đó có một nam sinh anh tuấn quay lại lấy di động bỏ quên bỗng nhiên sững lại như chợt có suy nghĩ gì đó, nheo mắt hồ nghi nhìn cái tên cô đã viết... Có lẽ đó là tên anh ta.Sau vài lần gặp gỡ tình cờ, cuối cùng lại gặp anh trong buổi gặp gỡ học sinh cũ của trường trung học.Lúc ra về, lão đại của khoa ngoại giao, anh chàng cơ trí mà khiêm tốn, nghiêm chỉnh mà chín chắn đó rất lịch sự nho nhã nói một câu, “Anh đã từng viết cho em một bức thư, em còn nhớ không?” Rất lâu sau đầu óc An Ninh vẫn còn hỗn loạn, điều anh nói có nghĩa là... Cô đã từng từ chối Từ Mạc Đình?Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Cố Tây Tước":Anh Luôn Ở Bên EmBức Thư Bị Lãng QuênCớ Sao Nói Không YêuEm Đứng Trên Cầu Ngắm Phong Cảnh, Người Đứng Trên Cầu Lại Ngắm EmNgập Tràn Yêu ThươngNơi Nào Hạ MátYêu Đúng Lúc Gặp Đúng NgườiThanh Xuân Ấy Có EmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bức Thư Bị Lãng Quên PDF của tác giả Cố Tây Tước nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bức Họa Maja Khỏa Thân (Samuel Edwards)
BỨC HOẠ MAJA KHOẢ THÂN của Samuel Edwards là một cuốn tiểu thuyết lịch sử sôi động và hấp dẫn từ đầu đến cuối, một cuốn sách nồng nàn hơi ấm tình yêu Tổ Quốc, tình yêu tự do, công lý, tình yêu nghệ thuật, một cuốn sách phản ánh lịch sử và nghệ thuật trên quan điểm tiến bộ của thời đại chúng ta. Ít có cuốn sách nào viết về một nghệ sĩ của quá khứ mà lại sinh động, phong phú và chứa đựng được nhiều tư tưởng tốt đẹp đến như vậy. Phải yêu và phải hiểu Gôya đến thế nào, và hơn nữa phải có một tình yêu sâu sắc đối với đất nước và nhân dân lao động Tây Ban Nha như thế nào, phải hiểu và đồng cảm với nghệ thuật và nghệ sĩ đến thế nào… mới có thể tái hiện lại cả một đất nước và con người vĩ đại qua mấy trăm trang sách làm say mê mọi người… Samuel Edwards, một nhà văn tiến bộ Mỹ chưa phải là một tên tuổi lớn của văn học thế giới, nhưng rõ ràng chỉ với tác phẩm này thôi, đóng góp của ông thật đáng quý và đáng ghi nhận cho thể loại tiểu thuyết lịch sử và thể loại truyện danh nhân. Nhưng tại sao lại có tiêu đề BỨC HOẠ MAJA KHOẢ THÂN? - Đó là một bức tranh danh hoạ của thiên tài Gôya, kết quả của tình yêu nghệ thuật và của những giây phút đắm say trong tình yêu của nghệ sĩ với Maria Cayettana, một phụ nữ quý tộc lừng danh tiêu biểu cho khát vọng tự do, dân chủ, cho ý chí chống lại triều đình phong kiến mục nát. Toà án Giáo hội Tây Ban Nha, một công cụ của chế độ chuyên chế tàn ác, đã đưa bức hoạ này ra như một bằng chứng để kết tội hoạ sĩ. Chúng cho rằng vẽ người trần truồng là chống lại Thượng đế, chống lại con người là trọng tội. Nhưng Gôya, với lòng yêu và kính trọng vẻ đẹp của con người, vì những thôi thúc chống lại chế độ chuyên chế tàn bạo đè bẹp con người dưới những tín điều kinh viện học trung cổ của nó, đã dõng dạc trả lời: Tìm mua: Bức Họa Maja Khỏa Thân TiKi Lazada Shopee - Thân thể trần truồng của đàn bà là tác phẩm tuyệt mỹ của tạo hoá, còn ý thức về sự tà dâm, về sự trần truồng ấy là sản phẩm của bản chất gian manh! Cần phải đặt bức tranh vào bối cảnh lịch sử đã sản sinh ra nó để hiểu nó và hiểu Gôya, và hiểu vì sao tiểu thuyết này lại mang tên bức tranh ấy, một cái tên có ý nghĩa ẩn dụ, tuyệt nhiên chẳng phải vì muốn khơi gợi một ý nghĩ không lành mạnh nào… Cuối tiểu thuyết này có những ưu điểm lớn: qua cuộc đời của một nghệ sĩ, nó làm ta hiểu và yêu cả một đất nước, một dân tộc. Dưới ách thống trị tàn bạo của chế độ chuyên chế, những người lao động Tây Ban Nha luôn luôn nung nấu một ý chí đấu tranh cho tự do, công lý. Những con người bình thường ấy là bạn của Gôya, cũng như chính Gôya vĩ đại là con của một người thợ mộc bình thường ở một miền quê. Và khi quân xâm lược Pháp tới, những con người ấy đã đứng lên, cầm vũ khí, vào rừng sâu, chống giặc. Đất nước của những trận đấu bò tót, của những đấu sĩ bò tót (matađo) của những người áo vải, những người cùng khổ, những cô “maja”, đất nước của Xecvantec, của Gôya và của Picatxô sau này… đấy là một đất nước trong đau thương vẫn nồng thắm tình yêu đời, tình yêu công lý. Những người Việt Nam chúng ta, qua kinh nghiệm của bản thân mình, qua cuộc chiến đấu mấy chục năm cho độc lập, tự do của Tổ quốc, thông cảm sâu xa điều này. Và cuộc đời của một nghệ sĩ vĩ đại như Gôya bao giờ cũng gắn liền với vận mệnh của Tổ quốc và nhân dân mình. Bản thân cuộc đời Gôya là sôi động và phong phú. Nhưng nếu chỉ qua tóm lược tiểu sử hay qua sự thể hiện vụng về, sơ lược, sự phong phú ấy sẽ bị rơi rụng gần hết. Phải tái hiện lại. Nhưng bằng cách nào? Không thể bịa đặt, thêm thắt, mà phải căn cứ vào những sự kiện có thực trong cuộc đời nghệ sĩ, rồi bằng sự hiểu biết và rung cảm của mình đối với cuộc sống Tây Ban Nha thời đại Gôya, mà chắp cánh cho trí tưởng tượng và dựng lại cuộc đời ấy như chính mình từng chứng kiến. Như thế cuốn sách làm phong phú thêm chứ không làm nghèo đi cuộc đời Gôya, mà vẫn chân thật, một sự thật đầy tính nghệ thuật, nghĩa là một sự chân thật có cân nhắc, chọn lọc và đạt đến sự hoàn mỹ. Có thể xem cuốn sách là một trong những mẫu mực về viết danh nhân lịch sử, danh nhân văn hoá. Chúng tôi đã từng đọc Pie đại đế của A. Tôlxtôi, một mẫu mực (tuy A. Tôlxtôi chưa viết xong) về tiểu thuyết lịch sử. Cuốn sách này là một mẫu mực khác, của một tác giả khác viết về đất nước khác. Chúng tôi hy vọng rằng với việc xuất bản cuốn sách này sẽ cung cấp thêm một tài liệu tham khảo về việc viết danh nhân ở nước ta. Và tỉnh Nghĩa Bình, quê hương của anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, quê hương của Đào Tấn, quê hương của đồng chí Phạm Văn Đồng… mong mỏi có được những cuốn sách tái hiện cuộc đời của các danh nhân ấy trong cuộc đời của đất nước và nhân dân ta qua mấy thế kỷ đấu tranh kiên cường, bất khuất. Như thế, mặc dù rất hấp dẫn - cái hấp dẫn trước hết là thuộc về chất liệu, về nội dung hừng hực sôi động của cuộc đời Gôya, thuộc về nghệ thuật biểu hiện của tác giả, cuốn sách này mang trong nó những chủ đề lớn, rất gần gũi với tâm hồn dân tộc ta. Đây không phải thuộc loại sách hấp dẫn bằng cái màu mè bên ngoài, cái nhảm nhí nhất thời, mà hấp dẫn bằng quy luật vĩnh cửu của cuộc đời và nghệ thuật: tư tưởng sâu sắc, nghệ thuật trác việt. Vậy xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc danh tác về Gôya này của Samuel Edwards với hy vọng sẽ mở rộng thêm chân trời văn hoá và nghệ thuật của tất cả chúng ta, chân trời tuy xa mà ích lời thì gần gũi trong mỗi cuộc đời chiến đấu cho độc lập tự do, cho nền văn hoá, nghệ thuật mới xã hội chủ nghĩa của chúng ta.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bức Họa Maja Khỏa Thân PDF của tác giả Samuel Edwards nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bức Họa Chết Người (Agatha Christie)
Bức Họa Chết Người là một tiểu thuyết trinh thám của Agatha Christie xuất bản đầu tiên ở Anh năm 1968. Câu chuyện bắt đầu khi Tuppence để ý đến một bức tranh được thừa kế từ người dì của Tommy, một bức tranh sơn dầu vẽ một nhà bên cạnh một con kênh và cây cầu. Chắc chắn rằng mình đã từng thấy hình ảnh này ở đâu đó, cô quyết định tiến hành điều tra và theo dõi. Và cũng chính lúc đó, cô đã vô tình bước vào câu chuyện của một loạt vụ án giết trẻ em bí ẩn xảy ra trong thị trấn từ nhiều năm trước... Năm 2005, cuốn tiểu thuyết được dựng thành phim bởi đạo diễn người Pháp, Pascal Thomas với tiêu đề Mon petit doigt m'a dit...Cuốn tiểu thuyết cũng được chuyển thể trong series phim truyền hình trong năm 2006 mang tên Marple: By the Pricking of My Thumbs bởi đạo điễn Peter Medak.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Agatha Christie":5 Giờ 25 PhútÁn Mạng Ở Nhà Mục VụÁn Mạng Trên Chuyến Tàu Tốc Hành Phương ĐôngÁn Mạng Trên Sông NileBa Điều Bí ẨnBộ TứBức Họa Chết NgườiCái Bẫy ChuộtCái chết của bà Mac GintyCái Chết Được Báo TrướcCái Chết Giữa Thinh KhôngCây Bách BuồnChuyến Bay FrankfurtCô Gái Thứ BaCú Vọ Và Đàn Bồ CâuDao Kề GáyĐêm Vô TậnĐiệp Vụ Thành BaghdadGiây Phút Lỡ LầmGiết Nguời Trong MộngGiờ GGương VỡHãng Thám Tử Tư (Những Kẻ Đồng Phạm)Hẹn Với Thần Chết (Hẹn Với Tử Thần)Kẻ Thù Bí MậtMột Nắm Lúa MạchMột, Hai, Ba Những Cái Chết Bí ẨnMười Người Da Đen NhỏNăm Chú Lợn NhỏNgày Hội Quả BíNgôi Nhà Quái DịNgười Đàn Ông Bí ẨnNhân Chứng CâmNhững Chiếc Đồng Hồ Kỳ LạNhững Kỳ Tích Của Hercule PoirotNhững Quân Bài Trên Mặt BànNợ TìnhNữ Thần Báo OánRượu Độc Lóng LánhTại Sao Không Là EvansTận Cùng Là Cái ChếtThảm Kịch Ở StylesThời Khắc Định MệnhThung LũngTình Yêu Phù ThủyTội Ác Dưới Ánh Mặt TrờiTôi Vô TộiVị Khách Không MờiVì Sao Ông Ackroyd ChếtVụ Ám Sát Ông Roger AckroydVụ Án Mạng Ở Vùng MesopotamieVụ Giết Người Trên Sân GolfĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bức Họa Chết Người PDF của tác giả Agatha Christie nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.