Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

100 Ý Tưởng Tiếp Thị Tuyệt Hay

100 Ý Tưởng Tiếp Thị Tuyệt Hay

NẾU BẠN MUA quyển sách này, nghĩa là bạn đang tìm kiếm những ý tưởng mới. Có thể bản thân bạn là một nhân viên tiếp thị, nhân viên kinh doanh hoặc một nhà kinh doanh nhỏ lẻ, hoặc có lẽ bạn chỉ muốn tìm ít ý tưởng mới cho cuộc họp sắp tới. Quyển sách này sẽ hỗ trợ cho bất kỳ mục đích nào kể trên. Trên hết tất cả, tiếp thị là tạo nên những giao dịch có lợi.

Những giao dịch này có lợi cho cả đôi bên – trao đổi công bằng luôn khiến đôi bên có lợi, bằng không mọi người trao đổi làm gì? Điều chúng ta nhắm đến là cung cấp sản phẩm (đương nhiên, bao gồm cả dịch vụ) không bị gửi trả lại, cho những khách hàng sẽ quay trở lại. Một trong những quan điểm cơ bản của tiếp thị là tập trung vào khách hàng – trong bất kỳ vấn đề nào liên quan đến tiếp thị, chúng ta luôn bắt đầu bằng việc xem xét nhu cầu của khách hàng. Dĩ nhiên, đây không có nghĩa chúng ta là tổ chức nhân ái, từ thiện gì: chúng ta không TẶNG điều khách hàng cần, mà chúng ta BÁN thứ khách hàng muốn. Lưu ý rằng nhu cầu cũng được định nghĩa khá rộng – nếu phụ nữ muốn sôcôla, hoặc đàn ông muốn bia, chúng ta phải luôn bảo đảm không để họ chờ lâu. Đa số ý tưởng trong quyển sách này sẽ giúp bạn tìm ra cách cải thiện quá trình giao dịch, bằng cách thúc đẩy thêm hoặc khiến giao dịch thu lợi nhiều hơn.

Tuy vậy, tiếp thị còn hơn thế này nhiều. Tiếp thị cũng liên quan đến việc tạo ra một môi trường làm việc, trong đó kiểm soát giao dịch giữa sếp với nhân viên nhằm đạt được lợi ích tối đa cho cả đôi bên. Trong các ngành dịch vụ, nhân viên là thành tố chính của thứ mà mọi người mua – đầu bếp và nhân viên phục vụ trong nhà hàng, nhà tạo mẫu tóc tại tiệm uốn tóc, huấn luyện viên tại trường huấn luyện bay. Một số ý tưởng trong quyển sách này là về tiếp thị nội bộ: giữ nhân viên làm việc lâu dài và hăng hái có lẽ là phương pháp quan trọng nhất để bạn phát triển ưu thế cạnh tranh.

Đây không phải là một quyển sách giáo khoa về tiếp thị. Sách loại đó có khắp nơi, và nếu bạn là một nhà tiếp thị ắt hẳn bạn đã đọc nhiều rồi. Sách này đề cập lý thuyết rất ít – chỉ một hoặc hai ví dụ giúp minh họa nguyên nhân đằng sau một số ý tưởng. Mục tiêu của quyển sách này là cung cấp một loạt ý tưởng ngắn gọn dành cho công việc tiếp thị. Các ý tưởng đều xuất phát từ những công ty thực. Có công ty lớn, công ty nhỏ, công ty dịch vụ, công ty sảnphẩm-hữu-hình. Một số trường hợp bạn có thể bê nguyên xi ý tưởng trong sách để áp dụng vào công việc kinh doanh của chính mình; một số trường hợp khác bạn có thể chỉnh sửa ý tưởng cho phù hợp. Một số trường hợp khác nữa, ý tưởng có thể minh họa cho tính hữu ích của sự sáng tạo, và có lẽ sẽ khiến bản thân bạn nảy ra một vài ý tưởng.

Các ý tưởng thường được góp nhặt từ trang web của chính các công ty hoặc từ các nguồn được công bố, và trong những trường hợp khác là từ chính kinh nghiệm giao dịch trực tiếp với các công ty. Nếu bạn chịu khó quan sát, bạn sẽ thấy những ví dụ tiếp thị khôn khéo nhan nhản quanh bạn – một cách tiếp cận sáng tạo chính là tất cả những gì cần để biến bản thân bạn trở thành người thắng cuộc. Về cơ bản, tiếp thị tốt chính là biết sáng tạo. Các công ty thành công là những công ty phát triển được nét độc đáo kích thích mua hàng (unit selling proposition – USP), đánh dấu sự khác biệt giữa họ với các đối thủ cạnh tranh. USP có thể gần với bất kỳ điều gì – cấp độ dịch vụ được cải thiện có thể làm nên sự khác biệt cho một công ty buôn bán sản phẩm như xi măng chẳng hạn, căn bản ai bán cũng y như nhau. Đồng thời, một nhà bán lẻ với đủ loại sản phẩm hữu hình độc đáo có thể tạo được lợi thế cạnh tranh so với nhà bán lẻ khác cũng chu đáo với khách hàng nhưng chỉ được cái có cửa hàng đẹp. Sao chép trực tiếp ý tưởng thường không phải là một ý kiến hay – nhưng chỉnh sửa ý tưởng lấy từ một ngành khác cho phù hợp có thể cực kỳ hữu hiệu.

Sai lầm nhiều công ty thường phạm phải là cố làm hài lòng tất cả mọi người. Đây là việc không khả thi với tất cả mọi người ngoại trừ những công ty cực lớn – và ngay cả các công ty cực lớn cũng hay thực hiện việc này bằng cách chia nhỏ thành nhiều chi nhánh và thương hiệu phụ. Do đó bạn không thể ứng dụng hết mọi ý tưởng trong quyển sách này: bạn phải chọn lọc đôi chút, vì nhiều ý tưởng không thể áp dụng cho ngành của bạn hoặc cho trường hợp riêng của bạn. Đối với các công ty vừa và nhỏ, chuyên môn hóa là con đường phát triển – nhưng hãy chuyên về khách hàng, chứ đừng về sản phẩm nhé. Khách hàng đưa tiền cho bạn, sản phẩm lại làm bạn tốn tiền: hãy tập trung vào nhu cầu của khách hàng! Cuối cùng, không có khách hàng thì cũng chẳng có làm ăn. Dĩ nhiên, điều này đúng cả với nhân viên, tiền vốn, và tài sản nữa, nhưng tất cả những thứ trên đều dễ kiếm hơn khách hàng rất nhiều – suy cho cùng, tất cả những người khác ngoài kia đều cố moi đồng tiền mà khách hàng đã chắt chiu kiếm được. Tôi mong rằng quyển sách này sẽ mang đến vài ý tưởng giúp bạn có khách hàng nhiều hơn, giữ chân họ lâu hơn, và bán cho họ nhiều hơn. Jim Blythe

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Khi Khách Hàng Lên Tiếng
Khi Khách Hàng Lên TiếngTrong cuốn Khi Khách Hàng Lên Tiếng, bậc thầy Janelle Barlow và Claus Moller đã giới thiệu một ý tưởng đột phá mang tính cách mạng: Biến những lời phàn nàn, chỉ trích thành một món quà. Thật vậy, lời phàn nàn của khách hàng là thông tin phản hồi quý báu có thể giúp các doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cấp dịch vụ, ứng xử của con người và xác định trọng tâm định hướng sản xuất, kinh doanh, thị trường một cách nhanh chóng, hiệu quả và ít tốn kém nhất.“Ấn bản đầu tiên của quyển sách đã là một viên ngọc quý. Phiên bản mới được cập nhật toàn diện này còn tuyệt vời hơn nữa. Những ví dụ mới vừa mang tính chất chỉ dẫn vừa truyền cảm hứng và thực sự hữu ích cho những người làm công tác chăm sóc khách hàng. Tôi tin rằng quyển sách sẽ gây sửng sốt cho bất cứ ai đang nghi ngờ sức mạnh từ việc lắng nghe khách hàng của mình”…
Bậc Thầy Giao Dịch Cứ Thích Là Bán
Bậc Thầy Giao Dịch Cứ Thích Là BánBán hàng tác động tới tất cả mọi người trên hành tinh. Khả năng bán hàng, thuyết phục, thương lượng và tạo tin tưởng sẽ tác động tới mọi lĩnh vực trong cuộc sống của bạn, và quyết định bạn sẽ làm chủ cuộc sống của mình tốt tới mức nào.Bất kể chức danh hoặc địa vị trong gia đình, xã hội, vai trò trong công ty, đội nhóm của bạn là gì, bạn vẫn phải thuyết phục người khác tin vào điều bạn nói. Khi đó, chính là bạn đang bán hàng.Kĩ năng bán hàng được mọi người sử dụng hàng ngày, không ngoại trừ ai. Bán hàng không chỉ là một công việc hay nghề nghiệp, mà nó còn là điều kiện cần thiết để mỗi cá nhân tồn tại và giàu có. Mức độ thành công trong cuộc sống của bạn phụ thuộc vào khả năng bạn bán cho người khác những điều bạn tin tưởng. Bạn phải biết cách thương lượng và khiến người khác đồng ý với mình.BẬC THẦY GIAO DỊCH CỨ THÍCH LÀ BÁN, đúc kết với những kinh nghiệm dày dặn qua rất nhiều thất bại của triệu phú, ông vua bán hàng Grant Cardone sẽ giúp bạn thương lượng, thuyết phục người khác một cách dễ dàng và đạt được điều mình mong muốn.Hãy bắt đầu rèn luyện để trở thành BẬC THẦY GIAO DỊCH và nắm lấy cơ hội của cuộc đời mình ngay từ hôm nay nhé !Thông tin tác giảGRANT CARDONE là một chuyên gia đào tạo bán hàng quốc tế và là tác giả bán chạy nhất của Thời báo New York có sách và chương trình đã ảnh hưởng tích cực đến hàng trăm ngàn người và tổ chức trên toàn thế giới. Xuất hiện thường xuyên trên Fox, Grant cũng đã được đưa tin trên CNBC, CNN, Bloomberg, Huffington Post, Wall Street Journal và hơn 700 chương trình phát thanh trên toàn nước Mĩ.Giới thiệu về cuốn sáchCuốn sách Bậc thầy giao dịch, cứ thích là bán lọt vào nhóm 1% các cuốn sách tự xuất bản nổi tiếng chỉ thông qua hình thức truyền miệng. Bản thân tôi (Grant Cardone) cũng nhận được hàng ngàn bình luận và thắc mắc của độc giả về cuốn sách này. Nhiều độc giả nhận xét cuốn sách đã thay đổi hoàn toàn sự nghiệp bán hàng của họ. Những người vốn không coi trọng lĩnh vực bán hàng thì cho rằng cuốn sách giúp họ nhận ra họ đã bỏ lỡ kỹ năng này ở đâu trong sự nghiệp phát triển kinh doanh của bản thân.Với niềm tin rằng Bậc thầy giao dịch cứ thích là bán là cuốn sách tuyệt vời được viết về đề tài bán hàng trong vòng 50 năm qua và thực sự cần thiết đối với những người mong muốn biến giấc mơ thành hiện thực, chúng tôi đã chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật cho cuốn sách để gửi đến bạn đọcTrích đoạn:Khi nói đến “bán hàng”, nghĩa là tôi đang nói về hành động liên quan đến thuyết phục, thương lượng, đàm phán hay khiến người khác đồng ý với bạn. Khái niệm này có thể bao gồm cả tranh cãi, kết bạn với người khác; mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ; thuyết phục một cô gái đi chơi cùng bạn; mua hoặc bán một căn nhà; đàm phán với ngân hàng cho bạn vay tiền; thuyết phục mọi người ủng hộ ý kiến của bạn; hay khiến một khách hàng đồng ý mua sản phẩm của bạn.Người ta thường nói rằng lý do hàng đầu khiến một doanh nghiệp hoặc một cá nhân bị thất bại là tình trạng thiếu vốn. Không hẳn vậy! Nguyên nhân tiên quyết là ý tưởng của họ không được bán đủ nhanh và đủ nhiều nên dẫn đến tình trạng thiếu tiền. Không một doanh nhân nào xây dựng thành công một doanh nghiệp mà lại không am hiểu về nhân tố then chốt mang tên bán hàng! Hãy nghĩ tới bất kỳ tương tác nào trong cuộc sống, và tôi cam đoan với bạn rằng luôn có người ở phía này hoặc phía kia cố gắng tác động tới kết quả.
Marketing Cho Startup
Marketing Cho StartupĐừng ngạc nhiên nếu Marketing cho Startup của Simona Covel sẽ “thổi bay” những quan niệm cũ của bạn về marketing trong kinh doanh ở thời đại mới. Hãy để cuốn sách đồng hành cùng thành công của công ty khởi nghiệp của bạn.Để đưa một công ty khởi nghiệp lên bệ phóng, không có gì hữu hiệu hơn là một chiến lược marketing tuyệt vời. Cho dù ý tưởng ban đầu của bạn có tham vọng đến cỡ nào nhưng công ty sẽ rơi vào đình trệ nếu không có các chiến dịch quảng bá, tạo đà và thúc đẩy doanh số. Nhưng thực tế có bao nhiêu nhà khởi nghiệp làm marketing xuất sắc? Chắc hẳn, con số này không nhiều.Nếu bạn chỉ tập trung vào việc xây dựng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình thật tốt, lơ là khâu marketing và tự tin rằng như thế là đủ thì chính bạn đang dẫn dắt công ty khởi nghiệp của mình tiến gần hơn tới thất bại. Một lãnh đạo sáng suốt sẽ không quản lý công ty theo cách như vậy.Giờ đây, Marketing cho Startup chia sẻ những câu chuyện hấp dẫn và những chiến lược nổi bật để kích thích sự phát triển, bao gồm cách thức: Dollar Shave Club làm chủ video lan truyền rẻ tiền nhưng mang lại thành công rực rỡ Casper kết hợp tiếp thị nội dung, xây dựng thương hiệu sáng tạo và quảng cáo tàu điện ngầm kiểu cũ để thuyết phục người tiêu dùng mua nệm theo cách hoàn toàn mới. Sự ám ảnh nhất quán của SoulCycl đối với thương hiệu của họ đã thúc đẩy sự phát triển lớn mạnh của thương hiệu.Thông qua những hiểu biết sâu sắc từ những người sáng lập và hướng dẫn cách làm cụ thể, bạn sẽ học cách xác định thương hiệu, vị trí thị trường, và khách hàng. Sau đó kết hợp linh hoạt mà đúng đắn các chiến thuật với nhau thông qua các kênh phù hợp: phương tiện truyền thông xã hội, email và thư trực tiếp, tiếp thị nội dung, SEO, quảng cáo truyền thông, sự kiện, tiếp thị du kích, người có tầm ảnh hưởng, marketing, và nhiều hơn nữa. Cho dù bạn đang lo lắng về nguồn ngân sách “eo hẹp” hay bạn đang tự mình vươn lên dẫn đầu, Marketing cho Startup vẫn sẵn sàng cung cấp cho bạn các công cụ để khởi động một đế chế.“Dù cho bạn đang ở giai đoạn sơ khai của khởi nghiệp thì cũng nên hiểu rằng không bao giờ là quá sớm để bắt đầu marketing. Nếu bạn còn lo lắng ai đó có thể đánh cắp ý tưởng kinh doanh của mình, thì nên quên nó đi và nghĩ đến những thứ đáng để quan tâm hơn kìa. Theo Dharmesh Shah, người đồng sáng lập Hubspot, chuyên gia tư vấn marketing cho doanh nghiệp nhỏ khuyên rằng: Bạn nên lo lắng về việc làm thế nào để kiếm được khách hàng, lo lắng về năng lực nhân viên, cả về nguồn tài trợ tài chính. Tất cả những vấn đề đó thực sự khó khăn – đặc biệt khi bạn còn không muốn nói về ý tưởng của mình.”“Marketing là một thứ khá khó có thể định nghĩa. Nó liên quan một chút tới nghiên cứu, một phần về thiết kế và một góc của kinh doanh, nhưng cốt lõi, marketing là bất kỳ hoạt động nào khiến cho việc bán hàng của bạn trở nên dễ dàng hơn.”
Quy Trình Bán Hàng Chuyên Nghiệp
Quy Trình Bán Hàng Chuyên NghiệpQuy trình bán hàng là huyết mạch của một doanh nghiệp, và dù cho tổ chức hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào, công cuộc tổ chức và phát triển lực lượng bán hàng luôn là trọng tâm được đề cao.Trong cuốn sách “Quy trình bán hàng chuyên nghiệp” của tác giả Cory Bray và Hilmon Sorey cung cấp phương hướng để những người có trách nhiệm lập được kế hoạch rõ ràng trong việc huấn luyện đội ngũ kinh doanh, xây dựng văn hóa bán hàng trong toàn tổ chức, gia tăng hiệu quả làm việc và không ngừng cải thiện doanh số.Tại doanh nghiệp, nhân viên bán hàng luôn gắn kết với nhiều đối tượng liên quan khác nhau, đòi hỏi sự kết hợp giữa nhiều lĩnh vực chuyên môn. Vì vậy, việc cải thiện chất lượng bán hàng không chỉ dừng lại ở phòng ban phụ trách kinh doanh, mà còn là nhiệm vụ của cả tập thể. Cuốn sách trên tay bạn hướng tới mục tiêu tổ chức lực lượng bán hàng chuyên nghiệp ở cấp độ cao hơn, để tất cả các phòng ban trong một tổ chức đều phát triển tư duy lấy khách hàng làm trung tâm. Chỉ khi một nền văn hóa hướng tới khách hàng được thiết lập xuyên suốt, quy trình bán hàng mới được vận hành hiệu quả.Toàn bộ tổ chức là một hệ sinh thái xoay quanh công việc bán hàng. Để tận dụng tốt nhất cuốn sách “Quy trình bán hàng chuyên nghiệp”, những người đọc đảm trách vị trí điều hành viên nên chia sẻ những thông tin trong sách với đồng nghiệp để mở ra cơ hội hợp tác, nhằm đạt được mục tiêu bán hàng. CEO có thể dùng cuốn sách để định chuẩn những giải pháp phù hợp với doanh nghiệp, đồng thời củng cố hệ sinh thái và nền văn hóa tổ chức lực lượng bán hàng. Giám đốc kinh doanh có thể sử dụng những chiến lược có trong sách để đảm bảo nhóm bán hàng của mình được trang bị đầy đủ, làm việc hiệu quả, có tinh thần trách nhiệm và có kỹ năng. Các giám đốc ở các phòng ban khác nhau có thể tìm ra những cách thức để phòng ban của họ hỗ trợ tìm kiếm, giữ chân và phát triển khách hàng.Trong cuốn sách “Quy trình bán hàng chuyên nghiệp” được chia thành nhiều chương sách ngắn gọn để tạo ra lộ trình rõ ràng trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ bán hàng.