Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đơn Giản Và Thuần Khiết (Upasika Kee Nanayon)

Tác phẩm Đơn Giản Và Thuần Khiết này là tổng hợp của nhiều bài Pháp được giảng từ những năm 1954 đến 1977 của Upasika Kee Nanayon. Mỗi phần có thể là một bài giảng ở một thời điểm khác nhau, vì thế khi tập hợp lại, điều này tạo cho chúng ta cảm tưởng của sự lặp đi lặp lại nhiều ý tưởng. Đó có thể là lý do khiến cho một số độc giả thiếu kiên nhẫn khi theo dõi, riêng đối với những người sơ cơ thì điều đó lại là một ân huệ. Ngoài ra văn phong của Upasika Kee Nanayon rất giản dị, chân tình. Đôi khi chúng ta sẽ có cảm giác như đang nghe những lời nhắc nhở, dạy dỗ của một người thầy, người mẹ, dầu hơi nghiêm khắc, nhưng luôn tràn đầy tâm từ bi, muốn cho người nghe, người đọc phải tinh tấn thêm lên, gấp rút thêm lên trên con đường tu học của mình.***

Upasika Kee Nanayon, còn được biết đến qua bút danh, K. Khao-suan-luang, là một vị nữ Pháp sư nổi tiếng nhất trong thế kỷ 20 ở Thái Lan. Sinh năm 1901, trong một gia đình thương nhân Trung Hoa ở Rajburi (một thành phố ở phía Tây Bangkok), bà là con cả trong gia đình năm chị em - hay tám chị em, nếu tính luôn cả những đứa con của mẹ kế. Mẹ bà là một Phật tử thuần thành, đã dạy cho bà những kiến thức cơ bản về các nghi lễ Phật giáo, như là tụng niệm hằng đêm và giữ gìn giới luật từ khi bà còn rất nhỏ. Lúc cuối đời bà đã kể lại, từ lúc sáu tuổi, bà đã cảm thấy đầy sợ hãi và ghê sợ như thế nào đối với những khốn khổ mà mẹ bà đã phải trải qua trong lúc mang thai và sinh ra một trong những người em của bà, đến nỗi khi nhìn thấy đứa trẻ mới sinh lần đầu tiên -“đang nằm yên ngủ, một sinh vật nhỏ tí, đỏ hỏn, với tóc đen, thật đen”- bà đã chạy trốn khỏi nhà suốt ba ngày. Kinh nghiệm này, cộng với những bức xúc mà bà hẳn đã cảm nhận khi cha mẹ bà chia tay nhau, có lẽ là lý do tiềm ẩn khiến bà, dầu còn rất trẻ, đã quyết định rằng bà sẽ không bao giờ chịu cúi đầu tuân theo những gì mà bà coi như là sự nô lệ trong hôn nhân.

Ở tuổi vị thành niên, bà dốc hết thời gian rảnh rỗi vào việc tìm hiểu Phật Pháp và hành thiền, chỉ làm việc đủ để kiếm tiền nuôi dưỡng cha già, bằng cách trông coi một cửa hàng nhỏ. Sự hành thiền của bà tiến bộ tốt, đến nỗi bà có thể dạy cha hành thiền với kết quả khả quan trong năm cuối đời ông. Sau khi cha mất, bà tiếp tục làm việc với suy nghĩ rằng bà sẽ để dành đủ tiền để giúp bà có thể sống quãng đời còn lại ở một nơi thanh vắng, và dốc hết tâm sức vào việc tu tập. Cô chú của bà, những người cũng rất ham thích việc hành thiền, có một ngôi nhà nhỏ gần một ngọn đồi có rừng, Khao Suan Luang -, ở ngoại thành của Rajburi, nơi bà thường đến tu tập - (Núi Công Viên Hoàng Gia, nơi đã tạo ra hứng khởi để bà chọn làm bút danh). Vào năm 1945, khi cuộc sống xáo trộn do Thế chiến thứ II gây ra đã bắt đầu trở lại bình thường, bà giao cửa hàng lại cho người em gái, để theo cô chú dọn về vùng núi, nơi mà cả ba người bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn hướng về thiền tập, như những Ưu-bà-tắc (upasaka) và Ưu-bà-di (upasika) -những đệ tử nam, nữ tại gia của Đức Phật. Từ một nhóm tu nhỏ, do họ tự lập với nhau trong một tu viện đã bị bỏ hoang, dần dần nó đã phát triển để trở thành một trung tâm tu tập của phụ nữ, và vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay.

Cuộc sống ở nơi tịnh tu này rất khó khăn, vì thực tế là trong những năm đầu tiên, ít có được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, ngày nay dầu trung tâm đã được nhiều người biết đến, cơ ngơi đã được xây dựng khang trang, thì sự cần kiệm giống như xưa vẫn được duy trì vì những lợi ích của nó -làm giảm thiểu lòng tham, tự ái và những uế nhiễm tâm linh khác- cũng như vì sự an lạc mà nó mang đến khi làm giảm bớt bao lo âu trong tâm. Tất cả các phụ nữ tu tập ở trung tâm đều ăn chay và không sử dụng những chất kích thích như thuốc lá, trà, cà-phê và trầu cau. Hằng ngày, họ tụ họp lại để đọc kinh, hành thiền theo nhóm và trao đổi về các kinh nghiệm tu tập. Trong những năm khi sức khỏe của Upasika Kee vẫn còn tốt, bà tổ chức những buổi họp mặt đặc biệt, qua đó các thành viên sẽ báo cáo về sự thực hành của họ, sau đó bà sẽ nói một bài pháp về những vấn đề quan trọng mà họ đã nêu lên trong báo cáo. Phần lớn các bài pháp được ghi lại trong sách này có xuất xứ từ những buổi họp mặt như thế.

Trong những năm đầu của trung tâm, các nhóm nhỏ như bạn bè, thân quyến khi có dịp sẽ thăm viếng để hỗ trợ và để được lắng nghe các bài Pháp của Upasika Kee. Dần dần khi các bài Pháp cũng như sự tu tập của bà được đánh giá cao, được nhiều người biết đến, thì nhiều đoàn Phật tử khác đã đến viếng thăm và có nhiều phụ nữ gia nhập cộng đồng đó hơn. Mặc dầu rất nhiều các đệ tử của bà được làm tu nữ thọ tám giới, trang phục trong y trắng, chính bản thân bà vẫn duy trì địa vị của một người nữ cư sĩ thực hành giữ tám giới suốt cuộc đời. Tìm mua: Đơn Giản Và Thuần Khiết TiKi Lazada Shopee

Khi máy ghi âm (tape-recording) xuất hiện ở Thái Lan vào giữa những năm 1950, bạn bè bắt đầu ghi âm lại những bài giảng Pháp của bà, và vào năm 1956, một số bài giảng của bà được đem in ấn tống. Đến giữa 1960, luồng văn hóa Phật giáo miễn phí từ Khao Suan Luang -gồm các bài thơ cũng như bài Pháp của bà- đã tuôn tràn như thác lũ. Điều này càng lôi cuốn thêm nhiều người đến với trung tâm của bà và bà được đánh giá là một trong những vị giảng sư lỗi lạc nhất ở Thái Lan, không kể là nam hay nữ.

Upasika Kee là người tự học. Mặc dầu bà đã tiếp nhận được các phương thức hành thiền căn bản trong những lần thường xuyên đến viếng các tu viện khi còn trẻ, nhưng bà thực hành phần lớn là tự bản thân chứ không học chính thức với một vị thiền sư nào. Hầu hết những lời giảng của bà trích ra từ các kinh điển như -Tam tạng kinh, các tác phẩm của các vị thầy đương thời- và từ các trải nghiệm cam go, không ngừng nghỉ của bà.

Trong những năm cuối đời, bà bị cườm mắt, dần đưa đến việc bị mất thị giác, nhưng bà vẫn duy trì một thời khóa biểu hành thiền miên mật và vẫn tiếp đón những vị khách nào muốn đến để tìm hiểu Phật Pháp. Bà đã ra đi một cách lặng lẽ vào năm 1978, sau khi đã giao trung tâm lại cho một Hội đồng mà bà đã chọn lựa trong các thành viên. Em gái của bà, Upasika Wan, người cho đến thời điểm đó, đã giữ một vai trò quan trọng trong việc hộ Pháp, và cũng là người điều hành trung tâm, đã gia nhập Hội đồng này chỉ vài tháng sau khi Upasika Kee viên tịch. Upasika Wan không lâu sau đó đã trở thành là người lãnh đạo của trung tâm, một vị trí mà bà đã giữ cho đến khi bản thân bà cũng ra đi vào năm 1993. Giờ thì một lần nữa, trung tâm lại được điều hành bởi một Hội đồng và đã phát triển để có thể thâu nhận đến sáu mươi thành viên.

Tỳ Kheo Thanissaro

Metta Forest Monastery

Valley Center, California

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đơn Giản Và Thuần Khiết PDF của tác giả Upasika Kee Nanayon nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bước Chân Theo Dấu Mặt Trời (Phương Thu Thuỷ)
Bước chân theo dấu mặt trời được viết bởi một người phụ nữ đã từ bỏ công việc ổn định, rời xa ngôi nhà êm ấm để trở thành kẻ lữ hành cô độc đến những miền đất lạ với tấm vé máy bay một chiều. Người phụ nữ ấy luôn mang trong mình câu hỏi: Tôi sinh ra bởi điều gì? Tôi đang đi về đâu?... Để rồi vào một buổi chiều trên đỉnh núi Linh Thứu, lúc mặt trời rực rỡ xuống sau dãy núi, người phụ nữ ấy đã bắt đầu tìm được điều mình đang khao khát, ráng chiều đỏ thắm dần lấp đầy khoảng trống vô hình trong cô. Người phụ nữ ấy hành hương đến Ấn Độ, nơi có một vị Phật đã thành đạo, nơi đã một thời mang trong mình nền văn minh huy hoàng của loài người nay trở thành nơi nghèo nàn, và nguy hiểm nhất thế giới. Trong chuyến độc hành của mình, người phụ nữ yếu đuối đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc: vui - buồn - hạnh phúc - sợ hãi. Những người lạ nơi xứ người đã khiến người lữ khách không còn đơn độc mà mang cô cảm giác thân thuộc, ấm áp tình người. Những người chúng ta đã gặp trong đời, mỗi sự việc xảy đến đều ý nghĩa và dạy cho chúng ta một bài học về cuộc sống. Những gì chúng ta trải qua đều là nhân - quả và chỉ có cách bình tĩnh chiêm nghiệm mới giúp ta an yên giữa cuộc đời này. Bước chân theo dấu mặt trời sẽ dẫn độc giả bước vào không gian văn hóa đậm chất Ấn Độ với những công trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo, các loại hình nghệ thuật truyền thống đầy tinh tế, nền ẩm thực đa dạng thậm chí cả những tập tục man rợ như tục điểu táng của người Tây Tạng. Tìm mua: Bước Chân Theo Dấu Mặt Trời TiKi Lazada Shopee Bạn sẽ nhận ra rằng: “Con người ở đâu cũng giống nhau. Dù màu da, ngôn ngữ, quan niệm, niềm tin tôn giáo khác nhau nhưng mọi vấn đề, rắc rối, đau khổ đều giống nhau bởi đều xuất phát từ tâm.” *** Năm 2013, sau một lần cùng mẹ du lịch Ấn Độ, Thu Thủy bị vùng đất giàu bản sắc văn hóa và tâm linh này thu hút. Không lâu sau, chị quyết định tu học Phật giáo Ấn Độ ngay tại Việt Nam. Đến một ngày, chị quyết định một mình trở lại đất nước này để thực hiện giấc mơ khám phá cuộc sống và con người nơi đây. Trước khi bắt đầu hành trình, Thu Thủy có cuộc sống bình yên. Vốn hòa nhã, nhẹ nhàng và hiểu chuyện, chị may mắn lấy được người mình yêu là tình đầu thời đại học. Sau khi tốt nghiệp, chị có một công việc ổn định suốt 10 năm và hưởng cuộc sống ấm êm bên người thân, bạn bè. Thế nhưng, cô gái trẻ không thỏa mãn mà luôn cảm thấy từ sâu trong mình có một khoảng trống khó giải thích. Biết ý định của chị, đồng nghiệp phản ứng, can ngăn. Chị kể mọi người đều khuyên Ấn Độ là vùng đất không an toàn cho phụ nữ. “Cứ hai mươi phút lại có một vụ cưỡng hiếp”, “Qua bên đó tiếng Anh không tốt thì làm sao?” - nhiều người nói với chị. Trên Internet, nhiều tin tức tiêu cực về Ấn Độ như hiếp dâm, giết người, bạo động và kém vệ sinh. Nhưng trong cô gái trẻ luôn vững niềm tin trở lại nơi đây. Chị may mắn được chồng ủng hộ. Thu Thủy chọn vùng đất Ladakh, bởi pháp hội Kalachakra do ngài Dalai Lama chủ trì được tổ chức tại đây, nơi được gọi là Thiên đường ẩn giấu (The hidden paradise). Cuốn sách kể lại chi tiết hành trình của Thu Thủy từ khi đặt chân đến Ấn Độ. Sau khi máy bay hạ cánh ở Mumbai, chị được vợ chồng người bạn Sachin đón tiếp và có một đêm ngon giấc tại căn hộ của họ ở Pune. Sau đó, chị một mình lên đường. Tác giả mô tả khi đến Ladakh, bức tranh hùng vỹ chưa từng thấy hiện ra trước mắt chị. Ladakh là vùng đất Ấn ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Tây Tạng. Từ cảnh vật, con người, những ngôi đền đều chứa đựng tinh thần Phật. Những bài giảng về lòng từ bi của Dalai Lama tiếp thêm niềm tin cho chị về cuộc sống. Chị được tiếp nhận nghi lễ quán đỉnh thời luân (Kalachakra) từ một Lama trong vùng, chiêm ngưỡng biểu tượng Mandala cát. Qua những ngày trải nghiệm, tác giả khẳng định Ấn Độ không như những gì chị biết khi ở quê nhà. Ở đây tình người diễn ra một cách lặng lẽ, tự nhiên, không ai đề phòng ai. Khi dự một đám tang, chị viết: “Ở đây không nghe một tiếng khóc nào, mọi người mỉm cười chào khiến tôi không có cảm giác ở trong một đám tang”. Những điều đó giúp tác giả cảm thấy bình yên cả khi một mình lang thang nơi đây. Từ miền đất Phật Ladakh, Bodh Gaya đến những thành phố hiện đại New Dehli, Mumbai hay Dhamma Gigi, Igatpuri và Kolkata... tác giả nhận ra rằng lòng tốt luôn ngự trị trong thế giới con người, giúp chị dũng cảm đối mặt khó khăn suốt hành trình. Qua cuốn sách, Thu Thủy gửi gắm thông điệp về tình bạn, tình cảm gia đình, lòng nhân ái cùng tín ngưỡng thiêng liêng dẫn lối con người tìm đến điều tốt đẹp của cuộc sống.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bước Chân Theo Dấu Mặt Trời PDF của tác giả Phương Thu Thuỷ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tự Truyện Của Một Yogi (Paramahansa Yogananda)
Xuất bản lần đầu năm 1946, gần bảy mươi năm qua, Tự truyện của một yogi đã cuốn hút hàng triệu độc giả khắp nơi trên thế giới. Được đánh giá là một trong 100 cuốn sách tâm linh hay nhất thế kỷ 20, câu chuyện về cuộc đời đặc biệt của Paramahansan Yogananda đưa độc giả vào một hành trình khám phá khó quên thế giới của các thánh và yogi, khoa học và phép màu, cái chết và sự phục sinh. Với một trí tuệ uyên thâm và sự hóm hỉnh đáng mến, thầy đã soi tỏ những bí ẩn thâm sâu của đời người và của vũ trụ - mở rộng con tim và khối óc cho niềm vui, cái đẹp và những khả năng tinh thần vô hạn vốn tồn tại trong mỗi con người. Qua cuốn sách và chính cuộc đời hành đạo của mình, Paramahansan Yogananda, cũng như Gandhi, đã đưa tâm linh vào xu thế chủ đạo của xã hội. Nhận định “Dù tôn giáo, tín ngưỡng của bạn là gì thì bạn cũng sẽ thấy Tự truyện của một yogi là một sự khẳng định đáng mừng về sức mạnh của tâm hồn người.” - West Coast Review of Books “Cuốn sách của Yogananda là tự truyện của linh hồn hơn là thể xác… Cuốn sách là một nghiên cứu hấp dẫn và được chú giải rõ ràng về một lối sống đạo hạnh, được mô tả trung thực theo phong cách gây xúc động của Á Đông.”- Newsweek Tìm mua: Tự Truyện Của Một Yogi TiKi Lazada Shopee “Yogananda đã trình bày tường tận cái gọi là các giáo lý bí truyền Đông phương với sự chân thật vô cùng và khiếu hài hước xuất sắc. Cuốn sách của ngài thật đáng đọc vì là câu chuyện về một cuộc đời ngập trong hành trình tâmlinh.”- United PressĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tự Truyện Của Một Yogi PDF của tác giả Paramahansa Yogananda nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bước Đầu Học Đạo (Đạo Cao Đài)
Phàm con người phải biết có chi trên đầu. Cái không trung trên đầu ta đó là Trời. Đấng cầm quyền trên ấy là Đấng Tạo Hóa, là Ngọc Hoàng Thượng Đế, là Chúa Tể cả càn khôn thế giới. Nay Đấng Tạo Hóa lấy danh lập Đạo là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, dùng huyền diệu Tiên gia đến dựng nơi nước Nam ta một nền Chơn Đạo rất cao thượng mà độ rỗi nhơn sanh khỏi luân hồi, gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Đức Thượng Đế, vì thương yêu nhơn loại, đến độ rỗi chúng ta, lại còn gọi mình là Thầy, kêu chúng ta là môn đệ. Vậy nên chúng ta phải hết lòng kính mến và sùng bái Đấng Tạo Hóa và hết dạ tín ngưỡng cái Đạo rất huyền vi mầu nhiệm của Đấng Chí Tôn. (Trích phần đầu Tiểu Tự của Tân Luật)Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đạo Cao Đài":Kinh Sám HốiThượng Đế Giảng Chân LýPhật Mẫu - Diêu Trì Kim MẫuTìm Hiểu Về Thiên Tai Và Thiên CơĐại Giác Thánh KinhVì Sao Thờ Chữ KhíLuyện Tinh - Khí - ThầnChiết Tự Chữ HánThánh Ngôn Hiệp TuyểnBước Đầu Học ĐạoGóp Nhặt Chuyện ĐạoThất Chân Nhân QuảGiáo Lý Đạo Cao Đài Cơ BảnTriết Lý Đại ĐồngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bước Đầu Học Đạo PDF của tác giả Đạo Cao Đài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
10 Bài Giảng Về Thiền Vipassana (Thích Minh Tâm)
Tâm Thiền Thư Quán vào Mùa An Cư năm 2019. Chúng tôi đã đánh máy lại, biên tập, in thành sách với mong muốn cuốn sách này có thể đến được với nhiều người, giúp cộng đồng nhận diện rõ thiền là gì, thiền thế nào cho được lợi lạc. Thiền chẳng thể giúp các bạn chứng thánh; nhưng chắc chắn thiền đúng sẽ mang đến cho các bạn sự hạnh phúc ngay trong cuộc sống hiện tại này. Nếu bạn có duyên cầm cuốn sách này trên tay, hãy đừng vội phản ứng với vài “liều thuốc đắng” trong từng bài giảng. Hãy biết nhặt nhạnh, thử nghiệm, trải nghiệm, chậm thôi, từ từ trải nghiệm. Chẳng có bài học nào quý giá bằng chính sự trải nghiệm của bản thân mỗi người!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 10 Bài Giảng Về Thiền Vipassana PDF của tác giả Thích Minh Tâm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.