Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tuyển Tập Truyện Ngắn Nguyễn Công Hoan (Nguyễn Công Hoan)

Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, rất ngắn, cấu trúc gọn và đầy tính hài hước. Ngôn ngữ của ông giản dị, chữ dùng chọn lọc chính xác gợi những hình ảnh đậm nét, dí dỏm và thông minh. Gấp trang sách, người đọc cảm thấy không thể chịu đựng nổi nếu những cảnh huống như vừa đọc còn tiếp tục diễn ra trong cuộc sống con người. Nghệ thuật trào phúng của ông không chỉ bộc lộ rõ ưu thế trong truyện ngắn eBook Tuyển Tập Nguyễn Công Hoa gồm có:Bạc đẻ

Báo hiếu: trả nghĩa cha

Báo hiếu: trả nghĩa mẹ

Chiếc quan tài

Con ngựa già Tìm mua: Tuyển Tập Truyện Ngắn Nguyễn Công Hoan TiKi Lazada Shopee

Công dụng của cái miệng

Cụ chánh bá mất giày

Đào kép mới

Đồng hào có ma

Hai cái bụng

Hai thằng khốn nạn

Kép Tư Bền

Ngậm cười

Ngựa người và người ngựa

Người thứ ba

Người vợ lẽ bạn tôi

Oẳn tà roằn

Phành phạch

Răng con chó của nhà Tư sản

Sáng, chị phu mỏ

Sáu mạng người

Thằng ăn cắp

Thằng điên

Thanh! Dạ!

Thật là phúc

Thế là mợ nó đi tây

Thịt người chết

Tinh thần thể dục

Tôi cũng không hiểu tại làm sao

Vợ

Xin chữ cụ nghè

Xuất giá tòng phu

Nguyễn Công Hoan được tăng lương sau khi… tạ thế?

Ái tình tiểu thuyết

Anh xẩm

Bà chủ mất trộm

Bà lái đò

Biểu tình

Bố anh ấy chết

Cái lò gạch bí mật

Cái nạn ô-tô

Cái tết của những nhà đại văn hào

Cái thú tổ tôm

Cái ví ấy của ai

Cái vốn để sinh nhai

Cấm chợ

Cậu ấy may lắm đấy

Cây mít

Chiếc đèn pin

Lại chuyện con mèo

Hé! Hé! Hé!

Chính sách thân dân

Cho tròn bổn phận

Chuyện chó chết cái thâm ý của anh chàng sợ vợ

Chuyện của cô ấy

Cô Kếu, gái tân thời

Đàn bà là giống yếu

***

Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này. Ông có ba người em trai đều tham gia hoạt động cách mạng và giữ cương vị quan trọng là Nguyễn Công Miều (Lê Văn Lương) Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyễn Công Bồng nguyên Phó Tổng Giám đốc Nha Công an và Nguyễn Công Mỹ nguyên Tổng Giám đốc đầu tiên của Nha bình dân học vụ.

Năm 1926, ông tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, làm nghề dạy học ở nhiều nơi (như Hải Dương, Lào Cai, Nam Định,…) cho đến khi Cách mạng tháng Tám nổ ra. Nguyễn Công Hoan viết văn từ sớm, tác phẩm đầu tay Kiếp hồng nhan (viết năm 1920, được Tản Đà thư điếm xuất bản năm 1923) là một đóng góp cho nền văn xuôi Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ.

Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ, kiêm Giám đốc Sở Tuyên truyền Bắc Bộ. Sau đó ông gia nhập Vệ quốc quân, làm biên tập viên báo Vệ quốc quân, giám đốc trường Văn hóa quân nhân, chủ nhiệm và biên tập tờ Quân nhân học báo. Ông là đảng viên Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1948. Năm 1951 ông làm việc ở Trại tu thư của ngành giáo dục, biên soạn sách giáo khoa và sách Sử Việt Nam hiện đại từ Pháp thuộc đến năm 1950 dùng cho lớp 7 hệ 9 năm. Ông cũng viết bài cho báo Giáo dục nhân dân, cơ quan ngôn luận đầu tiên của Bộ Quốc gia giáo dục lúc bấy giờ. Từ sau năm 1954, ông trở lại nghề văn với cương vị Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam (khóa đầu tiên 1957-1958), ủy viên Ban Thường vụ trong Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam các khóa sau đó. Ông cũng là ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, chủ nhiệm tuần báo Văn (tiền thân của báo Văn nghệ).

Nguyễn Công Hoan mất ngày 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội. Tên ông được đặt cho một phố ở Hà Nội, đoạn giữa hai phố Ngọc Khánh và Nguyễn Chí Thanh. Nguyễn Công Hoan được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Công Hoan":Bước Đường CùngKép Tư BềnLá Ngọc Cành VàngLệ DungMột Đứa Con Đã Khôn NgoanNgười Ngựa, Ngựa NgườiNợ NầnOẳn Tà RroằnTấm Lòng Vàng Và Ông ChủTắt Lửa LòngTiểu Thuyết Nguyễn Công HoanTuyển Tập Truyện Ngắn Nguyễn Công HoanBơ VơDanh TiếtÔng ChủTấm Lòng VàngTruyện Ngắn - Nguyễn Công Hoan

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuyển Tập Truyện Ngắn Nguyễn Công Hoan PDF của tác giả Nguyễn Công Hoan nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Cô gái đến từ hôm qua
Cô gái đến từ hôm qua – Nguyễn Nhật Ánh Nguyễn Nhật Ánh, cái tên không còn xa lại với các bạn trẻ bởi những tác phẩm kể về tuổi học trò ngây thơ trong sáng. Và lần này, ông lại mang đến cho chúng ta một tác phẩm được chuyển thể thành phim đang làm mưa làm gió tại các rạp lớn. Cô gái đến từ hôm qua là một câu chuyện  hài hước và dí dỏm kể về chàng trai trẻ Anh Thư hồi còn bé và cả lúc bây giờ – khi anh đã trở thành một câu sinh viên. Anh Thư kể lại câu chuyện của mình bằng ngôi thứ nhất “tôi”, chính điều này làm cho tác phẩm chân thật và lôi cuốn một cách lạ kì, về những kỉ niêm ấu thơ hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng khi còn là một cậu nhóc, cùng với sự xuất hiện của cô bé rất ư là dễ thương – Tiểu Li. Và rồi ta lại được nghe câu chuyện về cô gái hoa khôi của lớp mà anh đã phải lòng từ lâu. Việc lồng ghép, đan xen cả hai câu chuyện về nhau tưởng chừng gượng gạo, lộ liễu nhưng không, Nguyễn Nhật Ánh đã biến sự lồng ghép ấy trở nên nhẹ hẫng bằng việc đưa ra những mắc xích kết nối cả hai phần hiện tại và quá khứ rất tài tình. Xem thêm: Những bộ truyện hay của Nguyễn Nhật Ánh Mắt Biếc Chuyện Con Mèo Dạy Hải Âu Bay Tuy ngay từ tựa đề Cô gái đến từ hôm qua – ta có thể đoán được phần nào đó tác phẩm., nhưng chính cách hài hước, dí dỏm thường thấy trong giọng văn của Nguyễn Nhật Ánh vẫn luôn tạo cho ta cảm giác tò mò, thậm chí là hăm hở khi đọc tác phẩm. “Cô gái đến từ hôm qua” – Cái tên vừa có vẻ trong sáng, dễ thương, vừa có chút gì đó nhớ nhung, lưu luyến. Kết thúc câu chuyện đúng như mong muốn – hai cô gái đã đi qua tuổi thơ của Thư và để lại những dấu ấn sâu đậm lại chính là một người. Bạn sẽ thực sự rất vui khi đọc đến cái kết. Còn chần chừ gì nữa mà không mua một chiếc vé khứ hồi về tuổi thơ với Cô gái đến từ hôm qua, nhỉ ? Trích dẫn “Cô gái đến từ hôm qua”: Cô gái đến từ hôm qua – Nguyễn Nhật Ánh Hồi nhỏ tôi khác xa bây giờ. Nói một cách khác, hồi nhỏ tôi ngon lành hơn bây giờ nhiều. Hồi đó, muốn chơi với đứa con gái nào, tôi làm quen một cái “rụp”, gọn ơ. Chỉ có sau này, khi lớn lên, tôi mới mắc cái tật lóng nga lóng ngóng trước phụ nữ. Chính vì vậy mà thỉnh thoảng tôi thường ngồi mơ màng hồi tưởng lại cái thời huy hoàng xa xửa xa xưa với nỗi thèm muốn và ganh tị không giấu giếm. Bây giờ tôi còn nhớ rõ mồn một cái cái ngày tôi cùng gia đình dọn đến chỗ ở mới. Lúc đó tôi còn bé tẹo, khoảng bảy, tám tuổi gì đó. Căn nhà mới nhiều phòng và xinh xắn hơn căn nhà cũ nhiều. Ngày mới dọn đến, tôi khoái chí chạy nhong nhong khắp chỗ. Lúc này mẹ tôi chưa sinh nhỏ Phương, em kế tôi, nên căn nhà trông thật rộng rãi và vắng vẻ. Chơi một mình cũng chán, lát sau tôi chạy ra trước hiên đứng ngắm xe cộ qua lại. Chợt tôi nhìn thấy trên đống cát trước sân nhà bên cạnh có một con nhỏ đang chơi trò xây nhà. Con nhỏ trạc tuổi tôi, tóc thắt hai cái bím lúc la lúc lắc. Khi tôi lò dò lại gần đứng coi, nó vẫn không hay biết, cứ lui cui đào đào đắp đắp. Đứng một hồi, tôi hắng giọng: – Ê! Con nhỏ giật mình quay lại. Nó nhìn tôi bằng cặp mắt thao láo. – Nhà mày ở đây hả? – Tôi chỉ tay vào căn nhà có đống cát. Nó gật đầu, mắt vẫn nhìn tôi dò xét.
Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi
Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi Bạn trẻ thân mến, trên tay bạn đang là một cuốn sách bình thường như bao cuốn sách khác bạn đã thấy và đã cầm lên trong đời, nhưng tôi mong bạn tĩnh tâm lại giây phút, nhìn vào chân dung một con người hiện hình trên bìa và đọc vào dòng chữ dưới tên sách. Xin gửi đến bạn tập nhật ký Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, do Đặng Vương Hưng sưu tầm, giới thiệu. Khi đó bạn sẽ cảm thấy tay mình như trĩu xuống và tim mình đập gấp lên. Trên tay bạn bây giờ không phải là cuốn sách bình thường nữa, không phải là cuốn sách nữa, mà là một cuộc đời, một số phận. Bạn sẽ đọc vào trang sách và bạn sẽ thấy mình đang đọc một trái tim, đọc một tâm hồn của một con người. Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi – Nguyễn Văn Thạc Mặc dù anh lính sinh viên Nguyễn Văn Thạc (hy sinh ở thành cổ Quảng Trị) đã từng viết trong nhật ký: Cả những trang nhật ký bây giờ cũng vá víu bằng chục, trăm, nghìn mụn vá – mà nào những mụn vá ấy có sạch sẽ, có đẹp đẽ và đáng nhìn đâu – tất cả đều mơ hồ, tất cả đều mòn cũ và chán ngắt… thì những trang viết của anh vẫn xứng đáng được đón nhận. Điều đáng tiếc là khi rời Hà Tĩnh để vào chiến trường miền nam – trong khoảng hai tháng cuối cùng của đời mình – Nguyễn Văn Thạc không để lại dòng nhật ký nào. Nguyễn Văn Thạc là người yêu văn chương, anh đã từng đoạt giải nhất thi học sinh giỏi văn toàn quốc lớp 10 – đã mơ hồ cảm thấy sự ra đi mãi mãi của mình – dù điều này cũng bình thường với người lính trận. Anh viết có văn, bởi thế nó dễ đọc và điều quan trọng là không quá lên gân và không quá sa đà vào chuyện riêng tư vụn vặt. Cũng là linh cảm khi anh nghĩ cuốn nhật ký được đặt tên là chuyện đời này – nếu như tôi không trở lại, ai sẽ thay tôi viết tiếp những dòng sau này…. Xem thêm: 30 tháng 4 – Chuyện những người tháo chạy Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Sử Ký Tư Mã Thiên Nếu như có linh hồn, hy vọng ở thế giới bên kia anh sẽ an lòng vì người đọc nhật ký của anh hôm nay càng yêu mến anh hơn, dù anh không kịp chữa những âm bằng âm trắc trong cấu trúc một câu văn vội vàng và bụi bặm, là điều không thể, nhưng thật đáng yêu vì nó là những lời của một người lính yêu đời, yêu người, yêu cái đẹp đang tuổi 20
Nơi Nào Hạ Mát
Tiểu Thuyết Ngôn Tình Nơi Nào Hạ Mát Nơi Nào Hạ Mát Tịch Hi Thần, Giản An Kiệt, cuộc sống sau hôn nhân của họ là những câu chuyện đầy màu sắc còn chưa kể. Là buổi sáng thức giấc, mở mắt ra đã thấy người đó ở bên, là khi đi làm về muộn thấy ngôi nhà đã sáng đèn, có bóng dáng dịu dàng đang đợi; là lúc đi đâu cũng có người sóng vai bên cạnh, mãi mãi chẳng xa rời… Với “Nơi Nào Hạ Mát”, từng mẩu chuyện vụn vặn trong cuộc sống bình dị của họ được kể lại, là những tháng ngày ngọt ngào, cũng có những khoảnh khắc cãi vã, nhưng dù thế nào, họ vẫn bên nhau khi xuân qua hè tới, khi thu đi đông về. Từng mảnh ghép nhỏ nhoi cứ lần lượt hiện ra để hoàn thiện bức tranh gia đình hạnh phúc ấy: có anh và có cô. Ai Rồi Cũng Khác Thương Nhau Để Đó Luận Về Yêu Cố Tây Tước (Celine): Nữ – sinh năm 1986, quê Chiết Giang, hiện đang sống ở Hàng Châu, là tác giả của hệ thống văn học mạng Tấn Giang. (Trước đây ở Tứ Nguyệt Thiên). Những câu chuyện của Cố Tây Tước luôn được bạn đọc nhiệt tình đón nhận. Phải chăng vì đó không chỉ là câu chuyện của những nhân vật mà còn là biểu tượng tình yêu trong lòng nhiều người – một đời một kiếp một đôi mình. Mời các bạn đón đọc cuốn sách Nơi Nào Hạ Mát.
Không Gia Đình
Không Gia Đình – Hector Malot Không Gia Đình – Hector Malot Không Gia Đình là một chuyến phiêu lưu mà Rêmi là nhân vật chính. Em nghèo khổ, em cô độc, em không có người thân. Cuộc đời Rêmi gắn liền với gánh xiếc rong, với những thử thách mà em gặp phải trên đường đời trải rộng khắp nước Pháp tươi đẹp. Không Gia Đình ca ngợi giá trị của lao động, của nhân cách và tình cảm. Cuốn sách mô tả những hình ảnh, những mảnh đời bấp bênh để làm nền cho niềm tin, cho tình người ấm áp. Em bé Rêmi ấy đã lớn lên trong gian khổ. Em đã chung đụng với mọi hạng người, sống khắp mọi nơi, “nơi thì lừa đảo, nơi thì xót thương”. Em đã lao động mà sống, lúc đầu dưới quyền điều khiển của một ông già từng trải và đạo đức, cụ Vitali, về sau thì tự lập và không những lo cho mình, còn bảo đảm việc biểu diễn và sinh sống cho cả một gánh hát rong. Đã có khi em và cả đoàn lang thang mấy hôm liền không có chút gì trong bụng. Đã có khi em suýt chết rét. Đã có khi em bị lụt ngầm chôn trong giếng mỏ mười mấy ngày đêm. Đã có khi em mắc oan bị giải ra trước tòa và bị ở tù. Đọc thêm: Những người khốn khổ Tiếng gọi nơi hoang dã 80 Ngày Vòng Quanh Thế Giới Và cũng có khi em được nuôi nấng đàng hoàng, no ấm. Nhưng dù ở đâu, trong cảnh ngộ nào, em vẫn noi theo nếp rèn dạy của ông già Vitali giữ phẩm chất làm người, nghĩa là ngay thẳng, gan dạ, tự trọng, thương người, ham lao động, không ngửa tay xin xỏ, không dối trá, gian giảo, nhớ ơn nghĩa, luôn luôn muốn làm người có ích… Không Gia Đình thực sự là một cuốn sách hay và giá trị hơn cả một giá sách dạy phương pháp làm người.