Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

KIM VÂN KIỀU TRUYỆN (1875) - TRƯƠNG VĨNH KÝ

Năm 1875, hơn nửa thế kỷ sau khi Nguyễn Du mất, Trương Vĩnh Ký (1837-1898) đã xuất bản quyển “Kim, Vân, Kiều truyện” quốc ngữ. Đây là quyển truyện Kiều chuyển từ chữ Nôm (nho, nhu) sang “quốc ngữ” đầu tiên trong văn học Việt Nam. Không thấy ông Ký nói đã chuyển ngữ Kiều từ bản in nào. Trong lời tựa bằng tiếng Pháp, ông Ký chỉ ghi, đây là truyện thơ mà “mọi người đều thuộc lòng, bất kể là trẻ già hay trai gái”. Mọi người là những ai? Thuộc giai tầng nào? Chắc rằng, không phải là những người thuộc tầng lớp ăn trên ngồi chốc trong xã hội thời bấy giờ.

... "Không thể so sánh với văn chương khắp các nước, ta hẵng so sánh với văn chương hai nước có liền tiếp quan hệ với ta, là văn chương Tàu và văn chương Pháp. Văn chương Tàu thật là mông mênh bát ngát, như bể như rừng. Nhưng trong rừng văn bể sách đó, tưởng cũng ít quyển sánh được với truyện Kiều, mà xét cho kỹ có lẽ không có sách nào giống như truyện Kiều. Gốc truyện tuy do một bộ tiểu thuyết Tàu mà ra, nhưng vào tay Cụ Tiên điền ta biến hóa hẳn, siêu việt ra ngoài cả lề lối văn chương Tàu, đột ngột như một ngọn cô phong ở giữa đám quần sơn vạn hác vậy. Có người sánh truyện Kiều với Li-tao, nhưng Li-tao là một bài than, từ đầu đến cuối toàn một giọng bi đát thảm thương, so với Cung-oán của ta có lẽ đúng hơn. Có người lại sánh với Tây-xương, nhưng Tây-xương là một bản hát, từ điệu có véo von, thanh âm có réo rắt, nhưng chẳng qua là một mớ ca từ cho bọn con hát, không phải là một nền văn chương chân chính. Cứ thực thì truyện Kiều dẫu là đầm thấm cái tinh thần của văn hóa Tàu, dẫu là dung hòa những tài liệu của văn chương Tàu, mà có một cái đặc sắc văn chương Tàu không có. Cái đặc sắc ấy là sự "kết cấu". Nhà văn, nhà thơ Tàu, ngoài những bài thơ bài văn nho nhỏ ngăn ngắn, phàm làm sách chỉ biết cách biên tập, không sành cách kết cấu. Biên tập là cóp nhặt mà đặt liền lại; kết cấu là thu xếp mà gây dựng lên, thế nào cho thành một cái toàn bức các bộ phận điều hòa thích hợp với nhau, không thêm bớt được chút nào. Truyện Kiều là một cái toàn bức như thế, mà là một bức tranh thế thái nhân tình vẽ sự đời như cái gương tầy liếp vậy. Xét về cách kết cấu thì văn chương nước Pháp lại là sở trường lắm. Cho nên truyện Kiều có thể sánh với những áng thi văn kiệt tác của quí quốc, như một bài bi kịch của Racine hay một bài văn tế của Bossuet vậy. Đó là nói về cái thể tài văn chương. Còn về đường tinh thần thời trong văn học Pháp có hai cái tinh thần khác nhau, là tinh thần cổ điển và tinh thần lãng mạn. Tinh thần cổ điển là trọng sự lề lối, sự phép tắc; tinh thần lãng mạn là trong sự khoáng đãng, sự li kỳ. Truyện Kiều gồm được cả hai cái tinh thần ấy, vì vừa có cái đạo vị thâm trầm của Phật học, vừa có cái nghĩa lý sáng sủa của Nho học, vừa có cái phong thú tiêu dao của Trang Lão, lấy lẽ phải ông Khổng mà chế lại sự thần bí của nhà chùa, sự khoáng dật của hai họ. Nhưng mà ngay trong văn chương nước Pháp tưởng cũng không có sách nào giống hẳn như truyện Kiều, vì truyện Kiều có một cái đặc sắc mà những nền kiệt tác trong văn chương Pháp không có. Đặc sắc ấy là sự "phổ thông". Phàm đại văn chương, không những ở nước Pháp, ở nước nào cũng vậy, chỉ có những người thượng lưu học thức mới thưởng giám được, kẻ bình dân không biết tới. Người Pháp không phải là ai ai cũng biết đọc kịch Racine hay là đọc văn Bossuet. Nhưng Người Nam thời ai ai cũng biết ngâm Kiều, kể Kiều, "lẩy" Kiều để ứng dụng trong sự ngôn ngữ thường, kẻ thông minh hiểu cách thâm trầm, kẻ tầm thường hiểu cách thô thiển, nhưng ngâm nga lên thảy đều lấy làm vui tai, sướng miệng, khoái trí, tỉnh hồn. Thử hỏi cổ kim Đông Tây đã có một áng văn chương nào cảm người được sâu và được rộng như thế chưa. Tưởng dễ chỉ có một truyện Kiều ta là có thể tự cao với thế giới là văn chương chung của cả một dân tộc 18, 20 triệu người, già, trẻ, lớn, bé, giỏi, dốt, sang, hèn, đều thuộc lòng và đều biết hay cả." Trích: Phạm Quỳnh diễn thuyết về Nguyễn Du và Kiều (1924)

... "Không thể so sánh với văn chương khắp các nước, ta hẵng so sánh với văn chương hai nước có liền tiếp quan hệ với ta, là văn chương Tàu và văn chương Pháp. Văn chương Tàu thật là mông mênh bát ngát, như bể như rừng. Nhưng trong rừng văn bể sách đó, tưởng cũng ít quyển sánh được với truyện Kiều, mà xét cho kỹ có lẽ không có sách nào giống như truyện Kiều. Gốc truyện tuy do một bộ tiểu thuyết Tàu mà ra, nhưng vào tay Cụ Tiên điền ta biến hóa hẳn, siêu việt ra ngoài cả lề lối văn chương Tàu, đột ngột như một ngọn cô phong ở giữa đám quần sơn vạn hác vậy. Có người sánh truyện Kiều với Li-tao, nhưng Li-tao là một bài than, từ đầu đến cuối toàn một giọng bi đát thảm thương, so với Cung-oán của ta có lẽ đúng hơn. Có người lại sánh với Tây-xương, nhưng Tây-xương là một bản hát, từ điệu có véo von, thanh âm có réo rắt, nhưng chẳng qua là một mớ ca từ cho bọn con hát, không phải là một nền văn chương chân chính. Cứ thực thì truyện Kiều dẫu là đầm thấm cái tinh thần của văn hóa Tàu, dẫu là dung hòa những tài liệu của văn chương Tàu, mà có một cái đặc sắc văn chương Tàu không có. Cái đặc sắc ấy là sự "kết cấu". Nhà văn, nhà thơ Tàu, ngoài những bài thơ bài văn nho nhỏ ngăn ngắn, phàm làm sách chỉ biết cách biên tập, không sành cách kết cấu. Biên tập là cóp nhặt mà đặt liền lại; kết cấu là thu xếp mà gây dựng lên, thế nào cho thành một cái toàn bức các bộ phận điều hòa thích hợp với nhau, không thêm bớt được chút nào. Truyện Kiều là một cái toàn bức như thế, mà là một bức tranh thế thái nhân tình vẽ sự đời như cái gương tầy liếp vậy. Xét về cách kết cấu thì văn chương nước Pháp lại là sở trường lắm. Cho nên truyện Kiều có thể sánh với những áng thi văn kiệt tác của quí quốc, như một bài bi kịch của Racine hay một bài văn tế của Bossuet vậy. Đó là nói về cái thể tài văn chương. Còn về đường tinh thần thời trong văn học Pháp có hai cái tinh thần khác nhau, là tinh thần cổ điển và tinh thần lãng mạn. Tinh thần cổ điển là trọng sự lề lối, sự phép tắc; tinh thần lãng mạn là trong sự khoáng đãng, sự li kỳ. Truyện Kiều gồm được cả hai cái tinh thần ấy, vì vừa có cái đạo vị thâm trầm của Phật học, vừa có cái nghĩa lý sáng sủa của Nho học, vừa có cái phong thú tiêu dao của Trang Lão, lấy lẽ phải ông Khổng mà chế lại sự thần bí của nhà chùa, sự khoáng dật của hai họ. Nhưng mà ngay trong văn chương nước Pháp tưởng cũng không có sách nào giống hẳn như truyện Kiều, vì truyện Kiều có một cái đặc sắc mà những nền kiệt tác trong văn chương Pháp không có. Đặc sắc ấy là sự "phổ thông". Phàm đại văn chương, không những ở nước Pháp, ở nước nào cũng vậy, chỉ có những người thượng lưu học thức mới thưởng giám được, kẻ bình dân không biết tới. Người Pháp không phải là ai ai cũng biết đọc kịch Racine hay là đọc văn Bossuet. Nhưng Người Nam thời ai ai cũng biết ngâm Kiều, kể Kiều, "lẩy" Kiều để ứng dụng trong sự ngôn ngữ thường, kẻ thông minh hiểu cách thâm trầm, kẻ tầm thường hiểu cách thô thiển, nhưng ngâm nga lên thảy đều lấy làm vui tai, sướng miệng, khoái trí, tỉnh hồn. Thử hỏi cổ kim Đông Tây đã có một áng văn chương nào cảm người được sâu và được rộng như thế chưa. Tưởng dễ chỉ có một truyện Kiều ta là có thể tự cao với thế giới là văn chương chung của cả một dân tộc 18, 20 triệu người, già, trẻ, lớn, bé, giỏi, dốt, sang, hèn, đều thuộc lòng và đều biết hay cả." Trích: Phạm Quỳnh diễn thuyết về Nguyễn Du và Kiều (1924)

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Tập Thơ Nguyễn Du (Nguyễn Du)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tập Thơ Nguyễn Du PDF của tác giả Nguyễn Du nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nguyễn Du Trên Đường Gió Bụi (Hoàng Khôi)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nguyễn Du Trên Đường Gió Bụi PDF của tác giả Hoàng Khôi nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
170 Nhà Thơ Nga (Nhiều Tác Giả)
Đây là ebook được tập hợp bao gồm những sử thi, bài thơ của các tác giả Nga. eBook 170 nhà thơ Nga dưới đây sẽ được chia ra 5 phần gồm:Thế kỷ XIX: Thế kỷ vàngThế kỷ XX: Thế kỷ bạcThơ Nga Xô ViếtCác nhà thơ chưa có tiểu sử Mời các bạn đón đọc. Tìm mua: 170 Nhà Thơ Nga TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 170 Nhà Thơ Nga PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
HÀ THÀNH THẤT THỦ VÀ HOÀNG DIỆU (VĂN CỔ VÔ DANH) - HOÀNG XUÂN HÃN chú dịch
Trong tập sách này, chúng tôi góp những bài văn kể chuyện hoặc vịnh thời-cuộc và nhân-vật ở Hà-nội trong hai vụ người Pháp đánh Hà-nội vào năm 1873 và 1882: Trong tập sách này, chúng tôi góp những bài văn kể chuyện hoặc vịnh thời-cuộc và nhân-vật ở Hà-nội trong hai vụ người Pháp đánh Hà-nội vào năm 1873 và 1882: Bài đầu là HÀ-THÀNH THẤT-THỦ CA, kể chuyện Hà-nội thất-thủ hai lần, và tình-cảnh nhân-dân ở Bắc sau cuộc thứ hai. Thể văn là song-thất lục-bát. Bài thứ hai là HÀ-THÀNH THẤT-THỦ CHÍ CÔNG QUÁ CA, kể chuyện thất-thủ năm 1882, để ca-ngợi tiết-tháo của quan tổng-đốc Hoàng-Diệu, và chế-diễu các quan khác. Thường gọi bài này là HÀ-THÀNH CHÍNH-KHÍ-CA, hay gọi tắt là CHÍNH-KHÍ-CA. Thể văn là lục-bát. Đoạn thứ ba là ĐIẾU HOÀNG-DIỆU, gồm ba bài tự-sự và khen quan tổng-đốc, làm bằng lối văn ca-khúc, bốn bài thơ chữ Hán và hai đôi đối-liễn của quan tuần-phủ Hà-nội Hoàng-Hữu-Xứng và của quan khâm sai tổng-đốc Hà-nội Trần-Đình-Túc. Chúng tôi có dịch các bài thơ và câu đối ấy. Đoạn thứ tư là HÀ-THÀNH THẤT-THỦ-ÁN gồm chín bài thơ thất-ngôn bát-cú, luận công tội của các quan tỉnh Hà-nội. Đề-mục cũng chúng tôi đặt. Cuối cùng sẽ phụ lục những bài dịch Hán-văn hay Pháp-văn có liên-can đến việc Hà-nội năm Nhâm ngọ. Những bài này đều là những chứng trực-tiếp cho cuộc xử án các nhân-vật đương-thời. Giá-trị các tài-liệu ấy về lịch-sử rất quí. Mời các bạn đón đọc  Hà Thành Thất Thủ Ca Và Hoàng Diệu của tác giả  Vô Danh. (Hoàng Xuân Hãn chú dịch)Bài đầu là HÀ-THÀNH THẤT-THỦ CA, kể chuyện Hà-nội thất-thủ hai lần, và tình-cảnh nhân-dân ở Bắc sau cuộc thứ hai. Thể văn là song-thất lục-bát.Bài thứ hai là HÀ-THÀNH THẤT-THỦ CHÍ CÔNG QUÁ CA, kể chuyện thất-thủ năm 1882, để ca-ngợi tiết-tháo của quan tổng-đốc Hoàng-Diệu, và chế-diễu các quan khác. Thường gọi bài này là HÀ-THÀNH CHÍNH-KHÍ-CA, hay gọi tắt là CHÍNH-KHÍ-CA. Thể văn là lục-bát.Đoạn thứ ba là ĐIẾU HOÀNG-DIỆU, gồm ba bài tự-sự và khen quan tổng-đốc, làm bằng lối văn ca-khúc, bốn bài thơ chữ Hán và hai đôi đối-liễn của quan tuần-phủ Hà-nội Hoàng-Hữu-Xứng và của quan khâm sai tổng-đốc Hà-nội Trần-Đình-Túc.Chúng tôi có dịch các bài thơ và câu đối ấy. Đoạn thứ tư là HÀ-THÀNH THẤT-THỦ-ÁN gồm chín bài thơ thất-ngôn bát-cú, luận công tội của các quan tỉnh Hà-nội. Đề-mục cũng chúng tôi đặt.Cuối cùng sẽ phụ lục những bài dịch Hán-văn hay Pháp-văn có liên-can đến việc Hà-nội năm Nhâm ngọ. Những bài này đều là những chứng trực-tiếp cho cuộc xử án các nhân-vật đương-thời. Giá-trị các tài-liệu ấy về lịch-sử rất quí.Mời các bạn đón đọc của tác giả