Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bát Nhã Tâm Kinh Osho (Osho)

Giới Thiệu

Khi bạn đi du lịch và trở về kể lại cho bạn bè và người thân, bạn sẽ kể lại những gì chính mắt bạn thấy, và những gì chính tai bạn nghe; hay bạn lập lại những gì hướng dẫn viên nói, hay những điều tìm được trong sách hướng dẫn du lịch?

Dĩ nhiên là bạn kể lại những gì chính mắt bạn trông thấy, và chính mắt bạn nghe thấy.

Hướng dẫn viên và sách hướng dẫn có thể cho bạn những chi tiết lịch sử để giúp câu chuyện thêm phần hào hứng. Nhưng chúng không thể cho bạn những kinh nghiệm khi bạn đi qua những con đường khúc khủy, gồ ghề, hay cảm tưởng của bạn khi gặp những người lạ đến từ muôn nẻo đường trên thế giới, hay những cảm giác khi bạn ăn những món ăn lạ, hay ấn tượng của bạn khi đứng trước những khung cảnh hùng vĩ, và những kiến trúc độc đáo của nơi đó…

Vì chính mắt bạn đã trông thấy, và chính tai bạn đã nghe nên bạn có thể biết đích xác là người nào đó đã qua nơi đó hay chưa, hoặc là người đó đã qua nơi đó nhưng đã có sự thay đổi rồi. Và bạn cũng có thể quyết định là sách hướng dẫn là đúng hay sai, hay đã lỗi thời, hay thiếu sót. Tìm mua: Bát Nhã Tâm Kinh Osho TiKi Lazada Shopee

Tương tự như vậy. Khi bạn đã thể nghiệm chân lý, và khi bạn diễn tả những kinh nghiệm ấy thì bạn không cần phải dựa vào bất kỳ một thánh thư nào, một kinh sách nào cả. Và chính vì đã kinh nghiệm bản thân nên bạn có thể biết được người nào đó đã đạt đạo hay chưa. Và bạn có thể biết được là thánh thư nào đó đúng hay sai. Lúc đó bạn trở thành nhân chứng sống cho sự chứng ngộ của Phật, của Tổ và các thánh nhân đời trước. Và khi bàn về một thánh thư nào đó thì bạn dùng chính kinh nghiệm của mình, chứ không phải tra cứu sách vở người khác.

Khi bạn chứng nghiệm chân lý thì cái kinh nghiệm của bạn cũng y hệt như kinh nghiệm của các thánh nhân khác, mặc dù cách diễn tả của bạn khác hẳn mọi người.

Tiến trình chứng nghiệm chân lý hoàn toàn giống nhau, nhưng sự diễn tả thì mỗi người một vẻ. Cũng như khi hoa hồng nở hoa, sự nở hoa của nó y hệt sự nở hoa của hoa huệ, hay hoa vạn thọ, nhưng màu sắc và hương thơm của mỗi loại hoa hoàn toàn khác nhau. Hoa hồng không thể nói rằng hoa huệ, hoa cúc không phải là hoa chỉ vì mầu sắc của chúng không giống của nó. Vì vậy sự diễn tả của bạn sẽ hoàn toàn mới mẻ, và sự mới mẻ ấy sẽ có sức thu hút những tâm hồn đang khao khát từ mọi nơi tìm về.

Đức Phật cũng vậy. Sau khi đắc đạo Ngài đã phát biểu kinh nghiệm tâm linh của Ngài một cách hoàn toàn mới mẻ. Ngài không dựa vào những bộ kinh Phệ Đà, không trích dẫn những bộ Áo Nghĩa Thư, không lập lại Gita.

Kinh nghiệm bản thân của Ngài tự nó là một thẩm quyền tối hậu. Ngài không nói gì khác những bộ kinh kia, xét về mặt chân lý. Cái độc đáo và thiên tài của Ngài là lối phát biểu hoàn toàn mới mẻ, và những phương pháp hiệu nghiệm mà Ngài đã dùng để giáo huấn đệ tử. Vả lại, những phát biểu của những thánh nhân đời trước ấy sau nhiều ngàn năm đã mất dần ý nghĩa; chúng không còn mang theo sức mạnh như mới ngày nào được thoát ra từ miệng của những thánh nhân ấy. Vì vậy Ngài mới phải xuất hiện để làm sáng tỏ lại những chân lý ấy, và đem lại tin tưởng cho những tâm hồn đang khao khát.

Kể từ lúc Phật giảng bài pháp đầu tiên, bài Chuyển Pháp Luân - Dhamma Chakrapravatan Sutra - đến nay đã hơn 2500 năm. Rất nhiều thay đổi đã xảy ra. Thế giới ngày nay nhiều phần phức tạp hơn thế giới mà trong đó Ngài hoằng pháp. Ngay cả trong giới Phật tử cũng có nhiều người không đồng ý với Ngài.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Osho":Cân Bằng Thân TâmCuộc Sống Tình Yêu Tiếng CườiĐạo Ba Kho Báu - Tập 1Đạo Ba Kho Báu - Tập 2Đạo Ba Kho Báu - Tập 3Đạo Ba Kho Báu - Tập 4Dũng Cảm - Vui Sống Hiểm NguyKhông Nước Không TrăngKinh Kim CươngKinh Nghiệm Mật TôngCon Đường Mây TrắngNhận Biết - Chìa Khóa Sống Trong Cân BằngSách Về Cái KhôngSáng Tạo - Khơi Nguồn Sức Mạnh Bên TrongThân Thiết - Tin Cậy Bản Thân Mình Và Người KhácThiền - Tự Do Đầu Tiên Và Cuối CùngTình Yêu - Tự Do - Một MìnhTrưởng Thành - Trách Nhiệm Là Chính MìnhTừ Bi - Việc Nở Hoa Tối Thượng Của Tình YêuTủ Thuốc Cho Linh HồnTừ Thuốc Tới ThiềnVui Vẻ - Hạnh Phúc Tới Từ Bên TrongCuộc Hành Hương Nội TạiHạnh Phúc Tại Tâm10 Mẩu Chuyện ThiềnĐạo - Con Đường Không LốiĐạo: Đường Vô Lộ - Tập 1Đạo: Đường Vô Lộ - Tập 2Nhạc Cổ Trong Rặng ThôngThuyền RỗngThân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh PhúcZorba PhậtChiều Bên Kia Cái BiếtYêu - OshoLuận Về Cuộc Đời - 365 Ngày Khai Sáng Tâm HồnBát Nhã Tâm Kinh OshoTrò Chuyện Với Vĩ NhânBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 1: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 2: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngHoa Sen TrắngTrực Giác Siêu LinhKinh Nghiệm TantraThực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại NhấtVedanta - 7 Bước Tới SamadhiKỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 1Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 2Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 3Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 4Bước Trong Thiền, Ngồi Trong Thiền

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bát Nhã Tâm Kinh Osho PDF của tác giả Osho nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo (Hoang Phong)
Khi viết về Phật Giáo, ông Patrick Carré một học giả uyên bác và cũng là một trong những nhà dịch thuật kinh sách Phật Giáo lỗi lạc nhất của Pháp hiện nay, đã phát biểu về tánh không như sau: “Quả thật đấy là một khái niệm kỳ lạ, nếu như thế giới này và chính “cái tôi”, những thực thể đầy màu sắc đó, đang hiện diện, đang hiện hữu một cách không chối cãi được, nhưng thật ra lại không có, chỉ là hư không: thì phải là điên rồ một cách thật tàn bạo mới dám chủ trương một sự phi lý đến như vậy! Nhất định cái khái niệm đáng nể ấy, cái chủ thuyết hư vô ấy của phương Đông có thể chỉ là “một trào lưu thời đại” mang tánh cách tạm thời trên xứ sở chúng ta, bởi vì nó còn đang phải tự vạch ra cho nó một lối đi trong khu rừng gồm toàn là những khái niệm rỗng tuếch của chúng ta để tìm ra một vị thế rõ rệt thiết lập trên một sự xác thực hoàn toàn mới mẻ! ” Lời phát biểu này đã xuất hiện cách đây không lâu trong tạp chí Le Nouvel Observateur của Pháp, ấn bản đặc biệt dành riêng cho chủ đề “Phật Giáo” - số tam cá nguyệt tháng tư, năm và sáu, năm 2003. Thừa hưởng một gia tài triết học lâu đời và một nền khoa học kỹ thuật tân tiến thế mà thế giới Tây Phương đã không ngừng kinh ngạc trước một khái niệm mà Đức Phật đã khám phá ra cách nay hơn hai mươi lăm thế kỷ. Thật vậy suốt trong lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại chưa hề có một nền tư tưởng, văn hóa hay khoa học nào đã biết và nói đến khái niệm này, ngoài Phật Giáo. Khái niệm về tánh không có hai khía cạnh khác nhau. Khía cạnh thứ nhất mang tính cách triết học và khoa học nói lên bản chất tối hậu của hiện thực, và khía cạnh thứ hai là tính cách thực dụng của nó, và cũng được xem như là một phương tiện hữu hiệu nhất giúp người tu tập hóa giải mọi sự bám víu, nguyên nhân mang lại mọi thứ xúc cảm bấn loạn và khổ đau. Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát, và chính Ngài cũng đã xác nhận rằng mình luôn thường trú trong tánh không ngày càng sâu xa hơn. Tìm mua: Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo TiKi Lazada Shopee Tóm lại Đức Phật chỉ nêu lên khía cạnh thực dụng đó của tánh không nhưng không hề mổ xẻ nó trên phương diện trí thức, lý do là có thể vào thời bấy giờ không mấy người hội đủ kiến thức để có thể hiểu được tánh không trên phương diện triết học siêu hình là gì. Dù sao thì Đấng Tịch Tĩnh cũng luôn giữ sự yên lặng trước những cuộc biện luận vô ích, chỉ gây ra thêm tranh cãi. Ngài chỉ thuyết giảng duy nhất về những gì thật thiết thực nhằm trực tiếp loại bỏ khổ đau mà thôi. Tánh không qua các khía cạnh mở rộng, liên quan đến tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ, chỉ được triển khai như là một khái niệm siêu hình, song song với sự hình thành của Đại Thừa Phật Giáo kể từ thế kỷ thứ nhất trước Tây Lịch, và nhất là với sự xuất hiện của Trung Quán Tông do Long Thụ chủ xướng vào thế kỷ thứ hai sau Tây Lịch. Tóm lại tánh không đã được người sau diễn đạt và giải thích bao quát hơn dưới nhiều khía cạnh triết học căn cứ vào các phép biện luận mang tính cách trừu tượng, và đã được đặt vào vị trí trung tâm của Đạo Pháp. Sự chuyển hướng của tánh không lại còn trở nên dứt khoát hơn nữa kể từ thế kỷ thứ III và thứ IV với sự xuất hiện của vô số kinh sách và nhất là sự hình thành của Duy Thức Học do Vô Trước sáng lập. Sự chuyển hướng này đã đưa đến sự hình thành của Kim Cương Thừa và Thiền Học để mở ra một giai đoạn cực thịnh cho Phật Giáo kéo dài suốt nhiều thế kỷ sau đó, đồng thời cũng đã ghép thêm cho Đạo Pháp một vài khía cạnh thiêng liêng và từ đó cũng đã biến Đạo Pháp của Đức Phật thành một “tô giá” như ngày nay. Nếu sự mở rộng trên đây đã góp phần giúp cho đạo Phật trở nên phong phú và đa dạng hơn thì nó cũng đã khiến cho đạo Phật trở thành phức tạp và mang lại nhiều khó khăn hơn cho một số người khi phải áp dụng Tánh Không vào việc tu tập của họ. Có thể cũng vì lý do đó mà một loạt các khái niệm mớo mang tính cách “cụ thể” và “dễ hiểu” hơn, chẳng hạn như các khái niệm về Phật Tính, Bản Thể của Phật, Như Lai Tạng, Chân Như, Hiện Thực, Trí Tuệ của Phật, Pháp Thân... đã được hình thành hầu giúp cho việc tu tập được dễ dàng hơn. Dù sao thì người tu tập Phật Giáo cũng cần hiểu rằng giáo lý “không có cái tôi” và cũng “chẳng có gì thuộc vào cái tôi cả” mà chúng ta thường quen gọi là giáo lý “vô ngã”, luôn giữ vai trò chủ yếu trong mọi phương pháp tu tập cũng như việc tìm hiểu Phật Giáo. Thật vậy tu tập cũng chỉ có thế, tức là phải làm thế nào để thoát ra khỏi sự kiềm toả và chi phối của ảo giác về “cái tôi” và “cái của tôi” hầu giúp mình loại bỏ tận cội rễ mọi trói buộc của sự hiện hữu. Thiết nghĩ dù sao cũng phải mạnh dạn nói lên một điều - dù có thể khiến cho một số người sẽ phải phật lòng đi nữa - rằng cốt lõi của Phật Giáo chính là tánh không và việc tu tập cũng nhất thiết phải hướng vào tánh không - dù dưới hình thức nào - như một phương tiện hữu hiệu nhất. Bất cứ một phép tu tập nào mang chút dấu vết của sự bám víu vào “cái tôi” và “cái của tôi” đều ít nhiều đã tách rời ra khỏi Đạo Pháp và chỉ có thể xem đấy như là những phương tiện “thiện xảo” giúp người tu tập có thể đến “gần hơn” với Đạo Pháp thế thôi. Quyển sách này gom góp một số bài dịch từ kinh sách và một số bài viết của một vài tác giả liên quan đến chủ đề tánh không nhằm giúp người đọc tìm hiểu thêm về khái niệm thật chủ yếu này trong Phật Giáo: 1. Đức Phật thuyết giảng về Tánh Không: Kinh Culasunnata-sutta và kinh Mahasunnnata-sutta 2. Đức Phật thuyết giảng về vô ngã: Kinh Anattalakkhana-sutta và kinh Samyuktagama-sutra 3. Tìm hiểu Tánh Không (Đức Đạt-lai Lạt-ma) 4. Tánh Không là gì? (Buddhadasa Bikkhu) 5. Tánh Không (John Blofeld) 6. Bản-thể-của-Phật (Daisetz Teitaro Zuzuki) 7. Ba vòng quay của bánh xe Đạo Pháp cùng sự hình thành của kinh điển và các học phái Phật Giáo (Hoang Phong) Bures-sur-Yvette, 05.03.13 Hoang PhongĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo PDF của tác giả Hoang Phong nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kinh Đại Bát Niết Bàn (Thích Trí Tịnh)
Tam Tạng kinh điển của nhà Phật mênh mông như rừng, nhưng tất cả đều có cùng một mục đích là từng bước, chỉ chochúng sinh con đường tháo bỏ gông cùm của vô minh phiền não tham sân si, vượt qua dòng sinh tử luân hồi, đến được bờ hoàn toàn giải thoát, hội nhập lại bản thể chân như giác tánh. Tùy theo tâm bệnh của chúng sinh, mỗi bộ kinh lại nhấn mạnh về một vấn đề, cũng như tùy bệnh cơ thể mà người lương y lại cho một loại thuốc đặc chế theo loại vi trùng của bệnh đó. Cho nên, cũng có những bộ kinh đặc biệt để trị bệnh chúng sinh ở một giai đoạn nào đó. Ðại Bát Niết Bàn là tên bộ kinh do Phật Thích Ca thuyết trước khi Ngài Niết Bàn. Có hai bản Kinh Niết Bàn của Phật GiáoNam Tông và Phật Giáo Bắc Tông. Kinh Ðại Bát Niết bàn của Nam Tông, được tìm thấy trong Kinh Trường Bộ, [Kinh Ðại Bát Niết Bàn, (Hệ Pali), Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành năm 1991]. Còn Kinh Ðại Bát Niết Bàn của Phật Giáo Bắc Tông bao gồm hai bản: (1) Phật Thuyết Phương Ðẳng Bát Nê Hoàn Kinh, do ngài Dharmaaksa (265-316), đời Tây Tấn dịch và (2) Ðại Bát Nê Hoàn Kinh, do ngài Pháp Hiển và Buddhabadhra đời Ðông Tấn (317-420) dịch. Bản Việt ngữ của Phật Giáo Bắc Tông do Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch từ bản Hán văn, Tịnh Xá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ tái Xuất Bản năm 1990, dầy 1500 trang gồm tất cả hai mươi chín phẩm (chương), được phân ra làm hai quyển, quyển 1 từ phẩm 1 đến phẩm thứ 21 và quyển hai từ phẩm 22 đến phẩm 29. Kinh Ðại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Ðức Phật, trước khi Ngài Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh. Vì thời gian có hạn nên lời Ngài dạy rất cô đọng, nhưng minh bạch, rõ ràng. Thí dụ như nơi Phẩm Kim Cang Thân thứ năm và Phẩm Như Lai Tánh thứ mười hai, ngài giải thích cặn kẽ về Chân Ngã hay Phật Tánh, đó chính là bản thể thanh tịnh thường hằng bất biến của tất cả mọi loài chúng sinh, mênh mông như hư không, thường trụ bất hoại, tuy vậy bản thể ấy không phải tất cả chúng sinh là một, nhưng cũng không phải là khác, vượt ra khỏi tư tưởng suy nghĩ thông thường của đời sống tương đối hiện tượng, cho nên gọi là bất khả tư nghị, tức không thể nghĩ bàn, nhưng chính là cái chân thật của mọi chúng sinh, không phải là cái "Tôi" ô nhễm tham sân si, đầy vướng mắc khổ vui vô thường này. Bản thể ấy tràn ngập khắp nơi nhưng chúng sinh bị trói buộc vì phiền não, tham sân si nhiễm ô che mờ nên không thấy được. Bản thể ấy luôn luôn sẵn sàng, tịch tĩnh hiện diện, nên gọi là Như Lai.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Trí Tịnh":Kinh Hoa Nghiêm Giản GiảiKinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn NguyệnKinh Đại Bát Niết BànKinh Pháp HoaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Đại Bát Niết Bàn PDF của tác giả Thích Trí Tịnh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kinh Đại Bát Niết Bàn (Thích Trí Tịnh)
Tam Tạng kinh điển của nhà Phật mênh mông như rừng, nhưng tất cả đều có cùng một mục đích là từng bước, chỉ chochúng sinh con đường tháo bỏ gông cùm của vô minh phiền não tham sân si, vượt qua dòng sinh tử luân hồi, đến được bờ hoàn toàn giải thoát, hội nhập lại bản thể chân như giác tánh. Tùy theo tâm bệnh của chúng sinh, mỗi bộ kinh lại nhấn mạnh về một vấn đề, cũng như tùy bệnh cơ thể mà người lương y lại cho một loại thuốc đặc chế theo loại vi trùng của bệnh đó. Cho nên, cũng có những bộ kinh đặc biệt để trị bệnh chúng sinh ở một giai đoạn nào đó. Ðại Bát Niết Bàn là tên bộ kinh do Phật Thích Ca thuyết trước khi Ngài Niết Bàn. Có hai bản Kinh Niết Bàn của Phật GiáoNam Tông và Phật Giáo Bắc Tông. Kinh Ðại Bát Niết bàn của Nam Tông, được tìm thấy trong Kinh Trường Bộ, [Kinh Ðại Bát Niết Bàn, (Hệ Pali), Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành năm 1991]. Còn Kinh Ðại Bát Niết Bàn của Phật Giáo Bắc Tông bao gồm hai bản: (1) Phật Thuyết Phương Ðẳng Bát Nê Hoàn Kinh, do ngài Dharmaaksa (265-316), đời Tây Tấn dịch và (2) Ðại Bát Nê Hoàn Kinh, do ngài Pháp Hiển và Buddhabadhra đời Ðông Tấn (317-420) dịch. Bản Việt ngữ của Phật Giáo Bắc Tông do Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch từ bản Hán văn, Tịnh Xá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ tái Xuất Bản năm 1990, dầy 1500 trang gồm tất cả hai mươi chín phẩm (chương), được phân ra làm hai quyển, quyển 1 từ phẩm 1 đến phẩm thứ 21 và quyển hai từ phẩm 22 đến phẩm 29. Kinh Ðại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Ðức Phật, trước khi Ngài Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh. Vì thời gian có hạn nên lời Ngài dạy rất cô đọng, nhưng minh bạch, rõ ràng. Thí dụ như nơi Phẩm Kim Cang Thân thứ năm và Phẩm Như Lai Tánh thứ mười hai, ngài giải thích cặn kẽ về Chân Ngã hay Phật Tánh, đó chính là bản thể thanh tịnh thường hằng bất biến của tất cả mọi loài chúng sinh, mênh mông như hư không, thường trụ bất hoại, tuy vậy bản thể ấy không phải tất cả chúng sinh là một, nhưng cũng không phải là khác, vượt ra khỏi tư tưởng suy nghĩ thông thường của đời sống tương đối hiện tượng, cho nên gọi là bất khả tư nghị, tức không thể nghĩ bàn, nhưng chính là cái chân thật của mọi chúng sinh, không phải là cái "Tôi" ô nhễm tham sân si, đầy vướng mắc khổ vui vô thường này. Bản thể ấy tràn ngập khắp nơi nhưng chúng sinh bị trói buộc vì phiền não, tham sân si nhiễm ô che mờ nên không thấy được. Bản thể ấy luôn luôn sẵn sàng, tịch tĩnh hiện diện, nên gọi là Như Lai.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Trí Tịnh":Kinh Hoa Nghiêm Giản GiảiKinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn NguyệnKinh Đại Bát Niết BànKinh Pháp HoaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Đại Bát Niết Bàn PDF của tác giả Thích Trí Tịnh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Khuyên Người Niệm Phật - Tập 4 (Diệu Âm)
Kính gởi cô Lệ Tân, Pháp môn niệm Phật là pháp rất khó tin, như trong kinh Phật nói là nan tín chi pháp! Chính vì thế, nói ra mà người ta không tin tưởng là chuyện thường tình, không có gì xa lạ. Nhưng một người nào đó vừa mới nghe nhắc đến câu "A-di-đà Phật" mà phát tâm tu hành, ngày đêm cố gắng chấp trì danh hiệu để niệm, một lòng cầu nguyện vãng sanh thì thật sự là đặc biệt, nhất định không thể là người tầm thường. Những người này trong quá khứ chắc chắn đã cúng dường vô số đức Phật mà chúng ta không biết. Chính nhờ thiện căn vô cùng lớn đó mới tạo tín tâm vào pháp môn một đời thành Phật này. Nói như vậy, để cho cô Lệ Tân cùng quý cô bác đang lập nhóm liên hữu ở thôn Cây Quân thấy rõ được rằng, nếu chân thành niệm Phật, chí kính lễ Phật, với đầy đủ niềm tin, tha thiết nguyện cầu vãng sanh, thì có thể biết được thiện căn của mình lớn lắm và xác định vị trí của từng người ở Liên Trì Hải Hội. Niệm Phật vãng sanh về Cực-lạc, dự phần ở ao sen thất bảo là điều chắc chắn, không thể sai lệch. Đây là lời Phật. Người nào quyết lòng theo đúng lời Phật dạy để tu hành, thì sự thành đạo ở ngay trong đời này. Diệu Âm xin thành tâm chúc mừng tất cả quý đạo hữu. Mấy vấn đề của cô Lệ Tân đưa ra khá thực tế, rất hữu ích. Diệu Âm sẽ cố gắng nêu ra đây một vài ý kiến cá nhân đã học hỏi được, rồi xin tùy duyên nhận xét, chứ không dám nhận lãnh tiếng "chỉ bảo" như cô Lệ Tân nói đâu. Vấn đề đầu tiên của cô Lệ Tân đưa ra có liên quan đến sự tụng kinh cầu an, cầu siêu, cầu tiêu tai giải nạn, tụng kinh báo hiếu mùa vu lan. Trong đó cô Lệ Tân có đưa ra các bộ kinh Pháp-Hoa, kinh Địa-Tạng Bổn Nguyện, kinh Đại Mục Kiền Liên báo hiếu v.v... Đầu tiên, Diệu Âm xin thưa rằng, tụng kinh, niệm Phật, niệm chú, cầu sám... nào cũng tốt cả. Thành tâm tụng niệm kinh điển của Phật đều có công đức, dùng công đức ấy hồi hướng cho ông bà cha mẹ, cho vong linh và hồi hướng cho chính mình vãng sanh đều được. Điểm chính yếu là công đức tu hành, công đức lớn thành tựu lớn, công đức nhỏ thành tựu nhỏ. Chúng ta muốn cứu độ vong linh, cứu độ cha mẹ, ông bà, hoặc đi hộ niệm cho người khác, đều có sự đóng góp công đức của chính mình đã tu được mà hồi hướng cho họ. Trong kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn nguyện có nói, khi hồi hướng công đức, thì người tu hành hưởng được sáu phần, còn người được hồi hướng hưởng một phần. Khi cầu siêu, cầu an, cầu tiêu tai giải nạn... nếu công đức của mình lớn thì vong linh được lợi ích lớn, công đức của mình nhỏ thì họ được lợi ích nhỏ. Do đó, khi lập đàn làm Phật sự, nếu càng được nhiều người tham gia cầu nguyện thì công đức hồi hướng càng lớn, vì nhờ sự đóng góp của nhiều người. Biết vậy rồi, muốn hồi hướng công đức cho người thân, chúng ta nên khuyên người trong gia đình tham gia càng đông càng tốt, vừa tỏ lòng hiếu kính vừa tạo thêm công đức gởi cho họ.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Diệu Âm":Khuyên Người Niệm Phật - Tập 1Khuyên Người Niệm Phật - Tập 2Khuyên Người Niệm Phật - Tập 3Khuyên Người Niệm Phật - Tập 448 Tọa Đàm Khế Lý - Khế CơĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khuyên Người Niệm Phật - Tập 4 PDF của tác giả Diệu Âm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.