Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay (Matthieu Ricard)

LỜI NÓI ĐẦU CỦA MATTHIEU RICARD

Sống cuộc đời của mình như thế nào? Sống trong xã hội ra sao? Mình có thể biết được gì? Chắc chắn đó là ba câu hỏi phản ánh những bận tâm chính của chúng ta. Lý tưởng nhất là lẽ sống của ta phải đưa chúng ta đến một cảm giác viên mãn, từng phút khơi nguồn sáng tạo và không làm chúng ta hối hận lúc lâm chung; cuộc sống trong xã hội cùng với những người khác phải tạo ra tinh thần trách nhiệm toàn nhân loại; tri thức phải giúp chúng ta khám phá ra bản chất của thế giới xung quanh và bản chất của tâm linh con người.

Những câu hỏi này đã tạo tiền đề cho sự ra đời của khoa học, triết học, chính trị, nghệ thuật, hành động xã hội và tâm linh. Tuy nhiên, sự phân chia mang tính chủ quan các hoạt động này sẽ chỉ dẫn đến sự lụi tàn dần dần tồn tại của con người: không có tri thức được nuôi dưỡng bằng lòng vị tha thì khoa học và chính trị sẽ trở thành những con dao hai lưỡi, đạo đức trở nên mù quáng, nghệ thuật phù phiếm, xúc cảm hoang dã và tâm linh viển vông. Không có hiểu biết, tri thức sẽ suy vong; không có đạo đức, tất cả các hoạt động này trở nên nguy hiểm, và không có sự tu chính tâm linh, chúng sẽ trở nên vô nghĩa.

Từ thế kỷ XVII cho đến nay, hầu như tất cả mọi người đều cho rằng khoa học ngày càng đồng nghĩa với tri thức; hơn nữa, sự tăng lên theo hàm mũ của sự tích tụ thông tin chưa hề có dấu hiệu chững lại. Bên cạnh đó, hoạt động tôn giáo đã suy giảm tại các xã hội vô thần và dân chủ, và thường có xu hướng cấp tiến hóa tại các xã hội do các Quốc giáo cai trị. Cái mà bình thường phải tạo nên nền tảng của tôn giáo-tình yêu và lòng trắc ẩn-đã bị sai lệch hết sức thảm họa do những biến cố lịch sử.

Dù là giáo điều hay dựa trên kinh nghiệm thì các truyền thống lớn về tâm linh cũng đều cung cấp, ngoài những quan niệm siêu hình, còn cả các quy tắc đạo đức tạo ra những điểm quy chiếu, đôi khi có tác dụng khai sáng nhưng đôi khi cũng là yếu tố cản trở. Tìm mua: Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay TiKi Lazada Shopee

Ngày nay, các điểm quy chiếu này dần dần biến mất, hầu hết tất cả mọi người đều không coi các giới luật tôn giáo làm điểm tựa cho suy nghĩ và hành động của mình nữa, mặc dù theo truyền thống, họ vẫn theo một tôn giáo nào đó. Họ tỏ ra sẵn sàng tin tưởng hơn vào "ánh sáng" của khoa học và hiệu quả của công nghệ sẽ cho phép, đấy là họ hy vọng, giải quyết được tất cả mọi vấn đề của tương lai.

Tuy nhiên, một số người lại cho rằng tham vọng của khoa học muốn biết tất cả là hoàn toàn ảo tưởng: khoa học về cơ bản bị giới hạn bởi lĩnh vực nghiên cứu mà chính nó đã xác định. Và mặc dù công nghệ mang lại những yếu tố tích cực vô cùng to lớn nhưng nó cũng gây ra những hậu quả tàn phá không kém phần nghiêm trọng. Hơn nữa, khoa học không có gì để nói về lẽ sống của con người.

Khoa học, tự nó, là một công cụ không tốt nhưng cũng không xấu. Tâng bốc khoa học hay biến nó thành quỷ satăng cũng chẳng khác gì ngợi ca hay chỉ trích sức mạnh. Sức mạnh của một cánh tay có thể giết chết hoặc cứu sống một con người. Các nhà khoa học không tốt nhưng cũng không xấu như bao người khác trên đời này và như mọi người khác, họ cũng vấp phải những vấn đề về đạo đức nảy sinh từ chính những phát minh của họ.

Khoa học không tạo ra đạo lý. Khoa học đã chứng tỏ rằng nó có thể tác động vào thế giới chứ không thể làm chủ được thế giới. Khoa học cũng vượt ra ngoài vòng kiểm soát của chúng ta: những ứng dụng của khoa học, theo cách một hiện tượng mạnh hơn là sự kết hợp đơn thuần các bộ phận cấu thành của nó, tạo ra một đà phát triển riêng của chính mình. Trước thực tế này, chỉ có những phẩm chất của con người mới có thể định hướng được cách tác động vào thế giới của chúng ta. Vậy mà những phẩm chất này chỉ có thể nảy sinh từ một "khoa học về tâm linh". Nghiên cứu tâm linh không phải là trò để làm sang mà là một đòi hỏi tất yếu.

Miệt mài trong suốt nhiều thế kỷ với nghiên cứu và tìm kiếm đã không làm cho con người phát triển được một chút nào trên con đường tiến tới một chất lượng tồn tại cao hơn, trừ phi chúng ta quyết định tập trung những nỗ lực của chúng ta theo hướng đó. Đời sống tâm linh phải được thực hiện với những quy định nghiêm ngặt của khoa học, nhưng khoa học lại không mang trong lòng những mầm mống của tâm linh.

Ngày nay, người ta lại thấy có sự quan tâm trở lại đối với những dạng tâm linh nhấn mạnh đến các khía cạnh thực dụng của kinh nghiệm chiêm nghiệm đã thoát khỏi những tín điều nặng nề. Sự quan tâm mà phương Tây dành cho Phật giáo đã đánh thức sự tò mò của các phương tiện thông tin đại chúng và kích thích nhiều công trình nghiên cứu nhằm đánh giá những nguyên nhân của sự sùng bái này và những hướng phát triển có thể của chúng. Chúng ta có thể kể ra đây hai tác phẩm của Frédéric Lenoir Sự gặp gỡ giữa Phật giáo và phương Tây và Phật giáo ở Pháp, cũng như những cuộc trao đổi của tôi với bố tôi, triết gia JeanFrancois Revel.

Bên cạnh đó, trong vòng 20 năm trở lại đây, một cuộc đối thoại giữa khoa học và Phật giáo đã được mở ra theo sáng kiến của Đạt Lai Lạt Ma và các nhà tư tưởng Phật giáo khác. Kể từ năm 1987, theo gợi ý của Dam Engle và Francisco Varela, nhiều cuộc gặp gỡ giữa Đạt Lai Lạt Ma và các nhà khoa học lỗi lạc (gồm các nhà thần kinh học, sinh vật học, tâm lý học, vật lý học và triết học) đã được tổ chức thường xuyên. Từ các cuộc gặp gỡ được đặt tên là Mind and Life (Tinh thần và

Cuộc sống) này, nhiều cuốn sách đã ra đời, trong đó nhiều cuốn đã được dịch sang tiếng Pháp như Passerelles, Khi tinh thần giao tiếp với thể xác và Ngủ, mơ, chết, cũng như các cuốn sách phát triển đầy đủ hơn như Khoa học và Phật giáo của Lan Wallace. Những trao đổi này đã không được xây dựng như một phương tiện dung hòa với mục đích làm hài lòng cả hai quan điểm dựa trên những xuất phát điểm khác nhau, cũng không phải như một diễn đàn để các bên khẳng định sự cố chấp siêu hình của mình. Những cuộc trao đổi này tạo thành một yếu tố liên tục của tri thức, của sự hiểu biết về bản chất của các hiện tượng và của ý thức. Các cuộc trao đổi đã được xây dựng và tiếp tục theo tinh thần đối thoại này.

Sự khác biệt lớn nhất giữa khoa học và Phật giáo nằm ở như mục đích của chúng. "Đó là sự tự giải phóng khỏi đau khổ mà nguyên nhân của nó là một dạng đặc biệt của sự vô minh: một quan niệm sai lệch về hiện thực bên ngoài và về cái "tôi" mà ta thường hình dung là trung tâm của sự tồn tại của chúng ta”.

Phật giáo sẵn sàng xem xét lại các quan niệm của mình nếu người ta chứng minh được rằng nó là sai lầm. Không phải là vì Phật giáo nghi ngờ tính chân lý sâu xa của các phát hiện của mình hay là vì Phật giáo chờ đợi sự mất hiệu lực đột nhiên của các kết quả đã đạt được từ 2.500 năm nay của khoa học chiêm nghiệm, mà là vì lời răn của Đức Phật không cấu thành một giáo điều. Mà thực ra, nó được thể hiện như một tấm bản đồ chỉ đường cho phép người ta đi theo dấu vết của người hướng dẫn. Lời răn này hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm chứ không phải dựa trên một thần khải. Đạt Lai Lạt Ma từng nói: "Nhận biết các khám phá của khoa học không phải là xem xét lại vấn đề mà là phải làm cho nó mang tính thời sự “. Trong cuộc đi tìm kiến thức, Phật giáo không trốn chạy mâu thuẫn, mà ngược lại, tự làm cho mình thêm phong phú bằng mâu thuẫn. Nhiều cuộc tranh luận siêu hình mà Phật giáo từng tham gia trong suốt nhiều thế kỷ với các nhà triết học Hindou, và các cuộc đối thoại mà Phật giáo liên tục duy trì với khoa học và các tôn giáo khác đã giúp Phật giáo tự cải thiện mình cho tinh tế hơn, xác định rõ và mở rộng các tầm nhìn triết học của mình, logic của mình và sự hiểu biết thế giới của mình.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay PDF của tác giả Matthieu Ricard nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tập Yêu Đứa Bé Trong Ta (Khôi Hoàng)
“Vì sao ta cảm thấy những cái ta cảm thấy?” “Vì sao ta nghĩ những điều ta nghĩ?” MỤC LỤC GIỚI THIỆU..4 1. TRONG TA, CÓ MỘT ĐỨA BÉ NHỎ MÃI.7 Tìm mua: Tập Yêu Đứa Bé Trong Ta TiKi Lazada Shopee 2. ĐỨA BÉ NHỎ NHẮN, VAI TRÒ TO LỚN..15 3. ĐỨA BÉ VỚI TA, HAI NHƯNG MÀ MỘT...28 4. ĐỨA BÉ LUÔN MUỐN MẸ Ở BÊN..44 5. ĐỨA BÉ DỄ THƯƠNG HAY CÁU GIẬN..60 6. BÉ THÍCH HAY GANH TỊ.77 7. BÉ ĐỪNG KHÓC NỮA, MẸ ĐÂY RỒI.91 8. AI MẮNG HAY ĐÁNH BÉ, LẠI MẸ THƯƠNG.105 9. BÉ THẮNG HAY THUA, MẸ MÃI YÊU BÉ NHƯ THẾ...118 10. BÉ THÍCH CHƠI ĐÓNG KỊCH...143 11. VỚI MẸ, BÉ LUÔN GIỎI VÀ ĐẸP..158 12. CHƠI VỚI BÉ MỖI NGÀY..179 13. ĐỨA BÉ, BẠN TRI KỈ CỦA TA.195 GIỚI THIỆU Hồi tưởng lại, tớ không nhớ là mình đã bắt đầu hỏi câu hỏi này từ khi nào, nhưng khi nhận ra thì tớ đã trả lời được nó mất rồi: “Tại sao mình nghĩ như thế, cảm thấy như thế, hành động như thế”. Nó là một chặng đường dài trải nghiệm, “đau khổ không ít và nước mắt cũng nhiều”. Tình bạn, tình yêu với con đường “đạt được” và “đánh mất” đi. Đương lúc loay hoay không biết còn gì liên quan tới bạn bè để mà đánh mất không thì tớ đã lỡ dại đánh mất luôn sự sợ hãi muốn giữ những người bạn ở lại với mình. Nếu có một điều ước cho phép tớ có thể sửa lại bất kì điều gì đã xảy ra, tớ sẽ ước: “Tớ ước điều ước này không tồn tại”. Có ai khùng như tớ ngồi ước có một điều ước để rồi ước rằng điều ước đó không cần tồn tại không? haha. Tớ xem mình như một vật thí nghiệm, lăn xả mình vào những tình huống và hoàn cảnh để quan sát bản thân mình. Tớ nói như thế bởi tớ phần nào đã biết kết Tập yêu đứa bé trong ta 5 quả của những sự việc, nhưng mà lại cảm thấy mình cần phải “xông pha vào đám giặc”, và điều đó rất cần thiết phải xảy ra với mình. Để trả lời được câu hỏi tựa đề lớn lao đó, ta sẽ phải đào sâu, rất sâu vào tâm linh, tôn giáo, triết học, lịch sử,... điều đó thật quá khó khăn với thế hệ 9x trở đi. Bởi lẽ những quyển sách và kiến thức được lưu truyền ở mỗi thời kì sẽ phù hợp nhất với thời kì đó mà thôi. Mọi thứ luôn vận động và phát triển, trong đó có cả ngôn ngữ. Dưới cái nhìn của những nhà ngôn ngữ học, sự trong sáng của Tiếng Việt không còn được giữ gìn dưới cách sử dụng của thế hệ trẻ. Cũng đã có một thời gian tớ hay nổi bực khi thấy ai đó dùng tiếng Việt xen lẫn với tiếng Anh, nhưng cho đến một ngày tớ nhận ra, ngôn ngữ cũng chỉ là công cụ để đưa chúng ta đến một cái đích mà thôi. Nếu nhìn dưới một góc nhìn khác, tiếng Việt hiện nay chuyển biến rất đa dạng, những ngôn ngữ mới được ra mỗi ngày một nhiều do sự hội nhập văn hóa toàn cầu. Vậy nên, với những gì tớ đã học được, tớ sẽ truyền đạt Tập yêu đứa bé trong ta 6 lại với góc nhìn và ngôn ngữ đơn giản, hiện đại của thế hệ chúng ta hôm nay. Những vấn đề tớ viết không hề mới, nhưng chúng sẽ được nhìn dưới góc độ mới. Và tớ không hi vọng bất kì ai cũng tìm thấy quyển sách này hữu dụng, nhưng nó sẽ hữu dụng với bất kì ai cầm thấy nó, ở chỗ đó và ngay lúc đó... như mọi quyển sách khác đã đến với họ. Quyển sách này sẽ giúp bạn hiểu được cơ chế hoạt động của cảm xúc và suy nghĩ bên trong chúng ta. Qua đó, chúng ta hiểu bản thân mình, yêu lấy bản thân mình và thấy được sức mạnh thật sự mà mỗi chúng ta nắm giữ. Bạn sẽ thấy nó hơi lạ, kì quặc và có thể sẽ thốt lên “ngớ ngẩn dễ sợ, làm gì có ai làm thế bao giờ?”. Và tớ sẽ đáp: “Bạn có dám sẵn sàng thay phản ứng đó của mình không?”Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tập Yêu Đứa Bé Trong Ta PDF của tác giả Khôi Hoàng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tâm Sự Sâu Tự Chuyện (Khôi Hoàng)
Tâm sự sâu tự chuyện “khi bạn đọc quyển sách này, bạn hãy tạm thời quên hết tất câ những gì mình đã từng biết đi nhé, để bạn không đem so sánh những cái mình đã biết với điều được kể ở đåy. Bởi nếu không thì bạn sẽ dùng sai mục đích của những kiến thức này cũng như những kiến thức mà bạn đã đọc được. Và ở những lúc khác, khi bạn đọc những kiến thức tâm linh tương tự như thế này thì bạn cũng hãy quên hết mọi thứ mà tớ đã kể với bạn ở đåy đi nhé.” MỤC LỤC 1. KHÔNG AI CHẤP NHẬN MÌNH BUỒN...4 2. BẢO MẬT VÀ SỰ TÁCH BIỆT...10 Tìm mua: Tâm Sự Sâu Tự Chuyện TiKi Lazada Shopee 3. ĐƠN GIẢN NHƯNG GIÀU CÓ...17 4. TẦN SỐ VÀ LUẬT HẤP DẪN.25 5. SỰ SỢ HÃI VÀ NIỀM TIN.33 6. VAI TRÒ CỦA CƠ THỂ CẢM XÚC..40 7. CỨU MUÔN LOÀI ĐỂ CỨU TÔI...53 8. SAI VÀ ĐÚNG ĐỀU LÀ MỘT.64 9. CHỮA LÀNH CƠ THỂ CẢM XÚC..77 10. CON ĐƯỜNG SÁNG TẠO.89 11. NGUỒN GỐC SÁNG TẠO...93 12. TỐT HAY KHÔNG TỐT.113 13. SỐNG LÀ 1 VỚI VẠN VẬT.130 14. ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI..152 15. GỠ BỎ HỆ NIỀM TIN.182 16. SỰ THẬT CAO NHẤT..204Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Sự Sâu Tự Chuyện PDF của tác giả Khôi Hoàng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tâm Sự Sâu Tự Chuyện (Khôi Hoàng)
Tâm sự sâu tự chuyện “khi bạn đọc quyển sách này, bạn hãy tạm thời quên hết tất câ những gì mình đã từng biết đi nhé, để bạn không đem so sánh những cái mình đã biết với điều được kể ở đåy. Bởi nếu không thì bạn sẽ dùng sai mục đích của những kiến thức này cũng như những kiến thức mà bạn đã đọc được. Và ở những lúc khác, khi bạn đọc những kiến thức tâm linh tương tự như thế này thì bạn cũng hãy quên hết mọi thứ mà tớ đã kể với bạn ở đåy đi nhé.” MỤC LỤC 1. KHÔNG AI CHẤP NHẬN MÌNH BUỒN...4 2. BẢO MẬT VÀ SỰ TÁCH BIỆT...10 Tìm mua: Tâm Sự Sâu Tự Chuyện TiKi Lazada Shopee 3. ĐƠN GIẢN NHƯNG GIÀU CÓ...17 4. TẦN SỐ VÀ LUẬT HẤP DẪN.25 5. SỰ SỢ HÃI VÀ NIỀM TIN.33 6. VAI TRÒ CỦA CƠ THỂ CẢM XÚC..40 7. CỨU MUÔN LOÀI ĐỂ CỨU TÔI...53 8. SAI VÀ ĐÚNG ĐỀU LÀ MỘT.64 9. CHỮA LÀNH CƠ THỂ CẢM XÚC..77 10. CON ĐƯỜNG SÁNG TẠO.89 11. NGUỒN GỐC SÁNG TẠO...93 12. TỐT HAY KHÔNG TỐT.113 13. SỐNG LÀ 1 VỚI VẠN VẬT.130 14. ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI..152 15. GỠ BỎ HỆ NIỀM TIN.182 16. SỰ THẬT CAO NHẤT..204Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Sự Sâu Tự Chuyện PDF của tác giả Khôi Hoàng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Vui Vẻ - Hạnh Phúc Tới Từ Bên Trong (Osho)
Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc chẳng liên quan gì tới thành công, hạnh phúc chẳng liên quan gì tới tham vọng, hạnh phúc chẳng liên quan gì tới tiền bạc, quyền lực, danh vọng. Hạnh phúc có cái gì đó liên quan tới tâm thức của bạn, không với cá tính của bạn. Điều đó tuỳ ở bạn Hạnh phúc là gì? Điều đó tuỳ ở bạn, ở trạng thái của bạn có ý thức hay vô ý thức, liệu bạn đang ngủ hay thức. Có một câu châm ngôn nổi tiếng của Murphy. Ông ấy nói có hai loại người: người bao giờ cũng chia nhân loại thành hai kiểu, và loại kia, người không phân chia nhân loại chút nào. Tôi thuộc vào loại thứ nhất: Nhân loại có thể được chia thành hai loại, người ngủ và người thức - và, tất nhiên, một nhóm nhỏ ở giữa. Hạnh phúc sẽ phụ thuộc vào nơi bạn đang ở trong ý thức của mình. Nếu bạn ngủ, thế thì sướng là hạnh phúc. Sướng nghĩa là cảm giác, cố gắng đạt tới cái gì đó qua thân thể cái mà không thể nào đạt được qua thân thể - ép buộc thân thể đạt tới cái gì đó mà nó không có khả năng đạt tới. Mọi người đều cố gắng, theo đủ mọi cách, để đạt tới hạnh phúc qua thân thể. Tìm mua: Vui Vẻ - Hạnh Phúc Tới Từ Bên Trong TiKi Lazada Shopee Thân thể có thể cho bạn chỉ cái sướng nhất thời, và mỗi sướng được cân bằng bởi đau theo cùng lượng, tới cùng mức độ. Từng sướng đều có theo sau cái đối lập của nó bởi vì thân thể tồn tại trong thế giới nhị nguyên. Cũng như ngày được tiếp nối bởi đêm và chết được tiếp nối bởi sống và sống được tiếp nối bởi chết; đó là cái vòng luẩn quẩn. Sướng của bạn sẽ được tiếp nối bởi đau, đau của bạn sẽ được tiếp nối bởi sướng. Nhưng bạn sẽ không bao giờ thoải mái. Khi bạn trong trạng thái sướng bạn sẽ sợ rằng bạn đang sắp làm mất nó, và nỗi sợ đó sẽ đầu độc nó. Và khi bạn bị mất hút vào trong đau, tất nhiên, bạn sẽ trong đau khổ và bạn sẽ làm mọi nỗ lực có thể được để thoát ra khỏi nó - chỉ để rơi lại vào trong nó lần nữa. Phật gọi điều này là bánh xe sinh và tử. Chúng ta cứ đi cùng bánh xe này, bám lấy bánh xe này... và bánh xe này quay mãi. Đôi khi sướng tới và đôi khi đau tới, nhưng chúng ta bị nghiền nát giữa hai tảng đá này. Nhưng người ngủ chẳng biết gì khác. Người đó chỉ biết vài cảm giác của thân thể - thức ăn, dục; đây là thế giới của người đó. Người đó cứ di chuyển giữa hai điều này. Đây là hai đầu của thân thể người đó: thức ăn và dục. Nếu người đó kìm nén dục người đó trở nên nghiện thức ăn; nếu người đó kìm nén thức ăn người đó trở nên nghiện dục. Năng lượng cứ chuyển động tựa như con lắc. Và bất kì cái gì bạn gọi là sướng, nhiều nhất, nó chỉ là giảm nhẹ khỏi trạng thái căng thẳng.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Osho":Cân Bằng Thân TâmCuộc Sống Tình Yêu Tiếng CườiĐạo Ba Kho Báu - Tập 1Đạo Ba Kho Báu - Tập 2Đạo Ba Kho Báu - Tập 3Đạo Ba Kho Báu - Tập 4Dũng Cảm - Vui Sống Hiểm NguyKhông Nước Không TrăngKinh Kim CươngKinh Nghiệm Mật TôngCon Đường Mây TrắngNhận Biết - Chìa Khóa Sống Trong Cân BằngSách Về Cái KhôngSáng Tạo - Khơi Nguồn Sức Mạnh Bên TrongThân Thiết - Tin Cậy Bản Thân Mình Và Người KhácThiền - Tự Do Đầu Tiên Và Cuối CùngTình Yêu - Tự Do - Một MìnhTrưởng Thành - Trách Nhiệm Là Chính MìnhTừ Bi - Việc Nở Hoa Tối Thượng Của Tình YêuTủ Thuốc Cho Linh HồnTừ Thuốc Tới ThiềnVui Vẻ - Hạnh Phúc Tới Từ Bên TrongCuộc Hành Hương Nội TạiHạnh Phúc Tại Tâm10 Mẩu Chuyện ThiềnĐạo - Con Đường Không LốiĐạo: Đường Vô Lộ - Tập 1Đạo: Đường Vô Lộ - Tập 2Nhạc Cổ Trong Rặng ThôngThuyền RỗngThân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh PhúcZorba PhậtChiều Bên Kia Cái BiếtYêu - OshoLuận Về Cuộc Đời - 365 Ngày Khai Sáng Tâm HồnBát Nhã Tâm Kinh OshoTrò Chuyện Với Vĩ NhânBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 1: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 2: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngHoa Sen TrắngTrực Giác Siêu LinhKinh Nghiệm TantraThực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại NhấtVedanta - 7 Bước Tới SamadhiKỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 1Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 2Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 3Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 4Bước Trong Thiền, Ngồi Trong ThiềnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vui Vẻ - Hạnh Phúc Tới Từ Bên Trong PDF của tác giả Osho nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.