Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Phê Phán Hệ Tư Tưởng Mác-Xít (Đặng Phùng Quân)

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phê Phán Hệ Tư Tưởng Mác-Xít PDF của tác giả Đặng Phùng Quân nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Triết Học Hiện Sinh (Trần Thái Đỉnh)
Cuốn Triết học hiện sinh được in lần đầu tiên ở Sài Gòn, năm 1967, NXB Thời Mới ấn hành; đã tạo nên hiện tượng kỳ lạ, là cuốn sách best sellers không thuộc thể loại tiểu thuyết. Cuốn sách Triết học hiện sinh (tập hợp từ các bài viết của Gs. Trần Thái Đỉnh đăng trên tạp chí Bách Khoa (Sài Gòn) từ tháng 10/1961 đến tháng 9/1962) mở cửa cho chúng ta vào nền tư tưởng chủ yếu của thế kỷ XX, vào sự tìm hiểu con người. Vì vậy, nếu muốn tìm hiểu tiến trình tư tưởng của con người trong thế kỷ XX, tìm một cách sống, một cách suy nghĩ, tìm hiểu chính mình để vượt mình; hãy tìm đọc cuốn sách này, đặc biệt là các bạn trẻ và các văn nghệ sĩ muốn cách tân thơ văn. Sách gồm 10 chương, tạm chia thành 2 phần: 3 chương đầu tìm hiểu về: Triết học hiện sinh là gì? (Lập trường của triết học hiện sinh, Triết học về con người); Những đề tài chính của triết học hiện sinh; Hai ngành của phong trào triết học hiện sinh. 7 chương sau viết về bảy triết gia hiện sinh lừng danh: Tìm mua: Triết Học Hiện Sinh TiKi Lazada Shopee - Kierkergaard, ông tổ hiện sinh chính thực; - Nietzsche, ông tổ hiện sinh vô thần; - Husserl, ông tổ văn chương triết lý hiện tượng học; - Jaspers, hiện sinh và siêu việt; - Marcel, hiện sinh và huyền nhiệm; - Sartre, hiện sinh phi lý; - Heidegger, hiện sinh và hiện hữu. Triết học hiện sinh là triết dạy ta suy nghĩ về thân phận làm người. Văn của triết học hiện sinh là văn mô tả - đôi khi tả chân quá - nhưng chủ ý của họ không phải gì khác cho bằng vạch cho ta thấy vẻ buồn nôn của con người tầm thường, hòng thức tỉnh con người trỗi dậy, bỏ cách sống của sự vật để khai mạc một đời sống nhân vị, nhân vị cao cả của con người tự do. Triết học hiện sinh là triết học nổi bật nhất của thế kỷ XX, đã đưa con người trở lại với con người, đã gợi hứng cho nhiều thanh niên biết suy nghĩ về ý nghĩa cuộc đời, đừng “sống thừa ra”, sống không lý tưởng, sống như cây cỏ… Triết học hiện sinh đã đóng vai trò lịch sử của nó khá tốt đẹp, cuốn sách này của Gs. Trần Thái Đỉnh cũng đã và đang làm tốt vai trò lịch sử của nó; góp phần cung cấp cho độc giả một cái nhìn toàn diện về triết học hiện sinh, một cuốn sách vừa dễ hiểu vừa đầy đủ hẳn nhiên là một cuốn sách tốt.***Trần Thái Đỉnh sinh năm 1921 tại Hưng Yên. Từ nhỏ vẫn học trường đạo, nên lớn lên có chí hướng tu trì, vào trường Tiểu chủng viện Trung Linh, Bùi Chu. Sau khi tốt nghiễp tiểu chủng viện, được gửi theo học tại Đại chủng viện Saint Sulpice (Xuân Bích) Hà Nội. Trở lại Bùi Chu, học thần học tại Đại chủng viện Quần Phương, thụ phong linh mục năm 1947. Ông được chỉ định dậy học tại Tiểu chủng viện Bùi Chu. Năm 1953 qua Pháp học thêm, ông gia nhập tu hội Saint Sulpice tại Issi-les Moulineaux. Ông đậu Tiến sĩ Triết học tại Institut Catholic de Paris. Trở về Việt Nam, ông giảng dây Triết học tại Đại chủng viện Bùi Chu, lúc đó tọa lạc tại Đường làng 21, Gia Định. Đồng thời dậy Triết Tây cho Đại học Văn Khoa Sàigon, rồi Đại học Đà Lạt. Năm 1972 ông giữ chức Trưởng Ban Việt Ngữ tại Đại học Văn Khoa Đà Lạt. Cũng năm ấy được bầu làm Bề Trên Tu hội Saint Sulpice tại Việt Nam và Giám Đốc Đại chủng viện Xuân Bích tại Huế. Trong hoàn cảnh thuận tiện ông cũng được mời dậy Triết Tây cho Đại học Văn Khoa Huế. Năm 1973 vì một tai nạn xe gắn máy, ông bị thương phải điều trị gần một năm trời. Trong hoàn cảnh chìm đọng và bi quan cũng như gặp một vài bất trắc, ông đã bỏ tu. Năm 1975, trong hoàn cảnh bất đắc dĩ, ông bỏ hàng ngũ linh mục, sống đời bình thường như mọi người. Sau nhiều năm tháng thất chí, ông quay lại với sách vở, đọc và viết những gì ông muốn lưu ngôn.***Sau khi gây một phong trào mãnh liệt và sâu rộng trong văn học và nghệ thuật, và sau gần hai mươi năm hoạt động ở thế nổi, nay triết học hiện sinh đi vào thế chìm. Nó ăn sâu vào quan niệm sống của người Âu Mỹ. Nó đã lắng vào lòng người thời đại, và trở thành một cái gì quá quen thuộc, người chủ trương nó không còn bồng bột trưng xướng nó, người chống đối thì hoặc vì mệt, hoặc vì thấy không ai quan tâm đến vấn đề nữa, nên cũng im tiếng dần. Bên Việt Nam cũng thế, triết hiện sinh không còn gây chấn động như mấy năm trước đây. Thực ra người ta vẫn ngờ ngợ nó. Giới bảo thủ không biết rõ bộ mặt triết hiện sinh ra sao, nhưng nơm nớp coi nó như một thứ dịch tả, một thứ vi trùng gieo rắc ngông cuồng và phá phách. Giới thanh thiếu niên phần nhiều cũng chưa hiểu thế nào là triết hiện sinh, nhưng hăng nồng chào đón nó như một tin vui đang về, một tin còn hoang mang mơ hồ, nhưng chính vì thế mà dễ làm thỏa những ước mơ của họ. Năm 1961, tạp chí Bách Khoa xin tôi viết một loạt bài trình bày về triết hiện sinh cho giới hiếu học. Và đây là những bài tôi đã cho đăng trên tạp chí Bách Khoa từ tháng 10 năm 1961 đến tháng 9 năm 1962. Khi viết, tôi đã cố gắng viết sao vừa dễ hiểu, vừa không đơn giản hóa những vấn đề phức tạp. Không biết tôi có đạt được phần nào mục tiêu đó không, nhưng cần nói đây để bạn đọc thông cảm khi thấy tôi đi vào những vấn đề căn bản và sâu xa của các triết gia hiện sinh, và thấy tôi hay trích dẫn những đoạn văn điển hình của các triết gia đó. Khi trích dẫn các tác phẩm đó, tôi riêng nghĩ đến các bạn sinh viên: Tôi muốn họ dần dần làm quen với lời văn các triết gia, để họ đỡ ngại ngùng khi phải đích thân đọc vào các tác phẩm đó. Hôm nay xem lại các bài đó để in thành sách, tôi cảm thấy đã quá thiếu sót đối với triết Heidegger. Thú thật hồi đó tôi còn chịu ảnh hưởng một số giáo sư của tôi ở Ba Lê, nhất là R.Verneaux: Các ngài gọi triết Heidegger có khuynh hướng vô thần và tiêu cực. Hồi đó tôi lại chưa đọc cuốn “Thư về nhân bản chủ nghĩa” của Heidegger. Tôi đã đọc các tác phẩm khác của ông. Riêng cuốn nhỏ này, tôi tưởng nó cũng như tập “Hiện sinh chủ nghĩa là một thân bản chủ nghĩa” của Sartre, nghĩa là suýt soát một lời tự bào chữa. Và tôi không có sẵn cuốn đó, nên không cố công tìm để đọc. Không ngờ cuốn sách nhỏ này lại là một tài liệu quý báu, một lời thương xác của Heidegger đối với những ai hiểu sai chữ Dasein của ông, và nhất là đối với những người dám ghép cho ông thái độ vô thần. Heidegger tuyên bố ông không vô thần và cũng không chủ trương thuyết dửng dưng tôn giáo. Sở dĩ ông chưa bàn nhiều về định mệnh con người và về Thượng đế chỉ vì ông tự coi như chưa làm xong phần đặt nền cho khoa siêu hình học, tức phần siêu hình học tổng quát.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Triết Học Hiện Sinh PDF của tác giả Trần Thái Đỉnh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sự Nghèo Nàn Của Thuyết Sử Luận (Karl Popper)
Với cuốn Sự nghèo nàn của Thuyết Sử luận, tác giả muốn chứng minh rằng thuyết sử luận là một phương pháp nghèo nàn - một phương pháp không đơm hoa kết trái. Karl R. Popper đã cố chỉ ra ý nghĩa của thuyết sử luận với tính chất một cấu trúc trí tuệ đầy quyến rũ. Ông đã phân tích cái logic của thứ chủ thuyết ấy - một thứ chủ thuyết nhiều khi rất tinh vi, rất hấp dẫn và rất xảo trá - và cũng đã cố lập luận rằng nó đang mắc phải một thứ bệnh cố hữu, vô phương cứu chữa.***Karl R. Popper (1902-1994) là một nhà triết học, xã hội học, logic học người Áo. Ông được coi là một trong những triết gia vĩ đại nhất thế kỉ XX. Ban đầu, Karl R. Popper chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa thực chứng logic, song ông cũng là một trong những người đầu tiên phê phán trường phái đó, và xây dựng trường phái triết học của riêng mình - chủ nghĩa duy lí phê phán. Các tác phẩm chính của ông, gồm có:Xã hội mở và kẻ thù của nó (1945),Sự nghèo nàn của thuyết sử luận (1957), Tìm mua: Sự Nghèo Nàn Của Thuyết Sử Luận TiKi Lazada Shopee Logic của sự khám phá khoa học (1959),Tri thức khách quan - một cách tiếp cận dưới góc độ tiến hóa (1972)…***LỜI NHÀ XUẤT BẢNTrên tay bạn đọc là bản dịch tiếng Việt cuốn sách The Poverty of Historicism (Sự nghèo nàn của thuyết sử luận). Tác giả của nó là Karl Raimund Popper (28/07/1902, Wien, Áo - 17/09/1994, London, Anh), triết gia Anh, gốc Áo, nguyên giáo sư Viện Kinh Tế London, được đánh giá là một trong những triết gia có nhiều ảnh hưởng nhất thế kỷ XX. Như giới triết học đánh giá, ông đã đưa ra một thứ “triết lý phê phán không-biện-minh đầu tiên trong lịch sử triết học”. Tư tưởng triết học của ông bao trùm các lĩnh vực: - Triết học khoa học với các tác phẩm Logic phát kiến khoa học (Logik der forschung, Wien, 1934), Phỏng định và Bác bỏ (Conjectures and refutation, 1953), Tri thức khách quan (Objective knowledge, 1972). Qua loạt tác phẩm này, ông phê phán gay gắt quan điểm duy nghiệm luận và cho rằng các lý thuyết khoa học về bản chất là trừu tượng, nên chỉ có thể trắc nghiệm chúng một cách gián tiếp thông qua sự quy chiếu với các hệ quả thực nghiệm của chúng. Tuy nhiên, Popper thừa nhận ông chỉ xây dựng một tri thức luận mới cho các khoa học thường nghiệm chứ không hề bác bỏ tính hợp thức và giá trị của những cách tiếp cận tự nhiên khác (như triết học, siêu hình học, phân tâm học.v..v.). - Triết học chính trị và xã hội với các tác phẩm Sự nghèo nàn của thuyết sử luận (The poverty of historicism, 1936, 1957), và Xã hội mở và những kẻ thù của nó (The open society and its enemies, 1945). Ở đây, Popper chủ yếu tập trung phê phán các ông gọi là thuyết sử luận hoặc là quan điểm duy vật lịch sử (historicism) và những lý thuyết chính trị được xây dựng trên cơ sở quan điểm đó, đồng thời đưa ra một cái nhìn bất định (indeterminist) về thế giới. Thay vào thuyết sử luận, Popper đề xướng một triết lý căn bản trên nền tảng thuyết bất định, phù hợp với quan điểm tri thức luận của ông, theo đó tri thức tiến bộ thông qua quá trình thử và loại bỏ sai lầm: để giải quyết một vấn đề người ta phải đề xuất nhiều giải pháp mang tính giả thuyết rồi mang ra thử và loại bỏ những sai lầm. - Về tiến hóa và chức năng của ngôn ngữ: Karl Popper không những quan tâm tới triết học khoa học, triết học chính trị mà còn đưa ra nhiều quan điểm hết sức độc đáo và sâu sắc về thuyết tiến hóa, về logic học, về nghiên cứu ngôn ngữ và nhiều lĩnh vực tư tưởng khác. Những ý niệm về các lĩnh vực đó được trình bày rải rác trong các tác phẩm lớn nói trên và trong các tác phẩm khác như Quantum theory and the Schism in physics (1956/57), Realism and the aim of science (1956/57), Unended quest: an intellectual autobiography (1976),... Năm 2012, thế giới kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Karl Popper, cũng là lúc chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về di sản triết học của ông. Mặc dù có không ít ý kiến phê phán các quan điểm của Popper nhưng ảnh hưởng của ông là rất rõ nét đối với các trào lưu triết học phương Tây trong thế kỷ XX và cho đến hiện nay. Chúng tôi xin lưu ý bạn đọc rằng đây là sách tham khảo, chủ yếu dành cho những người làm công tác nghiên cứu. Để đảm bảo tính khách quan cũng như sự tôn trọng tính toàn vẹn của tác phẩm, chúng tôi xin được giới thiệu đầy đủ bản dịch đến bạn đọc. Rất mong bạn đọc cân nhắc khi tiếp nhận quan điểm của các tác giả với tinh thần phê phán cần thiết. Bản in này chúng tôi đặc biệt dành để tưởng nhớ đến dịch giả Chu Lan Đình (1942 - 2012) vì sự trân trọng và cẩn trọng của ông với từng chữ, từng ý tưởng của tác giả.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự Nghèo Nàn Của Thuyết Sử Luận PDF của tác giả Karl Popper nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Socrate Tự Biện (Platon)
Năm 399 trước Tây lịch, Socrate bị ba công dân Athènes là Mélètos, Anytos và Lycon truy tố về tội «làm thanh niên hư hỏng» và «thay thế các vị thần của thành quốc bằng ngoại thần». Theo luật pháp của Athènes, kẻ bị buộc tội có thể tự biện hộ hay đọc bài cãi do người khác viết giúp. Ông chọn giải pháp đầu, và sau một phiên xử mang danh nghĩa công lý song thực chất là chính trị, đã bị kết án phải uống thuốc độc. Nhưng cũng từ đó, Socrate hoá thân thành mẫu mực bất tử, bài tự biện của ông do Platon ghi lại trở thành tác phẩm văn học và triết học gối đầu giường, «trường hợp Socrate» không ngừng chất vấn lương tâm con người, đồng thời đặt ra một câu hỏi lớn về công lý cho mọi chế độ chính trị. Để chuyển ngữ tác phẩm lý thú này, chúng tôi chủ yếu dựa trên bản dịch tiếng Pháp của Victor Cousin (Apologie de Socrate, 1822), và bản dịch tiếng Anh của Benjamin Jowett (The Apology of Socrates, 1892), cả hai đều có thể tìm thấy dễ dàng trên Internet. Tuy nhiên, ở một số đoạn, chúng tôi đã sử dụng song song các bản dịch Pháp ngữ mới của Emile Chambry hoặc Luc Brisson, khi thấy cần phải diễn tả giản dị, trong sáng hoặc gần gũi hơn với tiếng Việt. PHẦN MỘTSocrate tường thuật nguồn gốc của sự vu khống mà ông là nạn nhân, chất vấn Mélètos, và đặt vấn đề công lý. Thưa quý công dân Athènes[01], không biết những kẻ truy tố tôi đã gây ấn tượng gì trên quý vị; riêng đối với tôi, bài buộc tội của họ[02] quả đã có sức thuyết phục mạnh đến độ hầu như đôi lúc nó làm tôi quên bẵng mình là ai. Rằng hay thì thực là hay; tuy nhiên, họ chẳng phát biểu tới một lời trung thực. Song trong bao dối trá đã tuôn ra ở đây, điều làm tôi sửng sốt hơn cả là khi họ dặn quý đồng hương phải cảnh giác trước tài hùng biện của Socrate. Nói thế mà không sợ bị phủ nhận ngay tức khắc thì thật là liều lĩnh đến mức trơ tráo, bởi vì chỉ cần mở miệng ra tôi đã vô tình chứng minh trước cử tọa rằng Socrate này chẳng có chút nghề miệng luỡi mọn nào. Trừ phi đối với họ sự hùng biện có nghĩa là sức mạnh của sự thật. Nếu đúng như thế, tôi thú nhận có thể là nhà hùng biện, nhưng không phải theo kiểu của họ. Bởi vì, xin nhắc lại một lần nữa, họ chưa hề nói lên lời nào đúng với sự thực, trong khi từ miệng tôi, quý vị sẽ nghe tất cả sự thực, cho dù nó không được chải chuốt bằng loại ngôn từ bóng bẩy như trong diễn từ đầy tiểu xảo của bên nguyên, mà ngược lại, bằng bất cứ câu chữ nào thoạt hiện đến trong đầu; bởi vì thực tình, tôi tin chắc rằng mình sẽ không nói điều gì không chân thực. Vậy, đừng ai chờ đợi chi khác ở Socrate. Tìm mua: Socrate Tự Biện TiKi Lazada Shopee Ở vào tuổi đời này, thật khó coi nếu tôi xuất hiện trước mắt quý vị như một thiếu niên đang tập diễn thuyết trước công chúng, phải không quý đồng hương Athènes? Cho nên ân huệ duy nhất mà tôi xin quý vị là, nếu phải nghe tôi tự bênh vực bằng cùng thứ ngôn ngữ mà tôi vẫn quen dùng ở quảng trường Agora[03], gần các bàn đổi tiền (nơi một số đông quý vị ở đây đã từng nghe tôi phát biểu) hay ở bất cứ chỗ nào khác, xin chớ ngạc nhiên và ồn ào ngắt lời tôi[04]; bởi vì hôm nay là lần đầu tiên trong đời, tuổi đã ngoài bảy mươi, Socrate này mới phải ra hầu tòa, nên thật tình hoàn toàn xa lạ với thứ ngôn ngữ được sử dụng nơi pháp đình. Thế thì, y hệt như nếu tôi là người sống ngoài thành quốc, quý vị sẽ dung thứ cho phép tôi phát biểu bằng lời nói và cung cách của nơi tôi ở, tôi cũng xin quý vị, và tôi tin rằng đấy là yêu cầu chính đáng, hãy để cho tôi làm chủ phần hình thức của phần tự biện này, cho dù nó sẽ có kết quả tốt xấu ra sao, mà chỉ tập trung tất cả chú ý suy xét xem những điều tôi nói ra là đúng hoặc sai. Đấy chính là nhiệm vụ của người xét xử; nhiệm vụ của diễn giả là khai báo sự thật.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Socrate Tự Biện PDF của tác giả Platon nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nỗi Lo Âu Về Địa Vị (Alain De Botton)
Câu hỏi đầu tiên mà bạn có thể bị hỏi bởi một người nào đó bạn gặp tại một bữa tiệc là “Vậy bạn làm nghề gì?”. Phụ thuôc vào sự ấn tượng của câu trả lời mà bạn đưa ra, người khác sẽ có mong muốn làm quen với bạn nhiều hơn, hay làm lơ với bạn. Chúng ta lo lắng, bởi ta đang sống trong một thế giới của những kẻ coi trọng địa vị xã hội, những người chỉ lấy “Công việc chuyên môn” - một khía cạnh nhỏ của một co người - và dùng chúng để đưa ra những nhận định tuyệt đối về giá trị của người khác. Đối nghịch với khái niệm “kẻ coi trọng địa vị” là mẹ của bạn. Bà không hề quan tâm tới địa vị của bạn, cái bà quan tâm là tâm hồn của bạn. Thế nhưng, không phải ai cũng là mẹ của bạn. Và đó là lý do vì sao chúng ta lại để tâm quá nhiều tới sự đánh giá của người khác và lo sợ sẽ bị bẽ mặt. Có người nói rằng chúng ta đang sống trong thời đại nặng về vật chất. Nhưng sự thật còn chua xót hơn thế. Chúng ta đang sống trong thời đại mà những phần thưởng về tinh thần phải nương vào việc có được của cải vật chất. Thứ mà người ta muốn khi họ chạy theo tiền, quyền chức hay xe đẹp hiếm khi là tiền, chức quyền, xe đẹp. Mà thường chỉ là sự chú ý, sự tôn trọng. Nếu như họ thích việc người ta tán thưởng những người giàu có về vật chất. Lần tới khi bạn nhìn thấy một anh chàng lái một chiếc xe Ferrari đi ngang qua, đừng nghĩ đó là một người có ham muốn khác thường. Hãy nghĩ rằng đó là một người cực kì dễ bị tổn thương và thiếu thốn tình cảm. Chúng ta cũng lo lắng bởi vì chúng ta luôn được bảo rằng mình có thể trở thành bất cứ thứ gì. Chúng ta nghe những điều đó từ những ngày đầu tiên sống trên đời. Lẽ ra sẽ thật tuyệt khi xung quanh ta có quá nhiều cơ hội. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thất bại trong cái thế giới quá rộng lớn này? Sẽ ra sao nếu chúng ta không leo được lên tới đỉnh cao khi mà xung quanh có quá nhiều cơ hội? Khu vực sách “tự lực” của một nhà sách luôn được chất đầy bởi 2 loại sách tóm lược được tình trạng lo âu thời hiện đại. Loại đầu tiên sẽ có tiêu đề đại loại như: “Làm sao để thành công trong 15 phút” và “Trở thành triệu phú sau một đêm”. Loại thứ hai sẽ có tiêu đề như “Làm thế nào để đối phó với lòng tự trọng thấp”. Hai loại sách này đều có liên quan với nhau. Một xã hội luôn nói với nhau rằng họ có thể trở thành bất cứ thứ gì, trong khi sự thật là chỉ có một số nhỏ là có thể thành công, thì xã hội đó rồi sẽ kết thúc trong sự thất vọng và đau buồn.***Trong đời sống hẳn ai cũng từng có nỗi lo lắng về địa vị, có thể là nỗi tự ti ngấm ngầm hay cảm giác thua thiệt; có thể là sự ghen tị hay mối lo bị thiên hạ coi như một kẻ thất bại. Dù xét trên bình diện nào, nỗi lo âu về địa vị vẫn luôn là chủ đề tươi mới, khi con người hoài mong và tìm kiếm cho mình một chỗ đứng giữa đồng loại. Con người dường như ngày càng nhiều nỗi lo âu hơn, khó thỏa mãn hơn, bất chấp sự phát triển nhanh chóng của nền kỹ nghệ và của xã hội tiêu dùng. Để truy tìm căn nguyên, de Botton sử dụng lập luận dựa trên bốn địa hạt chính là Triết học, Tôn giáo, Chính trị và Nghệ thuật, nhưng không vì thế mà Nỗi lo âu về địa vị sa vào kinh viện. Có thể không phải là một chuyên luận chuẩn mực và thấu đáo về triết học hay xã hội học làm vừa lòng các bậc thức giả đạo mạo, nhưng cuốn sách vẫn có thể khiến độc giả choáng ngợp với lượng kiến thức đồ sộ được chuyển tải bằng văn phong lúc trang nhã cổ kính lúc thời thượng khôi hài. Tìm mua: Nỗi Lo Âu Về Địa Vị TiKi Lazada Shopee Bằng một lối nhàn đàm đậm chất de Botton, Nỗi lo âu về địa vị là một cuốn sách mở ra nhiều cuốn sách. “Một cuốn sổ tay hướng dẫn nghiêm túc nhưng cũng đầy khôi hài về cách sống.”***Alain de Botton Sinh năm 1969 tại Zurich, Thụy Sĩ, hiện nay sống ở London. Ông là tác giả của nhiều tiểu luận và được gọi là tác giả của một “triết học về cuộc sống thường ngày”. Các chủ đề của ông có thể là: tình yêu, du lịch, kiến trúc hay văn chương. Các tác phẩm của ông từng trở thành bestseller tại hơn 30 nước.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nỗi Lo Âu Về Địa Vị PDF của tác giả Alain De Botton nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.