Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

CHỮ NGHĨA TRUYỆN KIỀU (1952) - VÂN-HẠC LÊ VĂN HÒE

Không ai dám tự phụ đã hiểu hết truyện Kiều, dù rằng có người thuộc Kiều từ đầu đến cuối.

Hiểu đây không phải là hiểu ý nghĩa cao xa, triết lý của truyện Kiều, hoặc giá trị văn chương nghệ thuật của văn Kiều, hoặc dụng ý thầm kín của tác giả khi viết cuốn truyện văn-chương tuyệt tác đó.

Hiểu đây là hiểu những điển cố, những chữ lấy ở sách Tàu, thơ Tàu, những chữ lấy ở ca dao ngạn ngữ ta cùng những chữ cổ hoặc những chữ dùng quen mà tới nay không ai biết xuất xứ và ý nghĩa đích xác.

Truyện Kiều là một kho tài liệu vô tận về từ ngữ và điển cố văn-chương. Không hiểu truyện Kiều là một điều thiệt thòi rất lớn cho từ ngữ học Việt Nam. Điều đó dĩ nhiên là không nên có.

Nhận thấy rõ điều đó, xưa nay nhiều văn nhân học giả đã dụng công chú thích, hay chú giải chuyện Kiều.

Tuy nhiên vẫn chưa đủ. Từ Nguyễn văn Vĩnh, Bùi khánh Diễn, tới Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim và thi sĩ Tản Đà, có thể nói hết thảy các nhà chú giải đều chỉ chú trọng đến các điển cố và « chữ sách » dùng trong truyện Kiều. Còn những chữ « nôm » thì hình như người ta cho là không cần giải nghĩa, có ý cho rằng chữ nôm thì ai mà chẳng hiểu.

Thật ra, nhiều tiếng nôm hoặc cho là nôm khó hiểu vô cùng. Và sự thật trong các khoa thi cấp trung học, đã xảy ra cái tình trạng này : thí sinh giải thích điển cố và chữ sách Tàu rất thông, mà khi hỏi đến nghĩa một vài tiếng nôm thì không sao đáp nổi. Tình trạng đó, không nên để kéo dài.

Nhất là hiện giờ tiếng Việt đã được dùng là chuyển ngữ, tiếng Việt cần được giải thích rõ ràng hơn, để xứng đáng là quốc văn một nước độc lập.

Nghĩ vậy nên chúng tôi để tâm nghiên cứu một số vừa chữ nôm vừa chữ Hán bấy lâu bị hiểu lờ mờ đại-khái trong truyện Kiều, mục đích muốn giúp ích phần nào cho các Giáo-sư trong giờ giảng văn, và các sinh viên, học sinh về môn Việt-ngữ.

Hà Nội, 11-11-52

VÂN-HẠC

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

CẦM CA VIỆT NAM - TOANG ÁNH
Tôi mừng rằng công trình sưu tầm biên khảo về Nếp cũ của ông Toan Ánh càng ngày càng được quốc dân hoan nghênh. Non ba chục năm trước, đọc những bài chép các tục lạ ở thôn quê Bắc Việt và đăng tải rác trên các báo Tri Tân, Trung Bắc Chủ Nhật, Tao Đàn tôi đã để ý tới ổng liền: Khu vực đó ít người khai thác mà những chuyện ông kề đều hấp dẫn, dồi dào về chi tiết. - Trích lời của Cụ Nguyễn Hiến Lê trong sách.  mừng rằng công trình sưu tầm biên khảo về Nếp cũ của ông Toan Ánh càng ngày càng được quốc dân hoan nghênh. Non ba chục năm trước, đọc những bài chép các tục lạ ở thôn quê Bắc Việt và đăng tải rác trên các báo Tri Tân, Trung Bắc Chủ Nhật, Tao Đàn tôi đã để ý tới ổng liền: Khu vực đó ít người khai thác mà những chuyện ông kề đều hấp dẫn, dồi dào về chi tiết. - Trích lời của Cụ Nguyễn Hiến Lê trong sách.
CHINH PHỤ NGÂM KHÚC (nguyên Hán văn) - ĐẶNG TRẦN CÔN & ĐOÀN THỊ ĐIỂM (1950)
Nước ta dùng chữ Hán mà bồi bổ quốc văn, ngày xưa theo lẽ tự-nhiên, mà ngày nay lại cần phải học. Ở chương trình học khóa bộ Quốc gia giáo-dục cũng đã có dự trù đến. Trải xem những bản tản văn, vận văn chữ Hán đã diễn ra Quốc văn, không bản nào hay bằng “Chinh phụ ngâm” và “Tỳ bà hành”. Tỳ-bà hành theo lối phiên dịch dịch từng câu, Chinh phụ ngâm theo lối dịch thuật hoặc từng câu, hoặc thêm, bớt. Hai lối dịch ấy, lối dịch thuật có dễ hơn lối phiên dịch, nhưng cũng tất phải có khẩu tài và thiên phận cao mới làm nên, mà lối dịch thuật gồm có phiên dịch ở trong vậy. Bản “Chinh phụ ngâm khúc” này nguyên Hán-văn của Đặng Trần Côn tiên sinh soạn, bà Đoàn Thị Điểm diễn Nôm, đã được đem vào hạng sách Giáo-khoa thư. Nay đã đem sách ấy ra dạy học, ắt phải có sự giải và thích tất cả nghĩa lý và tinh thần Hán-Việt cho tường tận và phân minh; lại phải chỉ dẫn lối dụng tự, áp vận, và diễn ca cho rành, thì mới mong có ích cho học giả. Trái lại những bản “Chinh phụ ngâm”dạy ở các trường ngày nay đã không chú trọng đến các yếu tố kể trên, thành ra phần nghĩa lý chữ Hán đã mơ hồ mà phần ấy của chữ Việt cũng khiếm khuyết thì sao gọi bồi bổ quốc văn, giảng cầu Hán học. Bởi các lẽ trên đây mà tôi đã lưu tâm từ lâu, mới dẫn giải và chú thích tập “Chinh phụ ngâm” này, chuyên dùng để bổ khuyết cho những điều hiện khuyết; và mong những bậc quang minh quân tử trong làng văn vòn có góp thêm phần chỉ giáo.
CỔ NHẠC TẦM NGUYÊN - VÕ TẤN HƯNG
Xuất bản quyển Cổ Nhạc Tầm Nguyên này, tôi không có cao vọng phổ hết lại thinh âm và nhịp điệu của các bài bản nhạc cổ. Thực vậy theo nhạc lý Trung Hoa là nền tảng của Cổ nhạc Việt Nam, thì từ thời thái cổ đã có nhạc, căn cứ vào những tiếng động của Thiên nhiên như: những tiếng động lực, sấm sét, bão bùng, giông tố vv.... thảy đều là nhạc với tánh cách bạo... Xuất bản quyển Cổ Nhạc Tầm Nguyên này, tôi không có cao vọng phổ hết lại thinh âm và nhịp điệu của các bài bản nhạc cổ. Thực vậy theo nhạc lý Trung Hoa là nền tảng của Cổ nhạc Việt Nam, thì từ thời thái cổ đã có nhạc, căn cứ vào những tiếng động của Thiên nhiên như: những tiếng động lực, sấm sét, bão bùng, giông tố vv.... thảy đều là nhạc với tánh cách bạo... Nhưng vì tâm lý của Tiền Nhân ở bàn cổ sơ khai, đã biết yêu chuộng thiện chí, nên chỉ để tâm ghi chép những âm thanh ôn hòa, dịu nhàng, hầu lưu mãi hậu thế một lối nhạc chơn thiện và chơn nhã, mà những bậc kỳ tài ngày nay có bổn phận bảo tồn và lưu truyền hậu thế...Không thể tự sánh mình là xuất chúng, nhưng nhờ hơn 30 năm lăn lộn với nghề, trải qua rất nhiều sân khấu Miền Nam, nhờ kinh nghiệm trong nghề cũng như được trau dồi những điều đã học được, và thêm những điều tai nghe, mắt thấy; ghép thành quyển Cổ Nhạc Tầm Nguyên nầy, với một ý niệm giúp quý bạn yêu nhạc CỔ, dù chưa sử dụng được nguyệt cầm (đờn kìm), cũng có thể tự rèn luyện để trở thành một tay đờn kìm có quy mô căn bản. Không thể tự sánh mình là xuất chúng, nhưng nhờ hơn 30 năm lăn lộn với nghề, trải qua rất nhiều sân khấu Miền Nam, nhờ kinh nghiệm trong nghề cũng như được trau dồi những điều đã học được, và thêm những điều tai nghe, mắt thấy; ghép thành quyển Cổ Nhạc Tầm Nguyên nầy, với một ý niệm giúp quý bạn yêu nhạc CỔ, dù chưa sử dụng được nguyệt cầm (đờn kìm), cũng có thể tự rèn luyện để trở thành một tay đờn kìm có quy mô căn bản.Vẫn biết, một con én không dệt nỗi mùa xuân, cũng  như quyền CỔ NHẠC TẦM NGUYÊN không sao làm sáng  tỏ nền cổ nhạc VIỆT-NAM gần như bị lấn áp và lu mờ vì  trào lưu cải tiến Nhạc nghệ. Tuy nhiên với thiện chí phục vụ  nhạc nghệ, tôi không ngần ngại cho ra mắt quí bạn mộ điệu b ốn phương, quyển CỔ NHẠC TẦM NGUYÊN. Vẫn biết, một con én không dệt nỗi mùa xuân, cũng như quyền CỔ NHẠC TẦM NGUYÊN không sao làm sáng tỏ nền cổ nhạc VIỆT-NAM gần như bị lấn áp và lu mờ vì trào lưu cải tiến Nhạc nghệ. Tuy nhiên với thiện chí phục vụ nhạc nghệ, tôi không ngần ngại cho ra mắt quí bạn mộ điệu bốn phương, quyển CỔ NHẠC TẦM NGUYÊN.Điều mong các tha thiết của tôi, là sẽ được lãnh  hội sự chỉ giáo của những bậc đàn anh, để bổ khuyết quyển  CỔ NHẠC TẦM NGUYÊN khi nó được hân hạnh tái bản. Điều mong các tha thiết của tôi, là sẽ được lãnh hội sự chỉ giáo của những bậc đàn anh, để bổ khuyết quyển CỔ NHẠC TẦM NGUYÊN khi nó được hân hạnh tái bản.Nhạc sĩ nguyệt cầmVÕ TẤN HƯNGSài Gòn, ngày 20/9/1958
CUNG OÁN NGÂM KHÚC (1905) - NGÔ ĐÊ MÂN nối dài thêm...
Khúc Cung-oán-ngâm này là của ông Ôn-như-hầu làm ra, đâu là người cuối đời nhà Lê. Ý khổ ông ấy là người thông-minh chí-thức, chước thời vua yêu-dùng, sau thời vua hay nghe người này người khác, rồi chán, bỏ ông ấy. Khúc Cung-oán-ngâm này là của ông Ôn-như-hầu làm ra, đâu là người cuối đời nhà Lê. Ý khổ ông ấy là người thông-minh chí-thức, chước thời vua yêu-dùng, sau thời vua hay nghe người này người khác, rồi chán, bỏ ông ấy.Ông ấy nhân xem thấy đời xưa bên Tầu có nàng Cung-phi có tài-đức có nhan-sắc mà cũng lỗi thời như mình, mới mượn ý ấy làm ra khúc ngâm này. Nhời tuy ai-oán, mà ý thời cao, học thời rộng, dùng nhiều sự-tích điển-cố, thật là hay déo-dắt, nên xem.Này tựa. Này tựa.Ngô Đê Mân Ngô Đê Mân