Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Khuôn Mặt Bị Đánh Cắp (Latifa)

Khuôn mặt bị đánh cắp là cuốn hồi ký cảm động của Latifa - một thiếu nữ mười sáu tuổi kể về thân phận khốn cùng của bản thân và những người dân Afghanistan vô tội khi Taliban lên nắm chính quyền.

Bất chấp những hiểm nguy rình rập…

Bất chấp mạng sống bị đe dọa…

Bất chấp phải trốn chạy, từ bỏ quê hương với gia đình, người thân yêu dấu…

Cô bé Latifa vẫn quả cảm để nói thay cho tất cả những thiếu nữ và phụ nữ Afghanistan. Tìm mua: Khuôn Mặt Bị Đánh Cắp TiKi Lazada Shopee

Những người mẹ, người chị, và cả em nhỏ bị bó buộc, cầm tù, thậm chí đã bị hành quyết giữa cộng đồng, không xét xử và không ai trắc ẩn, trước mắt cả con cái lẫn những người thân.

Họ bị tước đoạt mọi quyền lợi ngay trên chính xứ sở quê hương của mình, dù là những quyền lợi cơ bản nhất của một con người, một phụ nữ.

Thế nhưng bất chấp tất cả họ vẫn giữ gìn nhân phẩm của mình, với tất cả sự hãnh diện, sức lực và tinh thần cho đến hơi thở cuối cùng.

Bi kịch cuộc đời của Latifa chỉ là một phần nhỏ trong tất cả những mãnh đời bất hạnh của người phụ nữ dưới thời Taliban phải hằng ngày hằng giờ chịu đựng.

Latifa còn may mắn khi cuối cùng cô bé cũng có thể bắt đầu một cuộc đời mới.

Của mình! Cho riêng mình!

Nhưng còn đó biết bao số phận của những người phụ nữ Afganistan khác thì sao?

Họ phải làm gì? Còn phải chịu đựng những gì?

Và cuối cùng ai/ cái gì sẽ cứu rỗi cuộc sống của họ khỏi những tăm tối ràng buộc khắc nghiệt này đây?

Khuôn mặt bị đánh cắp, vì thế, càng chứng tỏ giá trị của mình khi gióng lên một hồi chuông cảnh báo về tệ nạn bạo hành phụ nữ dưới chế độ Taliban hà khắc.

Một cuốn hồi kí chân thực với sức lay động mạnh mẽ.

Để tương lai sẽ không còn những Latifa nào nữa…***

Những chiếc khăn xếp đen ngòm của Taliban đang dần biến mất khỏi những cơn ác mộng của chúng tôi: giờ đây quan trọng là nói về hy vọng và tự do - mà cuối cùng lại có. Tôi đang làm điều đó.

Từ lúc tôi nghe thấy tiếng cười ở Kabul, nhìn thấy một khuôn mặt phụ nữ trên tivi, thấy những chiếc máy cạo râu của những người thợ cạo lại đang làm việc, tôi biết rằng tôi phải quay về và ôm tổ quốc vào lòng mình. Tôi chỉ đang chờ những cánh diều sẽ thay thế máy bay oanh tạc trên bầu trời Kandahar mà thôi.

Có nhiều điều đáng vui mừng tại Hội nghị Bonn(15): các đại diện mỗi nhóm dân tộc - Tajik, Uzbek, Pashtun, Hazar - đều hứa là sẽ nghiêm túc tập hợp lại dưới một chính phủ lâm thời và chấp nhận viện trợ của Liên hợp quốc cho công cuộc tái thiết đất nước chúng tôi, một quốc gia bị tàn phá đến mức hiếm có trong lịch sử. Tôi thật lấy làm vui mừng.

Giờ đây anh Wahid đang mong mỏi được rời Moskva về nước. Anh Daoud và vợ anh, và chị Soraya đều đang ở đâu đó trên đoạn đường giữa Pakistan và Afghanistan: đã lâu chúng tôi không hay tin họ và tôi lấy làm lo lắng.

Về phần mình, lúc này tôi là một người lưu vong được biệt đãi, được ăn uống no nê, không sợ mùa đông giá lạnh, và ngang hàng với những người phương Tây. Vì thế, giờ tôi có thể bày tỏ, mà không phải sợ hãi, những lo lắng bản năng của tôi về tương lai - và đó cũng là một biệt đãi.

Hàng thế kỷ nay những người đàn ông của đất nước tôi được đưa cho dao rựa, súng lục, súng trường, súng Kalashnikov để chơi như chơi những cái trống lúc lắc của trẻ nhỏ. Hàng thế kỷ nay các thế hệ bị đem bày ra trên một bàn cờ, các kỳ thủ lớn kế tiếp nhau, hết người này đến người khác, như thể chiến tranh giữa các dân tộc là một môn thể thao toàn quốc vậy. Cũng hàng thế kỷ nay phụ nữ sinh ra để mặc áo burqa. Và những tham vọng xâm lược của các thế lực nước ngoài ủng hộ cho những truyền thống này.

Tôi muốn nói - cùng với tất cả hy vọng của tôi về giấc mơ về hòa bình và dân chủ, giấc mơ cháy bỏng của thế hệ tôi - rằng tôi cầu cho phụ nữ sẽ được đại diện đầy đủ hơn trong các cuộc đàm phán tương lai. Trong ba mươi người tham dự Hội nghị Bonn, ba phụ nữ vẫn là chưa đủ. Tôi cũng cầu cho người cầm lái đất nước tôi sẽ, trong trái tim ông, mang chất Pashtun cũng như Tajik, Uzbek, Hazar; rằng vợ ông sẽ cố vấn và trợ giúp cho ông; rằng ông sẽ hiểu là ông phải tập hợp quanh mình những người phụ nữ giỏi giang nhất và thông thái nhất. Tôi cầu cho những cuốn sách sẽ thay thế vũ khí; rằng nền giáo dục sẽ dạy chúng tôi biết tôn trọng lẫn nhau; rằng các bệnh viện sẽ làm tròn sứ mệnh của mình; và rằng nền văn hóa của chúng tôi sẽ lại vực dậy từ đống tro tàn của các bảo tàng bị cướp bóc và đốt cháy. Tôi cũng cầu nguyện cho các trại đầy những người tị nạn đang khổ sở vì đói sẽ biến mất khỏi các biên giới của chúng tôi, và một ngày gần đây bánh mì họ ăn sẽ được nướng bằng chính bàn tay họ, trong chính những ngôi nhà của họ.

Cầu nguyện thôi vẫn là chưa đủ. Ngay khi tên Taliban cuối cùng treo chiếc khăn xếp đen sì của hắn lên và tôi lại có thể là một phụ nữ tự do ở một đất nước tự do, tôi sẽ trở về với cuộc sống của tôi ở Afghanistan và tiếp tục những nghĩa vụ của mình như một công dân, một phụ nữ - và tôi hy vọng, một ngày nào đó, một người mẹ nữa.

Một hôm, một phụ nữ Âu trích dẫn cho tôi lời một bài hát: “Phụ nữ là tương lai của nam giới.” Ở Afghanistan, hơn bất cứ nơi nào khác, tôi cầu nguyện rằng đàn ông cũng sẽ sớm cất tiếng hát lên câu ca này.

Tháng Mười hai 2001

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khuôn Mặt Bị Đánh Cắp PDF của tác giả Latifa nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Mùa Thu Đức 1989 (Egon Krenz)
Mùa thu Đức 1989 là tên cuốn hồi ký của Egon Krenz, Tổng bí thư Đảng Xã hội Chủ nghĩa thống nhất Đức, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức vào thời điểm Bức tường Berlin được mở ngày 9/11/1989, công bố lần đầu tiên vào tháng 2/2009 tại Đức đã tạo nên một tâm điểm chú ý của dư luận. Tham gia vào các sự kiện Mùa thu Đức ở cương vị nguyên thủ và chịu trách nhiệm cao nhất, ông đã thuật lại một cách chi tiết, đầy đủ các diễn biến chính trị dẫn tới việc sụp đổ của Cộng hòa Dân chủ Đức. Phân tích, lý giải các sự kiện trong Mùa thu Đức 1989, ông đồng thời lý giải nó trong bề sâu có tính lịch sử, về các nguyên do của nước Đức XHCN, Liên bang Xô viết và khối Hiệp ước Warszawa. Nhiều năm sau các sự kiện, tác giả có điều kiện chiêm nghiệm và đối sánh trong bối cảnh nước Đức thống nhất và thế giới xóa bỏ Chiến tranh lạnh nhưng tiếp tục phân rã, do đó cái nhìn phân tích của ông càng đáng lưu tâm. Là một người cộng sản, Egon Krenz không ngần ngại phê phán các sai lầm của chủ nghĩa xã hội, song ông trung thực bảo vệ lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Những gì trong Mùa thu Đức 1989 cho thấy, trước sau Egon Krenz là người cộng sản ái quốc - với ông Tổ quốc đồng nghĩa với Cộng hòa Dân chủ Đức XHCN. Tìm mua: Mùa Thu Đức 1989 TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mùa Thu Đức 1989 PDF của tác giả Egon Krenz nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cá Tính Của Miền Nam (Sơn Nam)
Tập sách này viết ra từ trước 1975 không lâu, riêng về nhan đề "Cá tính miền Nam" tôi và vài bạn thấy như chưa ổn, đáng lý ra phải gọi Phong cách, Nét đặc trưng hoặc gì gì đó, nhưng rồi đành chọn hai tiếng Cá tính. Điều quan trọng là quyển sách nói được những điều gì. Đến nay, xem lại, thấy những nét lớn vẫn đúng, mặc dầu sự việc đã thay đổi, thí dụ như ngày nay người làm vười đã thay đổi giống cây ăn trái, dùng xáng cỡ nhỏ để đào đất phù sa đưa lên bờ cù lao. Cây phảng ít thấy, đã cày máy, lúa xạ, không phải lom khón cấy vất vả như trước. Đáng lưu y chăng là nét tồn tại về tín ngưởng dân giang của người vùng biên giới an giang. Và nét đặc trưng của kẻ sĩ thời xưa, sống sát với quần chúng, có tính quần chúng thì hợp với vơi đã mặc nhiên theo "kinh tế thị trường" từ khi mở nước. Vả lại, ta nhờ miền Nam là đồng bằng, với sông rạch và biển, "văn minh sông nước" là chủ yếu. Lại còn tiếp cận sớm và trực tiếp với các nước mà nay ta gọi là EASEAN. Tác động của tư bản Tây phương đã có, ngay từ buổi đầu. Lòng yêu nước, yêu quê hương được thể hiện rõ nét, mẫu số chung của cả nước vẫn là vậy. Các tín ngưởng, thậm chí các tổ chức HỘi kín vẫn là nhằm đánh đổ thực dân. Miền Nam bị thực dân xâm chiếm 25 năm, xem như một thế hệ trước miền Bắc, miền Trung, sông Cửu Long, sông Đồng Nai khác với sông Hương, sông Hồng về địa lý, cách khai thác mặc nhiên là khác. Ở đâu dân ta cũng sảng xuất, xây dựng gia đình, cần cù, chịu sự áp bức của thực dân, phong kiến nhưng mức độ khác nhau. Riêng tôi, nay thấy ngậm ngùi khi đọc lại những trang viết công phu về đạo tứ Ân ở Bảy Núi (An giang). Hồi chiến tranh biên giới Tây Nam vừa bùng nổ, gần như 70 phần trăm đồng bào ở đây bị thảm sát. Xã Ba chúc anh hùng, nay còn đài tưởng niệm, còn nơi trưng bày tội ác của Khơ - me đỏ là nơi mà đồng bào nên cố gắng đến tham quan, tuy xa xôi. Tư liệu trích dẫn ở đây phần lớn chưa ai đọc và phát hiện, tạm dẫn chứng để làm cơ sở, ngõ hầu các bạn trẻ nghiên cứu kỹ hơn. Tái bản "Cá tính miền Nam" đợt kỷ niệm 300 năm lịch sử mở đất của Sài Gòn - Nam Bộ cũng nhằm khẳng định cái riêng, sự đa dạng phong phú được bắt nguồn từ cái chung cội nguồn của tính cách con người Việt Nam cao quí được thử thách trong tiến trình lịch sử 4.000 năm dựng và giữ nước của dân tộc. Tìm mua: Cá Tính Của Miền Nam TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Sơn Nam":Cá Tính Của Miền NamHồi Ký Sơn Nam Toàn TậpLịch Sử Khẩn Hoang Miền NamSài Gòn Xưa, Ấn Tượng 300 Năm Và Tiếp Cận Với Đồng Bằng Sông Cửu LongĐi Và Ghi NhớCon Sấu Cuối Cùng26 Truyện Ngắn Sơn NamBiển Cỏ Miền Tây Hình Bóng CũChuyện Xưa Tích CũTuyển Tập Truyện Ngắn Sơn NamLễ Hội Dân Gian Miền NamNgười Bạn Triệu PhúVạch Một Chân Trời, Chim Quyên Xuống ĐấtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cá Tính Của Miền Nam PDF của tác giả Sơn Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cá Tính Của Miền Nam (Sơn Nam)
Tập sách này viết ra từ trước 1975 không lâu, riêng về nhan đề "Cá tính miền Nam" tôi và vài bạn thấy như chưa ổn, đáng lý ra phải gọi Phong cách, Nét đặc trưng hoặc gì gì đó, nhưng rồi đành chọn hai tiếng Cá tính. Điều quan trọng là quyển sách nói được những điều gì. Đến nay, xem lại, thấy những nét lớn vẫn đúng, mặc dầu sự việc đã thay đổi, thí dụ như ngày nay người làm vười đã thay đổi giống cây ăn trái, dùng xáng cỡ nhỏ để đào đất phù sa đưa lên bờ cù lao. Cây phảng ít thấy, đã cày máy, lúa xạ, không phải lom khón cấy vất vả như trước. Đáng lưu y chăng là nét tồn tại về tín ngưởng dân giang của người vùng biên giới an giang. Và nét đặc trưng của kẻ sĩ thời xưa, sống sát với quần chúng, có tính quần chúng thì hợp với vơi đã mặc nhiên theo "kinh tế thị trường" từ khi mở nước. Vả lại, ta nhờ miền Nam là đồng bằng, với sông rạch và biển, "văn minh sông nước" là chủ yếu. Lại còn tiếp cận sớm và trực tiếp với các nước mà nay ta gọi là EASEAN. Tác động của tư bản Tây phương đã có, ngay từ buổi đầu. Lòng yêu nước, yêu quê hương được thể hiện rõ nét, mẫu số chung của cả nước vẫn là vậy. Các tín ngưởng, thậm chí các tổ chức HỘi kín vẫn là nhằm đánh đổ thực dân. Miền Nam bị thực dân xâm chiếm 25 năm, xem như một thế hệ trước miền Bắc, miền Trung, sông Cửu Long, sông Đồng Nai khác với sông Hương, sông Hồng về địa lý, cách khai thác mặc nhiên là khác. Ở đâu dân ta cũng sảng xuất, xây dựng gia đình, cần cù, chịu sự áp bức của thực dân, phong kiến nhưng mức độ khác nhau. Riêng tôi, nay thấy ngậm ngùi khi đọc lại những trang viết công phu về đạo tứ Ân ở Bảy Núi (An giang). Hồi chiến tranh biên giới Tây Nam vừa bùng nổ, gần như 70 phần trăm đồng bào ở đây bị thảm sát. Xã Ba chúc anh hùng, nay còn đài tưởng niệm, còn nơi trưng bày tội ác của Khơ - me đỏ là nơi mà đồng bào nên cố gắng đến tham quan, tuy xa xôi. Tư liệu trích dẫn ở đây phần lớn chưa ai đọc và phát hiện, tạm dẫn chứng để làm cơ sở, ngõ hầu các bạn trẻ nghiên cứu kỹ hơn. Tái bản "Cá tính miền Nam" đợt kỷ niệm 300 năm lịch sử mở đất của Sài Gòn - Nam Bộ cũng nhằm khẳng định cái riêng, sự đa dạng phong phú được bắt nguồn từ cái chung cội nguồn của tính cách con người Việt Nam cao quí được thử thách trong tiến trình lịch sử 4.000 năm dựng và giữ nước của dân tộc. Tìm mua: Cá Tính Của Miền Nam TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Sơn Nam":Cá Tính Của Miền NamHồi Ký Sơn Nam Toàn TậpLịch Sử Khẩn Hoang Miền NamSài Gòn Xưa, Ấn Tượng 300 Năm Và Tiếp Cận Với Đồng Bằng Sông Cửu LongĐi Và Ghi NhớCon Sấu Cuối Cùng26 Truyện Ngắn Sơn NamBiển Cỏ Miền Tây Hình Bóng CũChuyện Xưa Tích CũTuyển Tập Truyện Ngắn Sơn NamLễ Hội Dân Gian Miền NamNgười Bạn Triệu PhúVạch Một Chân Trời, Chim Quyên Xuống ĐấtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cá Tính Của Miền Nam PDF của tác giả Sơn Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Mao Trạch Ðông, Cuộc Ðời Chính Trị Và Tình Dục (Lý Chí Thỏa)
Ngay khi vừa bước vào phòng Mao đã tức khắc bị bao vây ngay bởi một bầy gái đẹp, trẻ măng, hấp dẫn do Cục Bảo Vê tuyển lựa từ các đoàn Văn Công. Các cô lần lượt đến mơn trớn rủ rê Mao Chủ Tịch ra sàn nhảy trong lúc ban nhạc chơi toàn là nhạc tây phương với những điệu Fox, Walt và Tango. Mao không từ chối cô nào cả. Mao nhảy rất chậm chạp, gần như đi bộ. Cứ sau khi nhảy xong với một cô, Mao lại kéo cô ta ngồi lại gần và tâm tình đôi ba phút cho đến khi một cô khác tới mời Mao. Và cứ thế Mao nhảy với từng cô, từ cô nầy đến cô khác. Tôi để ý chỉ thấy có Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ðức nhưng không thấy Giang Thanh. Bởi vì tôi thuộc thành phần thiểu số đàn ông trong đám nhảy, nên tôi cũng được các cô mời nhảy đôi ba bản. Ngoài âm nhạc tây phương, thỉnh thoảng ban nhạc lại chơi xen kẻ vài bài nhạc Trung Hoa. Những đoàn văn công thường do Cục Bảo Vệ an ninh tuyển lựa và tổ chức để phục vụ Mao và những lãnh đạo cao cấp. Ða số các đòan viên là thiếu nữ trẻ đẹp, có tài ca múa và thấm nhuần tư tưởng chính trị. Mao mê gái và mê nhảy đầm đến nỗi sau nầy, vào năm 1961, ông ta hạ lệnh di chuyển cả phòng ngủ của ông ta tới sát vách phòng nhảy để "nghỉ xả hơi" khi nhảy mệt. Tôi thường thấy Mao dắt tay các vũ công vào phòng ngủ của ông ta và rồi vói tay gài then cửa..Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mao Trạch Ðông, Cuộc Ðời Chính Trị Và Tình Dục PDF của tác giả Lý Chí Thỏa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.