Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

QUỐC VĂN ĐỜI TÂY SƠN - SƠN-TÙNG HOÀNG THÚC TRÂM

PHÀM LỆ

1) Sách này có hai mục đích là giúp các bạn học sinh dùng trong các trường học và cung tài liệu cho bộ thuần túy Việt nam văn học sử sau này, nên tác giả cố gắng khảo cứu cho được kỹ và chú thích cho được tường. Nhưng ngặt vì trong cơn khói lửa, còn nhiều điều kiện chưa đủ, nên không sao tránh khỏi những khuyết điểm đáng tiếc. 2) Phàm những sách báo tham khảo để viết sách này, sẽ liệt kê ở cuối. Còn nội dung có những bài thơ văn cổ, hoặc từ chữ nôm mới phiên âm ra, hoặc sao lục hay so sánh ở sách báo quốc ngữ nào, đều có chưa rõ xuất xứ để độc giả tiện kiểm điểm lại. 3) Phàm những bản phiên âm chữ nôm hay là những bản sao lục quốc ngữ, nếu thấy chỗ nào hoặc do chữ nôm khó hiểu, hoặc do tiếng cổ ít dùng, hoặc do sự sao chép đáng ngờ, đều xin đánh dấu hỏi ở bên để tồn nghi, đợi sẽ khảo sau và mong các bậc cao minh chỉ giáo. 4) Các tác giả đời Tây sơn, nhà nào có đủ tài liệu thì ở tiểu sử xin nói kỹ, còn thì xin chịu cái lỗi sơ lược để đợi một ngày sáng sủa thuận tiện hơn. 1 5) Như nhan nó đã nêu, sách này chỉ nằm trong phạm vi quốc văn đời Tây sơn (1778 1802) nên mấy tác giả đời ấy, như Phan huy Ích, Nguyễn hữu Chỉnh, dầu có tác phẩm bằng Hán văn, nhưng chỉ được kể ra tên sách hoặc tên bài để cung làm tài liệu bị khảo, chứ không dùng làm đối tượng nghiên cứu. 6) Đối với các bài văn cổ đời Tây sơn, ngoài sự chú thích cho dễ hiểu, nếu gặp bài nào quá dài như « Ai tư vãn », v.v… tôi xin mạo muội chia phần và nêu tiểu đề để tóm ý từng đoạn cho dễ nhận xét. 7) Vì phải thu gọn trong khuôn khổ một cuốn sách nhỏ, nên có nhiều văn đời Tây sơn buộc phải trích lược 2, hoặc chỉ dẫn được đầu đề 3, xin đọc giả lượng thứ. *** LỜI ĐẦU Nhà Tây sơn (1778 1802) 4, do mấy anh em « áo vải », đáp theo tiếng gọi của thời đại, tiếng gọi của dân chúng, chỗi dậy với bao hào khí, hùng tâm, giữ vững được tự do, chủ quyền và lĩnh thổ của Việt nam, suốt từ Nam quan đến Gia định. Về chính sự cũng như về võ công, đời Tây sơn có nhiều rực rỡ lắm. Chẳng thế, từ khi quật khởi (1771) đến lúc bại vong (1802), trong vòng thời gian ngắn ấy, bắc quét được Mãn thanh, nam đuổi được Xiêm la, tây phục được Miên, Lào, thống nhất Trung, Nam, Bắc, trước đó chưa từng có trong lịch sử Việt nam. Một triều đại dầu hưởng thụ ngắn ngủi, nhưng kinh tế có tổ chức, chính trị có tổ chức, quân sự có tổ chức, xã hội có tổ chức, không lẽ trên trang văn học lại không có nét gì đặc biệt đáng ghi ? Nghĩ vậy, trong vòng ngót hai mươi năm nay, tôi vẫn để tâm khảo cứu đến đoạn lịch sử Tây sơn là một triều đại bị phe chiến thắng xóa nhòa gần hết : đào mả, tán xương, tru di giống nòi, rất đỗi niên hiệu Cảnh thịnh trên chuông đồng và tờ nhan ngoài bộ ĐẠI VIỆT SỬ KÝ khắc đời Tây sơn cũng bị đục bỏ, xóa đi cho tuyệt dấu tích ! Thời gian khảo cứu dần dần mang lại cho tôi một vài tia sáng : càng đi sâu vào lịch sử Tây sơn, càng thấy có cái đặc điểm văn học : trọng dụng quốc văn. Phải, một triều đại đã có nhiều sáng kiến về kinh tế (như việc đòi lập nha hàng ở Nam ninh thuộc Quảng tây), về võ bị (như việc bắt buộc đầu quân), về chính trị (như việc làm thẻ tín bài) như kia, thế nào chẳng có cái đáng chú ý về văn học ? Thì một việc yêu tiếng mẹ đẻ, trọng dụng quốc văn đủ nêu cao viết lớn những chữ vàng trên tờ văn học sử của thời đại ấy. Đã tìm được phương hướng, tôi cứ lần bước trong « tiểu thụ lâm » quốc văn Tây sơn, nay đã có thể nói với các bạn thân mến rằng đời Tây sơn cũng trội về quốc văn và QUỐC VĂN ĐỜI TÂY SƠN đã chiếm được một địa vị quan trọng trên trang sử văn học thuần túy Việt nam cận đại. Nhà Tây sơn sớm sụp đổ, đến nỗi những đặc điểm về văn học ấy, cũng như các sáng kiến về mọi phương diện khác, tuy không kịp phát triển được rộng, ăn rễ được sâu, nhưng cái « cây » quốc văn đã vun trồng trong khoảng hơn hai mươi năm đó cứ theo thời gian, chống với gió sương, dạn cùng giông tố, vượt bao chật vật khó khăn để đến ngày nay, đi kịp tư trào thế giới, rèn thành một thứ lợi khí cho Việt nam xây dựng một nền văn hóa dân tộc, khoa học và đại chúng. Mồng sáu tháng giêng 1950 Tác giả *** Từ thế kỷ thứ XVII, Việt nam thành một cục diện địa phương cát cứ : từ sông Gianh (Linh giang) ra Bắc, gọi là Bắc hà, nhà Trịnh 5 vịn họ Lê, cầm quyền thống trị ; từ sông Gianh vào Nam, gọi là Nam hà, nhà Cựu Nguyễn 6 làm chúa ở Thuận, Quảng 7, riêng nắm chính quyền. Đến cuối thế kỷ XVIII, nhất là từ năm kỷ sửu (1769) trở đi, suốt nước rối loạn, đói kém, nhân dân điêu đứng lầm than ; quốc nạn ngày một trầm trọng. Anh em Tây sơn, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ, với áo vải, cờ đào, nhân thời thế, nổi lên từ năm tân mão (1771). Qua năm mậu tuất (1778), Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế ở Qui nhơn, đặt niên hiệu là Thái đức. Ta nên nhớ rằng trong buổi loạn lạc, những người có thủ đoạn, thường bỏ bút nghiên, tập cung kiếm, chứ không mấy khi giữ lề lối, do khoa cử mà xuất thân. Cho nên từ anh em Tây sơn đến các tướng ở bên vua Thái đức bấy giờ hầu hết là những tay quân nhân thượng võ. Hán văn, đối với họ, có thể bị coi là những món xa lạ, không sát thực tế. Vậy nên quốc văn bấy giờ, vì nhu cầu của thời đại, vì sở năng của cá nhân, đã được đóng một vai trò lịch sử khá quan trọng. Chứng cớ là vua Thái đức từ khi lên ngôi (mậu tuất, 1778) đến năm mậu thân (1788) đã mười một năm đằng đẵng, rất có đủ thì giờ để tuyển dùng những nhà túc nho, những tay khoa bảng làm việc thảo sắc thư, viết chiếu chỉ ; nhất là Bình vương Nguyễn Huệ, bấy giờ đang làm đại nguyên súy, tổng quốc chính, rất có đủ điều kiện và quyền lực mà « động viên » hết cả những bậc thông nho ở khu « ảnh hưởng » của Tây sơn để nhờ giúp việc văn hàn từ lệnh. Vậy mà tờ chiếu do Bình vương Nguyễn Huệ gửi cho La sơn phu tử Nguyễn Thiệp (1) đề năm Thái đức thứ mười một (1788), cũng viết bằng chữ nôm. Nguyên văn như dưới đây : « Chiếu truyền La sơn phu tử Nguyễn Thiệp khâm tri 8 : Ngày trước ủy cho phu tử về Nghệ an tướng địa làm đô cho kịp kỳ này hồi ngự 9. Sao về tới đó chưa thấy đặng việc nhỉ ? 10. Nên hãy giá hồi Phú xuân kinh, hưu tức sĩ tốt 11. Vậy chiếu ban hạ, phu tử tảo nghi dữ trấn thủ Thận cộng sự, kinh chi, doanh chi 12, tướng địa tu đô tại Phù thạch hành cung sao hậu cận sơn. Kỳ chính địa phỏng tại dân cư chi gian hay là đâu cát địa khả đô, duy phu tử dạo nhãn giám định, tảo tảo tốc hành 13. Ủy cho trấn thủ Thận tảo lập cung điện, kỳ tam nguyệt nội hoàn thành, đắc tiện giá ngự 14. Duy phu tử vật dĩ nhàn hốt thị 15. Khâm tai ! Đặc chiếu 16. Thái đức thập nhất niên 17 lục nguyệt, sơ nhất nhật ». 18 Vua Quang trung (1788 1792), trong năm năm trị vì, hai năm đầu còn phải đấu tranh bằng quân sự, rồi bằng ngoại giao để chiến thắng Mãn thanh về hai phương diện ấy mà giành lấy độc lập, giữ trọn tự do ; đến vài năm sau lại lo chấn chỉnh vũ bị, định đánh Mãn thanh, đòi đất Lưỡng Quảng. Thế nghĩa là trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, tâm lực vua Quang trung hầu chuyên chú cả vào một việc đối ngoại. Dẫu vậy, công cuộc nội trị của ngài cũng có nhiều đặc sắc. Riêng một việc trọng dụng quốc văn đủ làm đại biểu cho những đặc điểm ấy. Ngoài cái chứng cớ chắc chắn bằng bức chiếu văn gửi cho La sơn phu tử như đã thấy rõ ở trên, các truyền văn và dã sử còn cho ta biết thêm : 1) Mỗi khoa thi, cứ đệ tam trường (kỳ thứ ba), các sĩ tử phải làm thơ phú bằng quốc âm. 19 2) Nhờ danh sĩ Nguyễn Thiệp dịch kinh, truyệnra tiếng nôm, nhưng Thiệp mới dịch được một ít, thì triều Tây sơn đổ, nên những dịch phẩm ấy đều bị tiêu hủy hết. Đến đời Cảnh thịnh (1793 1800), nhiều nhà khoa bảng rất giỏi Hán văn như Phan huy Ích, Ngô thì Nhậm, Nguyễn huy Lượng tuy vẫn đang đứng ở trong triều, thế mà những việc quan trọng như dụ quận Diệu, quận Dũng, dụ quân dân thành Qui nhơn và tế Hoàng thái hậu, v.v… cũng thường thấy viết bằng quốc văn cả, đủ biết đến triều Cảnh thịnh (1793 1800), Bảo hưng (1801 1802), quốc văn đã chiếm được địa vị lớn lao là thế nào rồi. Cái cớ quốc văn được trọng dụng, xu hướng quốc văn được bùng nổ ở đời Tây sơn như vậy, tưởng cũng dễ hiểu. Trong mấy lần Bắc thuộc, phe chiến thắng vì muốn giữ vững địa vị thống trị, bảo vệ quyền lợi của mình, thường dùng những thủ đoạn tàn khốc như tiêu diệt văn hóa của đối phương, xóa nhòa tinh thần dân tộc của nước bị trị, để một mặt thì dân bị trị ấy ngoan ngoãn thu hút lấy món giáo dục ngu dân, một mặt thì vất vưởng bấp bênh như cây đứt gốc, khó lòng cựa lên mà giành được cái quyền sống còn ở dươi ánh sáng mặt trời. Cho nên hồi Minh đô hộ (1414 1427), chúng đã cướp hết đồ thư điển tịch của ta từ Trần về trước, rồi chúng nhồi sọ cho ta bằng những TỨ THƯ ĐẠI TOÀN, TÍNH LÝ ĐẠI TOÀN ; đồng thời lại cấm dân ta không được cắt tóc, bắt đàn bà con gái ta phải mặc áo ngắn, quần dài, theo lối ăn mặc của người Minh. Mấy triều đại tự chủ tuy giữ được chủ quyền về chính trị và văn hóa, nhưng còn những dây liên lạc với Trung quốc rất khăng khít, chưa thể một sớm đã dễ phục hưng về mặt tinh thần, nên mãi đến cuối Lê thì tính chất dân tộc mới thật chớm nở. Đến đời Tây sơn, Nguyễn Huệ từ đám bình dân « áo vải » chỗi dậy, có tinh thần một nhà cách mệnh, đủ tư cách một tay lãnh đạo, nên về phương diện văn hóa, vua Quang trung đã sáng suốt hơn ai hết : trọng dụng quốc văn, vạch rõ con đường tiến tới : phải đi sát với thực tế, phải gần gũi với bình dân để thích hợp với nhu yếu của nhân dân và ăn nhịp với xu thế của thời đại. Sau năm năm trị vì, dẫu cá thể vua Quang trung đã mất đi, nhưng cái đà của quốc văn cứ do đó mà tiến triển. Vậy nên đến đời Cảnh thịnh, Bảo hưng thì cái xu hướng quốc văn đã lên cao, cứ việc nở bừng, lan rộng.

1) Sách này có hai mục đích là giúp các bạn học sinh dùng trong các trường học và cung tài liệu cho bộ thuần túy Việt nam văn học sử sau này, nên tác giả cố gắng khảo cứu cho được kỹ và chú thích cho được tường. Nhưng ngặt vì trong cơn khói lửa, còn nhiều điều kiện chưa đủ, nên không sao tránh khỏi những khuyết điểm đáng tiếc.

2) Phàm những sách báo tham khảo để viết sách này, sẽ liệt kê ở cuối. Còn nội dung có những bài thơ văn cổ, hoặc từ chữ nôm mới phiên âm ra, hoặc sao lục hay so sánh ở sách báo quốc ngữ nào, đều có chưa rõ xuất xứ để độc giả tiện kiểm điểm lại.

3) Phàm những bản phiên âm chữ nôm hay là những bản sao lục quốc ngữ, nếu thấy chỗ nào hoặc do chữ nôm khó hiểu, hoặc do tiếng cổ ít dùng, hoặc do sự sao chép đáng ngờ, đều xin đánh dấu hỏi ở bên để tồn nghi, đợi sẽ khảo sau và mong các bậc cao minh chỉ giáo.

4) Các tác giả đời Tây sơn, nhà nào có đủ tài liệu thì ở tiểu sử xin nói kỹ, còn thì xin chịu cái lỗi sơ lược để đợi một ngày sáng sủa thuận tiện hơn. 1

5) Như nhan nó đã nêu, sách này chỉ nằm trong phạm vi quốc văn đời Tây sơn (1778 1802) nên mấy tác giả đời ấy, như Phan huy Ích, Nguyễn hữu Chỉnh, dầu có tác phẩm bằng Hán văn, nhưng chỉ được kể ra tên sách hoặc tên bài để cung làm tài liệu bị khảo, chứ không dùng làm đối tượng nghiên cứu.

6) Đối với các bài văn cổ đời Tây sơn, ngoài sự chú thích cho dễ hiểu, nếu gặp bài nào quá dài như « Ai tư vãn », v.v… tôi xin mạo muội chia phần và nêu tiểu đề để tóm ý từng đoạn cho dễ nhận xét.

7) Vì phải thu gọn trong khuôn khổ một cuốn sách nhỏ, nên có nhiều văn đời Tây sơn buộc phải trích lược 2, hoặc chỉ dẫn được đầu đề 3, xin đọc giả lượng thứ.

***

LỜI ĐẦU

Nhà Tây sơn (1778 1802) 4, do mấy anh em « áo vải », đáp theo tiếng gọi của thời đại, tiếng gọi của dân chúng, chỗi dậy với bao hào khí, hùng tâm, giữ vững được tự do, chủ quyền và lĩnh thổ của Việt nam, suốt từ Nam quan đến Gia định.

Về chính sự cũng như về võ công, đời Tây sơn có nhiều rực rỡ lắm. Chẳng thế, từ khi quật khởi (1771) đến lúc bại vong (1802), trong vòng thời gian ngắn ấy, bắc quét được Mãn thanh, nam đuổi được Xiêm la, tây phục được Miên, Lào, thống nhất Trung, Nam, Bắc, trước đó chưa từng có trong lịch sử Việt nam.

Một triều đại dầu hưởng thụ ngắn ngủi, nhưng kinh tế có tổ chức, chính trị có tổ chức, quân sự có tổ chức, xã hội có tổ chức, không lẽ trên trang văn học lại không có nét gì đặc biệt đáng ghi ?

Nghĩ vậy, trong vòng ngót hai mươi năm nay, tôi vẫn để tâm khảo cứu đến đoạn lịch sử Tây sơn là một triều đại bị phe chiến thắng xóa nhòa gần hết : đào mả, tán xương, tru di giống nòi, rất đỗi niên hiệu Cảnh thịnh trên chuông đồng và tờ nhan ngoài bộ ĐẠI VIỆT SỬ KÝ khắc đời Tây sơn cũng bị đục bỏ, xóa đi cho tuyệt dấu tích !

Thời gian khảo cứu dần dần mang lại cho tôi một vài tia sáng : càng đi sâu vào lịch sử Tây sơn, càng thấy có cái đặc điểm văn học : trọng dụng quốc văn.

Phải, một triều đại đã có nhiều sáng kiến về kinh tế (như việc đòi lập nha hàng ở Nam ninh thuộc Quảng tây), về võ bị (như việc bắt buộc đầu quân), về chính trị (như việc làm thẻ tín bài) như kia, thế nào chẳng có cái đáng chú ý về văn học ? Thì một việc yêu tiếng mẹ đẻ, trọng dụng quốc văn đủ nêu cao viết lớn những chữ vàng trên tờ văn học sử của thời đại ấy.

Đã tìm được phương hướng, tôi cứ lần bước trong « tiểu thụ lâm » quốc văn Tây sơn, nay đã có thể nói với các bạn thân mến rằng đời Tây sơn cũng trội về quốc văn và QUỐC VĂN ĐỜI TÂY SƠN đã chiếm được một địa vị quan trọng trên trang sử văn học thuần túy Việt nam cận đại.

Nhà Tây sơn sớm sụp đổ, đến nỗi những đặc điểm về văn học ấy, cũng như các sáng kiến về mọi phương diện khác, tuy không kịp phát triển được rộng, ăn rễ được sâu, nhưng cái « cây » quốc văn đã vun trồng trong khoảng hơn hai mươi năm đó cứ theo thời gian, chống với gió sương, dạn cùng giông tố, vượt bao chật vật khó khăn để đến ngày nay, đi kịp tư trào thế giới, rèn thành một thứ lợi khí cho Việt nam xây dựng một nền văn hóa dân tộc, khoa học và đại chúng.

Mồng sáu tháng giêng 1950

Tác giả

***

Từ thế kỷ thứ XVII, Việt nam thành một cục diện địa phương cát cứ : từ sông Gianh (Linh giang) ra Bắc, gọi là Bắc hà, nhà Trịnh 5 vịn họ Lê, cầm quyền thống trị ; từ sông Gianh vào Nam, gọi là Nam hà, nhà Cựu Nguyễn 6 làm chúa ở Thuận, Quảng 7, riêng nắm chính quyền.

Đến cuối thế kỷ XVIII, nhất là từ năm kỷ sửu (1769) trở đi, suốt nước rối loạn, đói kém, nhân dân điêu đứng lầm than ; quốc nạn ngày một trầm trọng.

Anh em Tây sơn, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ, với áo vải, cờ đào, nhân thời thế, nổi lên từ năm tân mão (1771).

Qua năm mậu tuất (1778), Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế ở Qui nhơn, đặt niên hiệu là Thái đức.

Ta nên nhớ rằng trong buổi loạn lạc, những người có thủ đoạn, thường bỏ bút nghiên, tập cung kiếm, chứ không mấy khi giữ lề lối, do khoa cử mà xuất thân. Cho nên từ anh em Tây sơn đến các tướng ở bên vua Thái đức bấy giờ hầu hết là những tay quân nhân thượng võ.

Hán văn, đối với họ, có thể bị coi là những món xa lạ, không sát thực tế. Vậy nên quốc văn bấy giờ, vì nhu cầu của thời đại, vì sở năng của cá nhân, đã được đóng một vai trò lịch sử khá quan trọng.

Chứng cớ là vua Thái đức từ khi lên ngôi (mậu tuất, 1778) đến năm mậu thân (1788) đã mười một năm đằng đẵng, rất có đủ thì giờ để tuyển dùng những nhà túc nho, những tay khoa bảng làm việc thảo sắc thư, viết chiếu chỉ ; nhất là Bình vương Nguyễn Huệ, bấy giờ đang làm đại nguyên súy, tổng quốc chính, rất có đủ điều kiện và quyền lực mà « động viên » hết cả những bậc thông nho ở khu « ảnh hưởng » của Tây sơn để nhờ giúp việc văn hàn từ lệnh. Vậy mà tờ chiếu do Bình vương Nguyễn Huệ gửi cho La sơn phu tử Nguyễn Thiệp (1) đề năm Thái đức thứ mười một (1788), cũng viết bằng chữ nôm. Nguyên văn như dưới đây :

« Chiếu truyền La sơn phu tử Nguyễn Thiệp khâm tri 8 : Ngày trước ủy cho phu tử về Nghệ an tướng địa làm đô cho kịp kỳ này hồi ngự 9. Sao về tới đó chưa thấy đặng việc nhỉ ? 10. Nên hãy giá hồi Phú xuân kinh, hưu tức sĩ tốt 11. Vậy chiếu ban hạ, phu tử tảo nghi dữ trấn thủ Thận cộng sự, kinh chi, doanh chi 12, tướng địa tu đô tại Phù thạch hành cung sao hậu cận sơn. Kỳ chính địa phỏng tại dân cư chi gian hay là đâu cát địa khả đô, duy phu tử dạo nhãn giám định, tảo tảo tốc hành 13. Ủy cho trấn thủ Thận tảo lập cung điện, kỳ tam nguyệt nội hoàn thành, đắc tiện giá ngự 14. Duy phu tử vật dĩ nhàn hốt thị 15. Khâm tai ! Đặc chiếu 16. Thái đức thập nhất niên 17 lục nguyệt, sơ nhất nhật ». 18

Vua Quang trung (1788 1792), trong năm năm trị vì, hai năm đầu còn phải đấu tranh bằng quân sự, rồi bằng ngoại giao để chiến thắng Mãn thanh về hai phương diện ấy mà giành lấy độc lập, giữ trọn tự do ; đến vài năm sau lại lo chấn chỉnh vũ bị, định đánh Mãn thanh, đòi đất Lưỡng Quảng. Thế nghĩa là trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, tâm lực vua Quang trung hầu chuyên chú cả vào một việc đối ngoại. Dẫu vậy, công cuộc nội trị của ngài cũng có nhiều đặc sắc. Riêng một việc trọng dụng quốc văn đủ làm đại biểu cho những đặc điểm ấy.

Ngoài cái chứng cớ chắc chắn bằng bức chiếu văn gửi cho La sơn phu tử như đã thấy rõ ở trên, các truyền văn và dã sử còn cho ta biết thêm :

1) Mỗi khoa thi, cứ đệ tam trường (kỳ thứ ba), các sĩ tử phải làm thơ phú bằng quốc âm. 19

2) Nhờ danh sĩ Nguyễn Thiệp dịch kinh, truyệnra tiếng nôm, nhưng Thiệp mới dịch được một ít, thì triều Tây sơn đổ, nên những dịch phẩm ấy đều bị tiêu hủy hết.

Đến đời Cảnh thịnh (1793 1800), nhiều nhà khoa bảng rất giỏi Hán văn như Phan huy Ích, Ngô thì Nhậm, Nguyễn huy Lượng tuy vẫn đang đứng ở trong triều, thế mà những việc quan trọng như dụ quận Diệu, quận Dũng, dụ quân dân thành Qui nhơn và tế Hoàng thái hậu, v.v… cũng thường thấy viết bằng quốc văn cả, đủ biết đến triều Cảnh thịnh (1793 1800), Bảo hưng (1801 1802), quốc văn đã chiếm được địa vị lớn lao là thế nào rồi.

Cái cớ quốc văn được trọng dụng, xu hướng quốc văn được bùng nổ ở đời Tây sơn như vậy, tưởng cũng dễ hiểu.

Trong mấy lần Bắc thuộc, phe chiến thắng vì muốn giữ vững địa vị thống trị, bảo vệ quyền lợi của mình, thường dùng những thủ đoạn tàn khốc như tiêu diệt văn hóa của đối phương, xóa nhòa tinh thần dân tộc của nước bị trị, để một mặt thì dân bị trị ấy ngoan ngoãn thu hút lấy món giáo dục ngu dân, một mặt thì vất vưởng bấp bênh như cây đứt gốc, khó lòng cựa lên mà giành được cái quyền sống còn ở dươi ánh sáng mặt trời. Cho nên hồi Minh đô hộ (1414 1427), chúng đã cướp hết đồ thư điển tịch của ta từ Trần về trước, rồi chúng nhồi sọ cho ta bằng những TỨ THƯ ĐẠI TOÀN, TÍNH LÝ ĐẠI TOÀN ; đồng thời lại cấm dân ta không được cắt tóc, bắt đàn bà con gái ta phải mặc áo ngắn, quần dài, theo lối ăn mặc của người Minh.

Mấy triều đại tự chủ tuy giữ được chủ quyền về chính trị và văn hóa, nhưng còn những dây liên lạc với Trung quốc rất khăng khít, chưa thể một sớm đã dễ phục hưng về mặt tinh thần, nên mãi đến cuối Lê thì tính chất dân tộc mới thật chớm nở.

Đến đời Tây sơn, Nguyễn Huệ từ đám bình dân « áo vải » chỗi dậy, có tinh thần một nhà cách mệnh, đủ tư cách một tay lãnh đạo, nên về phương diện văn hóa, vua Quang trung đã sáng suốt hơn ai hết : trọng dụng quốc văn, vạch rõ con đường tiến tới : phải đi sát với thực tế, phải gần gũi với bình dân để thích hợp với nhu yếu của nhân dân và ăn nhịp với xu thế của thời đại. Sau năm năm trị vì, dẫu cá thể vua Quang trung đã mất đi, nhưng cái đà của quốc văn cứ do đó mà tiến triển. Vậy nên đến đời Cảnh thịnh, Bảo hưng thì cái xu hướng quốc văn đã lên cao, cứ việc nở bừng, lan rộng.

Tags:

Facebook

Twitter

Mới hơn

Cũ hơn

Đăng bởi:

☯ Dân tộc KING hoạt động với tiêu chí phi tôn giáo, phi lợi nhuận, phi chính trị. Mục đích của dantocking.com là cung cấp thông tin quý giá từ các bậc tiền nhân, để hậu thế có thể dễ dàng tìm đọc. Không có mục đích nào khác!

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

SỬ LIỆU PHÙ NAM - LÊ HƯƠNG
Phù Nam là một Vương quốc thành lập từ thế kỷ thứ 12 trước Dương lịch, theo sử Trung Hoa, và có thể lập quốc nhiều thế kỷ trước thời ấy. Nhưng theo các nhà khảo cổ Tây Phương thì căn cứ vào những chứng tích xác thực như bia đá, bản văn khắc trên cột đền, vách thành, những đoạn sử, những di vật tìm thấy trong lòng đất, Vương quốc này được xếp vào lịch sử thế giới bắt đầu từ thế kỷ thứ I sau Thiên Chúa giáng sanh. Trải qua một thời kỳ cực thịnh từ thế kỷ thứ 3 đến thứ 5, Phù Nam bị Vương quốc Chân Lạp xâm chiếm và tiêu diệt vào cuối thế kỷ thứ 6. Trên bản đồ, Phù Nam bị xóa hẳn tên, đến thế kỷ thứ 17, các Quốc vương Chân Lạp nhường cho Việt Nam để đền ơn bảo hộ ngai vàng. Từ đó, một phần lớn đất Phù Nam trở thành miền Nam Việt Nam ngày nay. Phù Nam là một Vương quốc thành lập từ thế kỷ thứ 12 trước Dương lịch, theo sử Trung Hoa, và có thể lập quốc nhiều thế kỷ trước thời ấy. Nhưng theo các nhà khảo cổ Tây Phương thì căn cứ vào những chứng tích xác thực như bia đá, bản văn khắc trên cột đền, vách thành, những đoạn sử, những di vật tìm thấy trong lòng đất, Vương quốc này được xếp vào lịch sử thế giới bắt đầu từ thế kỷ thứ I sau Thiên Chúa giáng sanh. Trải qua một thời kỳ cực thịnh từ thế kỷ thứ 3 đến thứ 5, Phù Nam bị Vương quốc Chân Lạp xâm chiếm và tiêu diệt vào cuối thế kỷ thứ 6. Trên bản đồ, Phù Nam bị xóa hẳn tên, đến thế kỷ thứ 17, các Quốc vương Chân Lạp nhường cho Việt Nam để đền ơn bảo hộ ngai vàng. Từ đó, một phần lớn đất Phù Nam trở thành miền Nam Việt Nam ngày nay. Vào giữa thế kỷ thứ 19, người Pháp chiếm Việt Nam, đô hộ Chân Lạp, bây giờ gọi là Cao Miên, nhận thấy nước này không có bộ sử, bèn sắp xếp các bản văn ghi công nghiệp của các đấng Tiên vương trên bia đá, cột đền và Niên giám trong Hoàng triều dựng nên một quyển sử bắt đầu từ ngày vị Quốc vương đầu tiên xuất hiện, trong ấy, các khảo cổ gia Pháp cũng ghi rõ những nhà Vua vừa sáng lập Vương quốc Chân Lạp đã khởi binh xâm lăng và tiêu diệt nước Phù Nam. Thế nhưng ở phần đầu bộ sử Cao Miên, người Pháp ghi một đoạn sơ lược về Vương quốc Phù Nam và cho rằng Phù Nam là tổ tiên của Cao Miên ! Chúng tôi soạn tập sử liệu này, cố nhiên không phải là một quyển sử, với mục đích ước mong chứng minh sự hiện diện riêng biệt của Phù Nam, một cường quốc xuất hiện trong lịch sử Đông Nam Á giống như La Mã trong lịch sử Âu Châu. *** Chiếu trên bản đồ thế giới hiện tại các khảo cổ gia phỏng định rằng Vương quốc Phù-Nam ở vùng hạ lưu sông Mékong, phía Đông choán cả miền Nam Việt-Nam ngày nay và một phần đất Chiêm-Thành. phía Bắc đến miền trung lưu sông Cửu-Long thuộc đất Lào, phía Tây Bắc một phần lớn thung lũng sông Ménam đất Thái-Lan và bán đảo Malacca (Mã-Lai). Giữa lúc Phù-Nam bành trướng thế lực, thì Chiêm-Thành, Ai-Lao, Chân-Lạp, Thái-Lan chưa lập quốc và Việt-Nam còn ở miền Bắc và miền Trung. Theo sử liệu Trung-Hoa thì từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 6, Vương quyền của Phù-Nam không những chỉ ở trong vùng lưu vực trung và hạ của sông Mékong mà thôi, lại còn lan rộng đến miền TENASSERIM trên vịnh Bengale. Nhờ các hải trấn nằm trên bờ vịnh Thái-Lan, Phù-Nam giao thương với các hải cảng SINGARA, LIGOR, XAIYA của nước Mã-Lai. Các vị Quốc vương nước này nhìn nhận Vương quyền Phù-Nam. Đối ngoại, Phù-Nam liên lạc về ngoại giao và thương mãi với Trung-Hoa và Ấn-Độ. Trước kia, các nhà khảo cổ Âu-Tây căn cứ theo sử Trung-Hoa và những tập ký ức của các Tùy-viên Sứ giả mà ước đoán vị trí của Vương quốc Phù-Nam như sau : - Ông Ma-Touan-Lin (Mã-Đoàn-Lâm) người đời Tống (960-1280) ở Lạc-Bình, tự là Quỉ-Dữ viết trong bộ VĂN HIẾN THÔNG KHẢO rằng Phù-Nam ở trong một đảo lớn về phía Nam quận Nhật-Nam, trong biển Tây cách Nhật-Nam 7.000 lý 1, về phía Tây Nam cách Lâm-Ấp 3.000 lý, diện tích lãnh thổ rộng lối 3.000 lý. - Trong quyển « Sử ký Tư-Mã-Thiên » có đoạn ghi rằng : « Dưới triều vua Thành-Vương nhà Châu, năm Tân-Mão (1109 trước Dương-lịch) có Sứ nước Việt-Thường sang triều cống chim bạch trĩ. Vị Sứ giả không biết đường trở về được Châu-công-Đản cho 5 xe Chỉ Nam để dò đường. Sứ giả đi qua xứ Phù-Nam, Lâm-Ấp về nước đúng một năm ». - Đường thư chép : « Bà Lợi (P’o-Li tên của Phù-Nam) ở phía Đông Nam nước Chiêm-Thành, phía Nam có nước Chu-Nại, đến sau niên hiệu Vĩnh-Huy (Đường Cao Tông 650-655) bị nước Chân-Lạp chiếm ». - Ông Klaproth và Pauthier cho rằng Phù-Nam ở vùng Pégou nước Miến-Điện. - Ông Déguine cho Phù-Nam là một hòn đảo ở phía Tây nước Thái-Lan. - Ông Abel Résumat cho Phù-Nam là một tỉnh của Trung-Hoa ở miền Bắc Việt-Nam. - Ông Wilford cho Phù-Nam là một Vương quốc ở Mã-Lai. - Ông Stanisla Julien cho Phù-Nam ở Thái-Lan. - Ông Barth cho Phù-Nam ở Ấn-Độ. - Ông Schelegel cho đất Thái bị một chư hầu của Phù-Nam chiếm đóng. - Ông Bowring và ông Wade cho rằng Vương quốc Phù Nam ở Thái-Lan căn cứ theo danh từ Phù-Nam do chữ TCHE-TOU (Xích-thổ) là một vùng đất đỏ nhờ phù sa bồi lên. - Ông Aymonier cho rằng đất Phù-Nam gồm miền Nam nước Cao-Miên, bây giờ là miền Nam Việt-Nam. - Ông Blagden cho rằng Phù-Nam gồm đất Cao-Miên, Thái-Lan đến vùng Pégou ở Miến-Điện. Vào giữa thế kỷ thứ 19, người Pháp chiếm Việt Nam, đô hộ Chân Lạp, bây giờ gọi là Cao Miên, nhận thấy nước này không có bộ sử, bèn sắp xếp các bản văn ghi công nghiệp của các đấng Tiên vương trên bia đá, cột đền và Niên giám trong Hoàng triều dựng nên một quyển sử bắt đầu từ ngày vị Quốc vương đầu tiên xuất hiện, trong ấy, các khảo cổ gia Pháp cũng ghi rõ những nhà Vua vừa sáng lập Vương quốc Chân Lạp đã khởi binh xâm lăng và tiêu diệt nước Phù Nam.Thế nhưng ở phần đầu bộ sử Cao Miên, người Pháp ghi một đoạn sơ lược về Vương quốc Phù Nam và cho rằng Phù Nam là tổ tiên của Cao Miên !Chúng tôi soạn tập sử liệu này, cố nhiên không phải là một quyển sử, với mục đích ước mong chứng minh sự hiện diện riêng biệt của Phù Nam, một cường quốc xuất hiện trong lịch sử Đông Nam Á giống như La Mã trong lịch sử Âu Châu.***Chiếu trên bản đồ thế giới hiện tại các khảo cổ gia phỏng định rằng Vương quốc Phù-Nam ở vùng hạ lưu sông Mékong, phía Đông choán cả miền Nam Việt-Nam ngày nay và một phần đất Chiêm-Thành. phía Bắc đến miền trung lưu sông Cửu-Long thuộc đất Lào, phía Tây Bắc một phần lớn thung lũng sông Ménam đất Thái-Lan và bán đảo Malacca (Mã-Lai). Giữa lúc Phù-Nam bành trướng thế lực, thì Chiêm-Thành, Ai-Lao, Chân-Lạp, Thái-Lan chưa lập quốc và Việt-Nam còn ở miền Bắc và miền Trung.Theo sử liệu Trung-Hoa thì từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 6, Vương quyền của Phù-Nam không những chỉ ở trong vùng lưu vực trung và hạ của sông Mékong mà thôi, lại còn lan rộng đến miền TENASSERIM trên vịnh Bengale. Nhờ các hải trấn nằm trên bờ vịnh Thái-Lan, Phù-Nam giao thương với các hải cảng SINGARA, LIGOR, XAIYA của nước Mã-Lai. Các vị Quốc vương nước này nhìn nhận Vương quyền Phù-Nam. Đối ngoại, Phù-Nam liên lạc về ngoại giao và thương mãi với Trung-Hoa và Ấn-Độ.Trước kia, các nhà khảo cổ Âu-Tây căn cứ theo sử Trung-Hoa và những tập ký ức của các Tùy-viên Sứ giả mà ước đoán vị trí của Vương quốc Phù-Nam như sau :- Ông Ma-Touan-Lin (Mã-Đoàn-Lâm) người đời Tống (960-1280) ở Lạc-Bình, tự là Quỉ-Dữ viết trong bộ VĂN HIẾN THÔNG KHẢO rằng Phù-Nam ở trong một đảo lớn về phía Nam quận Nhật-Nam, trong biển Tây cách Nhật-Nam 7.000 lý 1, về phía Tây Nam cách Lâm-Ấp 3.000 lý, diện tích lãnh thổ rộng lối 3.000 lý.- Trong quyển « Sử ký Tư-Mã-Thiên » có đoạn ghi rằng : « Dưới triều vua Thành-Vương nhà Châu, năm Tân-Mão (1109 trước Dương-lịch) có Sứ nước Việt-Thường sang triều cống chim bạch trĩ. Vị Sứ giả không biết đường trở về được Châu-công-Đản cho 5 xe Chỉ Nam để dò đường. Sứ giả đi qua xứ Phù-Nam, Lâm-Ấp về nước đúng một năm ».- Đường thư chép : « Bà Lợi (P’o-Li tên của Phù-Nam) ở phía Đông Nam nước Chiêm-Thành, phía Nam có nước Chu-Nại, đến sau niên hiệu Vĩnh-Huy (Đường Cao Tông 650-655) bị nước Chân-Lạp chiếm ».- Ông Klaproth và Pauthier cho rằng Phù-Nam ở vùng Pégou nước Miến-Điện.- Ông Déguine cho Phù-Nam là một hòn đảo ở phía Tây nước Thái-Lan.- Ông Abel Résumat cho Phù-Nam là một tỉnh của Trung-Hoa ở miền Bắc Việt-Nam.- Ông Wilford cho Phù-Nam là một Vương quốc ở Mã-Lai.- Ông Stanisla Julien cho Phù-Nam ở Thái-Lan.- Ông Barth cho Phù-Nam ở Ấn-Độ.- Ông Schelegel cho đất Thái bị một chư hầu của Phù-Nam chiếm đóng.- Ông Bowring và ông Wade cho rằng Vương quốc Phù Nam ở Thái-Lan căn cứ theo danh từ Phù-Nam do chữ TCHE-TOU (Xích-thổ) là một vùng đất đỏ nhờ phù sa bồi lên.- Ông Aymonier cho rằng đất Phù-Nam gồm miền Nam nước Cao-Miên, bây giờ là miền Nam Việt-Nam.- Ông Blagden cho rằng Phù-Nam gồm đất Cao-Miên, Thái-Lan đến vùng Pégou ở Miến-Điện.
SỬ NAM BỐN CHỮ - TRẦN QUANG TẶNG
Tiên Tổ dẫu đã xaNon sông vẫn nước nhàBốn nghìn năm công-nghiệpMuôn dặm đất gấm hoaMở xem lịch-sử đóNhớ đến công Tiên TổHăm mấy triệu đồng-bàoAnh em ơi! Phải cố...Á-Nam Trần Tuấn Khải cẩn đề
ĐỒNG KHÁNH, KHẢI ĐỊNH CHÍNH YẾU (QUỐC SỬ QUÁN TRIỀU NGUYỄN) - NGUYỄN VĂN NGUYÊN DỊCH
Đồng Khánh, Khải Định chính yếu  được biên soạn trong khoảng thời gian chưa đầy một năm, từ khoảng tháng 10 năm Khải Định thứ 7 (1922) đến tháng 6 năm Khải Định thứ 8 (1923), gồm hai phần: Đồng Khánh chính yếu, 6 quyển, chép sự kiện trong hơn 3 năm thời Đồng Khánh (từ tháng 8/ 1885 đến 12/1888) và Khải Định chính yếu sơ tập, 10 quyển, chép sự kiện từ tháng 4 năm 1916 đến hết năm Khải Định thứ 7 (1923). Đồng Khánh, Khải Định chính yếu được biên soạn trong khoảng thời gian chưa đầy một năm, từ khoảng tháng 10 năm Khải Định thứ 7 (1922) đến tháng 6 năm Khải Định thứ 8 (1923), gồm hai phần: Đồng Khánh chính yếu, 6 quyển, chép sự kiện trong hơn 3 năm thời Đồng Khánh (từ tháng 8/ 1885 đến 12/1888) và Khải Định chính yếu sơ tập, 10 quyển, chép sự kiện từ tháng 4 năm 1916 đến hết năm Khải Định thứ 7 (1923). Sách biên soạn về lịch sử đến trước thời điểm này đã có  Khâm Định Việt sử Thông giám cương mục  ghi chép về lịch sử chung các triều đại, từ thời Hùng Vương cho đến khi kết thúc triều Lê (1789); có Đại Nam thực lục, biên chép lịch sử từ thời các chúa Nguyễn (1558) từ triều Gia Long cho tới kết thúc triều Đồng Khánh (năm 1888). Đồng Khánh, Khải Định chính yếu  là sự tiếp nối và hoàn tất bộ sách lịch sử trên, cũng  là tài liệu lịch sử cuối cùng do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Sách biên soạn về lịch sử đến trước thời điểm này đã có Khâm Định Việt sử Thông giám cương mục ghi chép về lịch sử chung các triều đại, từ thời Hùng Vương cho đến khi kết thúc triều Lê (1789); có Đại Nam thực lục, biên chép lịch sử từ thời các chúa Nguyễn (1558) từ triều Gia Long cho tới kết thúc triều Đồng Khánh (năm 1888). Đồng Khánh, Khải Định chính yếu  là sự tiếp nối và hoàn tất bộ sách lịch sử trên, cũng  là tài liệu lịch sử cuối cùng do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn.Đồng Khánh, Khải Định chính yếu là sự tiếp nối và hoàn tất bộ sách lịch sử trên, cũng Tuy nhiên việc biên soạn cuốn sách có mục đích trực tiếp, cụ thể nên quy cách có đổi mới so với các bộ sử trước. Trong tấu trình của các sử thần, sách này làm ra cho Thái tử Vĩnh Thụy học để nắm được chính sự nước nhà trong lúc đang du học Tây phương, vì thế nên biên soạn ngắn gọn, ghi chép những việc chính thể, bang giao cốt lõi và hoàn thành trong thời gian ngắn. Vua Khải Định cho những lí lẽ này là rất sát thực và chuẩn tấu. Tuy nhiên việc biên soạn cuốn sách có mục đích trực tiếp, cụ thể nên quy cách có đổi mới so với các bộ sử trước. Trong tấu trình của các sử thần, sách này làm ra cho Thái tử Vĩnh Thụy học để nắm được chính sự nước nhà trong lúc đang du học Tây phương, vì thế nên biên soạn ngắn gọn, ghi chép những việc chính thể, bang giao cốt lõi và hoàn thành trong thời gian ngắn. Vua Khải Định cho những lí lẽ này là rất sát thực và chuẩn tấu.Đồng Khánh, Khải Định chính yếu  p hản ánh hơn hai chục chủ đề chính trong hoạt động chính trị của triều đình gồm Chính thống, Kính thiên, Pháp tổ, Hiếu trị, Gia pháp, Cần chính, Ái dân, Đôn thân, Thể thần, Dụng nhân, Huấn sắc, Giáo hóa, Túc lễ, Thận hình, Gia thưởng, Minh phạt, Cầu ngôn, Trọng nông, Văn trị, Võ công, Thể chế và Bang giao. Theo dịch giả Nguyễn Văn Nguyên “Đồng Khánh, Khải Định chính yếu  rõ ràng đã vượt quá mục đích dùng làm tài liệu tham khảo cho Hoàng Thái tử học tập như lời giải trình của sử thần, mà thực sự là một bộ sách lịch sử chính thức của triều đình phản ánh giai đoạn lịch sử đặc biệt này”. Đồng Khánh, Khải Định chính yếu phản ánh hơn hai chục chủ đề chính trong hoạt động chính trị của triều đình gồm Chính thống, Kính thiên, Pháp tổ, Hiếu trị, Gia pháp, Cần chính, Ái dân, Đôn thân, Thể thần, Dụng nhân, Huấn sắc, Giáo hóa, Túc lễ, Thận hình, Gia thưởng, Minh phạt, Cầu ngôn, Trọng nông, Văn trị, Võ công, Thể chế và Bang giao. Theo dịch giả Nguyễn Văn Nguyên “Đồng Khánh, Khải Định chính yếu  rõ ràng đã vượt quá mục đích dùng làm tài liệu tham khảo cho Hoàng Thái tử học tập như lời giải trình của sử thần, mà thực sự là một bộ sách lịch sử chính thức của triều đình phản ánh giai đoạn lịch sử đặc biệt này”.Đồng Khánh, Khải Định chính yếu 
THẾ LỰC KHÁCH TRÚ & VẤN ĐỀ DI DÂN VÀO NAM KỲ - ĐÀO TRINH NHẤT
Lịch sử sự đọc vẫn chưa quên, ở vào thời điểm Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam kỳ xuất hiện, đã từng gây nên một "best-seller lộn kèo", sách vừa ra đến tiệm thì các nhóm Khách trú đã thuê sẵn người, mua vét cho kỳ hết mà đem đốt. Một phản ứng dội ngược, quyết liệt mang tính tự vệ tiêu cực của kẻ bị đánh trúng điểm yếu huyệt, thay vì phản biện lại bằng một công trình khoa học mang tính đối thoại, thì những người Hoa, một cách quen thuộc, lại sử dụng "chiêu trò" sức mạnh đồng tiền và khủng bố để bôi xóa sự thật. Lịch sử sự đọc vẫn chưa quên, ở vào thời điểm Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam kỳ xuất hiện, đã từng gây nên một "best-seller lộn kèo", sách vừa ra đến tiệm thì các nhóm Khách trú đã thuê sẵn người, mua vét cho kỳ hết mà đem đốt. Một phản ứng dội ngược, quyết liệt mang tính tự vệ tiêu cực của kẻ bị đánh trúng điểm yếu huyệt, thay vì phản biện lại bằng một công trình khoa học mang tính đối thoại, thì những người Hoa, một cách quen thuộc, lại sử dụng "chiêu trò" sức mạnh đồng tiền và khủng bố để bôi xóa sự thật."Dân Tầu ở châu Á không khác gì dân Do Thái ở châu Âu, hễ gầm giời này, chỗ nào có thể kiếm ăn được, là thấy có gót chân họ, một người Hoa kiều ở Nam Dương quần đảo nói rằng: "Người đời chỉ nói phàm chỗ có ánh sáng mặt trời chiếu đến, không chỗ nào không có ngọn cờ nước Anh, ta cho rằng phàm chỗ có nước bể chảy đến, không chỗ nào không có người Hoa kiều". Thật ra thì cái gót chân người Tầu, chẳng những thấy những chỗ có nước bể chảy đến mà thôi, tức chí hoang cắc như Tây Bá Lợi Á, xa xôi như mấy nước Nga, nước Áo ở giữa châu Âu cũng tìm thầy họ, có người nói: Hoa kiều rải rác ra các địa vực, rộng bằng người Anh, sức giàu có bằng người Do Thái, chịu khó như người Ấn Độ, nhanh nhẹn như người Nhật Bản, đến như cái số kiều dân của họ ở đâu cũng đông, thì không kiều dân nước nào bì kịp được." "Người Tầu được có một cái tài, tội ác gì làm cũng nổi, mà hay lập hội bí mật thứ nhất, đã gọi là hội bí mật, thì chỉ có một mục đích, là làm cho thỏa lòng tư dục của một số ít người, mà hại đến công lý của cả xã hội." "Dân Tầu ở châu Á không khác gì dân Do Thái ở châu Âu, hễ gầm giời này, chỗ nào có thể kiếm ăn được, là thấy có gót chân họ, một người Hoa kiều ở Nam Dương quần đảo nói rằng: "Người đời chỉ nói phàm chỗ có ánh sáng mặt trời chiếu đến, không chỗ nào không có ngọn cờ nước Anh, ta cho rằng phàm chỗ có nước bể chảy đến, không chỗ nào không có người Hoa kiều". Thật ra thì cái gót chân người Tầu, chẳng những thấy những chỗ có nước bể chảy đến mà thôi, tức chí hoang cắc như Tây Bá Lợi Á, xa xôi như mấy nước Nga, nước Áo ở giữa châu Âu cũng tìm thầy họ, có người nói: Hoa kiều rải rác ra các địa vực, rộng bằng người Anh, sức giàu có bằng người Do Thái, chịu khó như người Ấn Độ, nhanh nhẹn như người Nhật Bản, đến như cái số kiều dân của họ ở đâu cũng đông, thì không kiều dân nước nào bì kịp được.""Người Tầu được có một cái tài, tội ác gì làm cũng nổi, mà hay lập hội bí mật thứ nhất, đã gọi là hội bí mật, thì chỉ có một mục đích, là làm cho thỏa lòng tư dục của một số ít người, mà hại đến công lý của cả xã hội."