Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cô gái đến từ hôm qua

Cô gái đến từ hôm qua – Nguyễn Nhật Ánh

Nguyễn Nhật Ánh, cái tên không còn xa lại với các bạn trẻ bởi những tác phẩm kể về tuổi học trò ngây thơ trong sáng. Và lần này, ông lại mang đến cho chúng ta một tác phẩm được chuyển thể thành phim đang làm mưa làm gió tại các rạp lớn.

Cô gái đến từ hôm qua là một câu chuyện  hài hước và dí dỏm kể về chàng trai trẻ Anh Thư hồi còn bé và cả lúc bây giờ – khi anh đã trở thành một câu sinh viên.

Anh Thư kể lại câu chuyện của mình bằng ngôi thứ nhất “tôi”, chính điều này làm cho tác phẩm chân thật và lôi cuốn một cách lạ kì, về những kỉ niêm ấu thơ hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng khi còn là một cậu nhóc, cùng với sự xuất hiện của cô bé rất ư là dễ thương – Tiểu Li.

Và rồi ta lại được nghe câu chuyện về cô gái hoa khôi của lớp mà anh đã phải lòng từ lâu. Việc lồng ghép, đan xen cả hai câu chuyện về nhau tưởng chừng gượng gạo, lộ liễu nhưng không, Nguyễn Nhật Ánh đã biến sự lồng ghép ấy trở nên nhẹ hẫng bằng việc đưa ra những mắc xích kết nối cả hai phần hiện tại và quá khứ rất tài tình.

Xem thêm:

Những bộ truyện hay của Nguyễn Nhật Ánh Mắt Biếc Chuyện Con Mèo Dạy Hải Âu Bay

Tuy ngay từ tựa đề Cô gái đến từ hôm qua – ta có thể đoán được phần nào đó tác phẩm., nhưng chính cách hài hước, dí dỏm thường thấy trong giọng văn của Nguyễn Nhật Ánh vẫn luôn tạo cho ta cảm giác tò mò, thậm chí là hăm hở khi đọc tác phẩm. “Cô gái đến từ hôm qua” – Cái tên vừa có vẻ trong sáng, dễ thương, vừa có chút gì đó nhớ nhung, lưu luyến.

Kết thúc câu chuyện đúng như mong muốn – hai cô gái đã đi qua tuổi thơ của Thư và để lại những dấu ấn sâu đậm lại chính là một người. Bạn sẽ thực sự rất vui khi đọc đến cái kết. Còn chần chừ gì nữa mà không mua một chiếc vé khứ hồi về tuổi thơ với Cô gái đến từ hôm qua, nhỉ ?

Trích dẫn “Cô gái đến từ hôm qua”:

Cô gái đến từ hôm qua – Nguyễn Nhật Ánh

Hồi nhỏ tôi khác xa bây giờ.

Nói một cách khác, hồi nhỏ tôi ngon lành hơn bây giờ nhiều.

Hồi đó, muốn chơi với đứa con gái nào, tôi làm quen một cái “rụp”, gọn ơ. Chỉ có sau này, khi lớn lên, tôi mới mắc cái tật lóng nga lóng ngóng trước phụ nữ.

Chính vì vậy mà thỉnh thoảng tôi thường ngồi mơ màng hồi tưởng lại cái thời huy hoàng xa xửa xa xưa với nỗi thèm muốn và ganh tị không giấu giếm.

Bây giờ tôi còn nhớ rõ mồn một cái cái ngày tôi cùng gia đình dọn đến chỗ ở mới. Lúc đó tôi còn bé tẹo, khoảng bảy, tám tuổi gì đó. Căn nhà mới nhiều phòng và xinh xắn hơn căn nhà cũ nhiều. Ngày mới dọn đến, tôi khoái chí chạy nhong nhong khắp chỗ. Lúc này mẹ tôi chưa sinh nhỏ Phương, em kế tôi, nên căn nhà trông thật rộng rãi và vắng vẻ.

Chơi một mình cũng chán, lát sau tôi chạy ra trước hiên đứng ngắm xe cộ qua lại.

Chợt tôi nhìn thấy trên đống cát trước sân nhà bên cạnh có một con nhỏ đang chơi trò xây nhà. Con nhỏ trạc tuổi tôi, tóc thắt hai cái bím lúc la lúc lắc.

Khi tôi lò dò lại gần đứng coi, nó vẫn không hay biết, cứ lui cui đào đào đắp đắp.

Đứng một hồi, tôi hắng giọng: – Ê!

Con nhỏ giật mình quay lại. Nó nhìn tôi bằng cặp mắt thao láo. – Nhà mày ở đây hả? – Tôi chỉ tay vào căn nhà có đống cát.

Nó gật đầu, mắt vẫn nhìn tôi dò xét.

Nguồn: sachmoi.net

Đọc Sách

Bướm Trắng - Nhất Linh (Nhất Linh)
"Nếu chỉ có một năm để sống" bạn sẽ làm gì? Ðây có thể là đề tài một cuốn phim hồi hộp, một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn hay một tác phẩm văn học phân tâm. Nhất Linh chọn giải pháp thứ ba: Bướm Trắng là một ăng-kết của Trương về bản ngã mình. Trương bị lao và bác sĩ cho biết chàng chỉ có thể sống được một năm nữa là cùng. Nhất Linh đem máy ghi âm đặt vào óc Trương để ghi lại những ý nghĩ, những phản ứng của Trương từ khi biết mình chỉ còn một thời gian sống nhất định. Phản ứng đầu tiên của Trương là sẽ ghi vào sổ nhật ký, ngày 21/2: Hôm nay mình chết (Bướm Trắng, NXB Ðời Nay tái bản, 1970, trang 34). Ðó là cái chết đầu tiên, sau khi biết mình sắp chết, cái chết này biểu hiện tính cách hóa thân của hai từ Bướm Trắng và đưa Trương vào đoạn đời thứ nhì, đoạn đời mà Trương quyết định rằng từ nay "chàng sẽ nếm đủ các khoái lạc ở đời, chàng sẽ sống đến cực điểm, sống cho hết để không còn ao ước gì nữa, sống cho chán chường. Trương thấy mình nô nức hồi hộp mà lại sung sướng nữa. Chàng sung sướng vì chàng thấy mình như con chim thoát khỏi lồng, nhẹ nhàng trong một sự tự do không bờ bến. Những cái ràng buộc, đè nén của cuộc sống thường không có nữa, chàng sẽ hết băn khoăn, hết e dè được hoàn toàn sống như ý mình. - Chết thì còn cần gì nữa?" (trang 38) Ðặt ngược lại vấn đề, Albert Camus bắt đầu cuốn tiểu luận Le Mythe de Sisyphe (Huyền Thoại Sisyphe) bằng câu: "Chỉ có một vấn đề triết lý thật sự nghiêm túc: đó là tự tử, xét rằng đời đáng sống hay không đáng sống là trả lời câu hỏi cơ bản của triết học". Cả hai tác giả Nhất Linh và Camus, đi từ hai con đường khác nhau nhưng dường như đều cùng muốn điều tra ý nghĩa của cuộc sống từ cái chết. Rồi Nhất Linh và Camus đều chết bất đắc kỳ tử. Camus, tai nạn xe hơi ở tuổi 47, Nhất Linh tự tử ở tuổi 57, một trùng hợp phi lý. Cái chết, trước tiên, đối với Trương là một giải thoát, khi giao hẹn "hôm nay mình chết" là Trương đã tự hóa, từ một người bị ràng buộc, trở thành người tự do, hồi sinh trong cuộc sống mới, với hai lớp lang: biết mình sắp chết và quên rằng mình đang sống. Tìm mua: Bướm Trắng - Nhất Linh TiKi Lazada Shopee Ở lớp thứ nhất, Trương quyết định tìm vui trong trụy lạc: trụy lạc thể xác và tinh thần. Về thể xác, hưởng thụ hết những thú vui nhục dục trước khi chết và về tinh thần, chiếm hữu tình yêu của Thu, người con gái tình cờ gặp mà ngay sau đó Trương đã muốn yêu như một trò chơi: yêu cũng được mà không yêu cũng được. Ở từng thứ nhì, Trương sợ sống: không dám về nhà, muốn quên rằng mình đang sống, lẩn tránh những ý nghĩ của mình, sợ đối diện với chính mình. "Trương ở vào tình trạng một người không cần gì nữa, chỉ mong xảy đến cho mình một việc, bất cứ việc gì, miễn là khác thường để cho mình quên được sự sống" (trang 55). Hai trạng thái, hai lớp lang tâm thần ấy giao nhau trong một môi trường không có lối thoát: Sự trụy lạc mà Trương tìm đến như một ao ước hưởng thụ hết trước khi chết, không đem lại cho Trương tị ti thỏa mãn nào, và cuộc tình đối với Thu, mới đầu chỉ là một trò chơi, sau đã lấn át tâm hồn Trương, chi phối tư tưởng Trương như một lớp sống, một định mệnh thứ ba: Cái định mệnh quái ác, tưởng (yêu) đùa lại hóa (yêu) thật, tưởng chết lại không chết, lại sống, cứ sống, rồi chính cái sống thừa, sống ra ngoài mọi ước vọng ấy, đã chơi khăm Trương, vì mọi toan tính về định mệnh đều vô nghĩa: không ai có thể biết trước được định mệnh, kể cả những thầy thuốc giỏi nhất và cũng không ai dự đoán được kết quả một cuộc tình. Trương như con bướm trắng lượn trong các nẻo tâm tư của chính mình, Trương bay hết nơi này đến nơi khác, từ những phăng-tát cực đoan của một người bệnh bị cái chết ám ảnh trong mỗi phút sống, đến những giây phút hạnh phúc cũng như bi đát của một người bình thường, nhảy từ những ý nghĩ trong sáng, dịu dàng nhất đến những toan tính đen tối, đồi tệ, đê hèn nhất. Trương là bướm trắng bay trong não trạng của chính mình, Trương hành động, nhận xét mình hành động, mà không hiểu những gì đã xẩy ra quanh mình, cho mình.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nhất Linh":Viết Và Đọc Tiểu ThuyếtĐôi BạnMối Tình -Chân-Truyện Ngắn Nhất LinhXóm Cầu MớiBướm Trắng - Nhất LinhGánh Hàng HoaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bướm Trắng - Nhất Linh PDF của tác giả Nhất Linh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bướm Trắng - Nhất Linh (Nhất Linh)
"Nếu chỉ có một năm để sống" bạn sẽ làm gì? Ðây có thể là đề tài một cuốn phim hồi hộp, một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn hay một tác phẩm văn học phân tâm. Nhất Linh chọn giải pháp thứ ba: Bướm Trắng là một ăng-kết của Trương về bản ngã mình. Trương bị lao và bác sĩ cho biết chàng chỉ có thể sống được một năm nữa là cùng. Nhất Linh đem máy ghi âm đặt vào óc Trương để ghi lại những ý nghĩ, những phản ứng của Trương từ khi biết mình chỉ còn một thời gian sống nhất định. Phản ứng đầu tiên của Trương là sẽ ghi vào sổ nhật ký, ngày 21/2: Hôm nay mình chết (Bướm Trắng, NXB Ðời Nay tái bản, 1970, trang 34). Ðó là cái chết đầu tiên, sau khi biết mình sắp chết, cái chết này biểu hiện tính cách hóa thân của hai từ Bướm Trắng và đưa Trương vào đoạn đời thứ nhì, đoạn đời mà Trương quyết định rằng từ nay "chàng sẽ nếm đủ các khoái lạc ở đời, chàng sẽ sống đến cực điểm, sống cho hết để không còn ao ước gì nữa, sống cho chán chường. Trương thấy mình nô nức hồi hộp mà lại sung sướng nữa. Chàng sung sướng vì chàng thấy mình như con chim thoát khỏi lồng, nhẹ nhàng trong một sự tự do không bờ bến. Những cái ràng buộc, đè nén của cuộc sống thường không có nữa, chàng sẽ hết băn khoăn, hết e dè được hoàn toàn sống như ý mình. - Chết thì còn cần gì nữa?" (trang 38) Ðặt ngược lại vấn đề, Albert Camus bắt đầu cuốn tiểu luận Le Mythe de Sisyphe (Huyền Thoại Sisyphe) bằng câu: "Chỉ có một vấn đề triết lý thật sự nghiêm túc: đó là tự tử, xét rằng đời đáng sống hay không đáng sống là trả lời câu hỏi cơ bản của triết học". Cả hai tác giả Nhất Linh và Camus, đi từ hai con đường khác nhau nhưng dường như đều cùng muốn điều tra ý nghĩa của cuộc sống từ cái chết. Rồi Nhất Linh và Camus đều chết bất đắc kỳ tử. Camus, tai nạn xe hơi ở tuổi 47, Nhất Linh tự tử ở tuổi 57, một trùng hợp phi lý. Cái chết, trước tiên, đối với Trương là một giải thoát, khi giao hẹn "hôm nay mình chết" là Trương đã tự hóa, từ một người bị ràng buộc, trở thành người tự do, hồi sinh trong cuộc sống mới, với hai lớp lang: biết mình sắp chết và quên rằng mình đang sống. Tìm mua: Bướm Trắng - Nhất Linh TiKi Lazada Shopee Ở lớp thứ nhất, Trương quyết định tìm vui trong trụy lạc: trụy lạc thể xác và tinh thần. Về thể xác, hưởng thụ hết những thú vui nhục dục trước khi chết và về tinh thần, chiếm hữu tình yêu của Thu, người con gái tình cờ gặp mà ngay sau đó Trương đã muốn yêu như một trò chơi: yêu cũng được mà không yêu cũng được. Ở từng thứ nhì, Trương sợ sống: không dám về nhà, muốn quên rằng mình đang sống, lẩn tránh những ý nghĩ của mình, sợ đối diện với chính mình. "Trương ở vào tình trạng một người không cần gì nữa, chỉ mong xảy đến cho mình một việc, bất cứ việc gì, miễn là khác thường để cho mình quên được sự sống" (trang 55). Hai trạng thái, hai lớp lang tâm thần ấy giao nhau trong một môi trường không có lối thoát: Sự trụy lạc mà Trương tìm đến như một ao ước hưởng thụ hết trước khi chết, không đem lại cho Trương tị ti thỏa mãn nào, và cuộc tình đối với Thu, mới đầu chỉ là một trò chơi, sau đã lấn át tâm hồn Trương, chi phối tư tưởng Trương như một lớp sống, một định mệnh thứ ba: Cái định mệnh quái ác, tưởng (yêu) đùa lại hóa (yêu) thật, tưởng chết lại không chết, lại sống, cứ sống, rồi chính cái sống thừa, sống ra ngoài mọi ước vọng ấy, đã chơi khăm Trương, vì mọi toan tính về định mệnh đều vô nghĩa: không ai có thể biết trước được định mệnh, kể cả những thầy thuốc giỏi nhất và cũng không ai dự đoán được kết quả một cuộc tình. Trương như con bướm trắng lượn trong các nẻo tâm tư của chính mình, Trương bay hết nơi này đến nơi khác, từ những phăng-tát cực đoan của một người bệnh bị cái chết ám ảnh trong mỗi phút sống, đến những giây phút hạnh phúc cũng như bi đát của một người bình thường, nhảy từ những ý nghĩ trong sáng, dịu dàng nhất đến những toan tính đen tối, đồi tệ, đê hèn nhất. Trương là bướm trắng bay trong não trạng của chính mình, Trương hành động, nhận xét mình hành động, mà không hiểu những gì đã xẩy ra quanh mình, cho mình.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nhất Linh":Viết Và Đọc Tiểu ThuyếtĐôi BạnMối Tình -Chân-Truyện Ngắn Nhất LinhXóm Cầu MớiBướm Trắng - Nhất LinhGánh Hàng HoaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bướm Trắng - Nhất Linh PDF của tác giả Nhất Linh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tuyển Tập Truyện Ngắn Khái Hưng (Khái Hưng)
Khái Hưng, một tên tuổi lớn, đứng thứ hai sau Nhất Linh trong Nhóm Tự lực văn đoàn đã từng là một tác giả được yêu thích nhất trong lòng bạn đọc Việt Nam. Còn nhớ, những năm 80, đọc Khái Hưng, Nhất Linh là điều tối kỵ đối với những cô gái đang trong độ tuổi lớn. Điều ngăn cấm này được các bậc phụ huynh áp dụng rất khắc khe, vì họ sợ, họ ngại... những tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng sẽ làm cho con gái bạo ngược, "nổi loạn". Họ sợ cũng có căn cứ. Những ai sống trong xã hội thực dân - phong kiến của nước ta vào những năm 30 - 40 mới thấy hết được thảm cảnh làm dâu, làm vợ. Cái xã hội Việt Nam đang là phong kiến bỗng được thổi một luồng gió mới của Âu Châu, mát mẻ đâu không thấy mà chỉ thấy những cơn gió rợn người, đến nỗi người ta phải đốt sách đi hoặc như chị tôi, mê sách quá mà gọi đèn phim đọc trong mùng vậy! Khách quan mà nói, người ta nghĩ xấu về tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng thì nhiều chứ bản thân họ, những bậc phụ huynh cấm con em mình đọc tiểu thuyết (người dân thường gọi sách nói chung là truyện, tiểu thuyết) thì cũng ít tận mắt đọc những dòng chữ lãng mạn này. Khái Hưng tên thật Trần Khánh Giư, sinh năm 1896 trong một gia đình quan lại phong kiến ở làng Cồ Am, Huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương (nay thuộc Thành phố Hải Phòng). Ông cùng với Nhất Linh chủ trương tuần báo Phong Hoá và là cây bút chủ lực cho tờ Phong Hoá, Ngày Nay của Tự lực văn đoàn. Tiểu thuyết đầu tay của ông, khi mới xuất bản đã gây một tiếng vang lớn, đó là tác phẩm "Hồn bướm mơ tiên" (1933) kể về một truyện tình éo le đầy ảo mộng dưới mái chùa giữa một chàng thư sinh và sư cô đã xuất gia. Cùng với Nhất Linh, Khái Hưng đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm để đời, làm ít nhiều thay đổi về tư tưởng và nhận thức của thanh niên lúc bấy giờ, tiêu biểu như: Nửa chừng xuân, Tiêu Sơn tráng sĩ, Thoát ly, Thừa tự, Đời mưa gió... Tìm mua: Tuyển Tập Truyện Ngắn Khái Hưng TiKi Lazada Shopee Giai đoạn cuối đời, Khái Hưng tham gia chính trị với nhiều tư tưởng phức tạp, từng bị Pháp bắt vì thân Nhật, sau này, ông đả kích cách mạng, ủng hộ bọn Việt gian. Có thể nói, về chính trị, Khái Hưng đã tự đánh mất danh tiếng của mình. Thế nhưng, xét về khía cạnh văn học, đóng góp của ông cho nền văn học Việt Nam là rất lớn lao. Ông mất năm 1947, hưởng dương 51 tuổi. Trong cuộc đời sáng tác ngắn ngủi của mình, Khái Hưng đa phần viết tiểu thuyết, truyện dài (viết riêng hoặc chung với Nhất Linh). Tuy thế, thỉnh thoảng ông cũng viết truyện ngắn và các tác phẩm truyện ngắn của Khái Hưng, ít nhiều bổ dung và góp phần miêu tả bức tranh hiện thực, tư tưởng và nhận thức của con người miền Bắc những năm 30 - 45.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Khái Hưng":Nửa Chừng XuânGia ĐìnhHồn Bướm Mơ Tiên - Nửa Chừng XuânThừa TựTuyển Tập Truyện Ngắn Khái HưngSố Đào HoaTruyện Ngắn - Khái HưngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuyển Tập Truyện Ngắn Khái Hưng PDF của tác giả Khái Hưng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tuyển Tập Truyện Ngắn Khái Hưng (Khái Hưng)
Khái Hưng, một tên tuổi lớn, đứng thứ hai sau Nhất Linh trong Nhóm Tự lực văn đoàn đã từng là một tác giả được yêu thích nhất trong lòng bạn đọc Việt Nam. Còn nhớ, những năm 80, đọc Khái Hưng, Nhất Linh là điều tối kỵ đối với những cô gái đang trong độ tuổi lớn. Điều ngăn cấm này được các bậc phụ huynh áp dụng rất khắc khe, vì họ sợ, họ ngại... những tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng sẽ làm cho con gái bạo ngược, "nổi loạn". Họ sợ cũng có căn cứ. Những ai sống trong xã hội thực dân - phong kiến của nước ta vào những năm 30 - 40 mới thấy hết được thảm cảnh làm dâu, làm vợ. Cái xã hội Việt Nam đang là phong kiến bỗng được thổi một luồng gió mới của Âu Châu, mát mẻ đâu không thấy mà chỉ thấy những cơn gió rợn người, đến nỗi người ta phải đốt sách đi hoặc như chị tôi, mê sách quá mà gọi đèn phim đọc trong mùng vậy! Khách quan mà nói, người ta nghĩ xấu về tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng thì nhiều chứ bản thân họ, những bậc phụ huynh cấm con em mình đọc tiểu thuyết (người dân thường gọi sách nói chung là truyện, tiểu thuyết) thì cũng ít tận mắt đọc những dòng chữ lãng mạn này. Khái Hưng tên thật Trần Khánh Giư, sinh năm 1896 trong một gia đình quan lại phong kiến ở làng Cồ Am, Huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương (nay thuộc Thành phố Hải Phòng). Ông cùng với Nhất Linh chủ trương tuần báo Phong Hoá và là cây bút chủ lực cho tờ Phong Hoá, Ngày Nay của Tự lực văn đoàn. Tiểu thuyết đầu tay của ông, khi mới xuất bản đã gây một tiếng vang lớn, đó là tác phẩm "Hồn bướm mơ tiên" (1933) kể về một truyện tình éo le đầy ảo mộng dưới mái chùa giữa một chàng thư sinh và sư cô đã xuất gia. Cùng với Nhất Linh, Khái Hưng đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm để đời, làm ít nhiều thay đổi về tư tưởng và nhận thức của thanh niên lúc bấy giờ, tiêu biểu như: Nửa chừng xuân, Tiêu Sơn tráng sĩ, Thoát ly, Thừa tự, Đời mưa gió... Tìm mua: Tuyển Tập Truyện Ngắn Khái Hưng TiKi Lazada Shopee Giai đoạn cuối đời, Khái Hưng tham gia chính trị với nhiều tư tưởng phức tạp, từng bị Pháp bắt vì thân Nhật, sau này, ông đả kích cách mạng, ủng hộ bọn Việt gian. Có thể nói, về chính trị, Khái Hưng đã tự đánh mất danh tiếng của mình. Thế nhưng, xét về khía cạnh văn học, đóng góp của ông cho nền văn học Việt Nam là rất lớn lao. Ông mất năm 1947, hưởng dương 51 tuổi. Trong cuộc đời sáng tác ngắn ngủi của mình, Khái Hưng đa phần viết tiểu thuyết, truyện dài (viết riêng hoặc chung với Nhất Linh). Tuy thế, thỉnh thoảng ông cũng viết truyện ngắn và các tác phẩm truyện ngắn của Khái Hưng, ít nhiều bổ dung và góp phần miêu tả bức tranh hiện thực, tư tưởng và nhận thức của con người miền Bắc những năm 30 - 45.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Khái Hưng":Nửa Chừng XuânGia ĐìnhHồn Bướm Mơ Tiên - Nửa Chừng XuânThừa TựTuyển Tập Truyện Ngắn Khái HưngSố Đào HoaTruyện Ngắn - Khái HưngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuyển Tập Truyện Ngắn Khái Hưng PDF của tác giả Khái Hưng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.