Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hồi Ký Bà Tùng Long (Bà Tùng Long)

Người đọc ở thành phố trong Nam cuối những năm 50, suốt những năm 60 và đầu những năm 70 - trên dưới 20 năm - quen với cây bút của nhà văn, nhà báo nữ Tùng Long, thường ký kèm chữ “Bà” ở trước tên. Bà Tùng Long nổi tiếng ở các truyện gọi là tâm lý xã hội, đăng trên các nhật báo như một số loại phụ trương nhiều kỳ mà vào thời ấy gọi là “feuilleton”. Bà cũng nổi tiếng về các mục giải đáp tâm sự của bạn đọc nữ trên các mục cố định của một số tờ báo hàng ngày hoặc định kỳ. Tờ báo mà Bà Tùng Long có mặt thường xuyên hơn hết là Sàigòn Mới do bà Bút Trà, chị dâu của chồng bà, làm chủ nhiệm.

Vào tuổi quá bát tuần, Bà Tùng Long viết hồi ký. Đương nhiên, hồi ký của một cây bút thì có chuyện văn chương, chuyện viết lách. Song, tôi tìm thấy trong hồi ký của bà những nét đậm lạt của một giai đoạn lịch sử nhiều biến động của đất nước ta, của miền Nam, chủ yếu của Sài Gòn, nơi quy tụ những sự kiện lớn của vùng đất mà cách mạng nối tiếp công việc chưa xong của mình, đối mặt với chính quyền do Mỹ dựng lên. Bà Tùng Long không phải là nhà chính trị, ít nhất, như bà nói trong hồi ký. Tuy nhiên, hồi ký của Bà Tùng Long vẫn là một hồi ký không loại bỏ được các nền chính trị đương nhiên tác động lên bà. Bà Tùng Long cũng không phải là nhà văn, nhà báo cách mạng, bà viết, như đã nhắc tới nhắc lui trong hồi ký, là để kiếm tiền nuôi chín đứa con và người chồng, song bà không đứng trong hàng ngũ “cách mạng quốc gia” hay “cần lao nhân vị” hoặc đại loại như vậy, dù rằng, về phương diện giao thiệp, bà quan hệ với những nhân vật thuộc chính quyền. Bà cũng từng ứng cử nghị viện Sài Gòn vào thời cuối của triều đình Ngô Đình Diệm - không tự nguyện, không thích, nhưng không thể từ chối.

Anh Lê Phương Chi đã lên danh mục tất cả 50 đầu sách của bà từ năm 1956 đến nay, trong đó có 16 đầu sách tái bản và in mới sau năm 1975 - tôi chỉ nói những tiểu thuyết đã xuất bản thành sách mà hầu hết được đăng tải trên các báo. Tôi cũng không nói về nội dung những mục như Gỡ Rối Tơ Lòng, Tâm Tình Cởi Mở hay đường hướng của những tờ báo mà bà làm chủ bút, thư ký tòa soạn, hay cộng tác viên, tôi làm một công việc đơn giản hơn - giới thiệu hồi ký của bà.

Tập hồi ký chia làm 6 chương thì 3 chương đầu nói về thời niên thiếu, tuổi học sinh và mối tình đầu của bà, 3 chương sau thuật lại quãng đời viết văn, làm báo. Nếu 3 chương đầu giúp cho người đọc hôm nay nhớ lại một thời miền Trung nước ta từ Đà Nẵng ra Huế rồi trở vào Tam Quan những năm 20 và 30 của thế kỷ XX ở Sài Gòn, thì phần sau lại giới thiệu với người đọc một góc của khung cảnh với ký ức văn nghệ Sài Gòn sau Hiệp định Genève. Sách báo hiện nay vẫn còn tương đối hiếm về khung cảnh sinh hoạt những thời điểm vừa kể. Tuy Bà Tùng Long không chủ yếu làm sống lại một cách đầy đủ khung cảnh ấy nhưng vẫn giúp cho chúng ta hình dung được chừng nào hoàn cảnh của đất nước mình.

Người đọc có thể còn mong muốn Bà Tùng Long nói nhiều hơn những gì bà thấy, bà nghe trong một xã hội chuyển động nhanh chóng, thậm chí không có quy củ, nhưng bà chỉ cung cấp chừng ấy thôi, ta không thể đòi hỏi hơn. Tìm mua: Hồi Ký Bà Tùng Long TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Bà Tùng Long":Cẩm Nang Người Vợ HiềnCon Đường Một ChiềuĐịnh MệnhHồi Ký Bà Tùng Long

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Bà Tùng Long PDF của tác giả Bà Tùng Long nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hoàng Hà Nhớ - Hồng Hà Thương (Trần Kiếm Qua)
"Tôi rất vui mừng được chị Trần Kiếm Qua, vợ anh Nguyễn Sơn nhờ viết lời tựa cho cuốn sách Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương. Cuốn sách Hoàng Hà nhớ Hồng Hà thương ghi chép lại những hồi ức của chị, nó bất giác gợi cho tôi nhớ lại những ngày tháng sống và chiến đấu cùng anh Nguyễn Sơn. Anh Nguyễn Sơn từ nhỏ đã tham gia phong trào thanh niên và được vinh hạnh học tập tại trường quân sự nổi tiếng của Trung Quốc - Trường Quân sự Hoàng Phố. Khi anh Nguyễn Sơn về nước, thì quân Pháp bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nước ta cũng bước vào thời kỳ kháng chiến lâu dài. Trong cuộc họp của thường vụ, Bác Hồ, anh Trường Chinh và tôi yêu cầu anh Nguyễn Sơn vào miền Nam, nơi chiến sự ác liệt. Khi tôi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban Quân sự toàn quốc (sau này đổi tên thành Ủy ban Kháng chiến toàn quốc), anh Nguyễn Sơn được cử làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam. Đây là một chức vụ cực kỳ quan trọng, thể hiện lòng tin của Đảng và Chính phủ đối với anh."Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hoàng Hà Nhớ - Hồng Hà Thương PDF của tác giả Trần Kiếm Qua nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồi Ký Phạm Duy (Phạm Duy)
Kể lại chuyện mình xẩy ra từ sáu, bẩy mươi năm về trước là một việc làm không dễ. Tuy nghề nghiệp bắt buộc người nhạc sĩ phải có trí nhớ tốt để thuộc lầu hàng trăm, hàng ngàn bản nhạc, nhưng khi ngồi đào sâu ký ức để tìm về quá khứ thì tôi thấy những dữ kiện quá ư phức tạp, quá ư hỗn độn. Tôi lại không còn ở trong nước để kiểm chứng hàng chục, hàng trăm những nghi vấn về địa chí, về danh xưng và cũng không có trong tay những bản đồ với tên tỉnh, tên huyện, tên phố đã được thay đổi tới 4, 5 lần dưới nhiều chính thể... Do đó Hồi Ký Thời Thơ Â'u Vào Đời này có những khuyết điểm tuy không quan trọng nhưng tác giả cũng xin một sự độ lượng nào đó của người đọc. Là con mồ côi cha quá sớm, tôi muốn dâng cuốn Hồi Ký này lên người bố mà tôi không được gần gũi, vì tôi tin ở huyết thống. Tôi mường tượng bố tôi sinh ra đã có người Pháp cai trị dân Việt Nam rồi. Bên cạnh những hành động của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cùng với các bạn "đồng chí hướng" như Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim... bố tôi đem uẩn ức của dân nô lệ vào đời và hoạt động trong nhiều địa hạt, khi làm công tác trong một Nghĩa Thục, khi dùng ngòi bút tả chân trong văn chương và báo chí, khi tranh thương với Hoa Kiều v.v... Tất cả cho mục đích thay đổi xã hội, thay đổi cuộc đời. Nói như vậy vì tôi thèm được thấy bạn đọc nhìn nhận Hồi Ký này không khởi sự từ những năm 20 khi tôi vừa ra đời mà còn ôm đồm thêm những dữ kiện về thế hệ cha ông trong những năm đầu của thế kỷ. Nếu được như vậy, toàn bộ Hồi Ký của tôi sẽ bao trùm được đủ 100 năm của thế kỷ mà 50 năm đầu là sự đoàn kết của tất cả "người Việt nô lệ" -- trong đó có bố con tôi -- trong việc giành Độc Lập và Tự Do. Muốn biết rõ hơn cuộc đời của một "người Việt tự do" -- là tôi -- trong 50 năm sau của thế kỷ thứ 20, xin mời bạn đọc tiếp những cuốn Hồi Ký tiếp theo. Thế hệ ông cha ta, với các phong trào Văn Thân, Đông Du và Đông Kinh Nghĩa Thục, thành công hay thất bại, ai cũng đều biết. Riêng tôi biết rõ bố tôi chết đi mà chưa thực hiện được những giấc mơ của mình. Những đứa con là nơi để bố trút bầu tâm sự. Bốn người con lớn không thừa hưởng vẹn toàn thông điệp của bố, có lẽ tại vì các anh các chị chưa phải là thứ "tinh trùng bất mãn" được bố cấy vào trong mẹ. Thằng con út, khởi sự là bào thai đã được bố gửi gấm những hoài bão vào lúc bố biết mình đã thất bại và sắp chết. Nó lớn lên, vì sự linh thiêng của huyết thống, nó thực hiện giấc mộng không thành của người cha?! Hình như Goethe và Maxime Gorki đã coi những ngày thơ ấu của hai ngài là những ngày Đại Học. Vốn chẳng được theo đuổi việc học hành trong sách vở tại nhà trường, tôi cũng bắt chước hai vị để nói rằng trường Đại Học Âm Nhạc của tôi là kho tàng âm nhạc bình dân mà tôi hấp thụ trong quãng đời sớm lang bạt của tôi. Thuật sống của tôi học được ở mọi tầng lớp nhân dân mà tôi sớm được tiếp xúc. Lẽ dĩ nhiên sự giáo dục về cuộc đời cũng đến với tôi từ mẹ ruột, từ vú nuôi, từ mẹ nuôi, từ thầy giáo, từ bạn bè... đến cả từ những khắc nghiệt của người anh cũng như từ những ân sủng của người tình. Xin được tri ân tất cả! Tìm mua: Hồi Ký Phạm Duy TiKi Lazada Shopee Tôi cũng cần phải cám ơn những người giúp tôi rất nhiều trong việc hoàn tất tập HỒI KÝ này: Bạn cùng học tại những ngôi trường cũ như Bác Sĩ Nguyễn Đình Thi (Trường Hàng Vôi), Cao Trung (Trường Bách Nghệ), Tạ Tỵ, Võ Lăng (Trường Mỹ Thuật). Bạn tâm giao cũ hay bạn mới làm quen là những người ở từng địa phương như Phạm Thanh Liêm, Lê Ninh (Hưng Yên), chị Lê Tôn Hy (YênThế-Bắc Giang), Nguyễn Sĩ Hưng (Thanh Hoá), Cao Xuân Vỹ, Nguyễn Đình Khuê (Nghệ An), Nguyễn Cúc (Huế), Hàn Vĩ, Lê Trọng Nguyễn (Hội An), Nguyễn Văn Sang (Quảng Ngãi), Lữ Liên (Dalat), Trần Văn Khê (Vĩnh Long). Bạn văn nghệ như Lê Văn-Vũ Bắc Tiến, Nguyễn Hiền. Tất cả đã nhắc lại tên các rạp hát và các điạ danh của tỉnh mình, hoặc kể lại vài mẩu chuyện cũ để cho cuốn Hồi Ký của tôi thêm mầu sắc và thêm xác thực. Lẽ ra có hai tập: Hồi Ký Thời Thơ Â'u và Hồi Ký Thời Vào Đời. Nhưng để tiết kiệm thời giờ và tiền mua sách của bạn đọc, tôi thu gọn hai tập vào một cuốn sách. Do đó toàn bộ Hồi Ký chỉ còn 4 tập thay vì 5 tập như tôi đã rao. Vậy tôi xin rao lại, và xin trân trọng mời bạn đọc cùng tôi đi về dĩ vãng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Phạm Duy PDF của tác giả Phạm Duy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồi Ký Phạm Duy (Phạm Duy)
Kể lại chuyện mình xẩy ra từ sáu, bẩy mươi năm về trước là một việc làm không dễ. Tuy nghề nghiệp bắt buộc người nhạc sĩ phải có trí nhớ tốt để thuộc lầu hàng trăm, hàng ngàn bản nhạc, nhưng khi ngồi đào sâu ký ức để tìm về quá khứ thì tôi thấy những dữ kiện quá ư phức tạp, quá ư hỗn độn. Tôi lại không còn ở trong nước để kiểm chứng hàng chục, hàng trăm những nghi vấn về địa chí, về danh xưng và cũng không có trong tay những bản đồ với tên tỉnh, tên huyện, tên phố đã được thay đổi tới 4, 5 lần dưới nhiều chính thể... Do đó Hồi Ký Thời Thơ Â'u Vào Đời này có những khuyết điểm tuy không quan trọng nhưng tác giả cũng xin một sự độ lượng nào đó của người đọc. Là con mồ côi cha quá sớm, tôi muốn dâng cuốn Hồi Ký này lên người bố mà tôi không được gần gũi, vì tôi tin ở huyết thống. Tôi mường tượng bố tôi sinh ra đã có người Pháp cai trị dân Việt Nam rồi. Bên cạnh những hành động của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cùng với các bạn "đồng chí hướng" như Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim... bố tôi đem uẩn ức của dân nô lệ vào đời và hoạt động trong nhiều địa hạt, khi làm công tác trong một Nghĩa Thục, khi dùng ngòi bút tả chân trong văn chương và báo chí, khi tranh thương với Hoa Kiều v.v... Tất cả cho mục đích thay đổi xã hội, thay đổi cuộc đời. Nói như vậy vì tôi thèm được thấy bạn đọc nhìn nhận Hồi Ký này không khởi sự từ những năm 20 khi tôi vừa ra đời mà còn ôm đồm thêm những dữ kiện về thế hệ cha ông trong những năm đầu của thế kỷ. Nếu được như vậy, toàn bộ Hồi Ký của tôi sẽ bao trùm được đủ 100 năm của thế kỷ mà 50 năm đầu là sự đoàn kết của tất cả "người Việt nô lệ" -- trong đó có bố con tôi -- trong việc giành Độc Lập và Tự Do. Muốn biết rõ hơn cuộc đời của một "người Việt tự do" -- là tôi -- trong 50 năm sau của thế kỷ thứ 20, xin mời bạn đọc tiếp những cuốn Hồi Ký tiếp theo. Thế hệ ông cha ta, với các phong trào Văn Thân, Đông Du và Đông Kinh Nghĩa Thục, thành công hay thất bại, ai cũng đều biết. Riêng tôi biết rõ bố tôi chết đi mà chưa thực hiện được những giấc mơ của mình. Những đứa con là nơi để bố trút bầu tâm sự. Bốn người con lớn không thừa hưởng vẹn toàn thông điệp của bố, có lẽ tại vì các anh các chị chưa phải là thứ "tinh trùng bất mãn" được bố cấy vào trong mẹ. Thằng con út, khởi sự là bào thai đã được bố gửi gấm những hoài bão vào lúc bố biết mình đã thất bại và sắp chết. Nó lớn lên, vì sự linh thiêng của huyết thống, nó thực hiện giấc mộng không thành của người cha?! Hình như Goethe và Maxime Gorki đã coi những ngày thơ ấu của hai ngài là những ngày Đại Học. Vốn chẳng được theo đuổi việc học hành trong sách vở tại nhà trường, tôi cũng bắt chước hai vị để nói rằng trường Đại Học Âm Nhạc của tôi là kho tàng âm nhạc bình dân mà tôi hấp thụ trong quãng đời sớm lang bạt của tôi. Thuật sống của tôi học được ở mọi tầng lớp nhân dân mà tôi sớm được tiếp xúc. Lẽ dĩ nhiên sự giáo dục về cuộc đời cũng đến với tôi từ mẹ ruột, từ vú nuôi, từ mẹ nuôi, từ thầy giáo, từ bạn bè... đến cả từ những khắc nghiệt của người anh cũng như từ những ân sủng của người tình. Xin được tri ân tất cả! Tìm mua: Hồi Ký Phạm Duy TiKi Lazada Shopee Tôi cũng cần phải cám ơn những người giúp tôi rất nhiều trong việc hoàn tất tập HỒI KÝ này: Bạn cùng học tại những ngôi trường cũ như Bác Sĩ Nguyễn Đình Thi (Trường Hàng Vôi), Cao Trung (Trường Bách Nghệ), Tạ Tỵ, Võ Lăng (Trường Mỹ Thuật). Bạn tâm giao cũ hay bạn mới làm quen là những người ở từng địa phương như Phạm Thanh Liêm, Lê Ninh (Hưng Yên), chị Lê Tôn Hy (YênThế-Bắc Giang), Nguyễn Sĩ Hưng (Thanh Hoá), Cao Xuân Vỹ, Nguyễn Đình Khuê (Nghệ An), Nguyễn Cúc (Huế), Hàn Vĩ, Lê Trọng Nguyễn (Hội An), Nguyễn Văn Sang (Quảng Ngãi), Lữ Liên (Dalat), Trần Văn Khê (Vĩnh Long). Bạn văn nghệ như Lê Văn-Vũ Bắc Tiến, Nguyễn Hiền. Tất cả đã nhắc lại tên các rạp hát và các điạ danh của tỉnh mình, hoặc kể lại vài mẩu chuyện cũ để cho cuốn Hồi Ký của tôi thêm mầu sắc và thêm xác thực. Lẽ ra có hai tập: Hồi Ký Thời Thơ Â'u và Hồi Ký Thời Vào Đời. Nhưng để tiết kiệm thời giờ và tiền mua sách của bạn đọc, tôi thu gọn hai tập vào một cuốn sách. Do đó toàn bộ Hồi Ký chỉ còn 4 tập thay vì 5 tập như tôi đã rao. Vậy tôi xin rao lại, và xin trân trọng mời bạn đọc cùng tôi đi về dĩ vãng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Phạm Duy PDF của tác giả Phạm Duy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.