Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tư duy logic biện chứng và hệ thống

Tư duy logic biện chứng và hệ thống

Quyển một “Giới thiệu: Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới” đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về Sáng tạo học và Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (PPLSTVĐM).

Quyển hai “Thế giới bên trong con người sáng tạo” và quyển ba “Tư duy lôgích, biện chứng và hệ thống” có mục đích trình bày các kiến thức, được rút ra một cách chọn lọc từ những khoa học có đối tượng nghiên cứu là tư duy, hoặc liên quan, hỗ trợ hoạt động tư duy. Các kiến thức này đóng vai trò các kiến thức cơ sở của PPLSTVĐM, theo nghĩa, chúng giúp bạn đọc hiểu cơ sở khoa học của PPLSTVĐM và sử dụng các công cụ có trong PPLSTVĐM (sẽ trình bày từ quyển bốn trở đi) một cách chủ động với hiệu quả cao.

Như bạn đọc đã biết, quyển hai dành nói về tâm lý học, lý thuyết thông tin, điều khiển học, nhằm giúp bạn đọc biết, hiểu và sử dụng những hiện tượng phong phú thuộc thế giới bên trong của mình tốt hơn. Từ đó, bạn đọc có thể thấy rằng, cần có những nỗ lực cá nhân hướng đến phát triển khả năng điều khiển thế giới bên trong cũng như các hành động của chính mình, đáp ứng nhu cầu phát triển các nhân cách sáng tạo.

Quyển ba này trình bày các kiến thức lấy từ lôgích học hình thức, phép biện chứng duy vật và khoa học hệ thống. Theo chủ quan của người viết, cùng với quyển hai, đây là những kiến thức cần thiết nhất và phục vụ tốt nhất trong tư cách là các kiến thức cơ sở của PPLSTVĐM.

Giống như trong quyển hai, những gì trình bày trong quyển ba này là kết quả người viết được học, tự học, nghiên cứu và sử dụng chúng. Bạn đọc nên xem những gì viết ở đây chỉ là tối thiểu, mang tính chủ quan, do vậy, cần tự suy xét, đánh giá và tìm hiểu sâu, rộng thêm các kiến thức liên quan thông qua những nguồn khác. *** Dự kiến, bộ sách “Sáng tạo và đổi mới” sẽ gồm những quyển sách trình bày từ đơn giản đến phức tạp, từ những kiến thức cơ sở đến những kiến thức ứng dụng của PPLSTVĐM với các tên sách sau:

1. Giới thiệu: Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới.

2. Thế giới bên trong con người sáng tạo.

3. Tư duy lôgích, biện chứng và hệ thống.

4. Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản (1).

5. Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản (2).

6. Các phương pháp sáng tạo.

7. Các quy luật phát triển hệ thống.

8. Hệ thống các chuẩn dùng để giải các bài toán sáng chế.

9. Algôrit (Algorithm) giải các bài toán sáng chế (ARIZ).

10. Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới: Những điều muốn nói thêm.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, xã hội loài người trong quá trình phát triển trải qua bốn thời đại hay nền văn minh (làn sóng phát triển): Nông nghiệp, công nghiệp, thông tin và tri thức. Nền văn minh nông nghiệp chấm dứt thời kỳ săn bắn, hái lượm, du cư bằng việc định cư, trồng trọt và chăn nuôi, sử dụng các công cụ lao động còn thủ công. Nền văn minh công nghiệp cho thấy, mọi người lao động bằng các máy móc hoạt động bằng năng lượng ngoài cơ bắp, giúp tăng sức mạnh và nối dài đôi tay của con người. Ở thời đại thông tin, máy tính, các mạng lưới thông tin giúp tăng sức mạnh, nối dài các bộ phận thu, phát thông tin trên cơ thể người như các giác quan, tiếng nói, chữ viết… và một số hoạt động lôgích của bộ não. Nhờ công nghệ thông tin, thông tin trở nên truyền, biến đổi nhanh, nhiều, lưu trữ gọn, truy cập dễ dàng. Tuy nhiên, trừ loại thông tin có ích lợi thấy ngay đối với người nhận tin, các loại thông tin khác vẫn phải cần bộ não của người nhận tin xử lý, biến đổi để trở thành thông tin có ý nghĩa và ích lợi (tri thức) cho người có thông tin. Nếu người có thông tin không làm được điều này trong thời đại bùng nổ thông tin thì có thể trở thành bội thực thông tin nhưng đói tri thức, thậm chí ngộ độc vì nhiễu thông tin và chết đuối trong đại dương thông tin mà không khai thác được gì từ đại dương giàu có đó. Thời đại tri thức mà thực chất là thời đại sáng tạo và đổi mới, ở đó đông đảo quần chúng sử dụng PPLSTVĐM được dạy và học đại trà để biến thông tin thành tri thức với các ích lợi toàn diện, không chỉ riêng về mặt kinh tế. Nói cách khác, PPLSTVĐM là hệ thống các công cụ dùng để biến đổi thông tin thành tri thức, tri thức đã biết thành tri thức mới.

Rất tiếc, ở nước ta hiện nay chưa chính thức đào tạo các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu Sáng tạo học và PPLSTVĐM với các bằng cấp tương ứng: Cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ như một số nước tiên tiến trên thế giới. Người viết tin rằng sớm hay muộn, những người có trách nhiệm quyết định sẽ phải để tâm đến vấn đề này và “sớm” chắc chắn tốt hơn “muộn”. Hy vọng rằng, PPLSTVĐM nói riêng, Sáng tạo học nói chung sẽ có chỗ đứng xứng đáng, trước hết, trong chương trình giáo dục và đào tạo của nước ta trong tương lai không xa. *** Vào thế kỷ 17, 18, cơ học cổ điển của Galileo, Newton… đạt được nhiều thành tựu lớn cả trong nhận thức thế giới lẫn giải quyết các bài toán thực tiễn đề ra, tạo nên sự phát triển xã hội mạnh mẽ. Có lẽ vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu khái quát hóa các luận điểm cơ học cổ điển thành thế giới quan (chủ nghĩa) cơ giới: Giải thích sự phát triển của tự nhiên và xã hội bằng các quy luật của hình thức cơ học vận động vật chất. Những quy luật đó được xem là phổ biến và đúng cho tất cả các hình thức vận động vật chất. Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa cơ giới là sự đánh đồng một cách trừu tượng hình thức vận động vật chất bậc cao với hình thức vận động vật chất bậc thấp: Ví dụ, hình thức xã hội với sinh học; sinh học với hóa học hoặc/và vật lý… cho đến cơ học. Tuy có những hạn chế, thế giới quan cơ giới là sự tiến bộ vào thời kỳ đó và đóng vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học, triết học. Các kiến thức cơ học giúp người ta hiểu, giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên, thoát khỏi các quan điểm thần bí, tôn giáo giáo điều.

Việc dùng các quy luật cơ học ra ngoài phạm vi áp dụng của chúng (xem mục nhỏ 6.5.4. Tính ì tâm lý do ngoại suy ra ngoài phạm vi áp dụng của quyển hai) và tuyệt đối hóa chúng tạo nên bức tranh cơ giới về thế giới: Toàn bộ vũ trụ (từ nguyên tử đến các hành tinh) là hệ cơ học khép kín, bao gồm những yếu tố không thay đổi mà sự vận động của chúng tuân theo các quy luật của cơ học cổ điển. Tư duy tương ứng với mức phát triển nói trên của khoa học chính là tư duy siêu hình.

Sự phát triển tiếp theo của khoa học cho thấy, các cố gắng dựa trên các quy luật cơ học cổ điển để giải thích các hiện tượng điện–từ, hóa học, sinh học, đặc biệt, các hiện tượng xã hội đã hoàn toàn thất bại. Các thành tựu khoa học tự nhiên, xã hội của thế kỷ 19, 20 đã phá vỡ bức tranh cơ giới về thế giới, cũng như cách tư duy siêu hình.

Thay thế cho cách tiếp cận cơ giới (Mechanistic Approach), được dùng phổ biến từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, là cách tiếp cận hệ thống (Systems Approach). Từ giữa thế kỷ 20, cách tiếp cận hệ thống được dùng rộng rãi trong nghiên cứu các đối tượng phát triển phức tạp như các hệ thống sinh học tự tổ chức, tâm lý, xã hội, các hệ kỹ thuật lớn, hệ thống “người và máy móc”… Cách tiếp cận hệ thống có các nhiệm vụ: 1) Nghiên cứu các phương tiện mô tả, biểu diễn các đối tượng được nghiên cứu hoặc được thiết kế chế tạo như là các hệ thống; 2) Xây dựng các mô hình khái quát hệ thống, các mô hình về các loại hệ thống và các tính chất của hệ thống; 3) Nghiên cứu cấu trúc của các lý thuyết về hệ thống cùng các quan điểm, phương pháp hệ thống; 4) Là cơ sở lý thuyết và phương pháp luận của phân tích hệ thống.

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Thói Quen Thứ 8 – Từ Hiệu Quả Đến Vĩ Đại
Thói Quen Thứ 8 – Từ Hiệu Quả Đến Vĩ ĐạiThế giới đã biến đổi sâu sắc kể từ khi cuốn 7 Thói quen để Thành đạt (The 7 Habits of Highly Effective People) được xuất bản lần đầu tiên năm 1989. Tuy nhiên, yêu cầu của kỷ nguyên mới, Kỷ Nguyên Lao động Tri thức, đòi hỏi chúng ta phải vượt qua sự Hiệu quả để vươn đến sự Vĩ đại. Đó cũng chính là sự thành công mỹ mãn của tổ chức dựa trên sự đóng góp thỏa đáng của từng cá nhân. Và, Thói quen Thứ 8 đã ra đời…Tìm ra tiếng nói của bản thân và truyền cảm hứng cho người khác để họ tìm ra tiếng nói của họ chính là tư tưởng chủ đạo của Thói quen thứ 8. Nó bao gồm một hệ thống các ý tưởng có sức tác động mạnh mẽ nhằm tạo động lực và gặt hái thành công cho nhân viên, nhà quản lý và tổ chức. Thói quen thứ 8 trang bị cho bạn một nếp nghĩ và các kỹ năng cần thiết để không ngừng khơi dậy những tiềm năng vô tận đang ngủ yên trong đội ngũ nhân viên của bạn. Để làm được điều này, bạn phải biết cách lắng nghe người khác, bạn phải lôi cuốn họ cùng tham gia và không ngừng khẳng định sức mạnh của họ bằng lời nói và hành động của chính mình.Ngày nay, trở thành một tổ chức thành công hay một người thành đạt không còn là một lựa chọn đơn thuần mà là một mục tiêu bắt buộc đối với tất cả mọi người. Nhưng để tồn tại, phát triển, đổi mới, vượt trội và dẫn đầu, chúng ta không thể làm việc một mình. Chúng ta cần sự cộng hưởng và đóng góp của rất nhiều người, chúng ta cần có nếp nghĩ mới, kỹ năng mới, công cụ mới… Nói theo Stephan Covey, chúng ta cần một thói quen mới: Thói quen Thứ 8. Tác giả Stephen Covey chia sẻ sau khi viết cuốn sách mới THE 8th HABIT – Thói quen thứ 8: “Đây không phải là một thói quen bị chúng tôi bỏ quên khi viết cuốn 7 Thói quen. Thói quen Thứ 8 nói về việc nhận biết và khai thác sức mạnh ở khía cạnh thứ ba của 7 Thói quen để đáp ứng đòi hỏi của thời đại lao động tri thức.”Trên hành trình cuộc sống của mỗi người, chúng ta có thể chọn một trong hai con đường: Một con đường dễ dàng nhưng dẫn đến kết cục tầm thường; và một con đường khác gập ghềnh, khúc khuỷu nhưng đưa tới đỉnh vinh quang. Thói quen thứ 8 chỉ lối cho chúng ta cùng đi đến vinh quang qua bí quyết của nó, đó là: Tìm ra “Tiếng Nói” của bản thân và truyền cảm hứng giúp người khác tìm ra “Tiếng Nói” của họ. Đó là tiếng nói của tinh thần nhân văn – chứa đầy niềm tin, trí tuệ và những tiềm năng vô tận để phụng sự cho mục đích cao cả: Vươn đến sự Vĩ đại.Phiên bản Thói Quen Thứ 8 tái bản lần này được đổi khổ lớn, thiết kế mới, giá mới so với phiên bản trước.Nhận xét về cuốn sách:“Tác phẩm của Covey đã tác động đến hàng chục triệu người trên khắp thế giới. Trong quyển sách này, ông đã thực hiện một bước nhảy vĩ đại trong tư duy để giới thiệu với chúng ta những ý tưởng và ứng dụng có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống chúng ta. Thói Quen Thứ 8 là một quyển sách tuyệt vời, một thành tựu lớn về tinh thần, và theo tôi, là cuốn sách hay nhất mà Covey đã từng viết.”– WARREN BENNIS, Giáo sư ngành Quản trị học, tác giả quyển Becoming a Leader.“Tôi thường sử dụng 7 Thói Quen làm nguyên tắc soi đường trong hoạt động điều hành doanh nghiệp của mình. Rồi tôi đọc tiếp quyển Thói Quen Thứ 8 và hoàn toàn bị chinh phục, thấy mình được truyền thêm sức mạnh… Một kiệt tác của Stephen Covey! ” – HORST SCHULZE Cựu Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Chuỗi Khách sạn Ritz-Carlton.“Stephen Covey từ lâu đã là một người dẫn dắt vững vàng cho những ai muốn hoàn thiện bản thân. Thói Quen Thứ 8: Từ Hiệu quả đến Vĩ đại hướng dẫn chúng ta cách vươn đến đỉnh cao của thành công và sự hoàn thiện.”– STEVE FORBES, Chủ tịch, CEO, Tổng biên tập Tạp chí Forbes.
Việc Hôm Nay Chớ Để Ngày Mai
Việc Hôm Nay Chớ Để Ngày MaiTại sao có người luôn đứng đầu danh sách hoàn thành xuất sắc công việc?Họ giải quyết xong xuôi hàng đống giấy tờ, hoàn thành đúng thời hạn các dự án được giao, đến đúng hẹn các buổi gặp mặt, thậm chí chu toàn cả công việc nhà… và lúc nào tinh thần cũng rất thoải mái…Là do họ chăm chỉ? Thực ra chăm chỉ chiếm một phần nhỏ. Tất nhiên, chăm chỉ là một yếu tố cần, và chúng ta đều biết rằng có rất nhiều người gây dựng thành công và hạnh phúc bằng những cách thức thiết lập và điều hành cuộc sống của mình thật hiệu quả.Trong cuốn sách này, tác giả nổi tiếng Richard Templar đưa ra những quy tắc thực tiễn và dễ áp dụng, lồng ghép với các tình huống cụ thể cả trong công việc lẫn đời sống cá nhân. Đọc cuốn sách, bạn sẽ biết cách hoàn thành hết được những công việc của mình mà không tốn nhiều công sức.“Trong cuộc sống có những người làm việc toàn thời gian trong khi vẫn chăm sóc tốt gia đình, bố mẹ, làm từ thiện và giữ nhà cửa tươm tất. Một số người thậm chí có vẻ như không mất quá nhiều công sức. Mọi việc thật dễ dàng và trôi chảy.Những người này nắm được bí quyết mà chúng ta không biết. Họ biết phương pháp giải quyết một khối lượng lớn công việc mà không sợ hãi, cách duy trì sự phấn chấn trong khi làm việc cũng như làm sao thức dậy vào buổi sáng hôm sau và tiếp tục làm mà không cảm thấy căng thẳng, chán nản hay đau khổ. Và tôi nhận ra rằng đó là do họ có rất nhiều chiến lược và thực sự không phải quá vất vả. Điều này nghe có vẻ thật đơn giản, phải không nào?” – Trích “Việc hôm nay cứ để ngày mai.”Những ý tưởng súc tích và độc lập này cũng sẽ giúp bạn đọc và hiểu cuốn sách mà không cần phải nỗ lực hết sức!Chúng tôi chân thành giới thiệu cuốn sách đến độc giả!TÁC GIẢ :Richard Templar là bút danh của tác giả người Anh, nổi tiếng trên toàn thế giới với bộ sách Quy tắc (The Rules). Ông là người quan sát rất sắc sảo hành vi con người và nhận ra sự khác biệt giữa những người dễ dàng đạt được thành công với những người chật vật đi đến mục đích. Hơn một triệu người trên khắp thế giới đã tìm được nhiều bài học hữu ích từ các cuốn sách của ông.
Sẵn Sàng Cho Mọi Việc
Sẵn Sàng Cho Mọi ViệcBạn không cần làm việc chăm chỉ hơn. Thậm chí bạn có thể không cần thực hiện đúng theo trình tự từng bước như hướng dẫn trong cuốn bestseller Hoàn thành mọi việc: Không hề khó của tôi. Tuy nhiên, bất kỳ lúc nào, bạn cũng phải:– Kiểm soát tốt hơn phần công việc chưa hoàn thiện, sáng tạo và có khả năng bao quát tốt hơn– Tập trung vào điều mà bạn quan tâm– Sáng tạo cấu trúc mới cho công việc linh hoạt và thoải mái hơn– Hoặc đơn giản là chuẩn bị để tiến lên những bước tiếp theoNếu bạn là người thiết tha mong muốn tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, một công việc hấp dẫn hơn thì cuốn sách này chắc chắn dành riêng cho bạn.
Range - Hiểu Sâu Biết Rộng Kiểu Gì Cũng Thắng
Range – Hiểu Sâu Biết Rộng Kiểu Gì Cũng ThắngTrong cuốn sách Hiểu sâu Biết rộng Kiểu gì cũng thắng , tác giả David Epstein cung cấp cho bạn đọc các câu chuyện thành công của nhiều nhân vật xuất sắc thế giới, bao trùm rộng khắp các lĩnh vực mà David Epstein đã dày công nghiên cứu, như: công nghệ, thể thao, âm nhạc, hội họa, khoa học… Từ các câu chuyện dẫn chứng ấy, tác giả phân tích kỹ lưỡng, kết hợp việc sử dụng số liệu nghiên cứu… dẫn dắt người đọc phải tư duy sâu sắc về vấn đề: người được đào tạo bài bản từ nhỏ chỉ trong một lĩnh vực chuyên môn hóa hẹp và người có tầm hiểu biết rộng, đa dạng, con đường nào sẽ thành công hơn?Bằng những phân tích sắc sảo của mình, sách Hiểu sâu, Biết rộng – Kiểu gì cũng thắng của David Epstein giúp chúng ta được mở rộng cách tư duy, với cách nghĩ mới: chuyên môn hóa không có gì sai, ai cũng cần chuyên môn hóa ở một mức độ này hay mức độ khác, vào lúc này hoặc lúc khác. Tuy nhiên, tư duy đa chiều, các thử nghiệm cá nhân, với tầm hiểu biết rộng, sẽ giúp chúng ta khai thác được đa dạng nguồn sức mạnh trí tuệ của bản thân.Hiểu sâu, Biết rộng – Kiểu gì cũng thắng mang tới cho bạn đọc, đặc biệt là những ai liên quan đến việc định hướng, phát triển con người, như: các bậc cha mẹ, giáo viên, quản trị nhân sự, chủ doanh nghiệp, hay các bạn trẻ đang băn khoăn về hướng phát triển của sự nghiệp và cuộc đời… có thêm nhiều góc nhìn mới mẻ, hiện đại, như:– Thực chất, các vấn đề, các lĩnh vực trong thế giới hiện nay đều có liên quan với nhau, dù ít hay nhiều. Vì vậy, ngoài việc tập trung phát triển chuyên môn, con người cần mở rộng, học hỏi các lĩnh vực khác. Đừng tự bó buộc mình vào một lĩnh vực, đừng phát triển kỹ năng tốt nhất của bản thân.NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA VÀ TỔ CHỨC UY TÍN“Trong một thế giới ngày càng bị ảnh hưởng về chuyên môn hóa, tác giả khoa học xuất sắc David Epstein đã thuyết phục bạn rằng tương lai có thể thuộc về những người có hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực. Đây là một cuốn sách hấp dẫn và sau khi khép lại trang cuối cùng, bạn sẽ trăn trở về bước đi tiếp theo trong sự nghiệp cũng như cách nuôi dạy con cái.”– Adam Grant, tác giả sách Give and Take, Originals.“Tôi muốn tặng cuốn sách này cho tất cả những đứa trẻ đang bị bắt học violin nhưng cái chúng thật sự muốn là học đánh trống: cho những lập trình viên đang ấp ủ ước mơ trở thành nhà tâm lý học; cho bất kỳ ai mong muốn con người vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên robot. Cuốn HIỂU SÂU, BIẾT RỘNG – Kiểu gì cũng thắng sẽ mang đến cho bạn nhiều niềm hy vọng và kinh ngạc. Đây là cẩm nang sinh tồn ở thế kỷ 21.”– Amanda Ripley, tác giả sách The Smartest Kids in the World.HIỂU SÂU, BIẾT RỘNG – Kiểu gì cũng thắng buộc bạn phải suy nghĩ lại về bản chất của việc học tập, tư duy, tồn tại và xem xét lại những hiểu biết của mình về phương pháp giáo dục và các con đường sự nghiệp tối ưu, về phương pháp và lý do thành công của những người thành đạt nhất trên thế giới. Đây là một trong những cuốn sách xuất sắc và khiến tôi trăn trở nhiều nhất từ trước đến nay.”– Maria Konnikova, tác giả của Mastermind and The Confidence Game.