Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Kinh Hoa Nghiêm Giản Giải (Thích Trí Tịnh)

Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh đại thừa, là vua trong các kinh, với nội dung siêu việt tuyệt luân hùng vĩ,tráng lệ nguy nga, thể hiện pháp thân, tư tưởng và tâm nguyện của Phật.

Hoa Nghiêm tiếng Phạn là Avatamsaka, có nghĩa là đóa hoa thanh khiết tuyệt đẹp nhất trần gian, ngát hương khắp mười phương các cõi pháp giới.

Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh. Tâm là thực thể của vạn pháp. Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia có và ngược lại, như lưới đế châu. Tâm chơn thì pháp giới tánh với Tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể. Tâm thanh tịnh thì thấu đạt chơn lý Phật tánh, suốt thông pháp giới vô ngại, thể nhập bất tư nghì giải thoát hạnh môn. Kinh Hoa Nghiêm, Ðức Phật chỉ cho chúng sanh thấu rõ cội nguồn của xum la vạn tượng do mê thức vọng tưởng nghiệp duyên hình thành, các pháp hiện hành trong vũ trụ là huyễn hóa, như hoa trong gương, như trăng trong nước. Tất cả vạn pháp trong pháp giới đều từ tâm sanh. Tâm trùm khắp cả pháp giới. Tất cả vạn hữu vũ trụ có thể nằm gọn trong hạt cải. Hạt cải có thể thâu nhiếp tất cả vũ trụ vạn pháp. Thể tánh của Tâm nhiếp thâu tất cả. Tất cả là một, một là tất cả. Ðó là bản tánh vô ngại của Tâm. Bản tánh chơn tâm suốt thâu vạn pháp hữu tình và vô tình; lấy toàn thể pháp giới tánh làm lượng; lấy xứng tánh bất tư nghì vô ngại giải thoát làm thể. Ðó là ý nghĩa căn cốt của Kinh Hoa Nghiêm.

Bởi thế, nếu Kinh Ðại Bát Nhã tiêu biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại thừa về lý chơn không vô ngại, thì Kinh Hoa Nghiêm đại biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại thừa về lý hữu hóa duyên sanh của vạn pháp. Ngoài ra Kinh Hoa Nghiêm còn là một thông điệp, một bài học phong phú sinh động muôn đời, trao gởi cho hành giả có tâm hướng thượng đại thừa, tu là cần phải học phải hành qua hình ảnh Thiện Tài đồng tử tham bái cầu học đạo với năm mươi ba vị thiện tri thức, là bằng chứng cho ta thấy rằng tu học đạo bồ đề điều tiên quyết cần phải khắc phục nội tâm cống cao ngã mạn, dục vọng loạn tưởng; ngoài thân khiêm cung cầu tiến hành trì phương pháp Hoa Nghiêm tuyệt đỉnh, tìm chân sư liễu ngộ mới mong hiển lộ được Phật tánh chơn tâm của mình.

Nên nghiên tầm ý nghĩa của Kinh Hoa Nghiêm là khai mở quang lộ trở về bản tánh chơn tâm thanh tịnh sáng suốt thường nhiên; là biết được tự thể của các pháp hiện hành trong thế giới vũ trụ; là thấu suốt cội nguồn sanh sanh hóa hóa của hữu tình và vô tình chúng sanh; là quán chiếu bí yếu mật nghĩa viên dung tương quan của tâm và cảnh, để rồi từ đó có thể thống triệt lý viên dung vô ngại chủ và khách của vạn pháp, hiện hành sanh hóa, tương duyên tương nhơn quả, tương sanh tương diệt. Tất cả vạn pháp toàn triệt ảnh hiện trên đài gương chơn như thể tánh. Thế nên, thọ trì Kinh Hoa Nghiêm là bước vào cửa phương tiện cầu tu học đạo, là nhân tố đặc thù hy hữu ly vọng hoàn chơn. Tìm mua: Kinh Hoa Nghiêm Giản Giải TiKi Lazada Shopee

Bởi công đức đặc thù nhiệm mầu vi diệu của Kinh Hoa Nghiêm như thê, nên người có thiện duyên thấy Kinh Hoa Nghiêm mà biết phát tâm thành kính tin sâu, thì như chính mình được thấy Phật. Người thành tâm đọc Kinh Hoa Nghiêm như trực tiếp nghe Phật khai thị. Người chí thành phụng thờ Kinh Hoa Nghiêm như chính mình trực tiếp phụng thờ Phật. Người phát tâm bồ đề ấn tống Kinh Hoa Nghiêm có công đức như được cúng dường Phật, như được thỉnh Phật trụ thế chuyển pháp luân, như được dự vào sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của chư Phật. Kinh Hoa Nghiêm cao sâu, nhiệm mầu vi diệu như thế, nên những ai thành kính phát tâm ấn tống thọ trì kinh này, thì phải biết rằng người đó nhiều đời gieo thiện duyên bồ đề, đã từng làm sứ giả của Phật và đã từng ở trong ngôi nhà chánh pháp.

Phật Học Viện Quốc Tế nhận thấy thời mạt pháp này, pháp nhược ma cường, để cho chánh pháp đại thừa được trường tồn phổ cập nhân gian, làm rường cột cho niềm tin chánh đạo, ngõ hầu thức tỉnh quần mê sớm hồi đầu về bến giác. Nên nguyện cùng chư Phật tử bốn phương, đồng chí hướng đại thừa vô lượng đạo, đồng tâm thành kính in lại bộ kinh đại thừa quý giá này, để kết thiện duyên vô thượng bồ đề, cùng các bạn hiền đang hướng nguyện tiến bước theo gót chân Phật trở về giác tánh chân như.

Ngưỡng nguyện chư tôn thiền đức và các bậc thiện hữu tri thức Phật tử gần xa phát tâm hoan hỷ hộ trì.Thành tâm kính lậy Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo tác đại chứng minh.

Phật Ðản 2532 Mậu Thìn 1988

Thích Ðức Niệm

-ooOoo-

LỜI NÓI ÐẦU CỦA DỊCH GIẢ

Khảo cứu theo truyền sử trong đại tạng, khi thành đạo Vô thượng Chánh giác, chưa vội rời đạo tràng Bồ Ðề, đức Thích Ca Mâu Ni Phật với pháp thân Tỳ Lô Giá Na, cùng chư đại Bồ Tát chứng giải thoát môn,tuyên thuyết Kinh Hoa Nghiêm.

Sau khi Ðức Phật nhập diệt lối sáu trăm năm, do Long Thọ Bồ Tát, Kinh Hoa Nghiêm này mới được lưu truyền bằng phạn văn. Toàn bộ Kinh chữ Phạn có một trăm ngàn bài kệ, chia làm bốn mươi tám phẩm. Ðến nhà Ðường, Ðại Sư Thật Xoa Nan Ðà từ nước Vu Ðiền mang bổn Kinh chữ Phạn này sang Trung Quốc dịch ra Hán văn. Nhưng Ðại Sư chỉ dịch ra được ba mươi chín phẩm, từ phẩm “Thế Chủ Diệu Nghiêm” đến phẩm “Nhập Pháp Giới”, cộng có ba mươi sáu ngàn bài kệ theo Phạn văn, còn lại chín phẩm sáu mươi bốn ngàn bài kệ Phạn văn chưa được dịch ra Hán văn.

Kế đó, Pháp Sư Bác Nhã, người Kế Tân dịch thêm phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện ra Hán văn, thành phẩm thứ bốn mươi của bộ Kinh Hoa Nghiêm này.

Nguyên bổn chữ Hán chia ra làm tám mươi mốt quyển. Vì xét thấy chia quyển ra như thế, có nhiều phẩm bị cắt ra làm hai ba quyển hoặc nhiều hơn, thành thử mạch văn bị gián đoạn, nên khi phiên dịch ra Việt văn, tôi chỉ lấy phẩm mà không theo quyển của bổn chữ Hán. Tuy nhiên, tôi vẫn chia số quyển của bổn chữ Hán trong bổn Việt văn này, để tiện sự so cứu cho người đọc.

Kinh này gọi đủ là “Ðại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm”, ta quen gọi là Kinh Hoa Nghiêm.

Nội dung của Kinh này đứng trên cảnh giới bất tư nghì giải thoát, chư pháp thân Ðại Sĩ thừa oai thần của Ðức Phật tuyên dương công đức cùng cảnh giới của chư Phật và xương minh nhơn hạnh xứng tánh bất tư nghì của chư đại Bồ Tát.

Kinh Hoa Nghiêm này đã hoàn toàn ở trong lãnh vực xứng tánh bất tư nghì giải thoát mà xương minh, nên mỗi lời mỗi câu trong Kinh này đều lấy toàn thể pháp giới tánh làm lượng. Ðã là toàn thể pháp giới tánh nên tất cả Giáo, Lý, Hạnh, Quả nơi đây đều dung thông vô ngại, nên cũng gọi là vô ngại pháp giới.

Từng bực cứu cánh của vô ngại pháp giới là Sự sự vô ngại pháp giới, chỗ chứng nhập hoàn toàn của chư Phật mà chư pháp thân Bồ Tát thời được từng phần.

Muốn hiểu thấu phần nào cảnh giới trên đây, người học đạo cần phải biết rõ bốn pháp giới, bốn cấp bực mà chư đại thừa Bồ Tát tuần tự tu chứng:

1. Lý vô ngại pháp giới

2. Sự vô ngại pháp giới

3. Lý sự vô ngại pháp giới

4. Sự sự vô ngại pháp giới

“Lý” tức là chơn lý thật tánh, là thể tánh chơn thật của tất cả pháp, nên cũng gọi là pháp tánh hay pháp giới tánh, chơn như tánh. Tất cả pháp trong vũ trụ đều đồng một thể tánh chơn thật ấy. Thể tánh ấy dung thông vô ngại, nên gọi là “Lý vô ngại pháp giới”. Người chứng được lý vô ngại này chính là bực thành tựu căn bổn trí, mà bắt đầu dự vào hàng pháp thân Bồ Tát.

Tất cả pháp “Sự” đều đồng một thể tánh chơn thật, tức là đồng lấy pháp tánh làm tự thể. Toàn thể “Sự” là pháp tánh, mà pháp tánh đã viên dung vô ngại, thời toàn sự cũng vô ngại, nên gọi là “Sự vô ngại pháp giới”. Người chứng được pháp giới này chính là bực pháp thân Bồ Tát thành tựu sai biệt trí (cũng gọi là quyền trí, tục trí, hậu đắc trí).

Lý là thể tánh của “Sự” (tất cả pháp), “Sự” là hiện tượng của “Lý tánh”. Vậy thời lý tánh tức là lý tánh của sự, còn sự lại là sự tướng của lý tánh. Chính Lý tánh là toàn sự, mà tất cả sự là toàn Lý tánh, nên gọi là “Lý sự vô ngại pháp giới”. Người chứng được lý sự pháp giới này thời là bậc pháp thân Bồ Tát đồng thời hiển phát cả hai trí (căn bổn trí và sai biệt trí).

Tất cả sự đã toàn đồng một thể tánh mà thể tánh thời dung thông không phân chia riêng khác, nên bất luận là một sự nào cũng đều dung nhiếp tất cả sự, và cũng đều tức là tất cả sự, một sự nhiếp và tức tất cả sự, tất cả sự nhiếp và tức một sự. Thế là sự sự vô ngại tự tại, nên gọi là “Sự sự vô ngại pháp giới”. Người chứng được Sự sự pháp giới này là bực pháp thân Bồ Tát thành tựu nhứt thiết chủng trí. Viên mãn trí này chính là Ðấng Vô Thượng Giác (Phật Thế Tôn ).

Sự sự vô ngại pháp giới dung thông tự tại, nội dung của toàn bộ Kinh Hoa Nghiêm, được chứng minh trên toàn thể văn Kinh này. Nay xin lược dẫn một vài đoạn văn rõ nhứt để chư học giả tiện tham cứu:

Sự sự là tất cả sự hoặc là tất cả pháp, tức là toàn thể không gian và thời gian.

Về không gian dung thông vô ngại văn Kinh nói:

Bao nhiêu vi trần trong thế giới

Trong mỗi vi trần thấy các cõi

Bửu quang hiện Phật vô lượng số

Cảnh giới tự tại của Như Lai

Vô lượng vô số núi Tu Di

Ðều đem để vào một sợi lông,

Một thế giới để vào tất cả

Tất cả thế giới để vào một,

Thể tướng thế giới vẫn như cũ

Vô đẳng vô lượng đều cùng khắp.

Trong một chân lông đều thấy rõ

Vô số vô lượng chư Như Lai

Tất cả chân lông đều thế cả

Tôi nay kính lạy tất cả Phật

Về thời gian dung thông vô ngại văn Kinh nói:

Kiếp quá khứ để hiện, vị lai,

Kiếp vị lai để quá, hiện tại,

Ba đời nhiều kiếp là một niệm

Chẳng phải dài vắn: hạnh giải thoát.

Tôi hay thâm nhập đời vị lai

Tất cả kiếp thâu làm một niệm,

Hết thảy những kiếp trong ba đời

Làm khoảng một niệm tôi đều nhập.

Về không gian và thời gian dung thông vô ngại nhau, văn Kinh nói:

Khắp hết mười phương các cõi nước

Mỗi đầu lông đủ có ba đời

Phật cùng quốc độ số vô lượng

Tôi khắp tu hành trải trần kiếp.

Trong một niệm tôi thấy ba đời

Tất cả các đấng Nhơn Sư Tử

Cũng thường vào trong cảnh giới Phật

Như huyễn, giải thoát và oai lực.

Tất cả sự không ngoài thời gian và không gian. Thời gian dung thông thời gian, không gian dung thông không gian, thời gian dung thông không gian, không gian dung thông thời gian. Một không gian dung thông tất cả không gian, một thời gian dung thông tất cả thời gian, tất cả dung thông với một, thời gian với không gian, một cùng tất cả cũng đều dung thông như vậy. Ðây chính là Sự sự vô ngại pháp giới, mà cũng chính là cảnh giới giải thoát bất tư nghì mà Kinh Hoa Nghiêm này lấy đó làm nội dung như đã nói ở trên.

Lược giải một vài điều, để giúp phần nào cho học giả khi cần thấy phải thấu triệt nội dung của Kinh này.

Vị nào muốn nghiên cứu đầy đủ xin xem bộ Hoa Nghiêm đại sớ của Tổ Thanh Lương và Thập huyền môn của Tổ Hiền Thủ.

Tôi thành kính đem công đức phiên dịch Việt văn này hồi hướng cho tất cả chúng sanh đồng về Tịnh Ðộ, đồng sớm thành Phật.

Viết Tại Chùa Vạn Ðức

Thủ Ðức Ngày Phật Nhập Niết Bàn

Rằm Tháng Hai 2508

Dịch Giả

Hân Tịnh Tỳ Kheo

Thích Trí TịnhDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Trí Tịnh":Kinh Hoa Nghiêm Giản GiảiKinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn NguyệnKinh Đại Bát Niết BànKinh Pháp Hoa

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Hoa Nghiêm Giản Giải PDF của tác giả Thích Trí Tịnh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Chắp Tay Lạy Người (Nguyên Minh)
Đây là tập sách đầu tiên đề cập đến chủ đề vô ngã trong Phật giáo theo một cách có thể xem là đơn giản, dễ hiểu nhất nhưng vẫn hoàn toàn không đi lệch với những lời dạy trong kinh điển. Bằng những miêu tả sinh động, những lập luận sắc bén, tác giả đã dẫn dắt người đọc đi từ những nhận thức sai lầm thông thường nhất để bước dần vào phạm trù của những nhận thức chân thật và sâu sắc mà chỉ có trí tuệ giác ngộ của Đức Phật mới có thể nhận ra và chỉ dạy. Người đọc sẽ hết sức bất ngờ khi nhận ra rằng giáo pháp Vô ngã thực ra không chỉ thuộc về những phạm vi cao siêu vượt ngoài tầm với của những tâm hồn phàm tục, mà ngược lại nó còn chính là phương thức duy nhất có thể giúp chúng ta nhanh chóng vượt thoát vô vàn trói buộc của cuộc đời, sớm đạt được một trạng thái an vui thanh thản vì không còn phụ thuộc quá nhiều vào ngoại cảnh. Mời các bạn đón đọc!Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Minh":Vào ThiềnAi Vào Địa Ngục?Vì Sao Tôi KhổChắp Tay Lạy NgườiNhững Tâm Tình Cô ĐơnSống ThiềnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chắp Tay Lạy Người PDF của tác giả Nguyên Minh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chắp Tay Lạy Người (Nguyên Minh)
Đây là tập sách đầu tiên đề cập đến chủ đề vô ngã trong Phật giáo theo một cách có thể xem là đơn giản, dễ hiểu nhất nhưng vẫn hoàn toàn không đi lệch với những lời dạy trong kinh điển. Bằng những miêu tả sinh động, những lập luận sắc bén, tác giả đã dẫn dắt người đọc đi từ những nhận thức sai lầm thông thường nhất để bước dần vào phạm trù của những nhận thức chân thật và sâu sắc mà chỉ có trí tuệ giác ngộ của Đức Phật mới có thể nhận ra và chỉ dạy. Người đọc sẽ hết sức bất ngờ khi nhận ra rằng giáo pháp Vô ngã thực ra không chỉ thuộc về những phạm vi cao siêu vượt ngoài tầm với của những tâm hồn phàm tục, mà ngược lại nó còn chính là phương thức duy nhất có thể giúp chúng ta nhanh chóng vượt thoát vô vàn trói buộc của cuộc đời, sớm đạt được một trạng thái an vui thanh thản vì không còn phụ thuộc quá nhiều vào ngoại cảnh. Mời các bạn đón đọc!Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Minh":Vào ThiềnAi Vào Địa Ngục?Vì Sao Tôi KhổChắp Tay Lạy NgườiNhững Tâm Tình Cô ĐơnSống ThiềnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chắp Tay Lạy Người PDF của tác giả Nguyên Minh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lăng Kính Của Lyra (Lyssa Royal)
Bản thảo này xuất hiện chủ yếu bởi vì đó là loại sách mà chúng tôi đã tìm kiếm. Vì không có, nên chúng tôi đã viết nó! Chúng tôi cảm ơn tất cả những người cũng đã tìm kiếm và sau đó đã yêu thương truyền cảm hứng cho chúng tôi để tạo ra nó. Chúng tôi cảm ơn kênh Darryl Anka (và Bashar) đã cung cấp cảm hứng ban đầu vào năm 1985 để bắt đầu tìm kiếm thông tin phức tạp nhưng hấp dẫn này. Tính toàn vẹn mà ông ấy sở hữu cùng chất lượng kênh dẫn của ông truyền sự tự tin cho chúng tôi rằng thông tin này có thể đã thu được một cách đáng tin cậy. Chúng tôi cảm ơn kênh Robert Shapiro đã cung cấp một số thông tin độc đáo và khó nắm bắt về Zeta Reticuli và các Sirius tiêu cực. Robert có can đảm để giải quyết các khu vực như là một kênh mà nhiều cá nhân không sẵn sàng tiếp cận. Chúng tôi cảm ơn tác giả Barbara Hand Clow đã đưa ra phản hồi có giá trị và động viên trong quá trình sửa đổi bản thảo. Những phản ứng nhiệt tình từ cô ấy đối với công việc của chúng tôi đã giúp chúng tôi duy trì động lực và tập trung chúng tôi vào những khoảnh khắc mà chúng tôi đánh giá cao nhất. Chúng tôi cảm ơn Michael Z. Tyree vì tinh thần trực giác nhạy bén của ông trong việc tạo ra các tác phẩm nghệ thuật thể hiện biểu tượng sâu sắc của thông tin này. Chúng tôi gửi tình yêu và cảm ơn Nhóm Tối Thứ Năm đã ngồi trong tám tuần nóng kỷ lục ở Sedona để nghiên cứu kỹ hơn vấn đề ngoài hành tinh bằng cách sử dụng quá trình dẫn kênh của Lyssa Royal. Tìm mua: Lăng Kính Của Lyra TiKi Lazada Shopee Chúng tôi cảm ơn Jeannine Calaba đã phê bình chi tiết và sâu sắc về bản thảo đầu tiên. Tình yêu, tình bạn và sự hỗ trợ của cô ấy là vô giá đối với dự án này. Chúng tôi cảm ơn Beth Pierson đã rà soát tỉ mỉ và phản hồi có giá trị về tài liệu. Cô ấy đã gửi tất cả những gì chúng tôi đã và không yêu cầu! Chúng tôi cảm ơn Margaret Pinyan đã biên tập và hiệu chỉnh chuyên nghiệp. Chúng tôi cảm ơn Stacey Vornbrock đã chỉ ra sự lủng củng và đưa ra đề xuất về phần khó nhất của cuốn sách… và bánh kem dừa nữa. Sự đánh giá cao đến với Julie Rapkin khi nói rằng “Thật tuyệt vời!”Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lăng Kính Của Lyra PDF của tác giả Lyssa Royal nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Luật Nhân Quả (Douglas Baker)
Karma của Bệnh tật - Thế Giới của Các Nguyên Nhân Là các nhà triết học, chúng ta nói rằng không có nỗ lực nào, dù đúng hay sai được thực hiện trong cuộc sống, dù tiến hóa hay thụt lùi- lại có thể biến mất khỏi thế giới của nguyên nhân. Mỗi cuộc đời là một kết quả của một tập hợp các nguyên nhân và kết quả riêng biệt. Một loại bệnh tật có thể phát ra ở một số cá nhân, nhưng mỗi cá nhân lại phát loại bệnh đó từ tập hợp các nguyên nhân riêng biệt của y và tất cả đều khác nhau ở khía cạnh này. Một trong những ảo tưởng sai lầm của y học phương Tây là mọi người được điều trị theo các tác động bề ngoài của bệnh mà không quan tâm đến sự không hài hòa cơ bản hay sự mất cân bằng đã gây ra căn bệnh đó. Mỗi một cá nhân chịu trách nhiệm cho cơ thể mà y có và y, với tư cách là Linh hồn, là nguyên nhân của điều đó. Về mặt cấu trúc, nó là sự cô đọng lại của các hành động đã diễn ra trong quá khứ. Con người gặt hái ngày hôm nay những gì y đã gieo trồng trong quá khứ. Hơn thế nữa, con người là người tạo dựng tương lai của chính mình thông qua các nguyên nhân được hình thành trong quá khứ. Và khi nói các hành động trong quá khứ, chúng ta không chỉ có ý rằng đó là quá khứ vừa mới xảy ra như là sự thèm ăn của tuần trước hay sự nhịn ăn của tuần này-mà là các nguyên nhân đã xuất hiện từ quá khứ có thể của rất nhiều các kiếp sống đã qua. Các cơ thể của chúng ta, cả bên trong và bên ngoài, là nơi tiếp nhận sự biểu hiện của các năng lượng, cả sáng tạo lẫn hủy hoại. Chúng là kết quả của các luật Nhân Quả mà các nhà huyền bí học gọi là KARMA. Có hẳn một nhánh của y học dựa trên luật bí truyền này chỉ ra rằng sự mất cân bằng tâm sinh lý trong nhiều trường hợp bắt nguồn từ các nguyên nhân từ xa xưa. Các tập hồ sơ về Edgar Cayce, một nhà thông nhãn nổi tiếng người Mỹ, cung cấp những bằng chứng về Luật Karma và cho thấy kiến thức về những nguyên nhân thật sự ẩn phía dưới của bệnh tật hoặc tình trạng bệnh trên khía cạnh Karma có thể chữa được các chứng bệnh bệnh kinh niên ngoan cố nhất như thế nào. Điều này giải thích tại sao một số người trở thành bệnh nhân trong một trận đại dịch trong khi những người khác lại thoát khỏi nó, và tại sao trong rất nhiều trường hợp người có cơ thể vật lý khỏe nhất lại rơi vào trạng thái stress trong khi những người anh em “yếu hơn” của họ lại sống sót. Cayce nói về Karma như sau: Tìm mua: Luật Nhân Quả TiKi Lazada Shopee Trong tất cả trường hợp mà chúng tôi nghiên cứu, dù người đó đẹp hay xấu, họ có phải trả giá, bị trừng phạt hay tưởng thưởng, thì đều có một điểm chung. Trong tất cả, thái độ và hành động của Linh hồn trong quá khứ dẫn đến các đặc điểm được biểu hiện bởi cơ thể mà hiện giờ Linh hồn bị hấp dẫn từ tính, một cơ thể không chỉ là một công cụ phù hợp một cách mơ hồ của ý thức. Nó chắc chắn là một khí cụ - một công cụ vận động theo ý nghĩa rất thật. Nó không phải là một thứ tách rời, riêng biệt và không nhất thiết liên quan tới con người cư ngụ bên trong theo kiểu mà một chiếc taxi thì riêng biệt và không liên quan đến hành khách thuê nó trong một chuyến hành trình qua thị trấn. Nó đúng là một công cụ, tự nó là một sản phẩm trực tiếp, là sự kiến tạo của con tằm đã nhả tơ ra. Đồng thời, cơ thể cũng là một tấm gương chính xác, mật thiết và vô cùng vi tế. Nó phản chiếu cả quá khứ và hiện tại - trong các chuyển động của nó và sự biểu hiện thay đổi liên tục phản ánh các thái độ hiện tại, đạo đức và cách hành xử của linh hồn hiện tại và của linh hồn qua nhiều kiếp sống trong quá khứ. Bà Blavatsky đã nói điều sau về Karma như sau khi viết cuốn Giáo lý Bí truyền: Những người tin tưởng vào KARMA phải tin vào ĐỊNH MỆNH, theo đó từ khi sinh ra cho đến khi chết, mỗi người đang dệt nên những sợi chỉ xung quanh y, như một con nhện đang miệt mài giăng tơ; và định mệnh này được hướng dẫn bởi tiếng nói thiên đường của nguyên mẫu nội tại (hay Chân Ngã)… hoặc bởi thể tình cảm hay thể CẢM DỤC mật thiết hơn của của chúng ta.. cái mà rất thường xuyên là những thói xấu của một thực thể biểu lộ được gọi là con người. Cả hai cái này đều ở trong con người, nhưng một trong hai sẽ chiến thắng, và từ thời kỳ ban sơ của sự tranh đấu, LUẬT HOÀN TRẢ nghiêm khắc không khoan nhượng đã ở đó và và kiên định giữ vững vai trò của mình qua những biến động. Khi viền cuối cùng của cái kén trần gian được hoàn tất, và con người dường như được bọc trong mạng lưới của chính những hành động của y, thì y thấy mình hoàn toàn dưới đế chế của định mệnh TỰ TẠO này. Điều này một là sẽ gắn liền với y y giống như chiếc vỏ sò bám trên tảng đá không gì lay chuyển nổi, hoăc sẽ cuốn y bay đi như chiếc lông vũ bay theo cơn gió tạo ra bởi chính các hành động của y…và đó là KARMA” (Giáo Lý Bí Truyền, quyển I, trang 639) Con người, nhân vật chính trong bất cứ chuỗi sự kiện nào, là người phải gánh trách nhiệm và karma, có thể tốt và có thể xấu. Tự nhiên sẽ buộc người đó trả giá chính xác cho hành động đã được thực hiện và sẽ tưởng thưởng và bù đắp theo cùng một phương cách. Tất cả những huấn sư vĩ đại - H.P Blavatsky, Alice Bailey, Edgar Cayce, và các chân sư - đều chịu sự chi phối của luật này Karma KHÔNG PHẢI thuyết Định Mệnh, nó không phải Số Phận…hay sự báo oán. Hành động của nó phụ thuộc vào chúng ta. Mỗi người đều tự tạo ra nó, mỗi người là một nhà lập pháp hoàn toàn của chính mình: “ Mỗi người là một nhà lập pháp của chính mình, người tạo ra vinh quang hay tủi hổ cho chính y, là người phán quyết cuộc đời mình, với phần thưởng hoặc hình phạt” (From The Idyll of the White Lotus)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Luật Nhân Quả PDF của tác giả Douglas Baker nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.