Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Ấn Độ giáo nhập môn

Đến Ấn Độ bạn sẽ thấy các tượng thần ở khắp mọi nơi. Những tượng thần được đặt trong những ngôi đền lộng lẫy và trên những bàn thờ nhỏ bên đường, hoặc được tạc ngay vào đá. Ta bắt gặp ánh mắt độ lượng của các vị thần từ những tờ áp phích quảng cáo, những tờ lịch, poster phim. Những bức tượng thần nhỏ xíu hay những món trang sức có hình các vị thần lẫn trong những sạp hàng và trong những tủ kính trưng bày. Những vị thần đã hòa vào cuộc sống của những làng quê lẫn thành phố tại Ấn Độ, và giờ đây những vị thần còn xuất hiện trong những cộng đồng người Ấn Độ ở khắp nơi trên thế giới, từ Caribbean đến Bắc Mỹ, từ Nam Phi đến các nước Đông Á... Các vị thần xuất hiện ở khắp mọi nơi, dưới đủ mọi dạng thức, biểu thị sự phong phú và đa dạng của văn hóa Ấn Độ.

Đất nước Ấn Độ luôn hiện hữu trong tâm trí hàng triệu người trên khắp thế giới như một xứ sở thần bí với những đền đài lộng lẫy, những tượng thần kỳ lạ, với sông Hằng linh thiêng và các nhà tu khổ hạnh trầm tư dưới ánh mặt trời nhiệt đới.

Ấn Độ còn là nơi phát xuất những tôn giáo lớn của nhân loại: Hindu giáo, Phật giáo… và là một trong những nền văn minh phong phú nhất, có ảnh hưởng nhất đến tiến trình lịch sử. Tại Ấn Độ, Hindu giáo (hay Ấn giáo) không phải chỉ là một tôn giáo mà là cả một nền văn hóa, và vượt ra ngoài ranh giới của văn hóa, Ấn giáo đã hòa tan vào đời sống tâm linh và xã hội của người Ấn và đặt ra nhiều vấn đề về bản chất của vũ trụ và con người.

Quyển sách này sẽ dẫn các bạn vào hành trình tìm hiểu về xứ sở thần bí này và về đời sống tinh thần của nó - Ấn Độ giáo.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Tam Ngươn Giác Thế Kinh - Chiếu Minh Đàn (NXB An Hà 1932)
Trong Trời Đất có ba Ngươn: Thượng ngươn - Trung Ngươn - Hạ Ngươn. Ba Ngươn ấy là cái số cuối cùng của Trời Đất. Thượng Ngươn là: ngươn đã gây dựng CKVT. Nên còn gọi là Ngươn Tạo Hóa hay Ngươn Thượng Đức, con người lúc ấy tánh chất hiền lương chất phát. Thuận tùng Thiên Lý, trên hòa dưới hiệp bảo vệ thương yêu nâng đỡ nhau, cùng chung nhau hưởng đời an lạc, gọi là đời Thượng Lực. Đến đời trung Ngươn, thì con người bỏ mất tánh thiện lương, càng ngày càng học hỏi thu thập nhiều thói hư xấu, rồi nghĩ ra nhiều mưu lược tương tàn, tương sát giết hại lẫn nhau, mạnh đặng yếu thua, miễn sao mình vinh thân phì da, không kể gì đến tính đồng loại, nghĩa đồng bào, bởi vậy nên còn gọi là Ngươn tranh đấu. Hạ Ngươn còn gọi là đời mạt kiếp: sự đấu tranh càng ngày càng gay go hung tợn. Chế tạo ra nhiều vũ khí tối tân, giết người hàng loạt. Mưu quỉ kế là ác độc phi thường. Thậm chí còn bày ra hạt nhân nguyên tử. Nếu đấu tranh càng lắm, thì cũng phải tới thời kỳ tiêu diệt, bởi thế còn gọi là đời mạt kiếp hay ngươn điêu tàn. Tam Ngươn Giác Thế KinhNXB An Hà 1932Chiếu Minh Đàn213 TrangFile PDF-SCAN
Công Phu - Nguyễn Kim Muôn (NXB Xưa Nay 1935)
Cái công phu là cái phần việc của mổi người tu làm qua mổi ngày, ấy cũng cho là như làm việc vậy. Thế thì, cái sự công phu này chắc là của ai ai cũng không giống nhau được, vì hoặc công phu ngoại, hoặc công phu nội, rồi trong hai lẻ nội ngoại lại còn có nhiều thứ, nhiều lớp, nhiều bực khác nhau nữa. Đây tôi muốn nói về cái công phu nội, mà có một bức thôi. Công PhuNXB Xưa Nay 1935Nguyễn Kim Muôn16 TrangFile PDF-SCAN
Đạo Phật Và Hàm Oan (NXB Viên Đề 1940) - Nhiều Tác Giả
Đạo Phật là đạo từ bi, bác ái, đại đồng, thiết thiệt, còn Phật pháp thì cao siêu huyền diệu, lợi ích, tích tục, chẳng những gồm cả nhân luân, mỹ tục, đạo đức mà thôi, lại còn hàm xúc các môn triết học, khoa học, hóa học nữa. Bởi vậy, nên thập phương thế giới đều công nhận một cách quả quyết đạo Phật là đạo VÔ THƯỢNG từ vô thỉ đến nay. Đã dành đạo Thích có một không hai, sao lại suy bại điêu tàn ở giữa thế kỹ 20 này? Cao Miên Phật Giáo HộiĐạo Phật Và Hàm OanNXB Viên Đề 1940Nhiều Tác Giả22 TrangFile PDF-SCAN
Đạo Có Một - Nguyễn Kim Muôn - (NXB Sài Gòn 1929)
Đạo có một, là một chánh giáo vậy, dạy người được siêu phàm nhập thánh, được thân ngoại hữu thân, được liểu đạo, được vảng sanh, nói tóm lại là đượt thoát kiếp luân hồi vậy. Quyển này là một quyển để điểm chỉ trước cho những người tu hành và phát nguyện rồi, rằng những chi đạo đã ra đời xưa nay (trong 4 năm nay), bất kỳ là tông giáo nào, bất kỳ là pháp môn nào, sẽ một ngày kia qui về một mối, là một chánh giáo vậy. Đạo Có MộtNXB Sài Gòn 1929Nguyễn Kim Muôn42 TrangFile PDF-SCAN