Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Gươm Thiêng Trấn Quốc (Uyên Thao)

Sử chép:

"Đầu thế kỷ 10, Giao Châu đại loạn. Dân chúng nổi dậy khắp nơi, đánh đuổi đám quan lại phương Bắc, cử Khúc Thừa Dụ lên làm Tiết Độ Sứ.

"Khúc Thừa Dụ quê tại Hồng Châu - Hải Dương, là một hào phú nhân hậu được người khắp nước kính phục nhưng cầm quyền chưa tròn một năm đã từ trần.

"Khúc Hạo nối chí cha, lo gấp rút xây dựng guồng máy tự chủ, việc còn dở dang lại lâm trọng bệnh qua đời, chuyển gánh nặng cho con là Khúc Thừa Mỹ. Thừa Mỹ nắm quyền sáu năm thì nhà Nam Hán cử Lý Khắc Chính đem quân sang đánh. Khắc Chính thắng trận, bắt được Khúc Thừa Mỹ, tái lập chế độ đô hộ, nhưng bộ hạ họ Khúc khắp 12 châu tiếp tục kháng cự, trong số có Dương Diên Nghệ-"

° ° ° Tìm mua: Gươm Thiêng Trấn Quốc TiKi Lazada Shopee

Tiết Độ Sứ Lý Tiến tại An Nam Đô Hộ Phủ vừa áp chế bằng binh lực vừa dùng các cao thủ võ lâm phiêu bạt truy sát con cháu họ Khúc cùng những người chống đối. Trong khi đó, tại hai châu Hoan - Ái, Dương Diên Nghệ ráo riết tập trung binh lực quyết tái chiếm Đại La và giới võ lâm Giao Châu sôi sục chận đánh đám tay chân Lý Tiến.

Chết chóc diễn ra khắp nơi, nhất là trên các trục lộ nối liền thành Đại La với hai châu Hoan - Ái. Người qua lại nơi này thường bị bất ngờ cuốn vào giữa vòng gươm dáo và trở thành nạn nhân của các cuộc chém giết đẫm máu.

Chính vào thời điểm đó đã diễn ra câu chuyện về thanh gươm mang tên Lạc Hồng Thần Kiếm.

° ° °

Thanh gươm được nhắc tới từ rất lâu trước đó, thuở An Dương Vương khởi công xây dựng Cổ Loa thành.

Tương truyền:

"Các loài ma quái sợ hết đất dung thân khi thành xây xong nên họp nhau cản phá công việc của nhà vua. Từng đoạn thành dựng lên lúc ban ngày đều bị ma quái xô đổ vào đêm khuya khiến công việc kéo dài mãi trong cảnh dở dang. Cuối cùng, An Dương Vương phải cầu xin thần linh giúp sức.

"Thần Kim Qui liền hiện ra đánh bạt hết ma quái, giúp hoàn tất việc xây thành. Trước khi chia tay, Thần tặng nhà vua một chiếc móng, dặn dùng làm nẫy nỏ và chỉ dẫn cách làm nỏ liên châu mỗi lần có thể bắn ra hàng vạn mũi tên".

Nhưng việc giữ nước không thể dựa vào một cây nỏ liên châu nên nhà vua vẫn lo lắng xin được Thần giúp đỡ. Thần bèn trao cho nhà vua một thanh gươm và nói:

- Lưỡi gươm này có sức mạnh gào mưa thét gió, trừ sạch mọi hiểm họa trên đời. Lạc Long Quân nhờ nó mà mở mang bờ cõi cho giống nòi Lạc Việt, tạo dựng cơ đồ bền vững mấy ngàn năm của giòng họ Hồng Bàng. Nó có tên là Lạc Hồng Thần Kiếm và là vật báu trấn quốc của đất nước này.

Thần nói thêm về đặc tính của thanh gươm:

- Sức mạnh của gươm không nằm nơi nước thép mà nằm trong các bí quyết được khắc trên hai mặt gươm, một bên là Toàn Phương Kiếm Phổ, một bên là An Định Chân Kinh. Nhà vua không thể dùng gươm để xung trận nhưng có thể vận dụng những bí quyết trên để tạo một sức mạnh thần kỳ cho toàn cõi Lạc Việt này. Hãy y theo Toàn Phương Kiếm Phổ dạy nghề múa gươm cho ba quân và y theo An Định Chân Kinh để tu dưỡng bản thân, thực hành chính pháp. Làm như thế cho tới khi hòa được hồn mình theo hồn gươm thì người và gươm sẽ hội nhập thành nhất thể tỏa ra một uy lực khả dĩ dời non lấp biển, tạo nên vĩ nghiệp lấn át cả trăng sao. Khi đó, mối lo hiện nay của nhà vua không còn đáng kể nữa.

An Dương Vương cúi đầu suy nghĩ hồi lâu rồi lên tiếng:

- Muốn hòa theo hồn của gươm, cần phải làm gì?

Thần đáp:

- Cần phải nhận rõ hồn gươm và lấy hồn gươm làm hồn mình.

- Hồn gươm là gì?

- Gươm được hun đúc bằng khí thiêng sông núi trên toàn bờ cõi. Hồn gươm chính là hồn thiêng sông núi của đất nước này.

- Làm cách nào để biến hồn thiêng sông núi thành hồn của mình?

- Cách độc nhất là biến chính bản thân mình thành sông núi.

Nhà vua băn khoăn đưa mắt nhìn về phía chân trời trong lúc Thần ngưng tiếng.

Một cụm mây trắng lơ lửng treo giữa không trung in bóng xuống dòng Hoàng Giang uốn khúc quanh Cổ Loa thành.

Một khắc im lặng trôi qua rồi nhà vua lên tiếng:

- E rằng không dễ hiểu hết ngụ ý trong lời nói của Thần.

Thần mỉm cười, cao giọng:

- Không phải vì sông núi mà có sự sống. Trái lại, chính vì sự sống mà có sông núi. Sông núi là thành trì và sữa ngọt đối với sự sống. Đã trải mấy ngàn đời, sông núi phơi mình ngoài mưa nắng, miệt mài đổ sức nuôi giữ sự sống trong im lặng. Sông núi không bao giờ đòi được che chở, không bao giờ đòi được cung đốn mà luôn luôn sẵn sàng dâng hiến.

Thần nhìn thẳng vào mắt nhà vua, chậm rãi:

- Kẻ chỉ mưu tận hưởng tới cạn nguồn sữa ngọt và mải mê vun quén cho bản thân không bao giờ biến nổi thành sông núi.

Giọng Thần sang sảng khiến nhà vua bất giác rùng mình, ngập ngừng hỏi:

- Loại người nào có thể làm nổi điều Thần vừa nói?

Thần đáp:

- Đó là người đang ngồi trên ngai báu như nhà vua. Đó cũng là kẻ ở giữa đám đông đang trần lưng vác đất dưới chân thành kia.

Nhà vua thắc mắc:

- Kẻ vác đất dưới chân thành không có thần kiếm trong tay thì dù hòa nổi hồn mình theo hồn sông núi phỏng có ích gì?

Thần nói:

- Đây là điều mà ta muốn nhắc với nhà vua. Thần kiếm không khi nào chịu biến thành vật vô tri trong những bàn tay bất xứng. Thần kiếm sẽ tự rời khỏi tay kẻ không hòa nổi hồn mình vào hồn thiêng sông núi.

Vẫn nhìn thẳng vào mắt nhà vua, Thần nhấn mạnh từng lời:

- Ta vừa đặt thần kiếm vào tay nhà vua, nhưng ta không đủ uy lực buộc thần kiếm nằm mãi bên mình nhà vua. Điều này hoàn toàn tùy thuộc nhà vua quyết định.

Dứt lời, Thần nghiêng mình chào và biến mất.

° ° °

An Dương Vương sao chép lại Toàn Phương Kiếm Phổ, dạy thuật dùng gươm cho ba quân tướng sĩ. Không bao lâu, khắp nước xuất hiện những kiếm thủ tài ba tuyệt thế.

Nhà vua đứng trên thành cao nhìn về bốn phương bừng bừng hào khí. Dưới tay nhà vua là tinh binh mãnh tướng. Bên mình nhà vua là nỏ báu, kiếm thần. Xung quanh nhà vua, Cổ Loa thành sừng sững vách lũy dầy kiên cố sau hào sâu hiểm trở.

Nhà vua hướng về phương Bắc nhếch miệng cười ngạo nghễ, phất tay ra dấu. Viên cận thần lập tức xoay về phiá bên hô lớn:

- Tấu nhạc!

Một loạt âm thanh rung lên.

Tiếng tơ đồng quyện theo tiếng sáo chơi vơi dìu dặt rồi những giọng ca trong như tiếng ngọc vươn cao, vươn cao mãi.

Nhà vua tựa mình vào thành kỷ, lim dim mắt dõi theo những tà áo màu thướt tha bay múa tựa hàng ngàn cánh bướm chập chờn nô giỡn.

Viên cận thần quỳ xuống kính cẩn dâng chiếc ly ngọc chạm hình rồng phủ.

Nhà vua đón ly, ngửa đầu uống cạn một hơi. Men rượu khiến nhà vua bừng nóng toàn thân trong một cảm khoái lâng lâng.

Những cánh bướm đang chập chờn nô giỡn bỗng đồng loạt chuyển hình thành những tiên nga tuyệt sắc. Những khuôn mặt diễm lệ mê hồn, những tấm thân uốn mềm như tơ liễu dìu nhà vua cất cánh bay lên.

Trong khoảnh khắc, nhà vua thấy mình chen giữa bày tiên nữ lơ lửng trên vùng trời ngập ánh hào quang của những vừng mây ngũ sắc.

Tiếng nhạc bên tai nhà vua càng lúc càng thêm dặt dìu thánh thót. Nhà vua hết sức đẹp lòng, cất tiếng cười sảng khoái.

° ° °

Tiếng cười của nhà vua vang rền như sấm, chấn động khắp bốn phương.

Thần Kim Qui đang ngủ say dưới đáy đại dương bỗng giật mình choàng tỉnh.

Thần đánh tay xủ quẻ rồi kinh hãi, lật đật bơi về phía bờ biển Đông.

Đúng lúc Thần Kim Qui choàng tỉnh giữa lòng biển cả thì tại Cổ Loa thành, An Dương Vương sa vào quỉ kế của Triệu Đà.

Nhà vua chưa dứt cơn say, mãnh tướng chưa kịp mặc giáp, tinh binh chưa kịp cầm gươm thì kẻ thù phương Bắc tràn ngập các vách thành. Quân thù dồn lên như thác lũ trong lúc tả hữu hốt hoảng quỳ trước nhà vua nói không thành tiếng:

- Muôn tâu, nỏ báu đã mất còn gươm thần không thấy đâu.

Nhà vua đau đớn nhìn ra phía ngoài.

Tiếng reo hò chiến thắng của kẻ thù dội tới thâm cung. Khắp nơi trong thành nội, những cột lửa đỏ bốc lên ngùn ngụt nhả khói vào vùng trời còn xanh thẳm buổi chiều qua. Nhà vua đờ đẫn nhìn khói đen dầy đặc đang tỏa rộng che rợp Cổ Loa thành, bên tai văng vẳng giọng năn nỉ tuyệt vọng của tả hữu:

- Xin nhà vua cùng công chúa rời ngay hoàng cung chạy về biển Đông lánh nạn.

Tương truyền:

"Tại bờ biển Đông, Thần Kim Qui đang chờ sẵn. Thần lặng lẽ ngậm ngùi rẽ sóng mở lối cho nhà vua bước sâu vào lòng biển cả".

Từ đó, cuộc truy tầm tung tích Lạc Hồng Thần Kiếm bắt đầu và kéo dài căng thẳng từng ngày.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Gươm Thiêng Trấn Quốc PDF của tác giả Uyên Thao nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Cuộc Truy Nã Tên Đồ Tể Do Thái Adolf Eichmann (Moshe Pearlman)
Tôi rời bỏ chức vụ trong chính phủ ngày 1 tháng 5 năm 1960 để dành thì giờ viết văn.Lúc đó tôi chưa nghĩ rằng mình sẽ viết một quyển sách về Eichmann.Tôi lại càng không biết việc người ta chuẩn bị để bắt ông. Lần đầu tiên tôi được tin Eichmann bị bắt và bị giữ ở Israel là ngày 25 tháng 5 lúc 4 giwof chiều khi Thủ tướng lan báo tin ấy ở Quốc Hội(Knetsset).Vì vậy quyển sách này không chứa đựng một tài liệu nào mà tôi đã thâu lượm được nhờ vào chức vụ của tôi. Tôi cũng chưa chú ý đến trường hợp Eichmann khi có tin ông ta bị bắt. Khoảng tháng 11 năm 1946 lần đầu tiên tôi nghe nói đến những hoạt động của ông.Với tư cách phóng viên một tờ báo,khi tôi đến phỏng vấn người cộng sự cũ của ông,ông Sturmbannfuhrer SS Dieter Wisliceny tại khám đường Trung Ương Bratislava,vài tuần trước khi ông này bị hành quyết. Lúc đó ông ta nói với tôi rất nhiều về vai trò của Cơ quan Chuyên trách về các vấn đề Do thái mà người cầm đầu là Adolf Eichmann. Ông còn thảo một văn thư để nhờ chuyển lại cho tôi quả quyết Eichmann vẫn còn sống. Quyển sách này không phải là một bản công bố chính thức. Vì vậy nó không dính lứu gì đến chính phủ Do Thái. Tự cá nhân tôi viết ra và một mình tôi chịu tất cả mọi trách nhiệm. Moshe Pearlman***Adolf Eichmann (sinh 19 tháng 3 1906 - tử hình ngày 31 tháng 5 1962) là trung tá lực lượng vũ trang SS Đức Quốc xã. Vì ông có đầu óc tổ chức và có lý tưởng quốc xã sâu đậm, Eichmann được cấp trên là Reinhard Heydrich trao trách nhiệm chính trong kế hoạch thủ tiêu người Do Thái ở Châu Âu. Sau khi Đệ nhị thế chiến chấm dứt, ông bị Đồng Minh truy lùng gắt gao, phải giả giấy thông hành hội Chữ thập đỏ chạy trốn sang sinh sống tại Argentina với cái tên giả là Ricardo Clemento. Đến năm 1960, nhân viên cục tình báo Mossad của Israel bắt được Adolf Eichmann, đưa về Israel xét xử. Năm 1962 Eichmann bị tòa án Israel kết án và xử tử hình. Tìm mua: Cuộc Truy Nã Tên Đồ Tể Do Thái Adolf Eichmann TiKi Lazada Shopee ***Ngày thứ ba 11 tháng 4 năm 1961, một ngày nắng đẹp, vụ xử án tên sát nhân vĩ đại nhất thế giới được khai mạc. Công việc thẩm cứu khởi sự vào ngày 29 tháng 5 năm 1960, do Phòng 06 đảm nhiệm sáu ngày sau khi Eichmann được đưa đến Quốc gia Do thái đã hoàn tất. Phận sự của công lý bắt đầu. Lúc 8 giờ 56 phút, trong phòng xử án của Pháp đình, tại Jerusalem, một người đàn ông mảnh dẻ len vào trong một lồng kiếng đạn bắn không thủng đã được chế tạo riêng cho hắn ta. Căn phòng được dự trù để chứa 750 người, đầy nghẹt. Bị cáo, không bị còng tay, được hai nhân viên cảnh sát kèm hai bên. Hắn ta làm mọi người kinh ngạc trước hết là do tướng mạo tầm thường của mình. Một con người tầm thường, dáng vẻ hiền lành, đầu hơi sói, tóc bạc hoa râm, râu vừa mới cạo nhẵn nhụi. Cặp mắt kiếng to lớn nằm trên chiếc mũi cao, môi mỏng dính. Thỉnh thoảng nét mặt nhăn nheo lại co giật một cái. Hắn ta mặc bộ đồ sậm, áo sơ mi trắng, thắt cà vạt xanh đậm sọc xanh da trời. Khác xa với viên quốc xã nai nịt gọn gàng trong bộ đồng phục đen, khác hẳn với viên công chức ngạo mạn mà các nhân chứng đang chờ phiên ra trước tòa đã có dịp gặp gỡ trước chiến tranh. Viên cựu trưởng Ban IV B4, người đã tập nã cả vùng Âu châu bọn người mà ông ta gọi là “bọn vô lại Do thái”, giờ đây ủ rũ mặt mày tái mét trong lồng kiếng, canh giữ bởi hai người đại diện lực lưỡng chủng tộc bị nguyền rủa đứng cao hơn hắn ta một cái đầu.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Truy Nã Tên Đồ Tể Do Thái Adolf Eichmann PDF của tác giả Moshe Pearlman nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Napoleon Bonaparte (E. Tac Le)
Napoléon Bonaparte- Nã Phá Luân là một nhà quân sự và chính trị kiệt xuất của nước Pháp sau cuộc cách mạng Pháp. Ông là người lập ra triều đại Bonaparte. Ông trở thành Hoàng đế Pháp từ năm 1804 đến năm 1815 với tên hiệu là Napoléon I. Với những cải cách về pháp luật, Bộ luật Napoléon, đã có những ảnh hưởng lớn đến nền chính trị trên toàn thế giới, nhưng ông đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong vai trò của mình trong các cuộc chiến tranh chống Pháp được dẫn đầu bởi hàng loạt liên minh, cuộc chiến tranh Napoléon, ông đã thiết lập quyền bá chủ trên phần lớn lục địa châu Âu và tìm cách truyền bá những lý tưởng cách mạng của mình.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Napoleon Bonaparte PDF của tác giả E. Tac Le nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cuộc Đời Lenin (Maria Prilezhayeva)
Vladimir Ilyich Lenin (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Ле́нин, phiên âm tiếng Việt: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin), tên khai sinh là Vladimir Ilyich Ulyanov (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Улья́нов), còn thường được gọi với tên V. I. Lenin hay N. Lenin, có các bí danh: V.Ilin, K.Tulin, Karpov...; sinh ngày 22 tháng 4 năm 1870, mất ngày 21 tháng 1 năm 1924; là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx (1818 - 1883) và Friedrich Engels. Ông được tạp chí Time coi là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới. Ông mất tháng 1 năm 1924, thi hài được lưu giữ trong lăng Lênin trên Quảng trường Đỏ, Moskva. Lenin sinh tại Simbirsk, Nga (hiện là Ulyanovsk), là con trai thứ ba trong gia đình tương đối đầm ấm của vợ chồng Ilya Nikolaevich Ulyanov (1831 - 1886), một viên chức dân sự Nga làm việc để mở rộng dân chủ và giáo dục đại chúng miễn phí ở Nga, và Maria Alexandrovna Ulyanova (1835 - 1916), một người theo chủ nghĩa tự do. Lênin là người có dòng máu lai từ thời tổ tiên. Là người Nga nhưng ông có dòng máu của người Kalmyk qua ông nội, của người Đức Volga qua bà ngoại (là một người theo thuyết Luther), và của người Do Thái qua ông ngoại (người đã cải theo Ki-tô giáo). Lênin được rửa tội trong Nhà thờ Chính Thống giáo Nga. Lenin nổi tiếng học giỏi tiếng La Tinh và tiếng Hy Lạp. Hai bi kịch đã xảy ra trong thời niên thiếu của ông. Lần đầu khi cha ông qua đời vì xuất huyết não năm 1886. Tháng 5 năm 1887 anh cả của ông là Aleksandr Ilyich Ulyanov - một người theo phái "Dân ý" - bị treo cổ vì tham gia vào một âm mưu ám sát Nga hoàng Aleksandr III. Sự kiện này đã làm Lenin trở thành người cấp tiến. Tiểu sử chính thức của ông thời Xô Viết coi sự kiện này có ảnh hưởng lớn tới các quá trình cách mạng của ông. Một bức tranh nổi tiếng của Belousov, Chúng ta sẽ đi theo một con đường khác, được in lại hàng triệu bản trong những cuốn sách thời Xô Viết, mô tả cậu bé Lenin và mẹ đang buồn bã khi mất người anh trai. Câu nói "Chúng ta sẽ theo một con đường khác" có nghĩa là Lenin đã lựa chọn chủ nghĩa Marx để tiếp cận tới cách mạng nhân dân, thay vì những phương pháp vô chính phủ cá nhân. Khi Lênin bắt đầu quan tâm tới chủ nghĩa Marx, ông tham gia vào các cuộc phản kháng của sinh viên và cuối năm đó bị bắt. Sau đó ông bị đuổi khỏi Đại học Kazan. Ông tiếp tục học tập một mình và tới năm 1891 đã có giấy phép hành nghề luật. Tìm mua: Cuộc Đời Lenin TiKi Lazada Shopee Ngay khi tốt nghiệp, Lênin vào làm trợ lý cho một luật sư. Ông làm việc nhiều năm tại Samara, Nga, sau đó vào năm 1893 chuyển tới kinh đô Sankt-Peterburg. Thay vì tìm kiếm một công việc hợp pháp ổn định, ông ngày càng tham gia sâu vào các hoạt động tuyên truyền cách mạng và nghiên cứu chủ nghĩa Marx. Ngày 7 tháng 12 năm 1895, ông bị nhà chức trách bắt giam 14 tháng sau đó trục xuất tới một làng tại Shushenskoye ở Xibia. Tháng 4 năm 1899, ông xuất bản cuốn sách Sự phát triển của Chủ nghĩa Tư bản tại Nga, một cuốn sách khá đồ sộ. Năm 1900, thời kỳ đi đày chấm dứt. Ông đi du lịch nước Nga và những nơi khác ở châu Âu. Lenin đã sống tại Zürich, Genève, München, Praha, Viên và Luân Đôn và trong khi bị đi đày ông đã sáng lập tờ báo Iskra. Ông cũng viết một số bài báo và cuốn sách về phong trào cách mạng. Trong giai đoạn này, ông đã bắt đầu sử dụng nhiều bí danh, cuối cùng lấy tên Lenin. Ông hoạt động trong Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga (RSDLP; РСДРП trong tiếng Nga), và vào năm 1903 ông lãnh đạo phái Bolshevik sau một sự chia rẽ với những người Menshevik, điều này xảy ra một phần từ cuốn sách nhỏ của ông Điều cần làm? Năm 1906 ông được bầu làm Chủ tịch RSDLP. Năm 1907 ông tới Phần Lan vì những lý do an ninh. Ông tiếp tục đi du lịch châu Âu và tham gia vào nhiều cuộc gặp gỡ cũng như các hoạt động xã hội, gồm cả Hội thảo Đảng Praha năm 1912 và Hội thảo Zimmerwald năm 1915. Richard Pipes cho rằng Lenin đã phân tích Công xã Paris và kết luận phong trào này thất bại vì "sự khoan hồng quá mức - đúng ra Công xã phải tiêu diệt những kẻ thù của mình". Tuy nhiên, cả câu trích dẫn, như Lenin đã nói trong một bài phát biểu đã được chuyển tới một cuộc gặp gỡ quốc tế tại Genève ngày 18 tháng 3 năm 1908, nhân ngày lễ kỷ niệm Công xã như sau: "Dù giai cấp vô sản xã hội đã bị chia rẽ thành nhiều phe, Công xã là một ví dụ cụ thể về sự đoàn kết để khi có nó giai cấp vô sản có thể hoàn thành các nhiệm vụ dân chủ mà giai cấp tư sản chỉ có thể tuyên bố ra. Không cần có một điều luật phức tạp đặc thù nào cả, một cách đơn giản, rõ ràng, giai cấp vô sản, khi đã nắm quyền lực, sẽ tiến hành dân chủ hóa hệ thống xã hội, xóa bỏ quan liêu và khiến cho mọi chức vụ nhà nước đều thông qua bầu cử. Hai sai lầm đã tiêu diệt thành quả của một chiến thắng vẻ vang. Giai cấp vô sản đã dừng lại nửa chừng; thay vì tiếp tục “chiếm đoạt của những kẻ chiếm đoạt", họ đã cho phép mình đi chệch hướng bởi những mơ ước về một sự công bằng tuyệt đối trong một đất nước thống nhất bởi một mục tiêu quốc gia; những định chế, như ngân hàng, đã không bị nắm giữ. Sai lầm thứ hai là sự khoan dung quá đáng của giai cấp vô sản: đúng ra họ phải tiêu diệt các kẻ thù, nhưng thay vào đó họ lại gắng sức dùng đạo đức để gây ảnh hưởng tới chúng; họ đã bỏ qua tầm quan trọng của hoạt động quân sự thuần túy trong một cuộc nội chiến và thay vì tiếp tục tiến bước mạnh mẽ tới Versailles và giành lấy chiến thắng ở Paris, họ đã trì hoãn và do vậy cho phép chính phủ Versailles tập hợp các lực lượng của mình, chuẩn bị trước cho những sự kiện đẫm máu trong tuần lễ tháng 5." Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ năm 1914, và các đảng Dân chủ Xã hội lớn tại châu Âu (khi đó họ tự coi họ là theo chủ nghĩa Mác), gồm cả những người có uy tín như Karl Kautsky, ủng hộ những nỗ lực chiến tranh của chính quyền nước mình, Lenin đã rất sửng sốt, đầu tiên từ chối tin rằng những người của Đảng Dân chủ Xã hội Đức đã bỏ phiếu ủng hộ chiến tranh. Điều này khiến ông bị chia rẽ lần cuối cùng với Đệ Nhị Quốc tế, gồm các đảng đó. Khác với quan điểm chung của người Mác-xít coi cách mạng ở Đức là quan trọng hơn ở Nga, ngày 17 tháng 10 năm 1914, Lenin viết: "Chủ nghĩa Nga Hoàng còn trăm lần xấu hơn chủ nghĩa Đức Hoàng." Ông lên án chủ nghĩa tư bản cả hai bên đã gây ra cuộc chiến, nhất là chủ nghĩa đế quốc Anh - Pháp.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Đời Lenin PDF của tác giả Maria Prilezhayeva nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cuộc Chiến Tranh Bí Mật Chống Hà Nội (Richard H. Shultz)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Chiến Tranh Bí Mật Chống Hà Nội PDF của tác giả Richard H. Shultz nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.