Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tâm Thức Israel (Alon Gratch)

Rabbi bước lên bục. Ông ban phúc lành và cầu nguyện cho cậu bé trong lễ trưởng thành (1), chính là con trai tôi. Rồi, khi đã mời các thành viên trong giáo đoàn an tọa, ông bắt đầu thuyết một bài về việc quân đội của Israel vừa đánh thọc vào dải Gaza. Sau khi giải thích và biện hộ cho hành động ấy của Israel, ông kết luận với một giọng đầy cảm xúc, khẳng định rằng cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967 là thời khắc huy hoàng nhất của Israel.

Đúng khoảnh khắc đó, một vị khách mời của lễ trưởng thành, một doanh nhân người Israel đang vào tuổi ngũ tuần, đứng dậy. “Rabbi,” ông nói rất nghiêm túc, “Con phản đối những nhận định này!”

Bầu không khí im lặng bao trùm cả giáo đường thênh thang, lộng lẫy. Chẳng hề bối rối, Rabbi đáp lại một cách đầy tôn trọng, “Bạn của tôi, tại sao hai ta không bàn về chuyện đó sau buổi lễ nhỉ.”

Nhưng ông ta, ngồi ngay đằng sau vợ tôi và tôi, và tình cờ lại là anh tôi, đáp trả, “Không thưa Rabbi, con muốn nói với cả giáo đoàn đây.”

“Xin thứ lỗi, ta không thể để con làm chuyện đó được.” Tìm mua: Tâm Thức Israel TiKi Lazada Shopee

“Con chỉ muốn nói một từ thôi,” anh tôi nài nỉ.

Khi đang chờ xem từ đó có thể là gì thì tôi nghe thấy vợ mình - một người Mỹ nổi bật với vẻ lịch duyệt và duyên dáng - nhăn nhó quát vào mặt anh ấy, “Ariel, nếu anh không thôi ngay đi thì anh sẽ chết với em!”

Chẳng hề nao núng, Ariel cự lại, “Có vài thứ đáng để chết vì nó.”

Nhưng anh ấy đã nghe theo, anh ngồi xuống để buổi lễ được tiếp tục. Lúc này, bạn chỉ có thể biết được là anh trai tôi ngoài cái tên thì chẳng có gì giống với cựu thủ tướng Israel đã đem quân tiến vào dải Gaza. Tất nhiên ngoại trừ một điều, cả hai đều là người Israel.

Tôi ngờ rằng đây là lần đầu tiên, Rabbi cũng như toàn thể giáo đoàn này, những người sống bình yên ở khu ngoại ô cao ráo ngay phía bắc thành phố New York, phải chạm trán với một cuộc chất vấn như thế này. Thể nào cũng có câu chuyện lúc trà dư tửu hậu sôi nổi sau buổi lễ, khi những hân hoan của buổi lễ lạt đã trở lại câu lạc bộ kiểu thôn dã yên bình bên bờ sông cách đây một vài dặm. Nhưng ở đâu cũng vậy, cho dù đó có là một chốn thượng lưu của đám nhà giàu, tâm thức Israel vẫn tự mình hiện diện.

Có lẽ vì vợ tôi và tôi đều là những nhà tâm lý học, hoặc đơn giản chúng tôi không phải là những con người của tôn giáo, nên buổi lễ kỷ niệm trưởng thành của con trai chúng tôi không theo nghi lễ chuẩn mực. Bên cạnh nhiều thủ tục khác, chúng tôi đã nhờ bảy người đàn ông có vai trò quan trọng trong đời sống gia đình phát biểu trước đông đủ mọi người mấy lời khuyên về việc trở thành một người đàn ông, vì một lễ trưởng thành đòi hỏi phải làm thế.

Chúng tôi chọn bố vợ tôi, hai anh trai tôi, ba người bạn thân thiết của gia đình cùng cha tôi, và chúng tôi đã dặn dò họ khá cụ thể. Bố vợ tôi và ba người bạn Mỹ kia đã làm theo đúng hướng dẫn. Họ học thuộc lòng những lời khuyên xúc động, hài hước, và chân thành cởi mở đối với lớp trẻ trong tờ giấy.

Bạn đã gặp một trong những ông anh của tôi, Ariel, rồi đấy. Anh ấy đã khuyên nhủ thằng bé, chẳng trật phom tí nào, rằng “hãy luôn đi theo tiếng gọi của lòng can đảm”. Nhưng bây giờ đến lượt người anh khác của tôi đi theo lòng can đảm của anh ấy, hoặc chính xác hơn, là bước theo nhịp quân hành của riêng mình. Đến lượt mình, Eli tự hào tuyên bố rằng anh ấy chẳng chuẩn bị gì cả. Anh ấy nồng nhiệt chúc mừng con trai tôi rồi ngồi xuống. Khác với Ariel, anh ấy không đưa ra một phát ngôn chính trị nào, nhưng làm sao nó lại có thể nằm ngoài tiết mục của anh ấy được cơ chứ. Anh lớn hơn tôi 10 tuổi, năm 1969, khi 21 tuổi, anh vận động cho ứng cử viên cánh tả trung thành của Israel, Menachem Begin, và quản lý một trong những văn phòng ở Jerusalem của ông ta. Chẳng bao lâu sau, anh đổi họ từ Gratch sang Gadot. Việc này không liên quan gì đến việc nhiều người Israel thường làm là Hebrew hóa họ châu Âu của mình để cho hợp với một lý tưởng người Do Thái Israel mới. Mà đây là cách thể hiện cá nhân tình yêu của mình với một Israel Vĩ đại hơn, Eli đã chọn một họ được dịch thành “đôi bờ”, ám chỉ cả hai bờ sông Jordan. Nó xuất phát từ trường phái xét lại Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái cánh hữu, cho rằng không chỉ Bờ Tây, mà còn cả phần còn lại của Palestine cổ, bao gồm lãnh thổ của nhà nước chủ quyền Jordan, cũng thuộc lãnh thổ của Israel. Nhiều năm sau, khi đã kết hôn và truyền lại họ ấy cho những đứa con mình, quý ngài Gadot đã hoàn toàn thay đổi quan điểm, chuyển sang phe cực tả, chấp nhận Bờ Tây và thậm chí cả Đông Jerusalem thuộc về người Palestine. Nhưng hiện tại anh ấy và con cháu có cùng khuynh hướng chính trị lại chẳng đổi được cái họ Gadot.

Bây giờ, danh sách đã đến lượt người phát biểu cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng - hay nói chính xác hơn thì người đó đã chẳng đến - đó là cha tôi. Trước đó, ông nói với tôi rằng ông sẽ kể câu chuyện từ hồi lễ trưởng thành của chính ông, câu chuyện mà tôi sắp kể đây. Ngay trước khi ông được sinh ra ở vùng đất Palestine vào năm 1918, còn đang nằm dưới sự cai trị của Thổ Nhĩ Kỳ, cha của ông đã bị trục xuất đến Syria vì, không muốn cầm súng chống lại quân Đồng minh trong Thế chiến I, ông đã trốn quân dịch nhằm tăng cường cho quân Thổ Nhĩ Kỳ. Bởi vậy ông nội đã không thể tham dự Lễ cắt bì của cha, một nghi lễ tôn giáo cắt bao quy đầu dành cho các bé trai người Do Thái. Nhưng khi đó, ở Damascus, ông đã thề rằng dù thế nào ông cũng nhất định phải làm lễ trưởng thành cho con trai mình. Ông nội đã làm, và trong lễ ấy, ông kể cho cha nghe toàn bộ câu chuyện này. Cha tôi đã nói với tôi: “Bây giờ khi ta đến lễ cắt bì của con trai con - cháu trai nhỏ tuổi nhất của ta, ta thề là sẽ đến lễ trưởng thành của nó, để theo trọn chu trình này.” Cha đã định bay từ Jerusalem đến New York ở cái tuổi 87, và chuẩn bị để kể câu chuyện này. Nhưng sau đó cha nói chuyện đó với mẹ, rõ ràng là bà phản đối, bà lý luận rằng câu chuyện ấy chẳng đâu vào đâu trong lễ trưởng thành của con trai tôi và bởi vậy chẳng nên kể chút nào. Vậy nên mặc cho tôi cố thuyết phục đến đâu, cha tôi cũng quyết định không phát biểu gì. Thay vào đó, mẹ tôi giúp ông viết một vài lời thích hợp kiểu giáo huấn về tuổi trưởng thành cho con trai tôi, mà ông cứ thế mà đọc. Nhưng trong buổi lễ, sau khi sáu người đã phát biểu và vợ tôi giới thiệu cha tôi đã sống sót qua năm cuộc chiến tranh và một cuộc hôn nhân 58 năm, mẹ tôi đứng dậy và bước đến bục. Bà giải thích rằng cha tôi cảm thấy không được khỏe và bà sẽ đọc bài phát biểu của “ông”.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Thức Israel PDF của tác giả Alon Gratch nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

48 Tọa Đàm Khế Lý - Khế Cơ (Diệu Âm)
Những trang sách “HỘ NIỆM: KHẾ LÝ - KHẾ CƠ” này được chư vị phát tâm ghi chép lại từ những buổi tọa đàm ngắn trong những buổi cộng tu tại NiệmPhật Đường A-Di-Đà ở vùng Brisbane Úc-Đại-Lợi. Bàn về vấn đề “Khế Lý - Khế Cơ” thành thực xin thưa rằng, chỉ nói được với những người hiền lành hạ căn. Cụ thể là nhắc nhở các vị Đồng Tu hữu duyên cố gắng giữ gìn tâm hồn Thanh Tịnh, tư cách Khiêm Nhường để tu hành, hầu tránh bớt những chướng nạn của thời mạt pháp, vì toàn thể đồng tu chúng ta đều là hàng phàm phu, căn tánh hạ liệt, nếu sơ ý thì đường tu có thể gặp nhiều trở ngại. “KHẾ LÝ” là đúng theo lý đạo của Phật. “KHẾ CƠ” là cách hành trì phải hợp căn cơ của chính mình. Bậc Thượng Căn Thượng Trí thì không cần gì phải phân biệt vấn đề “ KHẾ LÝ - KHẾ CƠ”, nhưng hàng hạ căn trí cạn thì vấn đề này rất hệ trọng. Vì thế, người tu hành trong thời mạt pháp này muốn được thành t ựu cần phải nghiêm khắc tự xem xét cho rõ căn cơ của chính mình. Tìm mua: 48 Tọa Đàm Khế Lý - Khế Cơ TiKi Lazada Shopee Nếu đã cố gắng xem xét mà cũng không rõ được căn cơ của mình là đâu, thì xin chư vị hãy nghĩ rằng chắc chắn mình phải thuộc vào hàng hạ căn trí độn, phước mỏng chướng sâu, nhất định không dễ gì có ngày tự chứng đạo! Nếu quả là hàng phàm phu tội chướng sâu nặng mà lơ là việc trạch pháp, tâmý hiếu kỳ, ham mê chứng đắc thì rất dễ bị chướng nạn trên con đường tu hành! Niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ là đại pháp môn thích ứng với mọi căn cơ. Nói như vậy không có nghĩa là người có tâm ý vọng động, tâm ý không thanh tịnh Niệm Phật cũng được thành tựu! Hộ Niệm là pháp ứng dụng triệt để pháp Niệm Phật, thực hiện đầy đủ ba tư lương TÍN-NGUYỆN-HẠNH, giúp người phàm phu tội nặng, trí cạn một đời này có cơ duyên vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, viên thành Phật đạo. Vậy thì, NIỆM PHẬT - HỘ NIỆM - VÃNG SANH là vừa “Khế Lý” vừa “Khế Cơ” và là “Đại Cứu Tinh” cho người hạ căn học Phật trong thời mạt pháp được thành tựu vậy. Đây chính là nội dung của những lời tọa đàm nàyDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Diệu Âm":Khuyên Người Niệm Phật - Tập 1Khuyên Người Niệm Phật - Tập 2Khuyên Người Niệm Phật - Tập 3Khuyên Người Niệm Phật - Tập 448 Tọa Đàm Khế Lý - Khế CơĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 48 Tọa Đàm Khế Lý - Khế Cơ PDF của tác giả Diệu Âm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tịnh Độ Vấn Đáp (Tịnh Không)
Sau khi chứng ngộ quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bắt đầu thuyết pháp độ sanh suốt 49 năm. Những dòng pháp của Thế Tôn như dòng suối “Cam Lồ” tưới mát cho tất cả chúng sanh đang bị nóng bức, bị đốt cháy, bởi lửa tham sân si. Dòng pháp vị nhiệm mầu ấy đã chảy từ mấy ngàn năm trước và tiếp tục chảy mãi, chảy mãi đến nơi nào khổ đau bởi do tham lam, sân hận, si mê còn đang ngự trị. Chính là dòng chảy của Phật giáo qua các pháp môn tu tập, như trăm sông, ngàn suối rồi về chung biển cả. Cũng thế, pháp môn tuy nhiều, diễn đạt lời pháp có sâu, có cạn. Nhưng dù sâu cạn thế nào đi nữa thì tất cả như chìa khóa để mở cửa tâm linh, như những phương thuốc để chữa lành tâm bệnh cho tất cả chúng sanh. Pháp môn Tịnh độ là một trong những pháp môn tu tập của Đạo Phật du nhập vào Việt Nam rất sớm, được đa số Phật tử tại gia tu tập vì dễ tu, dễ thực hành cho mọi tầng lớp từ già đến trẻ, từ tu sĩ đến cư sĩ, từ nông dân đến tiến sĩ, bác học, nhất là trong thời đại khoa học năng động này. Bất kỳ ai niệm Phật đầy đủ: tín, hạnh, nguyện thì ngay trong hiện tại thân tâm được an lạc, tương lai được vãng sanh về thế giới của Phật A Di Đà. Hiện nay, do thấy số lượng Phật tử tu pháp môn niệm Phật ngày càng nhiều, cho nên chúng tôi cố gắng phiên dịch những tài liệu về pháp môn Tịnh độ của các bậc cao tăng tiền bối đã giảng dạy nhằm góp phần cung cấp thêm tài liệu cho các giới Phật tử tại gia tìm hiểu, nghiên cứu tu tập đúng theo trong kinh luận Phật và các Bậc Tổ Sư chỉ dạy. Tập sách “Tịnh độ Vấn Đáp” của Hòa thượng Tịnh Không cũng là một trong những tập sách trả lời những thắc mắc, nghi vấn của nhiều tầng lớp Phật tử tại gia đang tu niệm Phật tại đạo tràng Tịnh Tông Học Hội ở Úc châu, nhằm tháo gỡ những nghi vấn của các Phật tử, giúp họ phát khởi tín tâm niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh độ. Trong quá trình phiên dịch cũng như làm các Phật sự, chúng con thành tâm tri ân các bậc tôn túc đặc biệt là Thầy Thích Chân Tính - trụ trì Chùa Hoằng Pháp - người luôn quan tâm và tạo điều kiện cho hàng đệ tử chúng con trên bước đường tu học và hoằng truyền chánh pháp. Với chút công đức này, chúng con xin nguyện hồi hướng cầu nguyện cho kẻ mất, người còn khi xả bỏ báo thân đồng sanh về Tịnh độ. Mặc dù hết sức cố gắng trong quá trình phiên dịch, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Kính mong chư tôn hiền đức, cùng pháp hữu mười phương niệm tình chỉ giáo, thật tri ân vô lượng Tìm mua: Tịnh Độ Vấn Đáp TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tịnh Độ Vấn Đáp PDF của tác giả Tịnh Không nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tịnh Độ Vấn Đáp (Tịnh Không)
Sau khi chứng ngộ quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bắt đầu thuyết pháp độ sanh suốt 49 năm. Những dòng pháp của Thế Tôn như dòng suối “Cam Lồ” tưới mát cho tất cả chúng sanh đang bị nóng bức, bị đốt cháy, bởi lửa tham sân si. Dòng pháp vị nhiệm mầu ấy đã chảy từ mấy ngàn năm trước và tiếp tục chảy mãi, chảy mãi đến nơi nào khổ đau bởi do tham lam, sân hận, si mê còn đang ngự trị. Chính là dòng chảy của Phật giáo qua các pháp môn tu tập, như trăm sông, ngàn suối rồi về chung biển cả. Cũng thế, pháp môn tuy nhiều, diễn đạt lời pháp có sâu, có cạn. Nhưng dù sâu cạn thế nào đi nữa thì tất cả như chìa khóa để mở cửa tâm linh, như những phương thuốc để chữa lành tâm bệnh cho tất cả chúng sanh. Pháp môn Tịnh độ là một trong những pháp môn tu tập của Đạo Phật du nhập vào Việt Nam rất sớm, được đa số Phật tử tại gia tu tập vì dễ tu, dễ thực hành cho mọi tầng lớp từ già đến trẻ, từ tu sĩ đến cư sĩ, từ nông dân đến tiến sĩ, bác học, nhất là trong thời đại khoa học năng động này. Bất kỳ ai niệm Phật đầy đủ: tín, hạnh, nguyện thì ngay trong hiện tại thân tâm được an lạc, tương lai được vãng sanh về thế giới của Phật A Di Đà. Hiện nay, do thấy số lượng Phật tử tu pháp môn niệm Phật ngày càng nhiều, cho nên chúng tôi cố gắng phiên dịch những tài liệu về pháp môn Tịnh độ của các bậc cao tăng tiền bối đã giảng dạy nhằm góp phần cung cấp thêm tài liệu cho các giới Phật tử tại gia tìm hiểu, nghiên cứu tu tập đúng theo trong kinh luận Phật và các Bậc Tổ Sư chỉ dạy. Tập sách “Tịnh độ Vấn Đáp” của Hòa thượng Tịnh Không cũng là một trong những tập sách trả lời những thắc mắc, nghi vấn của nhiều tầng lớp Phật tử tại gia đang tu niệm Phật tại đạo tràng Tịnh Tông Học Hội ở Úc châu, nhằm tháo gỡ những nghi vấn của các Phật tử, giúp họ phát khởi tín tâm niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh độ. Trong quá trình phiên dịch cũng như làm các Phật sự, chúng con thành tâm tri ân các bậc tôn túc đặc biệt là Thầy Thích Chân Tính - trụ trì Chùa Hoằng Pháp - người luôn quan tâm và tạo điều kiện cho hàng đệ tử chúng con trên bước đường tu học và hoằng truyền chánh pháp. Với chút công đức này, chúng con xin nguyện hồi hướng cầu nguyện cho kẻ mất, người còn khi xả bỏ báo thân đồng sanh về Tịnh độ. Mặc dù hết sức cố gắng trong quá trình phiên dịch, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Kính mong chư tôn hiền đức, cùng pháp hữu mười phương niệm tình chỉ giáo, thật tri ân vô lượng Tìm mua: Tịnh Độ Vấn Đáp TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tịnh Độ Vấn Đáp PDF của tác giả Tịnh Không nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo (Hoang Phong)
Khi viết về Phật Giáo, ông Patrick Carré một học giả uyên bác và cũng là một trong những nhà dịch thuật kinh sách Phật Giáo lỗi lạc nhất của Pháp hiện nay, đã phát biểu về tánh không như sau: “Quả thật đấy là một khái niệm kỳ lạ, nếu như thế giới này và chính “cái tôi”, những thực thể đầy màu sắc đó, đang hiện diện, đang hiện hữu một cách không chối cãi được, nhưng thật ra lại không có, chỉ là hư không: thì phải là điên rồ một cách thật tàn bạo mới dám chủ trương một sự phi lý đến như vậy! Nhất định cái khái niệm đáng nể ấy, cái chủ thuyết hư vô ấy của phương Đông có thể chỉ là “một trào lưu thời đại” mang tánh cách tạm thời trên xứ sở chúng ta, bởi vì nó còn đang phải tự vạch ra cho nó một lối đi trong khu rừng gồm toàn là những khái niệm rỗng tuếch của chúng ta để tìm ra một vị thế rõ rệt thiết lập trên một sự xác thực hoàn toàn mới mẻ! ” Lời phát biểu này đã xuất hiện cách đây không lâu trong tạp chí Le Nouvel Observateur của Pháp, ấn bản đặc biệt dành riêng cho chủ đề “Phật Giáo” - số tam cá nguyệt tháng tư, năm và sáu, năm 2003. Thừa hưởng một gia tài triết học lâu đời và một nền khoa học kỹ thuật tân tiến thế mà thế giới Tây Phương đã không ngừng kinh ngạc trước một khái niệm mà Đức Phật đã khám phá ra cách nay hơn hai mươi lăm thế kỷ. Thật vậy suốt trong lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại chưa hề có một nền tư tưởng, văn hóa hay khoa học nào đã biết và nói đến khái niệm này, ngoài Phật Giáo. Khái niệm về tánh không có hai khía cạnh khác nhau. Khía cạnh thứ nhất mang tính cách triết học và khoa học nói lên bản chất tối hậu của hiện thực, và khía cạnh thứ hai là tính cách thực dụng của nó, và cũng được xem như là một phương tiện hữu hiệu nhất giúp người tu tập hóa giải mọi sự bám víu, nguyên nhân mang lại mọi thứ xúc cảm bấn loạn và khổ đau. Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát, và chính Ngài cũng đã xác nhận rằng mình luôn thường trú trong tánh không ngày càng sâu xa hơn. Tìm mua: Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo TiKi Lazada Shopee Tóm lại Đức Phật chỉ nêu lên khía cạnh thực dụng đó của tánh không nhưng không hề mổ xẻ nó trên phương diện trí thức, lý do là có thể vào thời bấy giờ không mấy người hội đủ kiến thức để có thể hiểu được tánh không trên phương diện triết học siêu hình là gì. Dù sao thì Đấng Tịch Tĩnh cũng luôn giữ sự yên lặng trước những cuộc biện luận vô ích, chỉ gây ra thêm tranh cãi. Ngài chỉ thuyết giảng duy nhất về những gì thật thiết thực nhằm trực tiếp loại bỏ khổ đau mà thôi. Tánh không qua các khía cạnh mở rộng, liên quan đến tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ, chỉ được triển khai như là một khái niệm siêu hình, song song với sự hình thành của Đại Thừa Phật Giáo kể từ thế kỷ thứ nhất trước Tây Lịch, và nhất là với sự xuất hiện của Trung Quán Tông do Long Thụ chủ xướng vào thế kỷ thứ hai sau Tây Lịch. Tóm lại tánh không đã được người sau diễn đạt và giải thích bao quát hơn dưới nhiều khía cạnh triết học căn cứ vào các phép biện luận mang tính cách trừu tượng, và đã được đặt vào vị trí trung tâm của Đạo Pháp. Sự chuyển hướng của tánh không lại còn trở nên dứt khoát hơn nữa kể từ thế kỷ thứ III và thứ IV với sự xuất hiện của vô số kinh sách và nhất là sự hình thành của Duy Thức Học do Vô Trước sáng lập. Sự chuyển hướng này đã đưa đến sự hình thành của Kim Cương Thừa và Thiền Học để mở ra một giai đoạn cực thịnh cho Phật Giáo kéo dài suốt nhiều thế kỷ sau đó, đồng thời cũng đã ghép thêm cho Đạo Pháp một vài khía cạnh thiêng liêng và từ đó cũng đã biến Đạo Pháp của Đức Phật thành một “tô giá” như ngày nay. Nếu sự mở rộng trên đây đã góp phần giúp cho đạo Phật trở nên phong phú và đa dạng hơn thì nó cũng đã khiến cho đạo Phật trở thành phức tạp và mang lại nhiều khó khăn hơn cho một số người khi phải áp dụng Tánh Không vào việc tu tập của họ. Có thể cũng vì lý do đó mà một loạt các khái niệm mớo mang tính cách “cụ thể” và “dễ hiểu” hơn, chẳng hạn như các khái niệm về Phật Tính, Bản Thể của Phật, Như Lai Tạng, Chân Như, Hiện Thực, Trí Tuệ của Phật, Pháp Thân... đã được hình thành hầu giúp cho việc tu tập được dễ dàng hơn. Dù sao thì người tu tập Phật Giáo cũng cần hiểu rằng giáo lý “không có cái tôi” và cũng “chẳng có gì thuộc vào cái tôi cả” mà chúng ta thường quen gọi là giáo lý “vô ngã”, luôn giữ vai trò chủ yếu trong mọi phương pháp tu tập cũng như việc tìm hiểu Phật Giáo. Thật vậy tu tập cũng chỉ có thế, tức là phải làm thế nào để thoát ra khỏi sự kiềm toả và chi phối của ảo giác về “cái tôi” và “cái của tôi” hầu giúp mình loại bỏ tận cội rễ mọi trói buộc của sự hiện hữu. Thiết nghĩ dù sao cũng phải mạnh dạn nói lên một điều - dù có thể khiến cho một số người sẽ phải phật lòng đi nữa - rằng cốt lõi của Phật Giáo chính là tánh không và việc tu tập cũng nhất thiết phải hướng vào tánh không - dù dưới hình thức nào - như một phương tiện hữu hiệu nhất. Bất cứ một phép tu tập nào mang chút dấu vết của sự bám víu vào “cái tôi” và “cái của tôi” đều ít nhiều đã tách rời ra khỏi Đạo Pháp và chỉ có thể xem đấy như là những phương tiện “thiện xảo” giúp người tu tập có thể đến “gần hơn” với Đạo Pháp thế thôi. Quyển sách này gom góp một số bài dịch từ kinh sách và một số bài viết của một vài tác giả liên quan đến chủ đề tánh không nhằm giúp người đọc tìm hiểu thêm về khái niệm thật chủ yếu này trong Phật Giáo: 1. Đức Phật thuyết giảng về Tánh Không: Kinh Culasunnata-sutta và kinh Mahasunnnata-sutta 2. Đức Phật thuyết giảng về vô ngã: Kinh Anattalakkhana-sutta và kinh Samyuktagama-sutra 3. Tìm hiểu Tánh Không (Đức Đạt-lai Lạt-ma) 4. Tánh Không là gì? (Buddhadasa Bikkhu) 5. Tánh Không (John Blofeld) 6. Bản-thể-của-Phật (Daisetz Teitaro Zuzuki) 7. Ba vòng quay của bánh xe Đạo Pháp cùng sự hình thành của kinh điển và các học phái Phật Giáo (Hoang Phong) Bures-sur-Yvette, 05.03.13 Hoang PhongĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo PDF của tác giả Hoang Phong nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.