Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Con Đường Da Cam (David Zierler)

Chất độc da cam là cụm từ không xa lạ với người dân Việt Nam dù chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm. Không như nhiều tư liệu khác tập trung vào hậu quả các nạn nhân phải gánh chịu, cuốn Con đường da cam tiếp cận vấn đề này từ góc nhìn khoa học lẫn chính trị, phản ánh nguồn gốc, cơ chế hủy diệt thực vật của loại thuốc này, quá trình sản xuất và đưa vào sử dụng thuốc, phong trào phản đối sử dụng chất độc da cam của các nhà khoa học Mỹ cũng như ảnh hưởng của nó trong bối cảnh chiến tranh lạnh và phong trào bảo vệ môi trường ngày càng tăng.

Do tác giả - nhà nghiên cứu David Zierler lấy tư liệu từ các cuộc phỏng vấn sâu, các bộ sưu tập dữ liệu hiếm và tài liệu an ninh quốc gia mới nhất, nên Con đường da cam tuy mang màu sắc học thuật nhưng không khô khan mà ngược lại vô cùng sống động với ảnh minh họa cùng nhiều chi tiết rất thực và mới lạ, kịch tính về “hậu trường chính trị” và phong trào phản chiến đương đại: Hành động rải thuốc diệt cỏ tại Việt Nam đã làm sản sinh ra một thuật ngữ mới ngành môi trường, đó là gì? Vai trò của tổng thống Kennedy, Johnson và ông Ngô Đình Diệm trong chiến dịch rải thuốc diệt cỏ? Những chuyến khảo sát thực địa của đoàn khoa học Mỹ tới vùng rải thuốc đã nhìn thấy gì? Chính trường quốc tế tận dụng “con bài chiến tranh Việt Nam” này ra sao?

Con đường da cam không phải một cuốn sách giải trí nhẹ nhàng, nhưng các độc giả coi “sách là cánh cửa mở ra chân trời mới” chắc chắn tìm thấy ở tác phẩm này một công trình nghiên cứu nghiêm túc, đậm đặc thông tin và trên hết, cực kỳ lôi cuốn.***

CÁNH CỬA MỞ RỘNG

Tủ sách hợp tác giữa nhà toán học Ngô Bảo Châu, nhà văn Phan Việt với Nhà xuất bản Trẻ Tìm mua: Con Đường Da Cam TiKi Lazada Shopee

Tủ sách CÁNH CỬA MỞ RỘNG được thực hiện nhằm mục đích giới thiệu những đầu sách có giá trị của thế giới và trong nước đến bạn đọc Việt Nam, đặc biệt là bạn đọc trẻ, góp phần thúc đẩy việc đọc sách, tinh thần hiếu học, coi trọng tri thức và những giá trị sống. Các tựa sách trong tủ do nhà toán học Ngô Bảo Châu và nhà văn Phan Việt tuyển chọn và giới thiệu.

Tủ sách được phân thành ba mảng: văn học, khoa học xã hội - kinh tế, và khoa học tự nhiên; trước mắt cấu tạo tủ sách gồm 80% các sách có khả năng tiếp cận đông đảo bạn đọc và 20% cho các sách chuyên ngành.

***

Cuốn sách này bắt đầu từ hành trình đi tìm một đề tài cho luận văn tiến sĩ của tôi tại đại học Temple (Mỹ). Vào thời điểm đó, tôi quan tâm đến giao điểm của hai chủ đề lớn: quan hệ quốc tế và các vấn đề môi trường. Đề tài Chất độc da cam là lựa chọn hoàn hảo, và điều đáng ngạc nhiên - cũng là lý do “bật đèn xanh” cho tôi bắt tay vào nghiên cứu - chính là việc có quá ít tài liệu viết về đề tài này.

Cá nhân tôi thực sự biết rất ít về Chất độc da cam, vì thế tôi bắt đầu bằng việc đọc thật rộng về những gì đã được viết về đề tài này. Không lâu sau đó, tôi chọn được hướng tiếp cận đề tài khi được biết về sự kiện một nhóm các nhà khoa học hàn lâm Mỹ đã phản đối sử dụng chiến tranh chất độc trừ cỏ tại Việt Nam trong những năm 60, dựa trên những quan ngại về môi trường, nhân quyền và luật quốc tế. May mắn là tôi đã phỏng vấn được tất cả các thành viên trong nhóm này trừ tiến sĩ Bert Pfeiffer vì ông đã qua đời trước đó vài năm. Dù vậy, tôi đã phỏng vấn được vợ ông, và được tiếp cận trọn bộ văn bản của tiến sĩ Pfeiffer trong đó chứa rất nhiều thông tin quí giá.

Trước khi sang Việt Nam thu thập tài liệu vào tháng 8.2007, tôi e ngại những nỗ lực của mình sẽ vấp phải những rào cản về ngôn ngữ và văn hóa, cộng thêm sự e dè có thể có trong việc thảo luận về một đề tài đã từng và vẫn đang là đề tài đau thương của Việt Nam. Khi sang đến nơi, tôi ngỡ ngàng và rất mừng khi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của mọi người tôi có dịp tiếp xúc, từ những quan chức sẵn sàng trò chuyện “không chính thức”, đến những cán bộ quản lý những vùng đất bị rải Chất độc da cam nặng nề, đến nhiều học giả và nhà khoa học đến giờ vẫn kiên định trong việc tìm con đường hàn gắn điều mà nhiều người gọi là “vết thương cuối cùng” của cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam. Điều mà tôi từng lo sẽ là cản ngại lớn nhất lại trở thành giai đoạn trôi chảy và dễ chịu nhất của hành trình nghiên cứu của mình. Trong khi đó, thử thách lớn nhất lại là làm thế nào để sắp xếp lại toàn bộ lượng tài liệu và thông tin ngồn ngộn mà tôi thu thập được trong suốt một năm điền dã.

… Cuối cùng, sau 5 năm làm việc, hàng chục ngàn trang tài liệu nghiên cứu, với tất cả những hy sinh mà vợ tôi đã dành cho tôi trong suốt hành trình, mọi thứ đã dồn lại trong cuốn sách nhỏ bé này… Với những bạn đọc bản dịch tiếng Việt, tôi muốn gửi gắm rằng việc chuyển ngữ và xuất bản cuốn sách này, với tôi, là thành tựu tối hậu của toàn bộ hành trình nghiên cứu của mình. Mặc dù cuốn sách tập trung nhiều vào chính sách và những nhân vật lịch sử, trên thực tế đây là câu chuyện về Việt Nam - về đất nước và con người Việt Nam.

Trong nhiều năm qua, tôi đã nỗ lực hết mình để tìm hiểu, ghi nhận và tôn trọng góc nhìn của Việt Nam về đề tài khó khăn và đau lòng này. Tôi mong rằng, với bản dịch này, độc giả Việt Nam sẽ có thêm một góc nhìn về những gì đã diễn ra trong lòng nước Mỹ vào thời điểm đó, và biết thêm những thông tin lịch sử mà cho đến nay chưa được cung cấp rộng rãi.

Nếu tôi có thể tặng lại dù chỉ là một phần nhỏ của những gì mà tôi đã học hỏi được từ con người Việt Nam và tài liệu của Việt Nam trong những năm qua, tôi coi như mình đã đóng góp được một phần hữu dụng. Tôi thực sự cảm kích vì được có cơ hội giới thiệu những gì mình đã nghiên cứu được với bạn đọc Việt Nam, và mong nhận được phản hồi từ phía bạn đọc khi cuốn sách được phát hành.

David Zierler, tháng 11-2012 (Cam Ly chuyển ngữ)

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Đường Da Cam PDF của tác giả David Zierler nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Thập Nhị Binh Thư (Đỗ Mộng Khương)
Lịch sử nhân loại luôn gắn liền với lịch sử của những cuộc chiến tranh. Dẫu một nước lớn như Trung Hoa hay một nước nhỏ như Việt Nam cũng không thể tránh khỏi quy luật một xâu chuỗi của những cuộc chiến tranh nối liền nhau tưởng như không dứt. Từ xuất phát đó, việc nâng nghệ thuật chiến tranh, nghệ thuật chiến thắng lên thành Lí thuyết, thành học thuật là một nhu cầu cấp thiết của những người làm tướng. Trong cuộc chiến, ai nắm vững nghệ thuật chiến tranh sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng hơn nếu là kẻ mạnh và có nhiều cơ hội để tránh thất bại hơn nếu là kẻ yếu. Mà đã yếu nhưng lại tránh khỏi thất bại thì cũng đáng gọi là thắng rồi…Binh thư đã ra đời như thế. Ta có thể tìm thấy trong binh thư cổ những bí aaen của phép dụng binh thuở ấy. Từ cách triệt lương phá đường đến đoạt thành chiếm đất. Từ cách trị quân tới cách cứ tướng. Từ những mưu chước đánh vào long tướng địch cho tới mẹo làm tan nhuệ khí địch quân. Kể cả những “ bí pháp” ngắm xem tượng trời, xem những “ điềm” lành và dữ vẫn là nỗi băn khoăn của bao nhiêu người làm tướng. Nhưng binh thư không chỉ đơn giản ở mức ấy. Còn rất nhiều điều ẩn chứa bên trong những trang sách đã được đúc rút qua bao nhiêu đời…***Trong số 12 bộ binh thư được chúng tôi tập hợp và giới thiệu có 9 bộ của Trung Hoa, 3 bộ của Việt Nam. Lí do có sự lựa chọn đó rất đơn giản: Binh pháp Trung Hoa cổ vốn nổi tiếng là những bộ binh pháp được đúc kết rất chặt chẽ và nâng thành Lí thuyết chiến tranh. Các bậc anh hung dân tộc của Việt Nam đều nắm rất vững binh pháp Trung Hoa mới có thể đánh thắng được những đạo quân phương Bắc hùng mạnh với những viên tướng lâu thông binh pháp. Nhưng không chỉ tiếp thu, người Đại Việt suốt bao nhiêu năm đã sáng tạo nên một Lí luận riêng, một nghệ thuật chiến tranh riêng, chỉ có những dân tộc nhỏ nhưng quật cường mới có. Chỉ trên đất Việt này ta mới hiểu thế nào là: “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo” (Nguyễn Trãi). Chúng tôi sưu tập và giới thiệu cả những tinh hoa binh pháp Trung Hoa và Việt Nam để độc giả của một dân tộc nhỏ bé đã chiến đâu và chiến thắng trước những Lí thuyết chiến tranh tưởng như không thể nào sai nổi. ***Về binh pháp Trung Hoa:Lục thao và Tam lược là 2 pho binh thư vào hang cổ nhất với danh nghĩa là của Thái Công Khương Tử Nha - vị Thừa tướng làm nên sự nghiệp 800 năm của nhà Chu. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu vẫn nghi ngờ vào giá trị thực của 2 bộ sách này, trong đó có những dấu hỏi về vị tác giả nửa thực nửa hư mà người ta biết chủ yếu qua huyền thoại và pho tiểu thuyết Phong Thần viết dưới triều Minh. Sự nghi ngời cũng vậy với bộ Tố thư thường được đi kèm như phụ lục của Lục thao và Tam lược với tác giả lại là một vị tiên. Ông tiên Hoàng Thạch Công này, theo tương truyền, là người đã tu chỉnh binh pháp của Khương Thái Công và trao cho Trương Lương.Với bộ Tố thư đó ( cũng theo tương truyền ) Lưu Hầu Trương Tử Phòng đã làm nên sự nghiệp 400 năm của nhà Hán. Vì vậy, xét về giá trị, 4 bộ binh thư quan trọng nhất phải là binh pháp Tôn Tử, Ngô Tử ( vẫn được gọi là binh pháp Tôn Ngô ),Tư Mã, và phần nào là Đường Thái Tông - Lí Vệ Công vấn đối. Những vị tác giả của các bộ sách này tỏ rõ sự hiện hữu của mình trong lịch sử và hơn nữa, những điều họ viết đi sâu vào thực tế chứ không viển vông và mở hồ. Tôn Tử là tướng nước Ngô, Ngô Tử là tướng nước Ngụy và nước Sở, Tư Mã Điền Nhương Tư là tướng nước Tề. Cả ba người đều góp công dựng nên những nghiệp bá cho vua nước mình giữa thời đại đông Chu đày loạn lạc.Đường Thái Tông - Lí Vệ Công vấn đối được coi là của Vệ Công Lí Tĩnh - một mưu thần mà kế sách cũng vào loại lừng danh. Ngược lại, một nhân vật lịch sử hết sức quan trọng là Võ Hầu Gia Cát Lượng đã bị thần thánh hóa qua tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa nên dường như những gì vẫn được coi là trước tác của ông lại mang đầy vẻ thần bí của một đạo sĩ. Giá như trong này chúng ta gặp sơ đồ của “ trâu gỗ, ngựa máy” thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên lắm. Cho nên ngoài 4 pho binh thư chính đã nói ở trên, các pho còn lại đều có vẻ do hậu sinh trước tác. Dù vậy, cả 9 pho binh pháp đó đều vẫn có những giá trị thực sự không thể chối bỏ. Do đó, chúng tôi vẫn tập hợp lại toàn bộ các pho binh thư và vẫn để nguyên tên tác giả như bao đời nay đã thế. Tìm mua: Thập Nhị Binh Thư TiKi Lazada Shopee ***Về binh pháp Việt Nam:Pho Binh thư yếu lược hiện nay đến tay người tập hợp chỉ có 2 bản chính: một bản đầy những “ bí pháp” mơ hồ như một cuốn sách dạy chiêm bốc, một bản đầy những ví dụ sau đó cả vài trăm năm! Đã thế, trải qua mấy phen binh lửa, mấy phen giặc Minh đốt sách, thật khó để biết rằng liệu Binh thư yếu lược thực có còn không chứ đừng nói đến sự phân biệt xem đâu là bản “ chính”.Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một vị anh hùng dân tộc, nhưng hậu thế cũng đã thần thánh hóa ông thành một “ Đức Thánh Trần “ mang nhiều màu sắc tín ngưỡng tôn giáo. Nếu nhìn theo khía cạnh ấy, về một mặt nào đó, dường như có nhiều “ bí pháp “ lại còn có vẻ “ đáng tin” hơn. Bởi dù sao phía sau một chương ngắn về các “ bí pháp” đó, các chương sau có vẻ đúng là bộ binh thư với đủ phép mộ binh, chọn tướng…Trong khi đó, bản Binh thư yếu lược sau này lại dẫn ra những ví dụ mà chỉ người tiếp theo vài thế kỉ mới biết đến.Thậm chí, ngay trong bản Binh thư yếu lược này, ta còn bắt gặp khá nhiều đoạn trích dẫn từ Hổ trướng khu cơ.Chắc chắn bản này không là bản chính mà đã qua một bàn tay tu chỉnh của hậu thế nếu không nói là một trước tác của hậu thế hẳn hoi ( mà phải là dưới thời Nguyễn vì như thế thì mới có được cả những ví dụ phép dụng binh của nhà Tây Sơn ). Dẫu vậy, chúng tôi vẫn tập hợp cả 2 bản Binh thư yếu lược và tạm để tên Hưng Đạo Vương gắn với bản thứ nhất mà để trống tên tác giả ở bản thứ hai.Dù gì thì gì, đã quả quyết bản thứ hi do hậu thế tu chỉnh thì không đặt tên Hưng Đạo Vương ở ngôi tác giả thì phải nhẽ hơn… Hổ trướng khu cơ gắn liền với tên một vị tướng tài ba trong cuộc Trịnh Nguyễn phân tranh: Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ. Có lẽ tác phẩm Hổ trướng khu cơ mà chúng tôi tập hợp tại đây đúng là của Đào Duy Từ vì mấy lẽ: Thứ nhất, thời ông sống khá gần với chúng ta. Thứ hai, ông là một công thần của Nguyễn triều, triều đại cuối cùng của phong kiến Việt Nam nên tác phẩm của ông sẽ không còn bị “vướng” phải một cuộc hủy sách nào nữa. Thứ ba, văn bản Hổ trướng khu cơ thiên về thực hành quân sự như một sự đúc rút từ thực tế chứ không phải là lí thuyết đơn thuần. Như thế, nếu không phải đích là một vị võ tướng than trải trăm trận tự tổng kết kinh nghiệm thì e khó mà ngụy tạo cho nổi. Cho nên, vãn bản Hổ trướng khu cơ là có nhiều chứng cứ đáng tin cậy để ghi nhận đúng là trước tác của Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đỗ Mộng Khương":Đại Nam Liệt Truyện - Tập 1Đại Nam Liệt Truyện - Tập 2Đại Nam Liệt Truyện - Tập 3Dainamliettruyen-Tap2Dainamliettruyen-Tap3Thập Nhị Binh ThưĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thập Nhị Binh Thư PDF của tác giả Đỗ Mộng Khương nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thành-Cát-Tư Hãn Và Đế Quốc Mông Cổ (Thúc Nguyên)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thành-Cát-Tư Hãn Và Đế Quốc Mông Cổ PDF của tác giả Thúc Nguyên nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thanh Cung Mười Ba Triều (Hứa Tiếu Thiên)
Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Mông Cổ và Trung Quốc. Trong thời gian trị vì, nhà Thanh đã củng cố quyền lực và đạt tới tầm ảnh hưởng cao nhất của Đế quốc Trung Hoa. Thanh Cung Mười Ba Triều là bộ tiểu thuyết đồ sộ của tác giả Hứa Tiếu Thiên kể về những chuyện "thâm cung bí sử" trong cung cấm mười ba triều nhà Thanh. Đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử được viết theo kiểu chương hồi, gồm 03 tập, một trăm bảy mươi hai hồi. Những câu nhiều chuyện ly kỳ, hấp dẫn, kể cả chuyện xấu xa, chuyện hoang đường và mưu mô, quỷ kế của những kẻ sống trong cung cấm...đều được kể lại rất chân thực và chi tiết trong cuốn truyện. Trong giai đoạn lịch sử Trung Quốc gần ba trăm năm dưới triều đình Nhà Thanh, từ Ngô Tam Quế đến khi chấm dứt ở đầu thế kỷ XX, tổng cộng tất cả mười đời vua, trong khoảng hai trăm sáu mươi tám năm. Nhà Mãn Thanh trước khi vào Trung Quốc, lúc còn ở Mãn Châu đã có ba đời vua; cộng lại là mười ba đời vua. Do đó, bộ tiểu thuyết lịch sử này mới có tên là Thanh Cung Mười Ba Triều.***Lại nói nhà Thanh trải qua loạn Quyền phỉ, rồi Bát quốc Liên quân dày xéo Bắc Kinh, thêm vào đấy những bồi khoản về chiến phí, từ đó về sau xem ra nhụt hẳn nhuệ khí, mất hãn bộ mặt kiêu bạc như trước. Nhưng ở đời, phần nhiều cứ đến hồi đốn mạt, thì việc trước chưa qua, việc sau đã tiếp. Thực tế, những miền như Hà Nam, Quảng Đông, các đảng cách mạng đang nổi lên như nấm chống lại nhà Thanh. Những đảng cách mạng đó có từ đâu vậy? Ngay từ khi Khang Hữu Vy và Lương Khải Siêu cùng vua Thanh thi hành tân chính thì những đảng này đã được phát động rồi. Tìm mua: Thanh Cung Mười Ba Triều TiKi Lazada Shopee Tại Quảng Đông, hồi đó có một tổ chức gọi là Hưng Trung hội, vị thủ lĩnh tên là Tôn Văn, tự là Dật Tiên. Văn người huyện Hương Sơn, tỉnh Quảng Đông, tất nghiệp trường Trung Tây Y học hiệu. Văn cũng đã từng là giáo sĩ đạo Thiên Chúa. Như thế Văn vừa là y sĩ vừa là giáo sĩ. Về sau, Văn chuyên dùng nghề thuốc Tây chữa bệnh, đến đâu Văn cũng tuyên truyền cách mạng. Người tin theo Văn hồi đó đông lắm. Ấy cũng vì vậy nên triều đình nhà Thanh mới được mật báo, và từ đó theo dõi hành động của Văn. Tổ chức thành Trung Hưng hội, Tôn Văn thấy hội viên của hội mình càng ngày càng đông. Bọn mật thám nhà Thanh ở Quảng Đông cũng được lệnh theo dõi Văn, và cuối cùng bắt Văn, bảo Văn kết hội lập đảng, giải tới nha môn của Tổng đốc Lưỡng Quảng. Tổng đốc Lưỡng Quảng lúc đó là Lý Hông Chương. Chương thấy Văn ăn nói hoạt bát, biện luận khéo léo, nhìn người lại ra vẻ phẩm cách xuất chứng, tự nhiên phát sinh lòng mến. Chương tự nghĩ một nhân tài như vậy, Trung Quốc đâu phải dễ có, hơn nữa bảo rằng Văn mưu phản chống lại triều đình thì chứng cứ chẳng có để kết tội. Thế là Chương thừa lúc công chuyện chưa đâu vào đâu liền phóng thích để Văn chạy thẳng một mạch, mất hút.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thanh Cung Mười Ba Triều PDF của tác giả Hứa Tiếu Thiên nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tây Sơn Bi Hùng Truyện (Lê Đình Danh)
Trong lịch sử Việt Nam, có lẽ cuộc nội chiến giữa nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn là sự kiện đưa đến nhiều dị biệt nhất về mặt quan điểm hay nhận thức. Nổi bật nhất là quan điểm đưa ra cách nay hơn nửa thế kỷ, coi phong trào Tây Sơn như cuộc nổi dậy của giới nông dân bị áp bức, bóc lột, chống lại nhà Nguyễn thối nát và mang lại công bằng xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân. Sự lý tưởng hóa hầu như mọi hoạt động của phong trào Tây Sơn đã dẫn đến một số nhận định chủ quan về thực chất của phong trào này và cũng từ đó, nhiều sự thật lịch sử liên quan đến phong trào chưa được làm sáng tỏ *** Phàm là một người ham mê lịch sử và văn chương, cầm cuốn sách này khó có thể dứt ra được. Rất giống cảm giác thuở học trò đọc Tam quốc diễn nghĩa hay Thủy hử, bạn sẽ bị cuốn sách lôi cuốn ngay cả khi đang ăn hay trước lúc đi ngủ. Sẽ rất nhiều người mải theo cách dẫn dắt của tác giả mà quên khuấy cả giấc ngủ trưa, thậm chí cho qua cả một đêm trắng. Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh mô phỏng cách viết chương hồi của La Quán Trung, Thi Nại Am và những tiểu thuyết gia Trung Quốc xưa, một cách kể chuyện như lùa người đọc vào hết mê hồn trận này đến những bí sử kia, mang đến cho người đọc cái không gian, thời gian, những sự kiện lịch sử, những chân dung tiêu biểu… làm nên gương mặt xã hội Việt Nam đầy biến động và bi thương, hiển hách và bi tráng suốt nửa cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Lê Đình Danh viết về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và người anh hùng kiệt xuất Nguyễn Huệ với một bối cảnh rộng lớn hơn, đặt các nhân vật của Tây Sơn trong mối quan hệ trực diện, đối nghịch, một mất một còn với chúa Nguyễn Đàng Trong, chúa Trịnh Đàng Ngoài và Vương quốc Đại Thanh thời vua Càn Long hùng mạnh. Tìm mua: Tây Sơn Bi Hùng Truyện TiKi Lazada Shopee Tây Sơn bi hùng truyện thu hút người đọc không chỉ ở tư liệu lịch sử phong phú, kiến văn dồi dào, mà còn ở bút pháp dựng truyện, xây dựng nhân vật khá thành công. Ngoài hai nhân vật Nguyễn Huệ, Nguyễn Phúc Ánh, hàng loạt các nhân vật thuộc các phe Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn và cả các tướng Mãn Thanh đều được tác giả phác họa khi thì bằng một vài chi tiết đặc sắc, khi kỳ công dẫn dắt qua hàng loạt các sự kiện, mối quan hệ đan xen phức tạp, ví như các nhân vật Ngô Thì Nhậm, Ngọc Hân công chúa, Nguyễn Hữu Chỉnh, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Đặng Văn Long, Nguyễn Văn Tuyết, Ngô Văn Sở, Vũ Văn Nhậm, Võ Tánh, Bùi Đắc Tuyên, Lê Văn Duyệt, Đặng Trần Thường, Vũ Tâm Can v.v… Đọc sách, mà như được xem một cuốn phim lịch sử đầy bi thương hùng tráng, được xúc động, yêu thương với người anh hùng Tây Sơn Nguyễn Huệ. Nhà văn Hoàng Minh TườngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tây Sơn Bi Hùng Truyện PDF của tác giả Lê Đình Danh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.