Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tiếng Nói Vô Thinh (H. P. Blavatsky)

TỰA

Những trang sau đây trích ở “Kim huấn thư”, một trong những sách phát cho các sinh viên Thần bí học ở phương Đông. Tất cả sinh viên[1] đều phải học những giáo lý này, và nhiều nhà Thông Thiên Học đã chấp nhận những giáo huấn ấy. Vì tôi thuộc lòng rất nhiều giáo huấn đó, nên tôi phiên dịch dễ dàng.

Một điều mà ai cũng biết là ở Ấn Ðộ, những phương pháp để phát triển tâm linh của các vị Guru (đạo sư hay Sư Phụ) đều khác nhau, chẳng những vì lẽ các Ngài khác học phái - tất cả có sáu học phái [2] mà cũng vì lẽ mỗi Guru có một phương pháp riêng nên thường thường người giữ rất kín. Tuy nhiên, ở phía bên kia Hy mã lạp sơn, phương pháp của các Trường Huyền bí học không thay đổi, ngoại trừ khi nào vị Guru chỉ là một Lạt ma thường không biết gì hơn những kẻ thọ giáo.

Quyển sách mà tôi do theo để dịch đây thuộc về một bộ sách, trong đó tôi cũng rút lấy những đoạn của “Kinh Dzyan” dùng làm căn bản để viết bộ “Giáo lý bí truyền”. “Kim huấn thư” cũng chung một nguồn gốc với quyển Paramartha, theo truyền kỳ thì quyển này vốn của các vị Nàga hay là “Rắn” (danh hiệu của các vị đắc pháp hồi xưa) truyền lại cho vị Ðại La Hán Nagarjuna. Tuy nhiên, những châm ngôn và những ý tưởng cao siêu, đặc sắc của kinh này thường thấy dưới một hình thức khác trong kinh sách chữ Sanskrit, thí dụ trong quyển kinh luận về thần bí Jnaneshvari, nơi đây Krishna miêu tả cho Arjuna nghe trạng thái của một nhà Yogi hoàn toàn sáng suốt, hoặc trong ít quyển Upanishads. Ðó là một sự rất tự nhiên bởi hầu hết (nếu không phải là tất cả) những vị Ðại La Hán, những đệ tử đầu tiên của Phật Thích Ca, và nhất là những vị di cư sang Tây Tạng đều là người Ấn Ðộ và người Aryans chớ không phải người Mông Cổ. Kinh sách của một mình Ðức Aryasanga để lại cũng rất nhiều.

Nguyên bản của “Kim Huấn Thư” khắc trong những hình chữ nhật, mỏng, còn những bản sao thường khắc trên những đĩa tròn. Thường người ta cất những đĩa hay là bản sao đó trên bàn thờ của những đền chùa tùy thuộc những trung tâm có trường dạy “Thiền định” hay là Mahayana (Yogachàrya). Những bản đó viết nhiều cách khác nhau có khi bằng chữ Tây Tạng, nhưng phần nhiều là bằng chữ tượng hình. Tìm mua: Tiếng Nói Vô Thinh TiKi Lazada Shopee

Thứ tiếng của tăng lữ dùng (senzar) ngoài thứ văn tự riêng của nó, có thể viết ra bằng nhiều lối chữ bí mật, và theo lối tượng hình văn tự, hơn là theo lối âm tiết văn tự. Một phương pháp khác nữa (Tây Tạng gọi là lug) dùng cách viết bằng số và màu, mỗi số tương ứng với một chữ trong bản mẫu tự Tây Tạng (30 chữ đơn và 74 chữ kép) và toàn bộ hợp thành một bản mẫu tự bí mật. Khi người ta dùng chữ tượng hình thì có một cách nhất định để đọc bản văn, thí dụ như trong trường hợp này những biểu tượng và những dấu hiệu của Chiêm tinh học tức là 12 con thú trong Hoàng đạo, và bảy màu nguyên thủy, mỗi màu có ba hạng: lợt, nguyên thủy và đậm, dùng thế cho 33 chữ của bản mẫu tự đơn, cho tiếng, cho câu.

Ở đây 12 con thú lập lại năm lần, và cặp với ngũ hành và bảy màu, họp thành một bản mẫu tự đầy đủ, gồm có 60 chữ thánh và 12 dấu.

Một cái dấu ghi ở đầu bản văn chỉ cho độc giả biết phải đánh vần theo lối Ấn Ðộ trong đó mỗi tiếng đều phỏng theo tiếng Sanskrit hay là phải đọc theo nguyên tắc chữ tượng hình của người Tầu. Tuy nhiên, cách dễ hơn hết là độc giả không dùng thứ ngôn ngữ nào hết hoặc dùng thứ ngôn ngữ nào tùy thích, bởi vì những dấu hiệu và những biểu tượng cũng giống như những số hay là hình Á rập, là sở hữu công cộng và quốc tế giữa những nhà thần bí đắc pháp và đệ tử của các

Ngài. Một trong những lối viết chữ Tầu cũng có một đặc tính như thế, bất kỳ ai có biết chữ đó đều đọc được dễ dàng, thí dụ một người Nhật có thể đọc theo tiếng Nhật một cách dễ dàng như người Tầu đọc theo tiếng Tầu vậy.

Kim huấn thư gồm có 90 quyển khái luận nhỏ và riêng biệt nhau, trong đó vài quyển đã có trước thời kỳ Phật giáo ra đời. Tôi học thuộc lòng 39 quyển từ nhiều năm qua. Muốn dịch mấy quyển kia tôi phải nhờ đến bút ký để rải rác trong vô số giấy tờ, và những bút ký thu thập chưa sắp xếp lại trong hai mươi năm chót, như thế công việc không phải dễ. Hơn nữa, tất cả không thể nào đem ra dịch hết cùng trao truyền cho một thế giới quá ích kỷ và quá mê trần, chưa chuẩn bị chút nào để xứng đáng thọ lãnh một luân lý cao siêu như thế. Bởi vì chỉ có người nào thành thật bền chí theo đuổi sự tự tri mới sẵn lòng để tai nghe những lời khuyên bảo có tính cách như thế.

Tuy nhiên, loại luân lý này đầy rẫy trong những sách văn học phương Ðông, nhất là trong kinh Upanishads, Ðức Krishna nói với Arjuna: “Hãy diệt lòng tham sống”. Tham vọng này chỉ dính liền với hình hài, là dụng cụ của cái Ta biểu hiện, chớ không phải của cái Ta “trường cửu, bất hoại, không giết mà cũng không bị giết” (kinh Katha Upanishads). Kinh Sutta Nipãta dạy: “Hãy diệt trừ cảm giác, vui, khổ, được, mất, thành, bại, coi cũng như nhau” và còn dạy thêm rằng: “Chỉ tìm nơi trú ẩn trong cái bất sinh, bất diệt thôi”. Krishna lập đi lập lại đủ cách: “Hãy tiêu diệt cảm nghĩ chia rẽ”: “Cái trí manas mà còn chạy theo những giác quan vẩn vơ, vô định thì sẽ làm cho Linh Hồn (Buddhi) dật dờ như chiếc thuyền bị gió nhồi trên lượn sóng” (Bhagavadgitã II. 70).

Bởi thế chúng tôi nghĩ, chỉ nên lựa chọn thật kỹ lấy một ít bài thích hợp nhất, cho một số ít người thật có tâm hồn thần bí trong Hội Thông Thiên Học, và các bài này chắc chắn đúng với nhu cầu của họ. Chỉ những kẻ đó mới ưa thích những lời này của Krishna-Christos, cái “Ta cao siêu”.

“Bực hiền giả không than thở cho người sống hoặc kẻ chết. Trong dĩ vãng tôi, anh, và những kẻ lập qui tắc cho người đời không khi nào là không tồn tại, và tất cả chúng ta sẽ tồn tại ở tương lai” (Bhagavadgitã II.27).

Trong bản dịch này, tôi cố gắng để bảo tồn vẻ đẹp của câu văn đầy thi vị và bút pháp có nhiều gợi ý của nguyên văn. Ðộc giả sẽ phán đoán xem sự cố gắng này đã thành công được đến đâu.

H. P. BDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "H. P. Blavatsky":Giáo Lý Bí Nhiệm - Quyển 1Giáo Lý Bí Nhiệm - Quyển 2Giáo Lý Bí Nhiệm - Quyển 3Tiếng Nói Vô ThinhChìa Khóa Minh Triết Thiêng LiêngThiên Nhiên Huyền BíBí Quyết Thông Thiên Học

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tiếng Nói Vô Thinh PDF của tác giả H. P. Blavatsky nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Từ Bi Thủy Sám Pháp (Thích Trí Quang)
Mục Lục Tiểu Dẫn …...…….. viii Tựa …... ix Quyển Thượng.…...……. 1 Khai Kinh.…... 2 Tìm mua: Từ Bi Thủy Sám Pháp TiKi Lazada Shopee A1. Mở Đầu Sám Hối... 9 B1. Lý Do Sám Hối...……9 B2. Căn Bản Sám Hối. 11 B3. Những Điều Sám Hối..……….. 11 B4. Phương Tiện Sám Hối..………. 12 B5. Nghĩ Nhớ Tam Bảo Để Sám Hối.………15 B6. Cảnh Giác Vô Thường Và Khổ Báo Để Sám Hối ………...……16 B7. Cảnh Giác Tội Lỗi Để Sám Hối.……… 16 A2. Sám Hối Phiền Não...…. 17 B1. Sám Hối Căn Bản Của Phiền Não.……... 17 B2. Sám Hối Tính Chất Qua Danh Nghĩa Của Phiền Não..…….. 18 B3. Sám Hối Nhân Duyên Của Phiền Não.…. 19 B4. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Nhân Duyên Của Phiền Não... 21 B5. Giá Trị Của Sự Sám Hối..…….. 23 B6. Lặp Lại Tâm Tư Để Sám Hối. 24 B7. Lặp Lại Cảnh Giác Để Sám Hối.……..…. 25 B8. Sám Hối Những Phiền Não Nặng Nhất...………... 26 B9 Sám Hối Những Phiền Não Nặng Và Sâu...………... 27 B10. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Những Phiền Não Trên..…….. 28 Phát Nguyện Hồi Hướng...….. 30 Quyển Trung.……. 40 Khai Kinh.………..41 B11. Lạy Phật Và Lặp Lại Tâm Tư Để Sám Hối...…. 48 Văn Từ Bi Thủy Sám v B12. Sám Hối Sự Chướng Ngại Của Phiền Não...….. 50 B13. Lời Nguyện Và Lạy Phật Về Sự Sám Hối Trên...…54 A3. Sám Hối Ác Nghiệp...…..55 B1. Giải Tỏa Nghi Hoặc Bằng Cách Phân Loại Về Nghiệp..…….. 55 B2. Sám Hối Tổng Quát Về Ác Nghiệp.……. 57 B3. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Trên.………59 B4. Sám Hối Riêng Biệt Về Ác Nghiệp.……..60 C1. Sám Hối 3 Ác Nghiệp Của Thân.…….61 D1. Sám Hối Ác Nghiệp Sát Sinh.……61 Đ1. Lời nói đầu (lý do sám hối sát sinh và khổ báo của ác nghiệp này …... 61 Đ2. Nguyên Nhân Và Phương Tiện Của Ác Nghiệp Sát Sinh..………. 62 Đ3. Sám Hối Ác Nghiệp Sát Sinh..….. 63 Đ4. Lời Nguyện Và Lạy Phật Về Sự Sám Hối Trên ……...……... 65 D2. Sám Hối Ác Nghiệp Trộm Cướp... 67 Đ1. Lời Nói Đầu (Định Nghĩa Trộm Cướp Và Khổ Báo Của Ác Nghiệp Này).. 67 Đ2. Sám Hối Ác Nghiệp Trộm Cướp.. 68 Đ3. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Trên.… 71 D3. Sám Hối Ác Nghiệp Dâm Dục.….. 71 Đ1. Lời Nói Đầu (Nỗi Khổ Của Ái Dục Và Khổ Báo Của Ác Nghiệp Dâm Dục). 71 Đ2. Sám Hối Ác Nghiệp Dâm Dục.……. 72 Đ3. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Trên.… 73 C2. Sám Hối 4 Ác Nghiệp Của Miệng.….. 73 D1. Lời Nói Đầu (Khổ Báo Ác Nghiệp Của Miệng).…...…. 73 D2. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Thô Ác..………...…74 D3. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Dối Trá.. 75 Đ1. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Dối Trá Nặng...……….75 Đ2. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Dối Trá Lớn...……….. 75 D4. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Thêu Dệt ……..…. 76 D5. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Hai Lưỡi ……….77 D6. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối 4 Ác Nghiệp Của Miệng …….….. 77 C3. Sám Hối Ác Nghiệp Của 6 Căn.……. 78 Văn Từ Bi Thủy Sám vi D1. Sám Hối Ác Nghiệp Của 6 Căn.……...……... 78 D2. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Này.…….…... 79 Phát Nguyện Hồi Hướng...…...81 Quyển Hạ.………. 91 Khai Kinh.……….. 92 C4. Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Tam Bảo...………. 99 D1. Lời Nói Đầu (Lạy Phật Và Lặp Lại Tâm Tư Để Sám Hối) ……...99 D2. Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Phật Bảo..……..……….. 101 D3. Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Pháp Bảo..……..………. 102 Đ1. Sám Hối Ác Nghiệp Vô Ý...……...………102 Đ2. Sám Hối Ác Nghiệp Cố Ý.…102 D4. Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Tăng Bảo..…. 103 D5. Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Cả Tam Bảo.…...………104 D6. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Tam Bảo...….. 104 C5. Sám Hối Ác Nghiệp Phức Tạp..……...105 D1. Lời Nói Đầu (Tàm Quí Để Sám Hối).………...……….. 105 D2. Sám Hối Ác Nghiệp Mê Tín...…... 106 D3. Sám Hối Ác Nghiệp Ngạo Ngược.…….….. 106 D4. Sám Hối Ác Nghiệp Nhậu Nhẹt.……….…. 106 D5. Sám Hối Ác Nghiệp Tự Thị..….…107 D6. Sám Hối Ác Nghiệp Buôn Lường.………... 107 D7. Sám Hối Ác Nghiệp Tàn Nhẫn.…..108 D8. Sám Hối Ác Nghiệp Phóng Túng...108 D9. Sám Hối Tổng Quát Về Các Ác Nghiệp...…... 109 D10. Lời Nguyện Và Lạy Phật Về Sự Sám Hối Trên..……. 109 A4. Sám Hối Khổ Báo...…….111 B1. Lời Nói Đầu...………..111 C1. Quả Báo Khó Tránh Nhưng Sám Hối Trừ Được...111 C2. Cảnh Giác Sự Chết Và Khổ Báo.…….112 Văn Từ Bi Thủy Sám vii C3. Cảnh Giác Vô Thường..……112 C4. Cảnh Giác Luân Hồi Khổ Báo.………113 B2. Sám Hối Khổ Báo Địa Ngục..…114 C1. Sám Hối Khổ Báo Địa Ngục A Tì.….. 114 C2. Sám Hối Khổ Báo Các Địa Ngục Khác...……….. 115 C3. Lời Nguyện Và Lạy Phật Về Sự Sám Hối Khổ Báo Địa Ngục.…….. 118 B3. Sám Hối Khổ Báo 3 Ác Đạo Khác.…… 119 C1. Lời Nói Đầu (Cảnh Giác Kẻ Chỉ Lo Hiện Tại Mà Không Biết Lo Tương Lai).. 119 C2. Sám Hối Khổ Báo Súc Sinh...120 C3. Sám Hối Khổ Báo Ngạ Quỉ...121. C4. Sám Hối Khổ Báo Quỉ Thần.………... 121 C5. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Khổ Báo Của 3 Ác Đạo..……122 B4. Sám Hối Dư Báo Nhân Gian..…123 C1. Lời Nói Đầu (Mọi Sự Trái Ý Đều Là Dư Báo).. 123 C2. Sám Hối Dư Báo Nhân Gian.……….. 124 Phát Nguyện Hồi Hướng.….. Chú Thích.………. 137 Mục Lục..ivĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Từ Bi Thủy Sám Pháp PDF của tác giả Thích Trí Quang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Từ Bi Thủy Sám Pháp (Thích Trí Quang)
Mục Lục Tiểu Dẫn …...…….. viii Tựa …... ix Quyển Thượng.…...……. 1 Khai Kinh.…... 2 Tìm mua: Từ Bi Thủy Sám Pháp TiKi Lazada Shopee A1. Mở Đầu Sám Hối... 9 B1. Lý Do Sám Hối...……9 B2. Căn Bản Sám Hối. 11 B3. Những Điều Sám Hối..……….. 11 B4. Phương Tiện Sám Hối..………. 12 B5. Nghĩ Nhớ Tam Bảo Để Sám Hối.………15 B6. Cảnh Giác Vô Thường Và Khổ Báo Để Sám Hối ………...……16 B7. Cảnh Giác Tội Lỗi Để Sám Hối.……… 16 A2. Sám Hối Phiền Não...…. 17 B1. Sám Hối Căn Bản Của Phiền Não.……... 17 B2. Sám Hối Tính Chất Qua Danh Nghĩa Của Phiền Não..…….. 18 B3. Sám Hối Nhân Duyên Của Phiền Não.…. 19 B4. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Nhân Duyên Của Phiền Não... 21 B5. Giá Trị Của Sự Sám Hối..…….. 23 B6. Lặp Lại Tâm Tư Để Sám Hối. 24 B7. Lặp Lại Cảnh Giác Để Sám Hối.……..…. 25 B8. Sám Hối Những Phiền Não Nặng Nhất...………... 26 B9 Sám Hối Những Phiền Não Nặng Và Sâu...………... 27 B10. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Những Phiền Não Trên..…….. 28 Phát Nguyện Hồi Hướng...….. 30 Quyển Trung.……. 40 Khai Kinh.………..41 B11. Lạy Phật Và Lặp Lại Tâm Tư Để Sám Hối...…. 48 Văn Từ Bi Thủy Sám v B12. Sám Hối Sự Chướng Ngại Của Phiền Não...….. 50 B13. Lời Nguyện Và Lạy Phật Về Sự Sám Hối Trên...…54 A3. Sám Hối Ác Nghiệp...…..55 B1. Giải Tỏa Nghi Hoặc Bằng Cách Phân Loại Về Nghiệp..…….. 55 B2. Sám Hối Tổng Quát Về Ác Nghiệp.……. 57 B3. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Trên.………59 B4. Sám Hối Riêng Biệt Về Ác Nghiệp.……..60 C1. Sám Hối 3 Ác Nghiệp Của Thân.…….61 D1. Sám Hối Ác Nghiệp Sát Sinh.……61 Đ1. Lời nói đầu (lý do sám hối sát sinh và khổ báo của ác nghiệp này …... 61 Đ2. Nguyên Nhân Và Phương Tiện Của Ác Nghiệp Sát Sinh..………. 62 Đ3. Sám Hối Ác Nghiệp Sát Sinh..….. 63 Đ4. Lời Nguyện Và Lạy Phật Về Sự Sám Hối Trên ……...……... 65 D2. Sám Hối Ác Nghiệp Trộm Cướp... 67 Đ1. Lời Nói Đầu (Định Nghĩa Trộm Cướp Và Khổ Báo Của Ác Nghiệp Này).. 67 Đ2. Sám Hối Ác Nghiệp Trộm Cướp.. 68 Đ3. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Trên.… 71 D3. Sám Hối Ác Nghiệp Dâm Dục.….. 71 Đ1. Lời Nói Đầu (Nỗi Khổ Của Ái Dục Và Khổ Báo Của Ác Nghiệp Dâm Dục). 71 Đ2. Sám Hối Ác Nghiệp Dâm Dục.……. 72 Đ3. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Trên.… 73 C2. Sám Hối 4 Ác Nghiệp Của Miệng.….. 73 D1. Lời Nói Đầu (Khổ Báo Ác Nghiệp Của Miệng).…...…. 73 D2. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Thô Ác..………...…74 D3. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Dối Trá.. 75 Đ1. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Dối Trá Nặng...……….75 Đ2. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Dối Trá Lớn...……….. 75 D4. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Thêu Dệt ……..…. 76 D5. Sám Hối Ác Nghiệp Nói Hai Lưỡi ……….77 D6. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối 4 Ác Nghiệp Của Miệng …….….. 77 C3. Sám Hối Ác Nghiệp Của 6 Căn.……. 78 Văn Từ Bi Thủy Sám vi D1. Sám Hối Ác Nghiệp Của 6 Căn.……...……... 78 D2. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Này.…….…... 79 Phát Nguyện Hồi Hướng...…...81 Quyển Hạ.………. 91 Khai Kinh.……….. 92 C4. Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Tam Bảo...………. 99 D1. Lời Nói Đầu (Lạy Phật Và Lặp Lại Tâm Tư Để Sám Hối) ……...99 D2. Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Phật Bảo..……..……….. 101 D3. Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Pháp Bảo..……..………. 102 Đ1. Sám Hối Ác Nghiệp Vô Ý...……...………102 Đ2. Sám Hối Ác Nghiệp Cố Ý.…102 D4. Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Tăng Bảo..…. 103 D5. Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Cả Tam Bảo.…...………104 D6. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Ác Nghiệp Đối Với Tam Bảo...….. 104 C5. Sám Hối Ác Nghiệp Phức Tạp..……...105 D1. Lời Nói Đầu (Tàm Quí Để Sám Hối).………...……….. 105 D2. Sám Hối Ác Nghiệp Mê Tín...…... 106 D3. Sám Hối Ác Nghiệp Ngạo Ngược.…….….. 106 D4. Sám Hối Ác Nghiệp Nhậu Nhẹt.……….…. 106 D5. Sám Hối Ác Nghiệp Tự Thị..….…107 D6. Sám Hối Ác Nghiệp Buôn Lường.………... 107 D7. Sám Hối Ác Nghiệp Tàn Nhẫn.…..108 D8. Sám Hối Ác Nghiệp Phóng Túng...108 D9. Sám Hối Tổng Quát Về Các Ác Nghiệp...…... 109 D10. Lời Nguyện Và Lạy Phật Về Sự Sám Hối Trên..……. 109 A4. Sám Hối Khổ Báo...…….111 B1. Lời Nói Đầu...………..111 C1. Quả Báo Khó Tránh Nhưng Sám Hối Trừ Được...111 C2. Cảnh Giác Sự Chết Và Khổ Báo.…….112 Văn Từ Bi Thủy Sám vii C3. Cảnh Giác Vô Thường..……112 C4. Cảnh Giác Luân Hồi Khổ Báo.………113 B2. Sám Hối Khổ Báo Địa Ngục..…114 C1. Sám Hối Khổ Báo Địa Ngục A Tì.….. 114 C2. Sám Hối Khổ Báo Các Địa Ngục Khác...……….. 115 C3. Lời Nguyện Và Lạy Phật Về Sự Sám Hối Khổ Báo Địa Ngục.…….. 118 B3. Sám Hối Khổ Báo 3 Ác Đạo Khác.…… 119 C1. Lời Nói Đầu (Cảnh Giác Kẻ Chỉ Lo Hiện Tại Mà Không Biết Lo Tương Lai).. 119 C2. Sám Hối Khổ Báo Súc Sinh...120 C3. Sám Hối Khổ Báo Ngạ Quỉ...121. C4. Sám Hối Khổ Báo Quỉ Thần.………... 121 C5. Lời Nguyện Về Sự Sám Hối Khổ Báo Của 3 Ác Đạo..……122 B4. Sám Hối Dư Báo Nhân Gian..…123 C1. Lời Nói Đầu (Mọi Sự Trái Ý Đều Là Dư Báo).. 123 C2. Sám Hối Dư Báo Nhân Gian.……….. 124 Phát Nguyện Hồi Hướng.….. Chú Thích.………. 137 Mục Lục..ivĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Từ Bi Thủy Sám Pháp PDF của tác giả Thích Trí Quang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phương Pháp Thiền Tập (Thích Thông Huệ)
Mục Lục Lời nói đầu PHẦN I - CHÁNH NIỆM TRONG MỌI LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG I.- Ý NGHĨA CỦA CHÁNH NIỆM II.- THỰC TẬP CHÁNH NIỆM Tìm mua: Phương Pháp Thiền Tập TiKi Lazada Shopee 1.- Nguyên tắc 2.- Áp dụng công phu PHẦN II - PHƯƠNG PHÁP TỌA THIỀN I.- HƯỚNG DẪN CÁC GIAI ĐOẠN A- Nguyên tắc chung B.- Các giai đoạn tọa thiền II.- NGHI THỨC TỌA THIỀN A.- Lễ Phật B.- Hô Thiền D.- Tụng Kinh III.- CÁC TRIỆU CHỨNG CÓ THỂ GẶP KHI TỌA THIỀN ---o0o--- Lời nói đầu Trong quyển Căn Bản Thiền Tập, chúng tôi đã trình bày những nguyên tắc chủ yếu trong công phu tu thiền. Một số thiền sinh yêu cầu chúng tôi cụ thể hóa phương pháp tu hành trong mọi tình huống của đời sống, lúc tĩnh cũng như khi động. Nhận thấy yêu cầu này rất chính đáng, lại cần thiết cho những người sơ cơ, nên chúng tôi soạn tiếp quyển này; mục đích là trình bày những phương thức hành thiền một cách ngắn gọn, sao cho mọi người đều có thể áp dụng công phu. Vì đời sống thiền phải được biểu hiện mọi nơi mọi lúc, nên Thiền giả phải miên mật hành trì, không giới hạn thời gian và không gian. Riêng đối với người mới vào đạo, do nghiệp thức lôi dẫn, vọng niệm lẫy lừng, cần chú trọng tọa thiền, vì đây là tư thế dễ định tâm hơn cả. Ở đây, chúng tôi chủ ý soạn riêng phần tọa thiền theo nghi thức chung trong các Thiền viện thuộc Thiền phái Trúc Lâm. Chúng tôi cũng trình bày những phương cách thực hiện chánh niệm trong một số trường hợp cụ thể, từ đó chúng ta có thể suy ra để áp dụng vào các tình huống tương tự. Kết hợp với quyển Căn Bản Thiền Tập, hy vọng quyển Phương Pháp Thiền Tập này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ đường lối, cách thực hành, để công phu của chúng ta ngày càng đạt nhiều kết quả. Nguyện cho chúng ta cùng tất cả chúng sanh vững tiến trên đường tu và sớm thành tựu đạo nghiệp. Nha Trang - Khánh Hòa Đầu Xuân Tân Tỵ - 2001 THÍCH THÔNG HUỆĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phương Pháp Thiền Tập PDF của tác giả Thích Thông Huệ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Vũ Trụ Trong Vỏ Hạt Dẻ (Stephen Hawking)
MỤC LỤC GIỚI THIỆU CỦA VIETSCIENCES GIỚI THIỆU CỦA NHÀ XUẤT BẢN LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG 1 Tìm mua: Vũ Trụ Trong Vỏ Hạt Dẻ TiKi Lazada Shopee LƯỢC SỬ VỀ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI CHƯƠNG 2 HÌNH DÁNG CỦA THỜI GIAN CHƯƠNG 3 VŨ TRỤ TRONG MỘT VỎ HẠT CHƯƠNG 4 TIÊN ĐOÁN TƯƠNG LAI CHƯƠNG 5 BẢO VỆ QUÁ KHỨ CHƯƠNG 6 TƯƠNG LAI CỦA CHÚNG TA? CÓ THỂ LÀ STAR TREK HAY KHÔNG? CHƯƠNG 7 MÀNG VŨ TRỤ MỚI THUẬT NGỮ CHỈ MỤC GIỚI THIỆU CỦA VIETSCIENCES Thời gian gần đây các ngành khoa học đặc biệt ngành vật lý đã làm được một bước tiến rất dài. Kiến thức của ngành vật lý đã không còn rời rạc, xa vời mà nó đã dần trở thành một khoa học thống nhất. Các lý thuyết đã và đang kết nối với nhau thành một bản trường ca. Bản trường ca này không chỉ nhằm giải thích các quan điểm triết học cao siêu của con người với vũ trụ mà nó lại còn thâm nhập vào mọi lĩnh vực mọi ngõ ngách ứng dụng trong đời sống. Một trong những nhà vật lý nổi bật nhất sau Newton và Einstein sống ở cuối thiên niên kỷ thứ hai của nhân loại không ai khác hơn là Stephen Hawking (sinh năm 1942). Ngoài những đóng góp vĩ đại của ông trong nỗ lực thống nhất các qui luật của vật lý thì ông còn có một khả năng truyền đạt tư tưởng tuyệt vời. Các sách của ông viết nhằm giới thiệu về triết học, vật lý cũng như về vũ trụ quan sinh động và dễ hiểu đến nỗi có nhiều lần những sách này đã dược dịch ra nhiều thứ tiếng và chúng còn bán chạy hơn cả những tiểu thuyết hay ho hấp dẫn nhất. Vietsciences xin giới thiệu với các bạn tác phẩm “Vũ Trụ Trong Một Vỏ Hạt” của dịch giả Dạ Trạch từ nguyên bản Anh ngữ “The Universe in a Nutshell” (2001). Vì là người làm việc nghiên cứu trong chuyên ngành vật lý nên anh Dạ Trạch hiểu rất sâu, chính xác, và rõ ràng các tư tưởng mà Hawking nêu ra trong cuốn sách mới này của ông. Chúng tôi tin rằng bản dịch Việt ngữ mà anh Dạ Trạch đã dày công dịch thuật sẽ mang đến cho các bạn đúng những cảm giác và các kiến thức lý thú, hấp dẫn, bất ngờ mà Hawking đã đem lại cho hàng triệu độc giả bằng tiếng mẹ đẻ là Anh ngữ. Trân Trọng Võ Quang NhânDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Stephen Hawking":Vũ Trụ Trong Vỏ Hạt DẻBản Thiết Kế Vĩ ĐạiLược Sử Thời GianChìa Khóa Vũ Trụ Của GeorgeĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vũ Trụ Trong Vỏ Hạt Dẻ PDF của tác giả Stephen Hawking nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.