Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hitler Và Lò Thiêu Sống Dân Do Thái (Serge Miller)

Một danh sách người Do-Thái Âu châu phải bị tận diệt đã được thiết lập và con số lên đến 11 triệu người, trong số có 330.000 Do-Thái Anh, 4.000 Do-Thái Ái Nhĩ Lan, 18.000 Do-Thái Thụy Sĩ và 6.000 Do-Thái Tây Ban Nha.

Rõ ràng là Hitler và tập đoàn đã tự coi mình là chúa tể của toàn thể quả địa cầu, từ Luân-đôn đến Paletinc, từ Madrid đến Mạc-tư-khoa.

Tuy nhiên, Himmler và đồng bọn phải thừa nhận ngay lẽ đương nhiên: là ngay ở thế kỷ thứ XX, càng cần phải có thì giờ và phương tiện vật chất để tàn sát hàng chục triệu con người.

Các sự lấy mót lại quần áo, giầy, nhẫn vàng, mắt kiếng và cả đến tóc đàn bà dùng để làm đệm, thảm cũng đặt thành một vấn đề không kém quan trọng.

Các con số trung bình như sau: Tìm mua: Hitler Và Lò Thiêu Sống Dân Do Thái TiKi Lazada Shopee

1. Tại tập trung Belzek, nằm trên đường Lablin đi Iwou: tối đa mỗi ngày giết được 15.000 người.

2. Trại tập trung Treblin Ka, cách Varsovie 120 cây số; tối đa giết được 20.000 người mỗi ngày.

3. Trại tập trung Sobibor, cũng ở Ba Lan tối đa giết được 20.000 người mỗi ngày.

Các “cơ xưởng giết người” ấy hoạt động ra sao? Xin đọc câu chuyện sau đây của tên SS Globocnick, con người đã được nhiệt liệt ngợi khen vì đã thay thế hơi ngạt phát ra từ ống xẹc-măn của một máy Diesel bằng khí acide-prussique, hữu hiệu và nhanh chóng hơn:

“Ở Belzek, trong bầu không khí nóng bức của tháng tám, mùi hôi hám đè nặng khắp vùng đến độ không còn có thể chịu đựng được nữa. Hằng hà sa số ruồi vo ve khắp mọi nơi. Sáng sớm chuyến xe lửa đầu tiên gồm 45 toa chở đến 6.700 người Do-Thái, mà 1.450 đã chết vì đói lạnh dọc đường. Ngay khi con tàu vừa dừng lại, đám người liền được lùa xuống một cách tàn bạo. Một máy phóng thanh ra lịnh: cởi bỏ hết quần áo, mắt kiếng, răng giả, nộp nhẫn vàng và nữ trang ở một gui-sê.

Đàn bà và con gái lần lượt đi ngang qua các anh “thợ hớt tóc” các “thợ” nầy bằng hai hoặc ba nhát kéo sởn gọn các mái tóc đi qua trước một. Tóc cắt được sẽ bỏ vào các bao.

Tiếp đó, đoàn người lên đường đến trại. Tất cả mọi người đầu trần truồng. Đi đầu tôi thấy một thiếu nữ đẹp tuệt vời. Đa số người Do-Thái đã đoán trước được số phận đang chờ đợi họ: mùi hôi của thịt bị đốt cháy đã nói lên điều đó. Nhiều người lầm rầm cầu nguyện.

Các phòng hơi ngạt đầy ắp. “Dồn họ vào” Thiếu tá Wirth ra lịnh. Bọn SS nhét họ vào từ bảy đến tám trăm trong khoảng rộng 25 thước vuông. Các cánh cửa đóng lại. Tôi nhìn đồng hồ chính xác đo thời gian; 50 giây, 70 giây... Chiếc máy Diesel không chịu chạy. Người ta nghe thấy tiếng la khóc của các người bị nhốt trong phòng. Cuối cùng, sau 49 phút sửa chữa; chiếc máy bắt đầu nổ. Thêm 25 phút nữa - qua các lỗ kiếng ở cửa sổ và nhờ vào ánh sáng các bóng điện trong hành lang, tôi nhân thấy, trong phòng hơi nầy, phần lớn người Do-Thái đã lìa đời. Ở phút thứ 32 người cuối cùng chết hẳn.

“Các người trong đội lao tác, cũng người Do-Thái, mở toang các cánh cửa. Các người chết ép sát vào nhau, vẫn đứng sững như các cột trụ được trồng sát nhau. Lẹ lẹ - phải dọn dẹp căn phòng ngay để đón tiếp đoàn người kế tiếp.

“Đội lao tác nắm các xác chết lôi ra ngoài: tử thi nhơ nhuốc phân, nước tiểu, huyết kinh nguyệt. Hai mươi nha sĩ tù binh tay cầm móc sắt có nhiệm vụ cạy gỡ răng vàng. Nhiều tù binh khác lục lọi trong các nơi mật thiết nhứt của xác chết để tìm kiếm đồ trang sức hoặc các đồng tiền vàng...

Sáu lò thiêu xác vĩ đại hoạt động thường trực ngày đêm...

Các khổ hình khác đặc biệt thường được dành cho phụ nữ.

- Một tên SS để đùa giỡn đã rứt một em bé ngay trên tay người mẹ trước đôi mắt khiếp hãi của bà nầy, hắn ta quăng cục thịt sống nầy vào ang nước đang đun sôi bên cạnh. Bà nầy muốn nhào theo con, tên SS nắm đầu bà ta kéo lại vừa cười rũ rượi. Người thiếu phụ khốn khổ ấy trở nên điên loạn trước khi bị đưa vào phòng hơi ngạt.

- Một lần khác, cũng để đùa giỡn, một nhóm sĩ quan SS đã chọn 50 thiếu nữ đẹp nhứt trong số những người mới vừa được đưa đến đồng thời cho lính dẫn đến 50 cụ già. Chúng bắt buộc họ làm tình với nhau giữa sân.

- Cũng để đùa giỡn, đám lính SS đã bắt vài chục thiếu nữ xinh đẹp nhứt trong số phụ nữ đang bị giam giữ trong trại (để chờ ngày vào phòng hơi ngạt), chúng lột hết quần áo và dùng cây đánh đập các cô gái nầy để ép buộc họ chạy vòng vòng trong sân, cùng lúc một số khác đã dùng dây thòng lọng quăng bắt từng cô một, như cao bồi bắt ngựa ở Texas, và lôi xềnh xệch về phía chúng, đoạn chúng đè cứng cô gái nằm dưới đất trong khi một tên từ từ tiêm thuốc độc mã-tiền-linh vào bắp vế cô gái, cô gái rướn người lên... đôi mắt trợn trừng, bọt mép bắt đầu sùi ra...

Các y sĩ SS đã thực hiện một loại thí nghiệm về giải phẫu sinh thể (thí nghiệm ngay trên con người sống và còn tỉnh) không tưởng tượng được, ngay cả trên các người đàn bà đang mang thai…

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hitler Và Lò Thiêu Sống Dân Do Thái PDF của tác giả Serge Miller nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Điện Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử (Võ Nguyên Giáp)
Cuộc kháng chiến đã sang năm thứ tám. Hạ tuần tháng 5 năm 1953, tôi từ Sầm Nưa về tới khu căn cứ. Những trận mưa đầu mùa đã bắt đầu. Các đơn vị không được nghỉ ngơi, khẩn trương bắt tay vào cuộc luyện quân chuẩn bị cho một mùa khô mới: mùa khô 1953 - 1954. Sắp có một hiệp định ngừng bắn tại Triều Tiên. Hình thái chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên khác hẳn với chiến tranh Việt Nam. Đây là cuộc đọ sức chủ yếu giữa lực lượng những quân đội chính quy, được trang bị vũ khí hiện đại, trên một đất nước không rộng nhưng có hệ thống đường sá tương đối phát triển. Nếu như cuộc kháng chiến của ta "lấy yếu đánh mạnh" thì ở Triều Tiên là "lấy mạnh đánh mạnh". Chỉ một thời gian ngắn, quân đội Bắc Triều Tiên đã tiến xuống Hán Thành, giải phóng phần lớn đất đai ở miền Nam. Nhưng 80 ngày sau, khi quân can thiệp Mỹ đổ bộ lên Nhân Xuyên (In chon), thì quân đội Bắc Triều Tiên buộc phải nhanh chóng rút lui. Quân Mỹ không những có mặt bên trên vĩ tuyến 38 mà còn tiến tới sông áp Lục, đe dọa nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, buộc Giải phóng quân Trung Quốc phải can thiệp. Quân và dân Bắc Triều Tiên cùng với Chí nguyện quân Trung Quốc, được Liên Xô chi viện đã đẩy lùi quân Mỹ và nhiều nước đồng minh về bên kia vĩ tuyến 38. Hai năm qua, cuộc chiến tranh ở Triều Tiên diễn ra dưới hình thức chiến tranh đường hầm, những trận đấu pháo dọc vùng rừng núi vĩ tuyến 38, và những trận đánh nhau trên không. Qua nhiều lần đọ sức, Mỹ đã thấy pháo binh, xe tăng, máy bay hiện đại của mình không thể giành ưu thế trong cuộc đối đầu với sức mạnh quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa, việc thiết lập thêm một tiền đồn thống cộng ở Đông Á là vô cùng khó khăn, buộc phải tìm cách kết thúc chiến tranh. Nhân dịp các cường quốc đang bàn giải pháp cho chiến tranh Triều Tiên, trong chính giới Pháp lại xuất hiện ý kiến về một cuộc điều đình. Ngày 18 tháng 7 năm 1953, An be Xa rô (Albert Sarraut), cựu toàn quyền Đông Dương, nói rõ đây là cơ hội tốt nhất lúc này để giải quyết vấn đề Đông Dương với người sẵn sàng điều đình nhất, nghĩa là với Hồ Chí Minh". Số đông người Pháp từ lâu đã hiểu rõ nguyện vọng hòa bình thực sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng đó là hòa bình trên cơ sở độc lập và thống nhất của Việt Nam mà giới cầm quyền Pháp trong những năm qua chưa thấy buộc phải chấp nhận. Pháp không còn đủ sức chịu đựng gánh nặng chiến tranh xâm lược đã quá kéo dài. Nhưng khác với chiến tranh Triều Tiên, chính quyền Pháp chưa thấy có gì đe dọa số phận quân viễn chinh đang làm chủ vùng trời, vùng biển, và hầu hết những thành phố lớn trên bán đảo Đông Dương. Nguy cơ sụp đổ hồi Đông Xuân 1950 - 1951 đã qua. Với sự giúp đỡ có hạn từ bên ngoài, "quân đoàn tác chiến" (corps de bataille) của đối phương sẽ không vượt qua con số 6 đại đoàn bộ binh đơn thuần. Quân viễn chinh vẫn không phải đương đầu với xe tăng, máy bay, tàu chiến, pháo cao xạ và pháo mặt đất hiện đại. Họ chỉ cần đối phó với chiến tranh du kích trên chiến trường đồng bằng, những đội quân nhỏ thường vội vã rút lui khi những binh đoàn cơ động xuất hiện. Sức mạnh của đối phương là tác chiến ở vùng rừng núi. Nhưng “chiến lược con nhín" cũng đã chứng tỏ hiệu quả Pháp vẫn còn nhiều khả năng tăng cường lực lượng bằng cách xây dựng quân đội các quốc gia liên kết, và bổ sung những trang bị hiện đại do Mỹ viện trợ. Giới cấm quyền Pháp đã hết hy vọng giành chiến thắng, nhưng vẫn tin còn đủ thời gian và điều kiện để tìm cách kết thúc có lợi, theo cái họ gọi là "lối thoát danh dự". Mỹ không thể bỏ mặc Pháp ở Đông Dương. Ngày 13 tháng 7 năm 1953, trong cuộc gặp ngoại trưởng Mỹ đa lét (John Foster Dulles) tại Oasinhtơn, Biđôn (Georges Bidault), bộ trưởng ngoại giao Pháp nói: "Chúng tôi không thể tiếp tục cuộc thập tự chinh một mình, tuy nhiên chúng tôi cũng không muốn ngừng lại bằng bất kể cách nào. Đặc biệt, không có điều đình trực tiếp với Hồ Chí Minh". Nội các Pháp khủng hoảng liên miên. Những người kế tiếp lên cầm đầu vẫn thuộc phái hữu.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Điện Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử PDF của tác giả Võ Nguyên Giáp nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Điện Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử (Võ Nguyên Giáp)
Cuộc kháng chiến đã sang năm thứ tám. Hạ tuần tháng 5 năm 1953, tôi từ Sầm Nưa về tới khu căn cứ. Những trận mưa đầu mùa đã bắt đầu. Các đơn vị không được nghỉ ngơi, khẩn trương bắt tay vào cuộc luyện quân chuẩn bị cho một mùa khô mới: mùa khô 1953 - 1954. Sắp có một hiệp định ngừng bắn tại Triều Tiên. Hình thái chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên khác hẳn với chiến tranh Việt Nam. Đây là cuộc đọ sức chủ yếu giữa lực lượng những quân đội chính quy, được trang bị vũ khí hiện đại, trên một đất nước không rộng nhưng có hệ thống đường sá tương đối phát triển. Nếu như cuộc kháng chiến của ta "lấy yếu đánh mạnh" thì ở Triều Tiên là "lấy mạnh đánh mạnh". Chỉ một thời gian ngắn, quân đội Bắc Triều Tiên đã tiến xuống Hán Thành, giải phóng phần lớn đất đai ở miền Nam. Nhưng 80 ngày sau, khi quân can thiệp Mỹ đổ bộ lên Nhân Xuyên (In chon), thì quân đội Bắc Triều Tiên buộc phải nhanh chóng rút lui. Quân Mỹ không những có mặt bên trên vĩ tuyến 38 mà còn tiến tới sông áp Lục, đe dọa nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, buộc Giải phóng quân Trung Quốc phải can thiệp. Quân và dân Bắc Triều Tiên cùng với Chí nguyện quân Trung Quốc, được Liên Xô chi viện đã đẩy lùi quân Mỹ và nhiều nước đồng minh về bên kia vĩ tuyến 38. Hai năm qua, cuộc chiến tranh ở Triều Tiên diễn ra dưới hình thức chiến tranh đường hầm, những trận đấu pháo dọc vùng rừng núi vĩ tuyến 38, và những trận đánh nhau trên không. Qua nhiều lần đọ sức, Mỹ đã thấy pháo binh, xe tăng, máy bay hiện đại của mình không thể giành ưu thế trong cuộc đối đầu với sức mạnh quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa, việc thiết lập thêm một tiền đồn thống cộng ở Đông Á là vô cùng khó khăn, buộc phải tìm cách kết thúc chiến tranh. Nhân dịp các cường quốc đang bàn giải pháp cho chiến tranh Triều Tiên, trong chính giới Pháp lại xuất hiện ý kiến về một cuộc điều đình. Ngày 18 tháng 7 năm 1953, An be Xa rô (Albert Sarraut), cựu toàn quyền Đông Dương, nói rõ đây là cơ hội tốt nhất lúc này để giải quyết vấn đề Đông Dương với người sẵn sàng điều đình nhất, nghĩa là với Hồ Chí Minh". Số đông người Pháp từ lâu đã hiểu rõ nguyện vọng hòa bình thực sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng đó là hòa bình trên cơ sở độc lập và thống nhất của Việt Nam mà giới cầm quyền Pháp trong những năm qua chưa thấy buộc phải chấp nhận. Pháp không còn đủ sức chịu đựng gánh nặng chiến tranh xâm lược đã quá kéo dài. Nhưng khác với chiến tranh Triều Tiên, chính quyền Pháp chưa thấy có gì đe dọa số phận quân viễn chinh đang làm chủ vùng trời, vùng biển, và hầu hết những thành phố lớn trên bán đảo Đông Dương. Nguy cơ sụp đổ hồi Đông Xuân 1950 - 1951 đã qua. Với sự giúp đỡ có hạn từ bên ngoài, "quân đoàn tác chiến" (corps de bataille) của đối phương sẽ không vượt qua con số 6 đại đoàn bộ binh đơn thuần. Quân viễn chinh vẫn không phải đương đầu với xe tăng, máy bay, tàu chiến, pháo cao xạ và pháo mặt đất hiện đại. Họ chỉ cần đối phó với chiến tranh du kích trên chiến trường đồng bằng, những đội quân nhỏ thường vội vã rút lui khi những binh đoàn cơ động xuất hiện. Sức mạnh của đối phương là tác chiến ở vùng rừng núi. Nhưng “chiến lược con nhín" cũng đã chứng tỏ hiệu quả Pháp vẫn còn nhiều khả năng tăng cường lực lượng bằng cách xây dựng quân đội các quốc gia liên kết, và bổ sung những trang bị hiện đại do Mỹ viện trợ. Giới cấm quyền Pháp đã hết hy vọng giành chiến thắng, nhưng vẫn tin còn đủ thời gian và điều kiện để tìm cách kết thúc có lợi, theo cái họ gọi là "lối thoát danh dự". Mỹ không thể bỏ mặc Pháp ở Đông Dương. Ngày 13 tháng 7 năm 1953, trong cuộc gặp ngoại trưởng Mỹ đa lét (John Foster Dulles) tại Oasinhtơn, Biđôn (Georges Bidault), bộ trưởng ngoại giao Pháp nói: "Chúng tôi không thể tiếp tục cuộc thập tự chinh một mình, tuy nhiên chúng tôi cũng không muốn ngừng lại bằng bất kể cách nào. Đặc biệt, không có điều đình trực tiếp với Hồ Chí Minh". Nội các Pháp khủng hoảng liên miên. Những người kế tiếp lên cầm đầu vẫn thuộc phái hữu.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Điện Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử PDF của tác giả Võ Nguyên Giáp nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tổng Hợp Thần Thoại Việt Nam (Nhiều Tác Giả)
Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà (Haruki Murakami)