Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sống Với Tâm Từ (Nguyễn Duy Nhiên)

Sống trong cuộc đời, chúng ta bao giờ cũng mong có một ngày sẽ biết thương mình sâu sắc hơn và gần gũi với người chung quanh hơn. Nhưng chúng ta hành động hoàn toàn ngược lại. Ta tự đóng kín mình, rất sợ sự thân mật, và mang mặc cảm ngăn cách, xa lìa với sự sống chung quanh. Chúng ta thèm khát tình thương nhưng cứ ôm chặt sự cô đơn. Chính cái ý tưởng sai lầm rằng mỗi chúng ta là một phần tử khác biệt, độc lập đã là nguồn gốc của nỗi đau này. Nhưng làm sao ta có thể giải thoát ra khỏi nó?

Chính là nhờ vào con đường tu tập, vào sự bứng nhổ tận gốc rễ cái ảo tưởng rằng ta là một cá thể riêng biệt mà ta tìm lại được hạnh phúc chân thật sẵn có trong ta. Hạnh phúc ấy sẽ tỏa chiếu và biểu hiện ra thế giới chung quanh. Ta sẽ khám phá rằng: sự sống của ta nối liền với mọi sự sống khác. Chúng ta sẽ tiếp xúc được với nguồn năng lượng lớn của hạnh phúc, vượt ra ngoài mọi ý niệm và ước định. Và sự giải thoát ấy sẽ giúp ta sống tự tại trong cuộc đời, không còn bị chi phối hoặc giam giữ bởi những giới hạn do chính ta đặt ra.

Đức Phật gọi con đường tâm linh đưa đến sự giải thoát này là “sự khai phóng con tim thương yêu.” Và Ngài đã chỉ cho chúng ta một phương pháp rất cụ thể, giúp ta đem con tim mình ra khỏi sự cô lập, nối liền với mọi sự sống khác. Con đường tu tập thực tiễn ấy vẫn có mặt với chúng ta hôm nay, giúp ta nuôi dưỡng và tăng trưởng những phẩm chất từ, bi, hỷ và xả trong lòng ta. Bốn phẩm chất ấy còn được gọi là Tứ vô lượng tâm, là những trạng thái tâm thức tốt đẹp và mạnh mẽ nhất mà ta có thể thực tập để chứng nghiệm được. Trong tiếng Pali, ngôn ngữ đầu tiên được sử dụng để ghi chép kinh điển, bốn đặc tính ấy được gọi là brahma-vihara. Brahma có nghĩa là Phạm thiên. Vihara có nghĩa là nơi cư trú. Brahma-vihara được dịch là Phạm trú hay Thiên trú, tức là nơi cư ngụ của chư thiên. Khi thực hành phương pháp thiền tập này, chúng ta chọn từ (metta), bi (karuna), hỷ (mudita) và xả (upekkha) làm nơi cư trú của mình. Và bốn trạng thái ấy cũng là bốn trú xứ của hạnh phúc.

Lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với pháp môn thiền tập Tứ vô lượng tâm này là vào năm 1971, khi tôi mới bước chân vào đạo Phật, tại Ấn Độ. Lúc ấy, tôi cùng với một số đông người Tây phương khác sang Đông phương học đạo. Ngày đó tôi còn rất trẻ. Nhưng ước vọng tìm được chân lý cuộc đời và nhận thức về những khổ đau đang mang nặng đã thúc đẩy tôi bước chân vào hành trình ấy.

Một chướng ngại mà chúng tôi gặp phải trong thời gian ấy là thay vì tìm được hạnh phúc, chúng tôi lại nhận lãnh thêm nhiều khổ đau hơn nữa! Chúng tôi phải đối diện với thời tiết hết sức nóng bức và những chứng bệnh vùng nhiệt đới. Tìm mua: Sống Với Tâm Từ TiKi Lazada Shopee

Bảy năm sau, một số chúng tôi đã cùng nhau thành lập trung tâm thiền tập Insight Meditation Society tại Barre, Massachusetts, Hoa Kỳ. Có lần, một chị bạn đã tu tập chung với tôi nhiều năm kể cho những vị bác sĩ làm việc tại một bệnh viện tư trong vùng về kinh nghiệm của chị khi sống ở Ấn Độ. Chị mô tả cái nóng kinh khiếp của mùa hè ở New Delhi, nhiệt độ có khi lên đến hơn 430C. Vào một mùa hè, khi cần xin gia hạn hộ chiếu, chị đã lội bộ ngoài đường từ văn phòng cơ quan này sang văn phòng cơ quan khác dưới cái nóng kinh người đó. Chị kể cho họ nghe rằng mùa hè năm đó chị yếu lắm, mới vừa hồi phục sau cơn bệnh viêm gan, kiết lỵ và sán lãi. Chị còn nhớ vị bác sĩ mở to mắt nhìn, hết sức kinh dị và nói: “Cô đã bị mắc bấy nhiêu chứng bệnh mà còn muốn xin gia hạn giấy tờ để ở lại lâu thêm! Cô muốn gì nữa, chờ mắc thêm bệnh cùi nữa mới thấy đủ hay sao!”

Nhìn bề ngoài thì chuyến đi của chúng tôi sang Ấn Độ dường như chỉ đầy những bệnh tật và khó khăn, một sự cố gắng dũng cảm hay rất ngu si! Nhưng mặc dù đã phải chịu đựng những khổ đau thể chất ấy, chị bạn tôi vẫn cảm thấy rất gắn bó với nó. Tôi biết rằng, chị đã có những kinh nghiệm rất kỳ diệu trong tâm. Thời gian ở Ấn Độ của chúng tôi hoàn toàn vượt ngoài những lề lối và tập quán xã hội giả tạo thông thường. Nó cho phép chúng tôi nhìn lại mình với một ánh mắt mới tinh. Nhờ thiền tập, đa số chúng tôi đã có thể tiếp xúc được với khả năng tốt lành đang sẵn có trong chính mình, và có một liên hệ mới với những người chung quanh. Tôi sẽ không bao giờ trao đổi kinh nghiệm ấy với bất cứ điều gì - không có tiền bạc, danh vọng, quyền lực hay sự vinh dự nào có thể đánh đổi được!

Năm đó, ngồi dưới cội bồ-đề tại Bồ-đề Đạo Tràng, nơi đức Phật đã từng thành đạo, tôi phát nguyện sẽ tinh tấn tu tập để tiếp nhận được món quà tình thương mà đức Phật tự ngài đã thành đạt và thể hiện. Tứ vô lượng tâm, hay Tứ thiên trú - từ, bi, hỷ và xả - là món quà tình thương ấy, và đó cũng là di sản mà đức Phật đã truyền lại cho chúng ta. Thực hành theo con đường ấy, chúng ta sẽ học phát triển những tâm thức thiện, hạnh phúc, và buông bỏ những tâm thức bất thiện, khổ đau.

Sự phân biệt giữa những tập quán thiện trong tâm - luôn đưa ta đến tình thương và sự tỉnh giác -với những tập quán bất thiện - luôn đưa ta đến khổ đau và sự ngăn cách - sẽ giúp ta đạt đến một trạng thái toàn hảo trên đường tu tập. Có lần đức Phật dạy:

“Hãy buông bỏ những gì bất thiện. Ai cũng có khả năng buông bỏ những điều bất thiện. Nếu đó là việc không thể làm được thì ta đã không khuyên dạy các con. Nếu sự buông bỏ những điều bất thiện sẽ đem lại sự nguy hại và khổ đau, ta đã không khuyên các con buông bỏ chúng. Nhưng vì việc ấy mang lại lợi lạc và hạnh phúc, cho nên ta mới nói: Hãy buông bỏ những điều bất thiện.

“Hãy phát triển những điều thiện. Ai cũng có khả năng phát triển những điều thiện. Nếu đó là việc không thể làm được thì ta đã không khuyên dạy các con. Nếu sự phát triển những điều thiện sẽ đem lại sự nguy hại và khổ đau, ta đã không khuyên các con. Nhưng vì việc ấy mang lại lợi lạc và hạnh phúc, cho nên ta mới nói: Hãy phát triển những điều thiện.”

Bạn biết không, khi ta buông bỏ những hành động bất thiện mang lại khổ đau, không phải vì ta sợ hãi hoặc ghét bỏ chúng. Ta cũng không tự trách mình vì đã để chúng phát khởi trong tâm. Ta không thể buông bỏ bằng cách xua đuổi hoặc chối bỏ với một tâm giận dữ. Ngược lại, ta chỉ có thể thật sự buông bỏ bằng tình thương mà thôi: Tình thương đối với chính mình và với người khác. Tình thương sẽ là một ngọn đèn soi sáng, giúp ta nhận diện được những gánh nặng và nhìn chúng tự rơi rụng.

Chúng ta không nên si mê mang vác trong ta những trạng thái tâm thức như là sân hận, sợ hãi và vướng mắc, vốn chỉ đem lại khổ đau cho ta và những người quanh ta. Chúng ta có thể trút bỏ chúng như buông bỏ một gánh nặng. Thật vậy, chúng ta mệt mỏi vì đi đâu cũng khuân vác theo mình một gánh nặng đầy những phản ứng bất thiện vì tập quán và thói quen. Bạn hãy nhìn lại, thật ra ta không cần những thứ ấy đâu, hãy buông bỏ chúng đi!

Phát triển điều thiện có nghĩa là tìm lại ngọn lửa thiêng của tình thương lúc nào cũng có mặt trong mỗi chúng ta. Trên con đường tu tập, ta cần biết sửa lại cách nhìn sai lầm của mình, cách nhìn sai lệch về tiềm năng của chính ta. Tiềm năng ấy không bị giới hạn, và ta sẽ dùng sự tu tập để biến nó thành hiện thực, kinh nghiệm thực tiễn trong từng giây phút. Phát triển điều thiện có nghĩa là ta sống đúng với khả năng chân thật của mình.

Thật ra tiềm năng ấy lúc nào cũng có mặt, cho dù trong quá khứ ta đã từng bị kẹt vào những ý niệm sai lầm về sự giới hạn của mình. Cũng như khi bước vào một căn phòng tối, ta mở đèn lên. Không cần biết căn phòng ấy đã bị tối bao lâu - một ngày, một tháng, một năm, hay một trăm ngàn năm cũng vậy - khi ta bật đèn lên căn phòng sẽ rực sáng ngay. Một khi ta tiếp xúc với khả năng thương yêu và hạnh phúc của mình - những điều thiện - là ta đang bật đèn lên. Thực tập Tứ vô lượng tâm, hay Tứ thiên trú, là một phương cách mở đèn lên và duy trì ánh sáng ấy. Đó là một tiến trình chuyển hóa tâm linh vô cùng kỳ diệu.

Sự chuyển hóa ấy bắt đầu bằng những bước chân trên con đường tu tập: đem lý thuyết ra để thực hành, mang lại cho chúng sự sống. Chúng ta cố gắng buông bỏ những điều bất thiện và nuôi dưỡng những điều thiện với niềm tin rằng ta có thể thành công. “Nếu đó là việc không thể làm được thì ta đã không khuyên dạy các con.” Hãy nhớ lời dạy ấy của đức Phật. Chúng ta đi trên con đường tu tập với ý thức rằng mỗi người trong chúng ta đều có khả năng thể hiện được tiềm năng thương yêu và hiểu biết của chính mình.

Con đường ấy bắt đầu bằng một nhận thức về sự hợp nhất giữa ta và người khác nhờ vào con tim rộng lượng, thái độ không gây tổn hại, cũng như lời nói chân chánh và hành động chân chánh. Dựa trên nền tảng đó, chúng ta sẽ thanh lọc tâm mình bằng năng lực thiền định. Và tuệ giác của ta cũng sẽ sâu sắc hơn khi ta hiểu được chân lý, cũng như khi ý thức được những khổ đau gây nên bởi sự ngăn cách. Ta sẽ có hạnh phúc khi biết rằng mọi sự sống đều có tương quan mật thiết với nhau. Hiểu thấu được tự tánh của mọi vật là một thành quả viên mãn trên con đường tu tập. Phương pháp tu tập thiền Tứ vô lượng tâm, hay Bốn trú xứ của hạnh phúc, vừa là phương tiện để đạt được tuệ giác ấy, vừa là sự hiển bày tự nhiên của chính nó.

Tôi bắt đầu tu tập theo con đường Tứ vô lượng tâm này vào năm 1985, tại Miến Điện. Dưới sự hướng dẫn của ngài Sayadaw U Pandita, một thiền sư thuộc truyền thống Nguyên thủy. Mỗi ngày của tôi đều hoàn toàn tận tụy cho việc thực tập duy trì và nuôi dưỡng tâm từ, bi, hỷ và xả. Đó là những ngày tháng thật nhiệm mầu! Thời gian tinh tấn tu tập ấy đã làm sáng tỏ và kiên cố những trạng thái hạnh phúc ấy trong tôi. Ngay cả sau khi khóa tu đã chấm dứt, tôi vẫn thấy rằng chúng không hề phai mờ đi, mà còn thật sự trở thành nơi an trú vững vàng. Thỉnh thoảng, có đôi lúc tôi đánh mất chúng, nhưng bản năng tự quay về luôn mang tôi trở lại an trú trong ngôi nhà hạnh phúc của từ, bi, hỷ, xả.

Trong quyển sách này, tôi xin được chia sẻ với các bạn những phương pháp thiền tập tôi đã có dịp tiếp xúc lần đầu tiên tại Ấn Độ, và sau đó đã được thực tập có hệ thống hơn tại Miến Điện. Từ ngày đầu tiên bước chân vào đạo Phật, những vị thầy của tôi, bằng cách riêng của mỗi người, đã chỉ cho tôi thấy được sự huyền diệu của tâm từ và khả năng rộng lớn vô cùng của nó. Quyển sách này ra đời như một sự cảm tạ rất lớn đối với các ngài. Những phương pháp thiền tập được trình bày ở đây được cung hiến với một lòng biết ơn sâu xa vì tôi đã có cơ hội học hỏi chúng, và mong rằng mọi người khác cũng sẽ tìm thấy được nhiều lợi lạc như tôi.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Duy Nhiên":Chánh Niệm Thực Tập Thiền QuánCòn Nương Tựa Thì Còn Dao Động30 Ngày Thiền QuánĐức Phật Bên TrongSống Với Tâm Từ

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống Với Tâm Từ PDF của tác giả Nguyễn Duy Nhiên nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bạn Là Mãi Mãi (Lobsang Rampa)
Lời tựa Tôi là Tuesday Lobsang Rampa. Đó là cái tên duy nhất của tôi, bây giờ là tên hợp pháp của tôi, và tôi sẽ không trả lời thêm nữa. Rất nhiều thư gửi đến tôi với một đống những cái tên kỳ lạ, và tôi đã ném chúng vào sọt rác, vì như đã nói, tên duy nhất của tôi là Tuesday Lobsang Rampa. Tất cả những cuốn sách của tôi là sự thật, tất cả những lời xác nhận của tôi cũng hoàn toàn là sự thật. Nhiều năm trước, báo chí Anh và Đức đã bắt đầu một chiến dịch chống lại tôi ở thời điểm mà tôi không thể bảo vệ bản thân mình bởi vì tôi gần như chết vì nhồi máu cơ tim. Tôi bị khủng bố một cách không thương xót và điên rồ. Thực tế có một vài người ghen tị với tôi, vì vậy họ thu thập ‘chứng cứ’, nhưng một điều rõ ràng là ‘những nhà sưu tập chứng cứ’ ấy chẳng thèm thử nhìn đến TÔI! Thật không bình thường khi mà ‘một bị cáo’ lại không có nổi một cơ hội để kể lại sự tình. Một người được coi là vô tội chừng nào anh ta chưa bị chứng minh là có tội. Tôi CHƯA BAO GIỜ ‘bị chứng minh là có tội’, và cũng chưa bao giờ được cho phép tự chứng minh là mình THÀNH THẬT! Các tờ báo của Anh và Đức không cho tôi bất kỳ một khoảng trống nào trên các trang của họ, vì vậy tôi ở địa vị thật không may là mặc dù vô tội và trung thực, nhưng cũng chẳng thể cho ai biết câu chuyện của mình. Một kênh truyền hình lớn mời tôi tham gia phỏng vấn, nhưng họ KHẲNG ĐỊNH rằng tôi phải nói những gì họ muốn, hay nói cách khác, là nói dối. Tôi muốn nói sự thật, vì vậy họ không cho tôi xuất hiện. Tìm mua: Bạn Là Mãi Mãi TiKi Lazada Shopee Vậy, tôi xin khẳng định lại một lần nữa, rằng mọi thứ tôi viết là sự thật, Mọi lời xác nhận của tôi là sự thật. Lý do đặc biệt mà tôi phải nhấn mạnh rằng tất cả những điều này là sự thật vì trong một tương lai gần, những người như tôi sẽ xuất hiện, và tôi không muốn rằng họ phải chịu sự khổ sở như tôi đã trải qua và những hận thù luẩn quẩn. Rất nhiều người đã được nhìn thấy những giấy tờ xác nhận rằng tôi là một Lạt Ma cao cấp của tu viện Potala tại thủ đô Lhasa, Tây Tạng, và rằng tôi là một Bác sĩ có trình độ được đào tạo ở Trung Quốc. Mặc dù vậy, người ta vẫn cứ lờ đi khi những báo chí tọc mạch đến. Bạn sẽ đọc những cuốn sách của tôi với một tâm trí khẳng định tích cực rằng mọi điều là SỰ THẬT chứ? Tôi là chính mình mà thôi. Vậy tôi là thế nào, hãy đọc những cuốn sách tôi viết và bạn sẽ thấy Lobsang RampaDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lobsang Rampa":Bác Sĩ Từ LhasaBạn Là Mãi MãiCon Mắt Thứ Ba Tây Tạng Huyền BíTôi TinHang Động Của Các Lạt MaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bạn Là Mãi Mãi PDF của tác giả Lobsang Rampa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bác Sĩ Từ Lhasa (Lobsang Rampa)
MỤC LỤC VỀ TÁC GIẢ LỜI NÓI ĐẦU CỦA TÁC GIẢ CHƯƠNG I: VÀO XӬ LẠ CHƯƠNG II: TRÙNG KHÁNH Tìm mua: Bác Sĩ Từ Lhasa TiKi Lazada Shopee CHƯƠNG III: HỌC Y KHOA CHƯƠNG IV: LÁI MÁY BAY CHƯƠNG V: BÊN KIA CӰA TӰ CHƯƠNG VI: THẤU THỊ CHƯƠNG VII: CHUYẾN BAY ĐAU THƯƠNG CHƯƠNG VIII: KHI THẾ GIỚI CÒN NON TRẺ CHƯƠNG IX: NGƯỜI TÙ BINH CỦA QUÂN NHẬT CHƯƠNG X: PHÉP THỞ CHƯƠNG XI: BOMDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lobsang Rampa":Bác Sĩ Từ LhasaBạn Là Mãi MãiCon Mắt Thứ Ba Tây Tạng Huyền BíTôi TinHang Động Của Các Lạt MaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bác Sĩ Từ Lhasa PDF của tác giả Lobsang Rampa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bác Sĩ Từ Lhasa (Lobsang Rampa)
MỤC LỤC VỀ TÁC GIẢ LỜI NÓI ĐẦU CỦA TÁC GIẢ CHƯƠNG I: VÀO XӬ LẠ CHƯƠNG II: TRÙNG KHÁNH Tìm mua: Bác Sĩ Từ Lhasa TiKi Lazada Shopee CHƯƠNG III: HỌC Y KHOA CHƯƠNG IV: LÁI MÁY BAY CHƯƠNG V: BÊN KIA CӰA TӰ CHƯƠNG VI: THẤU THỊ CHƯƠNG VII: CHUYẾN BAY ĐAU THƯƠNG CHƯƠNG VIII: KHI THẾ GIỚI CÒN NON TRẺ CHƯƠNG IX: NGƯỜI TÙ BINH CỦA QUÂN NHẬT CHƯƠNG X: PHÉP THỞ CHƯƠNG XI: BOMDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lobsang Rampa":Bác Sĩ Từ LhasaBạn Là Mãi MãiCon Mắt Thứ Ba Tây Tạng Huyền BíTôi TinHang Động Của Các Lạt MaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bác Sĩ Từ Lhasa PDF của tác giả Lobsang Rampa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tiền Kiếp Và Luân Hồi Có Thật Không (Brian L. Weiss)
LỜI NGƯỜI DỊCH Thời đại ngày nay là thời đại khoa học, nhưng có thể nói chính xác hơn là thời đại khoa học vật chất, còn khoa học tinh thần thì có lẽ mới chỉ là những bước đi chập chững. Từ thượng cổ người ta đã suy nghĩ và tìm hiểu xem có tiền kiếp và luân hồi không, nhưng cho tới nay hầu như chưa có câu trả lời “khoa học”. Những ý niệm, khái niệm, ý tưởng về điều đó vẫn là một vấn đề nhức nhối gây bán tín bán nghi. Thì đây, tác phẩm này đích thực là một công trình khoa học dưới dạng thức văn học về tiền kiếp và luân hồi, một vấn đề xuyên suốt quá trình triết học, tôn giáo trong lịch sử loài người. Đúng như tác giả, Bác Sĩ Brian L. Weiss viết “loài người đã chống lại những thay đổi và không chấp nhận những ý tưởng mới”. Quả thật là như vậy. Vì đây là những vấn đề hết sức khó chứng minh một cách khoa học nhưng lại thật đơn giản trong khoa học tôn giáo đích thực. Bạn đọc hoàn toàn có thể tự do so sánh đối chiếu để tìm ra chân lý. Bạn có thể tin rằng có nhiều tiền kiếp và nhiều lần luân hồi hay không, điều đó cũng chẳng khác câu chuyện của Galileo xưa kia. Dù sao, trái đất vẫn cứ quay. Vì đây là chuyện khoa học nên nó được viết rất chân thật, giản dị, trong sáng song rất hấp dẫn vì xen lẫn hiện tại, quá khứ, những suy tư quí báu của tác giả. Tin chắc rằng bạn đọc sẽ rút ra được những kết luận bổ ích cho cuộc sống, và biết đâu nó cũng thay đổi hẳn cuộc sống của mình. Tự biết khả năng còn nhiều hạn chế, nhưng với tấm lòng nhiệt thành chúng tôi cố gắng hoàn thành dịch phẩm này, mong mang được ít nhiều lợi lạc cho người đọc. Tìm mua: Tiền Kiếp Và Luân Hồi Có Thật Không TiKi Lazada Shopee Chúng tôi xin chân thành cảm tạ chư Tôn Đức đã khích lệ và góp nhiều ý kiến bổ ích. Đặc biệt chúng tôi xin tri ân Đạo Hữu Trần Quốc Cường đã bỏ nhiều công phu để hiệu đính, sửa chữa những thiếu sót sai lầm, một đóng góp to lớn trong việc phát hành tác phẩm này. Chúng tôi cũng xin chân thành tri ân các Đạo Hữu Diệu Linh Phạm Bích Kiều - Bác Sĩ Richard J. Kochenburger, Kỳ Châu - Diệu Thức cùng các bạn đạo tại Houston Texas, Chơn Phổ Nguyễn Thị Phương, Trí Quang Nguyễn Thế Nhiệm, Bác Sĩ Hoàng Giang, Đạo Hữu Trần Minh Tài, Nguyên Khiêm Lương Thị Thanh Kiểm, Võ Hiếu Liêm - Đặng Thị Hạnh, Minh Hỷ Phan Duyệt - Diệu Tâm Nguyễn Thị Thuyên, D.S Hoàng Trọng Bình - D.S Nguyễn Thị Vân, Diệu Chơn Lương Thị Mai, Nguyễn Thị Thúy, Nguyễn Mạnh Cương, Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Hữu Tuấn, Nguyễn Thị Mai Trang, Nguyễn Thị Mai Trinh, Nguyễn Hữu Nhung, Nguyễn Cung Thị Hỷ đã phát tâm cúng dường ấn tống tác phẩm này. Chúng tôi xin hồi hướng công đức hoằng pháp này lên Ngôi Tam Bảo thùy từ gia hộ Quý Đạo Hữu cùng bửu quyến thân tâm thường an lạc, hạnh phúc và các hương linh Ninh Viết Khánh, pháp danh Tuệ Trường, Bùi Kim Hạnh, pháp danh Diệu Ngôn, Châu Nguyệt Vân Thu, Nguyễn Mỹ Linh, Hoàng Văn Nhượng, Nguyễn Ngọc Hoạt và Phương Thị Tính, pháp danh Diệu Thủy, Nguyễn Thị Thái, Phan Thị Lộc vãng sanh Cực Lạc Quốc. Sau cùng chúng tôi kính mong Chư Tôn Thiền Đức, các bậc thức giả cao minh, các bậc thiện trí thức, các bạn đạo ân nhân hoan hỉ bổ chính những sai lầm thiếu sót để tác phẩm được hoàn chỉnh hơn trong kỳ tái bản. Xuân Bính Tuất, Phật Lịch 2549, Dương Lịch 2006 Tỳ Kheo Thích Tâm QuangDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Brian L. Weiss":Ám Ảnh Từ Kiếp TrướcChuyện Tình Qua Nhiều Kiếp Luân HồiLời Ngỏ Từ Cõi Tâm LinhMột Linh Hồn Nhiều Thể XácTiền Kiếp Và Luân Hồi Có Thật KhôngKiếp Nào Ta Cũng Tìm Thấy NhauĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tiền Kiếp Và Luân Hồi Có Thật Không PDF của tác giả Brian L. Weiss nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.