Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Ra Đời, Vào Đạo (Nguyễn Văn Thọ)

Càng ngày tôi càng trông tỏ hai nẻo đường, mà nhân loại bắt buộc phải băng qua:

1. Nẻo đường hướng ngoại: để thích ứng với hoàn cảnh.

2. Nẻo đường hướng nội: để tiến hóa; để đắc Đạo, phối Thiên.

Nẻo đường 1, tôi gọi là Âm Lộ, vì càng ngày nó càng tiến vào hôn trầm, ám muội.

Nẻo đường 2 là nẻo đường tiến vào tâm linh, sẽ đưa đến giải thoát con người. Tôi gọi con đường này là Dương Lộ, vì càng ngày nó càng tiến tới ánh sáng, tới quang minh. Tìm mua: Ra Đời, Vào Đạo TiKi Lazada Shopee

Hai nẻo đường trên người Trung Hoa xưa đã đề cập đến:

Nơi đầu quyển Kỳ Môn Độn Giáp, ta đọc thấy: «Âm Dương thuận nghịch bất đồng đồ.» 陰 陽 順 逆 不

同 途 (Âm Dương xuôi ngược khác đường nhau).

Chương 33 Trung Dung viết:

«Thơ rằng:

Gấm mặc trong, ngoài phủ áo sa,

Là vì ngại gấm đầy hoa lòe loẹt.

Nên đạo quân tử ám nhiên, ẩn ước,

Sau dần dần mới sáng rực mãi lên.

Đạo tiểu nhân mới ngó ngỡ là đèn,

Nhưng càng ngày càng tối đen tối sẫm...»

Nẻo đường hướng ngoại suy cho cùng trớ trêu thay lại là nẻo đường của các đạo giáo công truyền trên thế giới. Phẩm chất của các đạo giáo công truyền, của các «NGOẠI ĐẠO» này là những phẩm chất ngoại tại: Thượng thần ngoại tại, chân lý ngoại tại, luật lệ ngoại tại, quyền uy ngoại tại, thưởng phạt ngoại tại, đền đài miếu mạo ngoại tại, kinh sách ngoại tại, định luật nhân sinh toàn là những qui ước ngoại tại.

Những người đã bước chân vào con đường này dần dần bị cấm suy, cấm nghĩ, cấm so sánh, càng ngày càng bị «viễn cách chỉ huy» (remotely controlled), và dần dà trở thành những hình nộm trên sân khấu đời... mang danh đi đạo, mà suốt đời chẳng biết thế nào là đạo.

Con người được đổ vào những khuôn sáo mà xã hội đã tạo dựng nên. Những khuôn sáo này chính là chiếc giường cố định của Procruste. Ai lùn, ai ngắn thì kéo cho xương khớp lìa tan, miễn là phải vừa với khổ giường; ai dài, ai lớn, thì chặt bớt đi cho ngắn lại. Đi vào con đường này, chỉ thấy toàn là kỷ luật, còn tự do, hạnh phúc chỉ là những danh từ hão, hữu danh vô thực.

Những đạo giáo công truyền này hết sức khác biệt nhau, nhưng đều được giảng dạy cho con người từ lúc ấu thơ, từ khi còn ấu trĩ. Chính vì đối tượng của chúng là con người ấu trĩ nên dĩ nhiên chúng cũng phải ấu trĩ.

Suy kỳ cùng, chúng cũng có ích cho nhân loại, vì chúng đóng góp nhiều vào công cuộc giữ gìn an ninh trật tự xã hội, giúp con người đối xử hẳn hoi với con người, giúp con người ăn ngay ở lành, ít là trên hình thức bên ngoài, và theo tầm nhìn lối nghĩ của các giáo hội.

Theo đạo giáo công truyền cũng là một cách thích ứng với ngoại cảnh, và cũng thỏa mãn phần nào niềm khao khát siêu nhiên của con người.

Con đường thứ hai, là con đường hướng nội, là con đường giải thoát thực sự, mà Ấn Độ xưa đã dùng những tiếng như là Yoga, Moksa, Kriya Yoga, mà ngày nay người ta dùng những tiếng như là Self- realization, hay God- realization (thực hiện tự tánh, thực hiện thiên chúa) v. v...

Phẩm chất của đạo giáo mật truyền này - một Nội Giáo duy nhất của nhân quần - là phẩm chất nội tại: Thượng thần nội tại, chân lý nội tại, luật lệ nội tại, quyền uy nội tại, thưởng phạt nội tại, kinh sách nội tại, đền đài miếu mạo nội tại: Thượng thần chính là Căn Nguyên con người, Nguồn sinh con người; kinh sách, lề luật chính lương tâm con người; tất cả đều là thiên nhiên, vĩnh cửu. Đền đài chính là thân tâm con người. Con người được khuyến khích suy tư, khuyến khích tìm cầu, khuyến khích thoát khỏi những gì tù túng, trói buộc thân phận con người. Nó có mục đích giúp con người vươn vượt lên trên thân phận con người, trở thành thần minh, ngay từ khi còn ở gian trần này, hưởng hạnh phúc tâm linh ngay từ khi còn ở gian trần này: Thực vậy, muốn biết mình chứng đạo hay không chỉ cần kiểm điểm xem mình có được hạnh phúc thực sự hay không, quang minh chính đại hay không, tiêu sái hay không, hồn nhiên hay không.

Vì nó không đòi hỏi con người phải sống cố định theo những khuôn khổ gian trần nào, mà chỉ đòi hỏi phát huy những khả năng vô biên vô tận sẵn có nơi mình, thực hiện tinh hoa còn tiềm ẩn nơi mình, nên con người càng ngày càng cảm thấy mình có thể triển dương, tiến hóa vô biên tận.

Loại đạo giáo này dành cho những tao nhân, mặc khách, những tâm hồn cao siêu, khoáng đạt. Con người thường chỉ tìm ra được Nội Giáo này lúc đầu đã hoa râm, lúc tuổi đã khoảng 40, và thường là có may mắn gặp được chân sư chỉ dạy.

Những đạo giáo công truyền ngày nay có rất nhiều. Nguyên Thiên Chúa Giáo cũng có vô số giáo phái.

Ngoài ra chúng ta còn có Phật giáo, Ấn Giáo, Bà La Môn giáo, Hồi giáo.

Mới nhìn, ta thấy chúng hết sức khác nhau. Nhưng suy nghĩ thêm một chút, ta thấy chúng rất là giống nhauDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn ThưDịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu ChỉDịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng KinhDịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ KinhHà Đồ Và Lạc ThưLão, Trang Giản LượcĐạo Đức Kinh Lão TửÂm Phù KinhPhật Học Chỉ NamTrung Dung Tân KhảoTìm Hiểu Kinh Hoa NghiêmKhổng Học Tinh HoaHướng Tinh ThầnĐường Vào Triết Học Và Đạo HọcChân Dung Khổng TửThiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất ThểTrời Chẳng Xa NgườiCon Đường Huyền Nhiệm Trung DungCon Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho GiáoĐịnh Luật Tiến HoáKhổng Giáo Vô Thần Hay Hữu ThầnKinh Dịch Với Đông YĐức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm LinhLecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn ĐíchLễ, Nghĩa, Liêm, SỉNê Hoàn - Nhâm - ĐốcQuan Niệm Tam Tài Với Con NgườiRa Đời, Vào ĐạoSẫm VioletThất Huyền Cầm

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ra Đời, Vào Đạo PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đức Phật Bên Trong (Nguyễn Duy Nhiên)
Có hai thầy trò nhà kia làm nghệ sĩ xiếc. Thầy là một người đàn ông góa vợ và học trò là một cô gái nhỏ tên Kathullika. Hai thầy trò đi khắp đó đây trình diễn để kiếm sống. Màn trình diễn thường xuyên của họ là ông thầy đặt một cây tre khá cao trên đỉnh đầu mình, rồi bé gái leo dần lên đầu cây và dừng lại trên đó, để người thầy tiếp tục di chuyển trên mặt đất. Cả hai thầy trò đều phải vận dụng sự tập trung tâm ý đến một mức độ khá cao để giữ thăng bằng và ngăn chặn tai nạn có thể xảy ra. Một hôm, vị thầy nói với học trò: “Này Kathulika, con hãy giữ gìn cho ta và ta sẽ giữ gìn cho con, chúng ta hãy giữ gìn cho nhau để tránh tai nạn và thầy trò mình mới kiếm được tiền.” Đứa bé gái trả lời: “Thưa thầy, có lẽ ta nên làm thế này thì đúng hơn: Mỗi người chúng ta nên tự gìn giữ lấy mình, vì giữ gìn lấy mình chính là gìn giữ cho nhau, tránh được tai nạn và thầy trò mình mới kiếm được tiền.” Đức Phật kể câu chuyện này trong kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikaya 47.19) để ví dụ về sự thực tập chánh niệm của chúng ta. Hình ảnh trò trình diễn đầy nguy hiểm này nói lên được những đặc điểm trong sự thực tập chánh niệm. Ý thức về giữ thăng bằng cơ thể là một kinh nghiệm trực tiếp và rất gần gũi, lúc nào cũng có mặt với ta trong mỗi phút giây của sự sống. Mỗi khi ngồi xuống toạ cụ thì sự thăng bằng cơ thể là yếu tố đầu tiên mà ta tiếp xúc. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta quen phóng tâm ý của mình ra thế giới chung quanh, nên việc chuyển sự chú ý vào bên trong, cảm giác được sức nặng của bộ đầu trên đôi vai cùng với những cử động tinh tế của các bắp thịt trong cơ thể lúc nào cũng có mặt để giữ cho thân ta được thăng bằng, là một thay đổi lớn. Người nghệ sĩ xiếc cũng giống như một thiền giả, đem ý thức trở về với một tiến trình lúc nào cũng đang xảy ra trong ta nhưng thường bị lãng quên. Tìm mua: Đức Phật Bên Trong TiKi Lazada Shopee Quay trở về để ý thức được mình là một bước rất quan trọng, nếu ta thật sự muốn tìm hiểu và học hỏi về chính mình. Và câu chuyện đức Phật kể cũng cho ta thấy tại sao chúng ta nên quan tâm đến hạnh phúc của chính mình trước khi phê phán hay trách móc những việc làm của người khác. Hình ảnh đức Phật đưa ra trình bày rõ sự thật ấy: Chúng ta không bao giờ có thể kiểm soát sự quân bình của người khác. Và hơn thế nữa, bé gái chỉ có thể giữ được sự quân bình của mình nếu người thầy mà cô đang đứng trên vai cũng vững vàng và tin cậy đượcDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Duy Nhiên":Chánh Niệm Thực Tập Thiền QuánCòn Nương Tựa Thì Còn Dao Động30 Ngày Thiền QuánĐức Phật Bên TrongSống Với Tâm TừĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đức Phật Bên Trong PDF của tác giả Nguyễn Duy Nhiên nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hành Trình Về Với Các Chân Sư Phương Đông (Baird T. Spalding)
Đã có rất nhiều cuốn sách được in ra trên khắp thế giới nói về lãnh vực tâm linh, cũng như đã có rất nhiều tri thức và trải nghiệm về những gì liên quan đến các đạo sư, các guru, các bậc thầy tinh thần của các tôn giáo lớn trên toàn cầu. Cuốn sách này có thể sẽ gây ra nhiều hoài nghi, thắc mắc, nhưng các sự kiện được tác giả thuật lại trong hành trình của nhóm nghiên cứu 11 người đi tới các xứ sở phương Đông, vào những năm cuối cùng của thế kỷ 19, chắc chắn nằm trong những nguồn mạch của một thế giới tinh thần bí ẩn, lạ lùng nhất nhưng cũng gần gũi nhất với đời sống tín ngưỡng của con người hiện đại. Hy Mã Lạp Sơn là những đỉnh cao tuyết phủ của bản đồ địa lý và cũng là những vùng sâu thẳm của bản đồ tâm linh, đối với cả phương Đông và phương Tây.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hành Trình Về Với Các Chân Sư Phương Đông PDF của tác giả Baird T. Spalding nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bát Nhã Tâm Kinh Osho (Osho)
Giới Thiệu Khi bạn đi du lịch và trở về kể lại cho bạn bè và người thân, bạn sẽ kể lại những gì chính mắt bạn thấy, và những gì chính tai bạn nghe; hay bạn lập lại những gì hướng dẫn viên nói, hay những điều tìm được trong sách hướng dẫn du lịch? Dĩ nhiên là bạn kể lại những gì chính mắt bạn trông thấy, và chính mắt bạn nghe thấy. Hướng dẫn viên và sách hướng dẫn có thể cho bạn những chi tiết lịch sử để giúp câu chuyện thêm phần hào hứng. Nhưng chúng không thể cho bạn những kinh nghiệm khi bạn đi qua những con đường khúc khủy, gồ ghề, hay cảm tưởng của bạn khi gặp những người lạ đến từ muôn nẻo đường trên thế giới, hay những cảm giác khi bạn ăn những món ăn lạ, hay ấn tượng của bạn khi đứng trước những khung cảnh hùng vĩ, và những kiến trúc độc đáo của nơi đó… Vì chính mắt bạn đã trông thấy, và chính tai bạn đã nghe nên bạn có thể biết đích xác là người nào đó đã qua nơi đó hay chưa, hoặc là người đó đã qua nơi đó nhưng đã có sự thay đổi rồi. Và bạn cũng có thể quyết định là sách hướng dẫn là đúng hay sai, hay đã lỗi thời, hay thiếu sót. Tìm mua: Bát Nhã Tâm Kinh Osho TiKi Lazada Shopee Tương tự như vậy. Khi bạn đã thể nghiệm chân lý, và khi bạn diễn tả những kinh nghiệm ấy thì bạn không cần phải dựa vào bất kỳ một thánh thư nào, một kinh sách nào cả. Và chính vì đã kinh nghiệm bản thân nên bạn có thể biết được người nào đó đã đạt đạo hay chưa. Và bạn có thể biết được là thánh thư nào đó đúng hay sai. Lúc đó bạn trở thành nhân chứng sống cho sự chứng ngộ của Phật, của Tổ và các thánh nhân đời trước. Và khi bàn về một thánh thư nào đó thì bạn dùng chính kinh nghiệm của mình, chứ không phải tra cứu sách vở người khác. Khi bạn chứng nghiệm chân lý thì cái kinh nghiệm của bạn cũng y hệt như kinh nghiệm của các thánh nhân khác, mặc dù cách diễn tả của bạn khác hẳn mọi người. Tiến trình chứng nghiệm chân lý hoàn toàn giống nhau, nhưng sự diễn tả thì mỗi người một vẻ. Cũng như khi hoa hồng nở hoa, sự nở hoa của nó y hệt sự nở hoa của hoa huệ, hay hoa vạn thọ, nhưng màu sắc và hương thơm của mỗi loại hoa hoàn toàn khác nhau. Hoa hồng không thể nói rằng hoa huệ, hoa cúc không phải là hoa chỉ vì mầu sắc của chúng không giống của nó. Vì vậy sự diễn tả của bạn sẽ hoàn toàn mới mẻ, và sự mới mẻ ấy sẽ có sức thu hút những tâm hồn đang khao khát từ mọi nơi tìm về. Đức Phật cũng vậy. Sau khi đắc đạo Ngài đã phát biểu kinh nghiệm tâm linh của Ngài một cách hoàn toàn mới mẻ. Ngài không dựa vào những bộ kinh Phệ Đà, không trích dẫn những bộ Áo Nghĩa Thư, không lập lại Gita. Kinh nghiệm bản thân của Ngài tự nó là một thẩm quyền tối hậu. Ngài không nói gì khác những bộ kinh kia, xét về mặt chân lý. Cái độc đáo và thiên tài của Ngài là lối phát biểu hoàn toàn mới mẻ, và những phương pháp hiệu nghiệm mà Ngài đã dùng để giáo huấn đệ tử. Vả lại, những phát biểu của những thánh nhân đời trước ấy sau nhiều ngàn năm đã mất dần ý nghĩa; chúng không còn mang theo sức mạnh như mới ngày nào được thoát ra từ miệng của những thánh nhân ấy. Vì vậy Ngài mới phải xuất hiện để làm sáng tỏ lại những chân lý ấy, và đem lại tin tưởng cho những tâm hồn đang khao khát. Kể từ lúc Phật giảng bài pháp đầu tiên, bài Chuyển Pháp Luân - Dhamma Chakrapravatan Sutra - đến nay đã hơn 2500 năm. Rất nhiều thay đổi đã xảy ra. Thế giới ngày nay nhiều phần phức tạp hơn thế giới mà trong đó Ngài hoằng pháp. Ngay cả trong giới Phật tử cũng có nhiều người không đồng ý với Ngài.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Osho":Cân Bằng Thân TâmCuộc Sống Tình Yêu Tiếng CườiĐạo Ba Kho Báu - Tập 1Đạo Ba Kho Báu - Tập 2Đạo Ba Kho Báu - Tập 3Đạo Ba Kho Báu - Tập 4Dũng Cảm - Vui Sống Hiểm NguyKhông Nước Không TrăngKinh Kim CươngKinh Nghiệm Mật TôngCon Đường Mây TrắngNhận Biết - Chìa Khóa Sống Trong Cân BằngSách Về Cái KhôngSáng Tạo - Khơi Nguồn Sức Mạnh Bên TrongThân Thiết - Tin Cậy Bản Thân Mình Và Người KhácThiền - Tự Do Đầu Tiên Và Cuối CùngTình Yêu - Tự Do - Một MìnhTrưởng Thành - Trách Nhiệm Là Chính MìnhTừ Bi - Việc Nở Hoa Tối Thượng Của Tình YêuTủ Thuốc Cho Linh HồnTừ Thuốc Tới ThiềnVui Vẻ - Hạnh Phúc Tới Từ Bên TrongCuộc Hành Hương Nội TạiHạnh Phúc Tại Tâm10 Mẩu Chuyện ThiềnĐạo - Con Đường Không LốiĐạo: Đường Vô Lộ - Tập 1Đạo: Đường Vô Lộ - Tập 2Nhạc Cổ Trong Rặng ThôngThuyền RỗngThân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh PhúcZorba PhậtChiều Bên Kia Cái BiếtYêu - OshoLuận Về Cuộc Đời - 365 Ngày Khai Sáng Tâm HồnBát Nhã Tâm Kinh OshoTrò Chuyện Với Vĩ NhânBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 1: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 2: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngHoa Sen TrắngTrực Giác Siêu LinhKinh Nghiệm TantraThực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại NhấtVedanta - 7 Bước Tới SamadhiKỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 1Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 2Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 3Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 4Bước Trong Thiền, Ngồi Trong ThiềnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bát Nhã Tâm Kinh Osho PDF của tác giả Osho nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bát Nhã Tâm Kinh Osho (Osho)
Giới Thiệu Khi bạn đi du lịch và trở về kể lại cho bạn bè và người thân, bạn sẽ kể lại những gì chính mắt bạn thấy, và những gì chính tai bạn nghe; hay bạn lập lại những gì hướng dẫn viên nói, hay những điều tìm được trong sách hướng dẫn du lịch? Dĩ nhiên là bạn kể lại những gì chính mắt bạn trông thấy, và chính mắt bạn nghe thấy. Hướng dẫn viên và sách hướng dẫn có thể cho bạn những chi tiết lịch sử để giúp câu chuyện thêm phần hào hứng. Nhưng chúng không thể cho bạn những kinh nghiệm khi bạn đi qua những con đường khúc khủy, gồ ghề, hay cảm tưởng của bạn khi gặp những người lạ đến từ muôn nẻo đường trên thế giới, hay những cảm giác khi bạn ăn những món ăn lạ, hay ấn tượng của bạn khi đứng trước những khung cảnh hùng vĩ, và những kiến trúc độc đáo của nơi đó… Vì chính mắt bạn đã trông thấy, và chính tai bạn đã nghe nên bạn có thể biết đích xác là người nào đó đã qua nơi đó hay chưa, hoặc là người đó đã qua nơi đó nhưng đã có sự thay đổi rồi. Và bạn cũng có thể quyết định là sách hướng dẫn là đúng hay sai, hay đã lỗi thời, hay thiếu sót. Tìm mua: Bát Nhã Tâm Kinh Osho TiKi Lazada Shopee Tương tự như vậy. Khi bạn đã thể nghiệm chân lý, và khi bạn diễn tả những kinh nghiệm ấy thì bạn không cần phải dựa vào bất kỳ một thánh thư nào, một kinh sách nào cả. Và chính vì đã kinh nghiệm bản thân nên bạn có thể biết được người nào đó đã đạt đạo hay chưa. Và bạn có thể biết được là thánh thư nào đó đúng hay sai. Lúc đó bạn trở thành nhân chứng sống cho sự chứng ngộ của Phật, của Tổ và các thánh nhân đời trước. Và khi bàn về một thánh thư nào đó thì bạn dùng chính kinh nghiệm của mình, chứ không phải tra cứu sách vở người khác. Khi bạn chứng nghiệm chân lý thì cái kinh nghiệm của bạn cũng y hệt như kinh nghiệm của các thánh nhân khác, mặc dù cách diễn tả của bạn khác hẳn mọi người. Tiến trình chứng nghiệm chân lý hoàn toàn giống nhau, nhưng sự diễn tả thì mỗi người một vẻ. Cũng như khi hoa hồng nở hoa, sự nở hoa của nó y hệt sự nở hoa của hoa huệ, hay hoa vạn thọ, nhưng màu sắc và hương thơm của mỗi loại hoa hoàn toàn khác nhau. Hoa hồng không thể nói rằng hoa huệ, hoa cúc không phải là hoa chỉ vì mầu sắc của chúng không giống của nó. Vì vậy sự diễn tả của bạn sẽ hoàn toàn mới mẻ, và sự mới mẻ ấy sẽ có sức thu hút những tâm hồn đang khao khát từ mọi nơi tìm về. Đức Phật cũng vậy. Sau khi đắc đạo Ngài đã phát biểu kinh nghiệm tâm linh của Ngài một cách hoàn toàn mới mẻ. Ngài không dựa vào những bộ kinh Phệ Đà, không trích dẫn những bộ Áo Nghĩa Thư, không lập lại Gita. Kinh nghiệm bản thân của Ngài tự nó là một thẩm quyền tối hậu. Ngài không nói gì khác những bộ kinh kia, xét về mặt chân lý. Cái độc đáo và thiên tài của Ngài là lối phát biểu hoàn toàn mới mẻ, và những phương pháp hiệu nghiệm mà Ngài đã dùng để giáo huấn đệ tử. Vả lại, những phát biểu của những thánh nhân đời trước ấy sau nhiều ngàn năm đã mất dần ý nghĩa; chúng không còn mang theo sức mạnh như mới ngày nào được thoát ra từ miệng của những thánh nhân ấy. Vì vậy Ngài mới phải xuất hiện để làm sáng tỏ lại những chân lý ấy, và đem lại tin tưởng cho những tâm hồn đang khao khát. Kể từ lúc Phật giảng bài pháp đầu tiên, bài Chuyển Pháp Luân - Dhamma Chakrapravatan Sutra - đến nay đã hơn 2500 năm. Rất nhiều thay đổi đã xảy ra. Thế giới ngày nay nhiều phần phức tạp hơn thế giới mà trong đó Ngài hoằng pháp. Ngay cả trong giới Phật tử cũng có nhiều người không đồng ý với Ngài.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Osho":Cân Bằng Thân TâmCuộc Sống Tình Yêu Tiếng CườiĐạo Ba Kho Báu - Tập 1Đạo Ba Kho Báu - Tập 2Đạo Ba Kho Báu - Tập 3Đạo Ba Kho Báu - Tập 4Dũng Cảm - Vui Sống Hiểm NguyKhông Nước Không TrăngKinh Kim CươngKinh Nghiệm Mật TôngCon Đường Mây TrắngNhận Biết - Chìa Khóa Sống Trong Cân BằngSách Về Cái KhôngSáng Tạo - Khơi Nguồn Sức Mạnh Bên TrongThân Thiết - Tin Cậy Bản Thân Mình Và Người KhácThiền - Tự Do Đầu Tiên Và Cuối CùngTình Yêu - Tự Do - Một MìnhTrưởng Thành - Trách Nhiệm Là Chính MìnhTừ Bi - Việc Nở Hoa Tối Thượng Của Tình YêuTủ Thuốc Cho Linh HồnTừ Thuốc Tới ThiềnVui Vẻ - Hạnh Phúc Tới Từ Bên TrongCuộc Hành Hương Nội TạiHạnh Phúc Tại Tâm10 Mẩu Chuyện ThiềnĐạo - Con Đường Không LốiĐạo: Đường Vô Lộ - Tập 1Đạo: Đường Vô Lộ - Tập 2Nhạc Cổ Trong Rặng ThôngThuyền RỗngThân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh PhúcZorba PhậtChiều Bên Kia Cái BiếtYêu - OshoLuận Về Cuộc Đời - 365 Ngày Khai Sáng Tâm HồnBát Nhã Tâm Kinh OshoTrò Chuyện Với Vĩ NhânBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 1: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 2: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngHoa Sen TrắngTrực Giác Siêu LinhKinh Nghiệm TantraThực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại NhấtVedanta - 7 Bước Tới SamadhiKỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 1Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 2Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 3Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 4Bước Trong Thiền, Ngồi Trong ThiềnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bát Nhã Tâm Kinh Osho PDF của tác giả Osho nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.