Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1 (Tô Hoài)

Năm vừa qua, Chuyện cũ Hà Nội đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội tặng giải thưởng Thăng Long 1997-1998. Thật xứng đáng, vì trong khoảng chục năm trở lại đây, Chuyện cũ Hà Nội là một tập ký sự thật đặc sắc về đề tài Hà Nội.

Có thể coi đó là một thứ Vũ Trung tùy bút thời hiện đại, vì với những mẩu chuyện không dài, Tô Hoài với tư cách một chứng nhân đã ghi lại “muôn mặt đời thường” của cái Hà Nội thời thuộc Tây. Tuy mới qua sáu, bảy chục năm mà dường như không mấy ai nhớ nữa, thậm chí đã trở thành chuyện đời xưa.

Chuyện cũ Hà Nội ở lần xuất bản đầu tiên vào năm 1986 mới chỉ có bốn chục truyện. Tới lần tái bản này sách gồm 114 chuyện. Không gian được mở rộng, thời gian được dãn dài, chuyện đời, chuyện người phong phú lên nhiều. Điều đáng nói trước hết là ở lần in đầu, có lẽ nặng lòng với vùng quê ven đô sâu nặng ân tình nên các câu chuyện cũng nghiêng về những miền đất ngoại ô. Nay thì cả một nội thị Hà Nội dàn trải trong tập sách: Băm sáu phố phường, Cái tàu điện, Phố Mới, Phố Hàng Đào, Phố Hàng Ngang, Phố Nghề, Hội Tây, Bà Ba (Bé) Tý, Tiếng rao đêm, Cơm đầu ghế, Chiếc áo dài, Ông Hai Tây, Cây Hồ Gươm v.v. Chỉ nêu vài tên bài như thế cũng thấy sự hiện diện đa dạng của cái nội thành đa đoan lắm chuyện. Phố Hàng Đào với những “mợ Hai” khinh khỉnh, vàng ngọc đầy cổ đầy tay, phố Hàng Ngang với những chú tây đen thờ lợn, chủ hiệu vải, sinh hoạt bí hiểm song cũng đa tình, Phố Mới có nhà cầm đồ Vạn Bảo “lột da” dân nghèo, có cả chợ đưa người, một thứ chợ môi giới thuê mướn - cả mua bán - những vú em, thằng nhỏ, con sen… những thân phận nghèo hèn đem thân làm nô bộc cho thiên hạ.

Rồi cái tầu điện leng keng, những ngày Hội Tây bên bờ Hồ Gươm, những tà áo dài từ thuở thay vai và nhuộm nâu Đồng Lầm đến áo Lơ Muya sặc sỡ mốt thời trang một thời…

Cái hay ở Tô Hoài là những cái lăng nhăng sự đời ấy (chữ của Tản Đà) đã có ít nhiều người ghi lại. Chuyện ông Hai Tây làm xiếc, Bà Bé Tý lên đồng… sách báo đã từng đề cập. Nhưng lần này Tô Hoài lại nhìn ra những nét hoạt kê mới; hay cũng đã nhiều người viết về quà Hà Nội nhưng các bài Chả cá, Bánh cuốn, Phở của Tô Hoài có những thông tin hay, mới mẻ, ngay như Nguyễn Tuân cũng chưa phát hiện hết. Cũng như các loại tiếng rao hàng ban đêm thì Thạch Lam đã ghi chép vậy mà ở Tiếng rao đêm của Tô Hoài vẫn có nhiều ý tứ mới. Tìm mua: Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1 TiKi Lazada Shopee

Như vậy đó, với vài nét ký họa, Tô Hoài đã vẽ được cái thần thái của một thành phố nghìn tuổi đang đô thị hóa gấp gáp trở thành nửa Tây nửa ta, nửa cũ nửa mới, nửa sang nửa quê…

Có một Hà Nội nhố nhăng như thế thì cũng có một Hà Nội lầm than.

Cảnh lầm than ấy càng rõ nét hơn ở các làng quê ven nội. Thợ cửi, thợ giấy làm quần quật ngày đêm mà vẫn đói khổ, rồi nạn Tây đoan sục bắt rượu lậu và những người dân lành đói khổ phải nhận đi “tù rượu thay” để vợ con ở nhà có người chu cấp. Sự bần cùng ấy hằn sâu nhất trong chuyện Chết đói. Nạn đói năm 1945 đã làm vợi đi của làng Nghĩa Đô bao người. Ngay cả tác giả và bạn văn Nam Cao nếu không có một người quen ý tứ trả công dạy học lũ con ông ta bằng gạo thì “không biết chúng tôi có mắt xanh lè giống thằng Vinh hay dì Tư không, hay còn thế nào nữa”.

Những câu chuyện “tang thương ngẫu lục” ấy đủ giúp bạn đọc trẻ nhận thấy thời nay hơn hẳn thời cũ, cuộc sống khá giả hơn trước nhiều lắm. Cho nên nói chuyện cũ mà tư tưởng sách không hề cũ.

Trong sách còn một mảng kể về phong tục. Nhiều cái nay không còn. Như các đám múa sư tử thì đêm Rằm Trung Thu ở những phố Hàng Ngang, Hàng Đường và đánh nhau chí tử, quang cảnh những ngày áp tết dường như cả nước kéo về Hà Nội… Ở ven đô thì hội hè đình đám, khao vọng, đám ma… Các bài Làm ma khô, Thẻ thuế thân, Khổng Văn Cu vừa bi vừa hài. Có một bài tuyệt hay, đó là bài mô tả đám rước Thánh Tăng. Đích thị là một lễ hội phồn thực có từ đời nảo đời nao mà tới tận thời Pháp thuộc vẫn còn tồn tại, lại ở ngay sát nách kinh kỳ. Bấy nhiêu hình ảnh không bao giờ xuất hiện nữa nhưng tôi cứ nghĩ rằng ngày nay, ít ra thì những nhà làm phim lịch sử, viết truyện lịch sử, dựng kịch lịch sử rất cần đến. Chuyện cũ Hà Nội chính là một tập ký sự về lịch sử. Thể này đòi hỏi ở nhà văn ngoài tài văn chương còn phải có vốn liếng kiến thức về cuộc đời, có năng lực quan sát và kỹ thuật phân tích, để trên cơ sở đó trình bày được những điều cần nói từ những sự vật, sự việc, con người. Tô Hoài đã làm được như vậy. Sự hiểu biết của ông về Hà Nội thời thuộc Pháp thật phong phú, thêm sự quan sát tinh, phân tích sắc, văn lại đậm đà và hóm, các mẩu chuyện dù là chân dung một nhân vật, ký họa về một cảnh, hay giãi bày một tâm sự, đều hấp dẫn, vì đó là những điều mới lạ (dù là chuyện thời cũ) và rung động lòng người vì những tình cảm chân thành nhân hậu.

Chuyện cũ Hà Nội còn có thể coi là một tập điều tra xã hội học về Hà Nội thời nửa đầu thế kỷ XX bằng văn chương. Bất luận bạn đọc ở giới nào cũng có thể tìm được những điều mình cần biết mà chưa biết. Chuyện cũ Hà Nội được giải thưởng Thăng Long có lẽ còn vì lẽ đó.

NGUYỄN VINH PHÚC

10.1999

***

Tô Hoài (tên khai sinh: Nguyễn Sen; 27 tháng 9 năm 1920 - 6 tháng 7 năm 2014) là một nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm đề tài thiếu nhi của ông được dịch ra ngoại ngữ. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật Đợt 1 (1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.

Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam. Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,… nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.

Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tô Hoài":Dế Mèn Phiêu Lưu KýCát Bụi Chân AiGiữ Gìn 36 Phố PhườngKý Ức Phiên LãngChuyện Cũ Hà Nội - Tập 1Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2Tuổi Trẻ Hoàng Văn ThụBa Người KhácChiếc Áo Xường Xám Màu Hoa ĐàoChuyện Để QuênKhách NợKí Ức Đông DươngKý Ức Phiêu LãngNhà ChửNhững Ngõ PhốTrạng HítMười NămQuê NhàMiền TâyMẹ Mìn Bố MìnKẻ Cướp Bến Bỏi

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1 PDF của tác giả Tô Hoài nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Thành Cát Tư Hãn
Thành Cát Tư Hãn Thành Cát Tư Hãn – Nguyễn Trọng Khanh Cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn là một hình ảnh thu gọn lại mười hai thế kỷ mà dân du mục miền đồng cỏ đã tràn ra bốn phương tàn phá các dân tộc định cư có nền văn minh vững chãi. Trước ông không có nhà chinh phục nào gây được uy vũ làm kinh hoàng cả thiên hạ, đến nỗi khi dân Âu Châu nghe đến tên Thành-Cát-Tư-Hãn đều hãi hùng cho là “ngày tận thế đã tới rồi!”. Ông áp dụng triệt để lối khủng bố để cai trị và thẳng tay tàn sát để ngăn ngừa những cuộc quật khởi chống đối. Những gì mà Âu Châu đã lên án Attila và Ấn Độ đã lên án Mihirakonia thật chẳng thấm vào đâu so với những cuộc tàn phá của Thành-Cát-Tư-Hãn ở những nước bại trận như Trung Quốc, Đại Hồi… Tam Quốc @ Diễn Nghĩa Sử Ký Tư Mã Thiên Binh Pháp Tôn Tử Có rất nhiều nhân vật nổi tiếng được cho là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn, là những kẻ đi xâm chiếm nhiều đất đai về tay mình như Timur Lenk, kẻ chinh phục dân Thổ Nhĩ Kỳ, Babur, người sáng lập ra đế quốc Mogul trong lịch sử Ấn Độ. Những hậu duệ khác của Thành Cát Tư Hãn còn tiếp tục cai trị Mông Cổ đến thế kỷ 17 cho đến khi nó bị Đế quốc Thanh của người Mãn Châu thống trị lại. Mời các bạn đón đọc.
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Lịch Sử Văn Minh Thế Giới là cuốn sách cung cấp đến bạn đọc những kiến thức cơ bản về quá trình ra đời và phát triển của các nền văn minh tiêu biểu trong lịch sử loài người. Bạn có bao giờ thắc mắc trước khi những thiết bị hiện đại bạn đang sử dụng hàng ngày như một điều tất nhiên, con người đã tìm tòi và khám phá ra cách định luật khoa học như thế nào không? Lịch Sử Văn Minh Thế Giới tóm tắt lại tất cả những phát kiến khoa học của văn minh nhân loại theo tiến trình thời gian, giúp chúng ta nắm bắt được những kiến thức tổng quát về sự hình thành và phát triển của một xã hội hiện đại như ngày nay. Thế Giới 5000 Năm Lịch Sử Dân Tộc Mỹ Lược Sử Thời Gian Cuốn sách này như một kho tàng kiến thức giúp bạn trân trọng những gì đang có. Để có được một cuộc sống hiện đại với những tiện ích tối tân như ngày nay, biết bao nhiêu thế hệ các nhà khoa học, nhà phát minh phải làm việc vất vả, nghiên cứu và thí nghiệm hàng ngàn lần để cho ra đời những tiện ích phục vụ cuộc sống con người. Nội dung cuốn sách Phần I của Bộ sách: “Di sản phương Đông” được chia thành 3 tập: 1. Thiết lập nền văn minh và văn minh vùng Cận Đông 2. Văn minh Ấn Độ và các nước láng giềng 3. Văn minh Trung Hoa và Nhật Bản Qua phần I – Di sản phương Đông, toàn bộ quá khứ phương Đông được tái hiện một cách sinh động từ thời kỳ cổ đại hàng chục ngàn năm trước Công nguyên cho đến thời cận đại theo những bước chân đã đưa con người từ thời mông muội hồng hoang đến thời kỳ văn minh rực rỡ. Chiến tranh và máu lửa, những kiệt tác của nghệ thuật và thơ ca, những công trình kiến trúc vĩ đại, những tư tưởng đầy minh triết, những khát vọng tâm linh muôn thuở, những phát minh kỳ diệu, những phong tục tập quán lạ lùng, những sinh hoạt bình dị đời thường của người bình dâ tất các đều được trình bày bằng một văn phong đầy lôi cuốn. Mỗi chương, mỗi đoạn trong phần I – Di sản phương Đông có thể làm tổn thương vài người yêu nước hoặc chỉ giải khuây cho vài tâm hồn thiên về huyền học: người Do Thái theo Chính Thống giáo sẽ cần đến đức kiên nhẫn của tổ tiên để có thể tha thứ cho những trang viết về Yahveh; người Hindu có tinh thần siêu hình học sẽ than khóc tiếc thương cho những trang viết nguệch ngoạc về triết học Ấn Độ; còn các bậc hiền nhân Trung Quốc hoặc Nhật Bản sẽ mỉm cười khoan dung trước những đoạn trích dẫn ngắn ngủi lại không phù hợp từ kho tàng văn chương và triết học Viễn Đông. Qua Phần I “Di sản phương Đông”, toàn bộ quá khứ phương Đông được tái hiện một cách sinh động từ thời kỳ cổ đại hàng chục ngàn năm trước Công nguyên cho đến thời cận đại theo những bước chân đã đưa con người từ thời mông muội hồng hoang đến thời kỳ văn minh rực rỡ. Chiến tranh và máu lửa, những kiệt tác của nghệ thuật và thơ ca, những công trình kiến trúc vĩ đại, những tư tưởng đầy minh triết, những khát vọng tâm linh muôn thuở, những phát minh kỳ diệu, những phong tục tập quán lạ lùng, những sinh hoạt bình dị đời thường của người bình dâ tất các đều được trình bày bằng một văn phong đầy lôi cuốn. Chúng ta sẽ bất ngờ khi biết được rằng tám yếu tố thiết yếu để cấu tạo nên nền văn minh đều phát xuất từ phương Đông. Và chúng ta càng phục tầm nhìn lịch sử của tác giả, khi ông dự đoán được sự trỗi dậy của Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản, và Thái Bình dương sẽ trở thành tiêu điểm cho cuộc “tranh bá đồ vương” của thế giới. Hy vọng bản dịch này sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về phương Đông, cội nguồn của minh triết, mà bao thế hệ qua, chúng ta vẫn thờ ơ, khi đối diện với nền văn minh duy lý phương Tây. Có thể lịch sử đã đi trọn vẹn một chu kỳ để đến giờ đây, một bậc thức giả phương Tây giúp chúng ta nhìn lại được những giá trị của mảnh đất quê hương. Nếu bạn đang cầm trên tay tập sách này, thì có thể nói rằng bạn đang cầm trên tay một “mảnh ghép bất biến” của lịch sử. Nếu sưu tầm đầy đủ 11 Phần của cả Bộ sách này, thì có thể nói rằng bạn đọc đang chứa cả một “kho tàng lịch sử văn minh nhân loại” trong tủ sách nhà mình. Bởi lẽ, tất cả mọi thứ đều có thể thay đổi, nhưng lịch sử thì không. Chính vì thế, dù không thể tránh khỏi những khuyết thiếu nhất định, nhưng bộ sách này vẫn sẽ trường tồn về mặt giá trị và sống mãi theo thời gian.
Việt Sử Toàn Thư
Việt Sử Toàn Thư Việt Sử Toàn Thư Việt Sử Toàn Thư là tên của 1 quyển sách về Lịch sử Việt Nam do sử gia Phạm Văn Sơn biên soạn năm 1960. Theo Phạm Văn Sơn thì ông “hy vọng tác phẩm này sẽ hợp với nhu cầu của tình thế một phần nào, góp được ít nhiều công quả cần thiết cho sự phát triển và xây dựng văn học của nước nhà trong giai đoạn mới của lịch sử”. Việt Sử Toàn Thư trình bày những sự kiện lịch sử của Việt Nam, được chia làm ba phần chính từ thời Bắc thuộc, đến Việt Nam trên đường độc lập và thời kỳ Việt Nam mất độc lập vào tay Pháp. Nam Việt Lược Sử Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Các Triều Đại Việt Nam Các sách ghi chép về Lịch sử Việt Nam được đánh giá là tương đối ít và chưa thật sự đầy đủ. Hy vọng với Việt Sử Toàn Thư qúy độc giả sẽ có thêm một cái nhìn về lịch sử dân tộc ta trong suốt chiều dài từ thời Bắc thuộc đến khi Pháp xâm chiếm. Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc bộ sử này. Đừng quên chia sẻ cuốn sách cho bạn bè và đăng ký email nhận thông báo sách hay  hàng tuần.
Người Trung Quốc Xấu Xí
Người Trung Quốc Xấu Xí Người Trung Quốc Xấu Xí Người Trung Quốc Xấu Xí được viết và xuất bản ban đầu ở Đài Loan, và có một cái nhìn độc đáo về văn hóa và các chế độ chính trị Trung Quốc, đặc biệt chỉ trích những phong trào Phản hữu, Cách mạng Văn hóa,v.v…và cả Mao Trạch Đông. Ông Bá Dương sinh năm 1920 ở Trung Quốc lục địa, chạy sang Đài Loan năm 1949 khi cộng sản thắng tại Trung Quốc. Là một nhà thơ, nhà văn, nhà báo và sử gia. Ông đã bị bỏ tù 10 năm tại Lục Đảo (Đài Loan) vì dịch sang tiếng Trung Quốc một tranh hý họa Popeye mà chính phủ Đài Loan cho là phạm thượng. Năm 1977, khi ra khỏi nhà tù, ông bắt đầu đi nói chuyện về hiện tượng Người Trung Quốc Xấu Xí. Hồi Ký Lý Quang Diệu Các Triều Đại Việt Nam Thế Giới 5000 Năm Những bài nói chuyện của ông và của những người tranh luận với ông được tập trung lại thành quyển sách mà các bạn đang cầm ở tay. Ông hiện sống ở Đài Loan với vợ là bà Dương Hương Hoa, một thi sĩ. Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc cuốn Người Trung Quốc Xấu Xí. Đừng quên chia sẻ cuốn sách này cho bạn bè và đăng ký nhận sách hay hàng tuần.