Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Ẩn Thế Hào Môn (Uyển Nguyệt)

Nhà họ Phạm bao đời nay làm ăn hưng thịnh, giàu có nức tiếng trong vùng. Nhắc đến Phạm Gia không ai là không biết đến, nhà họ có một công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất nhì khu vực phía bắc. Người ta đồn nhau rằng của cải của Phạm Gia nhiều đến mức con cháu ăn chơi ba đời cũng chẳng hết.

Với gia thế cùng sự giàu có như vậy, Phạm Gia thừa sức sống xa hoa ở một thành phố lớn, nhưng họ vẫn chọn ở lại trên đất ông bà tổ tiên, nơi một vùng quê yên bình. Căn nhà của họ không phải là biệt thự xa hoa lộng lẫy, cũng chẳng phải là biệt phủ rộng bao la, mà chỉ là một căn nhà 2 tầng đơn giản, xung quanh căn nhà được trồng những cây ăn quả quen thuộc.

Phạm Gia còn có lối sống vô cùng giản dị và hòa nhã với xóm làng, họ không phân biệt sang hèn, cao thấp, không tỏ vẻ ngạo nghễ, kiêu căng. Châm ngôn sống của Phạm Gia bao đời nay là " Dành cả một đời để đi theo lý tưởng", mà lý tưởng của họ chính là giúp đỡ những người nông dân nghèo, họ dạy người dân kỹ thuật chăn nuôi và hỗ trợ, cung cấp thức ăn gia súc. Vì vậy mà Phạm Gia rất được lòng mọi người, ai ai cũng dành cho Phạm Gia sự tôn trọng và kính nể.

Người dân trong làng thường hay nói với nhau rằng, Phạm Gia thường xuyên làm việc thiện nên phúc đức sâu dày, vận khí gia đình ngày một tốt nên họ mới luôn may mắn trong chuyện làm ăn, con cháu thì đều giỏi giang xuất chúng, công ty thức ăn chăn nuôi PG của dòng họ ngày càng lớn mạnh.

Thế nhưng nào ai ngờ rằng, một năm trở lại đây Phạm Gia bỗng xảy ra biến cố lớn, đàn ông trong nhà lần lượt ch.ết một cách khó hiểu. Đầu tiên là ông nội bị đột tử, khi đó mọi người trong gia đình chỉ nghĩ rằng ông đã ở cái tuổi gần đất xa trời lại cộng thêm bệnh huyết áp cao nên không tránh khỏi một ngày ông rời xa cõi đời này. Tìm mua: Ẩn Thế Hào Môn TiKi Lazada Shopee

Dù cái ch.ết của ông nội không có gì đáng nghi ngờ nhưng người dân trong xóm vẫn khuyên người nhà nên đi coi bói xem người ch.ết có phạm giờ xấu hay không? Nhưng Phạm Gia trước nay không tin vào mấy chuyện bói toán mà cứ để mọi thứ thuận theo ý trời.

Ba tháng sau, nỗi đau ông nội mất còn chưa nguôi ngoai thì Phạm Gia lại nhận một tin dữ, con trai cùng cháu đích tôn đang trên đường đi gặp đối tác thì trời bỗng đổ cơn mưa to, do trời mưa nên đường trơn trượt, nước mưa lại làm khuất tầm nhìn nên chiếc xe của hai bố con mất lái đâm vào chiếc xe ở phía trước. Cuộc va chạm mạnh khiến hai bố con ch.ết luôn tại chỗ.

Một lúc mất hai người đàn ông trụ cột trong gia đình đối với Phạm Gia là một cú sốc vô cùng lớn, không những người trong Phạm Gia mà cả người dân trong vùng, ai nấy đều thương tiếc, đau xót vô cùng tận. Nỗi đau thấu tận tâm can, người trong gia đình không ai còn đứng vững nổi nữa, một màn tang thương bao phủ cả một vùng quê.

Niềm hy vọng duy nhất của Phạm Gia bây giờ chỉ còn một đứa cháu trai, nhưng đứa cháu này sống rất buông thả, ngày ngày tụ tập bạn bè, tiệc tùng thâu đêm suốt sáng tại các quán bar. Tuy đã 27 tuổi rồi nhưng chưa bao giờ nghiêm túc với chuyện làm ăn của gia đình, lúc nào cũng chỉ biết ỷ lại cho bố và anh trai. Không biết liệu rằng sau cú sốc lớn này, đứa cháu trai có thay đổi suy nghĩ để trưởng thành lên hay không?

Nghĩ đến gia cảnh hiện tại, bà nội phải nuốt nước mắt ngược vào trong, nén chặt nỗi đau buồn vào tận sâu trong đáy lòng. Lúc này bà cần phải giữ gìn sức khỏe của mình vì hơn ai hết, bà biết nếu bà xảy ra mệnh hệ gì nữa thì chắc chắn dòng họ Phạm Gia sẽ nổi sóng lớn, chuyện tranh quyền đoạt vị là không thể tránh khỏi.

Dù Phạm Gia không mê tín nhưng gần đây có quá nhiều chuyện xấu xảy ra khiến bà nội không thể ngồi yên được nữa, bà gọi con dâu lại rồi bảo:

_ Con vào nhà chuẩn bị đi, hôm nay mẹ con ta sẽ đi coi bói một chuyến.

Nói với con dâu xong, bà nội quay sang quản gia Tự đang đứng bên cạnh, bà hỏi:

_ Đường đến nhà thầy Vang đó khó đi lắm phải không? Chắc phải nhờ đến quản gia Tự dẫn đường rồi.

_ Vâng. Tôi đi chuẩn bị ngay đây ạ.

Nhà thầy Vang nằm sâu trong hẻm núi, đường vừa nhỏ vừa gồ ghề nên ô tô không thể vào được, phải đi bộ 2km mới đến căn nhà chòi của thầy. Bà nội vừa bước chân vào cửa thì đã nghe tiếng thầy Vang vọng ra:

_ Nhà bà mới có người mất, mà người này ch.ết vào ngày, giờ không hợp tuổi, rơi vào kiếp sát nên mới dẫn đến trùng tang. Phải cần làm lễ cắt trùng tang ngay nếu không nhà bà sẽ không còn người nối dõi.

Nghe những lời thầy Vang nói, bà Kính bị hoảng sợ, bà phải bám chặt vào tay con dâu để giữ bình tĩnh. Cả một cơ ngơi lớn bà và ông đã nhọc công gìn giữ và phát triển, nếu không còn ai kế nghiệp thì cơ ngơi này sẽ chia năm sẻ bảy vào tay những người trong dòng họ, bà sao có thể đành lòng. Bằng bất cứ mọi giá, kể cả là đánh đổi cả tính mạng bà cũng phải bảo vệ đứa cháu trai duy nhất được an toàn.

Bà khẩn khoản nhờ thầy Vang nhanh chóng làm lễ cắt trùng tang, nhưng muốn làm lễ cắt trùng tang thì trước hết cần phải coi ngày và giờ đẹp, đâu có phải muốn làm là làm ngay được. Mà sau một hồi tính toán kỹ lưỡng thì cuối tháng này mới được ngày, tức là còn nửa tháng nữa mới có thể làm lễ cắt trùng tang.

Ngày nào còn chưa làm lễ là ngày đó trong lòng bà Kính lo lắng, thấp thỏm. Từ hôm ở nhà thầy Vang về, bà cấm cửa không cho đứa cháu trai của bà ra khỏi nhà nửa bước, bà còn thuê thêm cả chục vệ sĩ ngày đêm canh trừng, phòng đứa cháu trai bỏ trốn.

Sau bao ngày mất ăn, mất ngủ, cuối cùng bà cũng giữ được đứa cháu trai an toàn cho đến ngày làm lễ. Sáng hôm đó, bà cùng con dâu và quản gia Tự dậy thật sớm để đến chùa An Phúc như lời thầy Vang dặn.

Thế nhưng buổi hóa giải trùng tang vừa kết thúc, bà Kính còn chưa kịp thở phào thì liền nghe được tin dữ. Cháu trai duy nhất của bà trèo qua cửa sổ tầng hai định bỏ trốn nhưng không may trượt chân ngã xuống đất, bây giờ đang cấp cứu ở bệnh viện.

Con dâu của bà nghe tin con trai bị vậy liền ngất luôn tại chỗ, còn bà thì chân tay bủn rủn, đầu óc tối sầm lại, cảm tưởng như trời đất sụp đổ. Nỗi đau chồng chất nỗi đau, bà kêu lên đầy oán hận:

_ Ông trời ơi là ông trời ơi!!! Sao ông lại để con khổ tâm thế này, thà ông ɢɨết con đi con hơn….

Thầy Vang nhìn bà Kính đầy thương cảm, ông vỗ vai bà trấn an:

_ Bà yên tâm, tính mạng của cháu trai bà vẫn giữ được…

Cậu Khiêm bị chấn thương sọ não, sau một thời gian điều trị thì cậu vẫn giữ được tính mạng như lời thầy Vang nói, tuy nhiên cậu không thể đứng dậy đi lại, nói chuyện như người bình thường được nữa mà nằm bất động một chỗ. Bác sĩ nói cậu bị rơi vào trạng thái sống thực vật, để phục hồi được là rất khó.

Bầu không khí ảm đạm bao trùm cả căn nhà, Phạm Gia bây giờ chỉ còn lại toàn là phụ nữ vậy nên không tránh khỏi nhiều kẻ dòm ngó. Ở cái tuổi như của bà Kính, đáng lẽ ra là được nghỉ ngơi, an dưỡng tuổi già thì bà lại phải đứng lên gánh vác cả một công ty lớn. Mấy năm nay bà đã rửa tay gác kiếm, không còn muốn lăn lộn, đấu đá trong thị trường kinh doanh đầy cạm bẫy này nữa. Thế nhưng bây giờ bà không đứng lên lãnh đạo thì chắc chắn vị trí này sẽ rơi vào tay kẻ khác, bà sao có thể đành lòng.

Bà đã có mấy chục này kinh nghiệm trên thương trường, vậy nên tài lãnh đạo của bà không phải là dạng vừa. Bà cố giữ chiếc ghế chủ tịch này với hy vọng cháu trai của bà sẽ sớm tỉnh lại, còn nếu không thể hồi phục lại được thì bà đã có cách khác.

Bà ngồi trong phòng làm việc trầm tư một hồi thật lâu, sau đó bà cầm điện thoại trên bàn rồi gọi cho thư ký Loan:

_ Cô lên phòng, tôi muốn gặp.

_ Dạ vâng, thưa bà…

Chưa đầy một phút sau thư ký Loan đã có mặt, bà lấp lửng:

_ Tôi muốn lấy vợ cho thằng Khiêm…..

Thư ký Loan nghe xong, trong lòng không khỏi sửng sốt nhưng ngoài mặt cô vẫn tỏ ra không cảm xúc để không làm phật lòng chủ tịch. Cô hỏi lại:

_ Bà muốn lấy vợ cho cậu Khiêm ạ?

_ Ừ. Nói đúng hơn là mua người về đẻ con nối dõi cho Phạm Gia. Nhưng tôi muốn chuyện này làm thật kín đáo, tuyệt đối không để lộ tin ra ngoài, sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của Phạm Gia. Hơn nữa tôi vừa đọc có một bản báo cáo ghi nhà ông Huyện ở làng Quan, cách đây không lâu trang trại của ông ta bị cháy lớn do chập điện, mấy ngàn con lợn bị ૮ɦếƭ cháy hết, mà số tiền cám ông ta nợ công ty đến cả chục tỷ, bây giờ không có khả năng để trả nợ nữa. Tôi muốn cô tìm hiểu xem nhà đó có con gái đến tuổi lấy chồng chưa, nếu có thì vừa hay, một bên cần tiền còn một bên cần người, sẽ dễ dàng thỏa thuận.

Ông Huyện thì Loan còn lạ gì nữa, nhà ông ấy sát vách nhà cô, hôm vụ cháy xảy ra cô cũng có mặt ở đó để chữa cháy giúp. Vợ chồng ông ấy quả thật rất đáng thương, bao năm vất vả phấn đấu làm ăn mãi mới khá giả lên chút thì trong một đêm lại mất sạch. Từ hôm đó đến nay, hai ông bà cứ như người mất hồn, chẳng còn thiết tha làm ăn gì nữa.

Cô khẽ nhìn bà Kính rồi nói:

_ Thưa bà, nhà ông Huyện ở gần nhà tôi. Nhà ông ấy có hai cô con gái đều đã đến tuổi lấy chồng. Cô con gái lớn tên Thu Quỳnh, năm nay 20 tuổi, đang học đại học y, còn cô con gái út tên Thu Đào, năm nay 19 tuổi, vì học hành không được tốt nên học hết cấp ba xong thì ở nhà phụ giúp việc chăn nuôi cho ba mẹ. Cả hai cô con gái đều thuộc vào dạng có nhan sắc, nhưng cô chị thì nhỉnh hơn một chút ạ.

Bà Kính gật gù nghe chừng hài lòng lắm, bà chậm rãi bảo:

_ Rõ ràng là cô chị hơn về mọi mặt nhỉ, lại còn đang học đại học y, sẽ giúp ích cho cháu trai của ta. Cô lập tức cho người xuống đó thỏa thuận, nếu họ đồng ý gả con gái lớn vào Phạm Gia thì ta sẽ trừ hết số tiền nợ cho họ. Bằng không ta đành phải siết nhà của bọn họ để trừ nợ thôi.

Ông Huyện nhận được lời đề nghị của Phạm Gia thì vừa mừng lại vừa lo, chỉ cần cô con gái của ông gả vào Phạm Gia thì ông không còn phải khổ sở vì nợ nần nữa, nhưng cái giá phải trả là hạnh phúc cả một đời của cô con gái. Mà đứa con gái này lại là đứa ông yêu thương nhất.

Ông còn chưa biết mở lời thế nào với cô con gái thì đã thấy bóng dáng nó từ ngoài cổng chạy vào, nó cương quyết:

_ Không đời nào con chịu lấy cái người sống mà như đã ૮ɦếƭ ấy đâu, con đường đường là sinh viên đại học y, tương lai rộng mở, bét nhất thì con cũng lấy được người làm cùng ngành mà…

Ánh mắt ông Huyện hiện lên đầy vẻ bất lực, ông cầm tay con gái, giọng nói nghèn nghẹn:

_ Con là người thông minh nên hiểu rõ tình cảnh của nhà mình lúc này mà, nhà mình vỡ nợ rồi, bây giờ tiền ăn còn phải chạy từng bữa nói gì đến chuyện có tiền cho con đi học nữa. Ba thương con nhưng ba hết cách rồi, ba không còn sự lựa chọn nào khác, ba thật sự bế tắc.

Dù ông có năn nỉ thế nào thì đứa con gái ngang ngược của ông nó cũng không chịu hiểu, nó hét lên:

_ Con không biết….. không biết…. con mặc kệ, con phải trở thành bác sĩ, con sẽ lấy người có đủ tay chân, đủ tỉnh táo để chăm sóc, bảo vệ con. Còn nếu ba cố tình ép con thì con sẽ nhảy sông tự vẫn cho ba xem…..

Nói đến đây, Thu Quỳnh liền chỉ tay vào người Thu Đào, cô nói tiếp:

_ Cái Đào nó không có ước mơ, cũng chẳng còn học hành gì, sao ba không gả nó đi để trừ nợ, sao nhất định phải là con.

Ông Huyện khổ sở giải thích:

_ Nhưng nhà họ không ưng ý em gái con, họ chê cái Đào nhà mình học vấn thấp, không xứng với nhà người ta.

Thu Quỳnh bĩu môi:

_ Lấy vợ cho một thằng cháu sắp ch.ết mà vẫn còn kén chọn, thật nực cười….

_ Ngậm miệng lại nếu không muốn nhà mình phải gặp rắc rối.

Bà Liễu từ nãy đến giờ nằm trong gian buồng đã nghe thấy hết cuộc nói chuyện của bố con Quỳnh, con gái của bà nói chuyện quá ngỗ ngược khiến bà đang ốm cũng phải bật dậy lên tiếng, bà quắc mắt lên nói tiếp:

_ Đào ra ngoài vườn cho mấy con gà ăn giúp mẹ, còn Quỳnh vào phòng mẹ nói chuyện.

Chẳng biết bà Liễu đã dạy bảo những gì mà khiến Quỳnh đồng ý gả cho Phạm Gia. Nhưng khi mọi thứ đã chuẩn bị xong xuôi, đến ngày đón dâu thì một sự thật được phơi bày, Quỳnh không phải con gái ruột của ông bà Huyện.

Chuyện cách đây 20 năm, bạn ông Huyện cùng vợ vượt biên sang Mỹ, họ để lại đứa con gái mới sinh nhờ ông bà Huyện chăm sóc. Bẵng đi một thời gian dài không thấy người bạn đó quay về nên ông bà Huyện nghĩ rằng họ đã quên đứa con gái này rồi vậy mà bây giờ đột nhiên họ lại quay về nhận con vào đúng lúc quan trọng thế này khiến ông bà Huyện rối như tơ.

Bà Liễu phải nói khéo lắm thì bên Phạm Gia mới chịu nguôi giận, họ đồng ý cho Thu Đào thay thế Thu Quỳnh nhưng chỉ được trừ một nửa số nợ, số nợ còn lại để đến khi nào Thu Đào sinh được con nối dõi cho Phạm Gia thì lúc đó mới được trừ hết.

Trong một ngày Đào nhận đến hai cú sốc khiến cô sợ hãi chỉ biết nép vào một góc tường, cô không biết phải đối mặt với những chuyện này như thế nào nữa. Từ thuở bé đến giờ cô còn chưa ra khỏi cái lũy tre làng này, bây giờ đột nhiên phải đi lấy chồng, cô sao có thể thích ứng nổi.

Bà Liễu thấy con gái đang hoảng sợ thì liền tiến lại gần, bà ôm Đào vào lòng trấn an:

_ Không cần phải quá lo lắng đâu, Phạm Gia trước giờ nổi tiếng là tử tế và quý người, nên họ sẽ không làm khó dễ con, cứ an tâm về bên ấy. Còn về phần chồng con tuy là nằm bất động nhưng chỉ cần con sinh được cháu trai nối dõi cho nhà họ thì mẹ chắc chắn cả đời con sẽ là phu nhân cao sang, quyền quý. Người ta hay nói " Trong họa có phúc", vượt qua được giông bão thì mới có thể nhìn thấy ánh mặt trời.

Nói xong, bà Liễu đưa tay lên vuốt mái tóc đen dài của con gái một lần nữa rồi ngậm ngùi trao cho Phạm Gia. Giờ đẹp đã tới, không thể chậm trễ thêm, Đào lên xe về nhà chồng, trên xe ngoài bà nội chồng ra còn có cả chị Loan, chị ngồi bên cạnh nói chuyện với Đào để Đào bớt căng thẳng:

_ Trước giờ chị cứ thắc mắc sao em với cái Quỳnh là hai chị em mà lại khác nhau thế, giờ mới vỡ lẽ Quỳnh hóa ra là con nuôi. Mà kể ra thì gia đình kia cũng kỳ, đi biền biệt bao năm không thư từ, hỏi han hay có một chút chu cấp nào, giờ về đưa cho nhà em chút ít tiền rồi đòi nhận con. Nghĩ mà chị thấy tức dùm cho ba mẹ em luôn ấy. Để nuôi được một đứa con học đến đại học thì đó là cả một quá trình vất vả, công sinh thành lớn thật đấy nhưng công dưỡng dục còn lớn hơn.

Nói đến đây chị Loan liền quay sang Đào hỏi:

_ Mà cái Quỳnh cũng nhận ba mẹ ruột nó luôn à Đào?

Đào nhỏ nhẹ đáp:

_ Vâng.

Chị Loan thở dài:

_ Thế chắc là nó cũng muốn sang Mỹ rồi.

_ Ba mẹ ruột chị Quỳnh nói là không qua Mỹ nữa, hai bác ấy đi nhiều năm như vậy cũng đủ rồi, bây giờ có chút vốn ở nhà làm ăn buôn bán nhỏ để an dưỡng tuổi già thôi.

_ Vậy hả, vậy mà chị tưởng họ về nhận con để đón qua Mỹ.

Từ nãy đến giờ bà Kính chỉ ngồi yên lặng quan sát cháu dâu qua kính chiếu hậu, dù bà không ưng ý gì đứa cháu dâu này nhưng bà cũng không thể phủ nhận được rằng đứa cháu dâu này có khuôn mặt rất dễ mến, qua cách nói chuyện bà cũng đoán được nó là đứa hiền lành. Nhưng đối với bà, hiền lành quá tức là nhu nhược và ngu ngốc, sẽ chẳng thể làm lên cơm cháo gì, rồi nó sẽ lại vô dụng như mẹ chồng của nó.

Về đến Phạm Gia, Đào được một người làm trong nhà dẫn vào một phòng nhỏ, Đào được trang điểm nhẹ nhàng rồi mặc lên người chiếc áo tân thời màu đỏ. Sau đó người làm dẫn Đào lên nhà trên để làm lễ gia tiên. Khi đã làm xong xuôi các Nghi thức, Đào được đưa về phòng tân hôn để gặp chú rể. Lúc này là lúc Đào hồi hộp nhất, dù chỉ là một người chồng nằm bất động thôi nhưng cũng khiến tim Đào như muốn rớt ra ngoài, Đào rón rén theo mọi người lên tầng hai, thế nhưng vừa đi đến cửa phòng thì đột nhiên một con chim đen từ trong phòng cậu Khiêm bay ra, quản gia Tự nhìn thấy vậy liền trợn mắt hét lên:

_ Có điềm dữ rồi bà ơi, chim đen bay vào phòng người ốm, cậu Khiêm lành ít dữ nhiều rồi….

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ẩn Thế Hào Môn PDF của tác giả Uyển Nguyệt nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Chuyện Tình Giai Nhân (Trương Ái Linh)
Từ sau Sắc, giới, sự quan tâm dành cho một Trương Ái Linh ẩn dật khác người đã được hồi sinh. Cho tới Chuyện tình giai nhân, một tập hợp các câu chuyện về các nhân vật đã tan vỡ mọi ảo mộng tình cảm bởi định mệnh hay hoàn cảnh, người ta càng thấm hơn cái nhìn nội tâm u uẩn và bút pháp tinh tế của một trong những nhà văn hàng đầu của văn học Trung Quốc hiện đại. Những nhân vật của Trương Ái Linh luôn cô độc, đến với nhau bởi những xô đẩy sai lầm, và cuối cùng phải chia lìa nhau. Nhưng mãi mãi Trương Ái Linh sẽ được đọc đi đọc lại bởi những thế hệ người đọc, bởi bà đã chạm tới cảnh ngộ sâu thẳm của tâm hồn, nơi bất hạnh và tình yêu mãi mãi song hành, nơi con người đã quyết chọn tình yêu là giải thoát tuyệt đối, bất kể mọi thời. ***Trương Ái Linh tên thật là Trương Anh, sinh ngày 30 tháng Chín năm 1920 tại Thượng Hải, trong một gia đình dòng dõi vô cùng hiển hách. Ông nội bà là Trương Bội Luân (1848-1903), một danh thần thời Mạt Thanh; bà nội là con gái lớn của trọng thần Lý Hồng Chương; cha Trương Chí Di (1896-1953) là típ người truyền thống điển hình, vô cùng lưu luyến thời đại cũ; mẹ Hoanâ g Tố Quỳnh (1893-1957) là cháu gái Đề đốc Trường Giang Hoàng Dực Thăng, đi theo trào lưu Âu hóa. Bà chỉ có một ngươiâ em trai là Trương Tử Tĩnh (1922-1997). Tuy là một tiểu thư quý phủ, nhưng cuộc đời Trương Ái Linh vô cùng thăng trầm, tuổi thơ không êm đềm do cha mẹ có nhiều mâu thuẫn. Năm Trương Ái Linh 10 tuổi, cha mẹ ly hôn, bà sống với cha. Năm 11 tuổi, Trương Ái Linh vào học trường nữ sinh St. Mary’ Hall, bắt đầu đọc Hồng lâu mộng, viết văn và đăng các sáng tác đầu tay trên tạp chí của trường. Năm 18 tuổi, do xung đột với cha, Trương Ái Linh chuyển về ở với mẹ. Năm 1939, Trương Ái Linh giành được học bổng của đại học Luân Đôn, chuẩn bị sang Anh du học thì Chiến tranh thế giới lần hai bùng nổ, Trương Ái Linh đành học khoa Văn tại đại học Hồng Kông. Khi sắp tốt nghiệp, Hồng Kông lại bị Nhật Bản chiếm đóng, Trương Ái Linh phải quay về Thượng Hải, học tiếp tại đại học St. John, nhưng vì tài chính khó khăn, hai tháng sau bà thôi học. Từ đó, Trương Ái Linh chọn con đường sáng tác văn học làm sự nghiệp của mình. Trong hai năm 1943 và 1944, Trương Ái Linh liên tục cho ra đời nhiều truyện ngắn và truyện vừa gây chấn động văn đàn, tiêu biểu như Chuyện tình giai nhân, Cái gông vàng... trở thành một tác giả nổi tiếng tại Thượng Hải. Năm 1944, Trương Ái Linh làm quen với một nhà văn thành danh thời đó là Hồ Lam Thành, cuộc hôn nhân với ông trở thành nỗi bất hạnh lớn của đời bà. Hồ Lam Thành rất đào hoa, thường có người bên ngoài. Tháng Tám năm 1945, Nhật Bản đầu hàng, Hồ Lam Thành trốn tới Ôn Châu, Triết Giang, và chung sống với một phụ nữ khác. Năm 1947, Trương Ái Linh ly hôn. Năm 1949, Thượng Hải xây dựng chính quyền mới, Trương Ái Linh ở lại đây ba năm. Từng tham gia đoàn đại biểu văn nghệ Thượng Hải về nông thôn cải tạo trong hai tháng, nhưng do không viết nổi những tác phẩm “ca ngợi cải cách ruộng đất”, bà cảm thấy mình không hòa nhập được với xã hội mới. Năm 1952, Trương Ái Linh chuyển đến Hồng Kông, làm việc tại Sở Thông tấn Mỹ, bắt đầu viết tiểu thuyết lấy bối cảnh thời kỳ cải cách ruộng đất. Do không phù hợp với trào lưu khi đó, tác phẩm bị xếp loại ấn phẩm “độc hại”; Trương Ái Linh bị coi là nhà văn đối lập điển hình tại Đại lục trong một thời gian dài, cho mãi đến thời kỳ cải cách mở cửa sau này của Trung Quốc, mới được nhìn nhận lại. Năm 1955, Trương Ái Linh di cư sang Mỹ, gặp và kết hôn với nhà biên kịch 65 tuổi Ferdinand Reyher. Năm 1967, sau khi chồng qua đời bà được mời về trường Radcliffe College. Năm 1969, bà về dạy tại đại học Berkeley ở California. Năm 1973, Trương Ái Linh định cư tại Los Angeles, sống nốt tuổi già và qua đời năm 1995. Tìm mua: Chuyện Tình Giai Nhân TiKi Lazada Shopee Trương Ái Linh là nhà văn lớn trong lịch sử văn học Trung Quốc. Được giáo dục tại các trường học của phương Tây, nhưng bà lại đi theo nghệ thuật tiểu thuyết Trung Quốc, tự nhận đã kế thừa truyền thống của Hồng lâu mộng, Kim Bình Mai, dưới ngòi bút của bà, văn học đã thực sự trở nên có sinh mệnh. Câu chuyện của bà rất thế tục, nhưng có thể miêu tả sự thế tục đến mức tinh diệu như vậy, e rằng cũng hiếm có người thứ hai. Trương Ái Linh có tài phát hiện và viết ra câu chuyện, nhưng để dành cho người đọc tự cảm nhận. Đọc sách vốn dĩ là việc mang lại nhiều cảm hứng cho người đọc, một cuốn sách đặc biệt có thể giúp người ta hiểu về đạo lý, hay thu nhận thêm các kiến thức, hoặc xúc động mạnh mẽ; văn chương của Trương Ái Linh khiến người đọc thực sự được thưởng thức, dù là với những câu chuyện có phần bi kịch như Cái gông vàng, Chuyện tình giai nhân...***Để “tiết kiệm thời gian”, tất cả đồng hồ ở Thượng Hải đều được chỉnh nhanh hơn một tiếng, thế nhưng chỗ nhà họ Bạch lại bảo: “Đồng hồ nhà chúng tôi là loại đồng hồ cổ,” mười giờ của nhà họ là mười một giờ của nhà khác. Họ hát sai nhịp, không theo kịp khúc hồ cầm của cuộc sống. Cây hồ cầm được kéo lên réo rắt, trong màn đêm muôn vạn ánh đèn, dây mã vĩ đưa đi đưa lại, câu chuyện thê lương không hồi kết - không hỏi đến âu cũng đành thôi!... Câu chuyện trên cây hồ cầm nên để cho cô ca nương kiều diễm diễn xướng mới phải, đôi gò má phấn hồng thon dài kẹp lấy chiếc mũi trắng như tuyết, nào hát, nào cười, nào ống tay áo che miệng... vậy mà ở đây chỉ có cậu Tư nhà họ Bạch ngồi một mình, kéo hồ cầm trên ban công tồi tàn, âm u. Cậu Tư đang kéo đàn, chuông cửa dưới nhà chợt reo. Đây là một việc hi hữu ở nhà họ Bạch, theo quy định xưa nay, buổi tối tuyệt đối không được tiếp khách. Tối mà có khách đến, hoặc không dưng nhận được một cú điện báo, vậy ắt hẳn là việc khẩn cấp tày trời, chắc là có người chết. Cậu Tư chăm chú lắng nghe, quả nhiên cậu Ba, mợ Ba, mợ Tư vừa bước lên nhà vừa nhặng xị, trong lúc vội vã không biết họ nói những gì. Trong căn buồng phía sau ban công, có cô Sáu, cô Bảy, cô Tám và bọn trẻ nhà cậu Ba, cậu Tư ngồi cả đấy, lúc này đều hơi hốt hoảng, cậu Tư ngồi ngoài ban công, từ trong bóng tối nhìn ra chỗ sáng, thấy hết sức rõ ràng, cửa vừa mở, cậu Ba mặc quần soóc áo may ô, giạng chân trước bậu cửa, vung tay ra phía sau, đập muỗi đen đét trên đùi, đứng từ xa gọi với về phía cậu Tư: “Chú Tư đoán xem làm sao? Thằng chồng cũ của cô Sáu, nghe bảo bị viêm phổi, chết rồi!” Cậu Tư đặt cây hồ cầm xuống đi vào trong nhà, hỏi: “Ai báo tin vậy?” Cậu Ba đáp: “Bà Từ!” Nói đoạn, cậu quay lại cầm cây quạt phẩy vào mợ Ba, nói: “Cô ở đây hóng chuyện làm gì, bà Từ còn ở dưới nhà kia kìa, bà ấy béo, ngại leo cầu thang, cô còn không xuống ngồi với bà ấy!” Mợ Ba đi rồi, cậu Tư bần thần nói: “Cái tay vừa chết ấy có phải họ hàng nhà bà Từ không nhỉ?” Cậu Ba đáp: “Thế mới nói. Nom bộ dạng, hẳn là do nhà bên kia cố nhờ bà Từ đến báo tin cho chúng ta, chắc chắn có dụng ý rồi.” Cậu Tư nói: “Chẳng lẽ họ muốn cô Sáu đến chịu tang?” Cậu Ba lấy cán quạt gãi gãi da đầu, đáp: “Theo lý, thì cũng nên...” Bọn họ cùng lúc nhìn cô Sáu một cái, Bạch Lưu Tô đang ngồi ở góc phòng, chậm rãi thêu một đôi dép vải. Vừa nãy cậu Ba, cậu Tư một hỏi một đáp, dường như không có chỗ cho cô lên tiếng, lúc này cô mới hờ hững nói: “Đã ly hôn rồi, giờ lại đi làm bà góa cho gã, để người ta cười rụng răng cho à!” Cô lại tiếp tục thêu dép như không có chuyện gì xảy ra, song trên đầu ngón tay lấm tấm mồ hôi lạnh, mũi kim rít lại, không thể nào rút ra được.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Tình Giai Nhân PDF của tác giả Trương Ái Linh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Thật Tí Ti Của Cedar B. Hartley (Martine Murray)
“Hi, tên tôi là Cedar B. Hartley. Tôi có mái tóc đỏ lè. Tôi dở tóan nhưng lại giỏi những thứ khác như: nhảy nhót, nhào lộn…Mọi việc xảy ra với tôi là nhà chó Stinky, nhờ Kite người chim, hay nhờ Oscar xiêu vẹo hay đã xảy ra từ lúc anh trai Barnaby của tôi bỏ nhà ra đi… Ôi câu chuyện của tôi thiệt là phức tạp, có lẽ tốt hơn hết tôi kể cho bạn từ đầu”. “Bạn có thể đọc đi đọc lại, từ sau ra trước, từ dưới lên trên” Reading for life Chuyện thật tí ti của Cedar B.Hartley đã giành được nhiều giải thưởng***“Một câu chuyện sáng tạo, hóm hỉnh, thông minh…quyến rũ kinh khủng”Australian Book Tìm mua: Chuyện Thật Tí Ti Của Cedar B. Hartley TiKi Lazada Shopee “Cedar B.Hartley là một nhân vật quyến rũ đến nỗi được đọc truyện về cô bé quả thật là niềm vui”Australian Bookseller & Publisher.***Nơi tôi sống có hai chỗ để la cà: trên phố hay xuôi bên con lạch Merry Creek. Nếu bạn có một con ngựa thì chắc cũng không biết phải để nó ở đâu, bởi vì ngoài cái sân vận động tồi tàn bị cắt xén như một tấm thảm ra, thì toàn bộ mặt đất đã bị những con đường có các dãy nhà ở hai bên chiếm mất. Mỗi căn nhà có một cái vườn như kiểu tóc riêng của nó. Vườn của gia đình Bartons rất bề thế và đúng điệu, có hàng rào vuông vắn, bãi cỏ hình chữ nhật cắt xén nghiêm chỉnh, và lối vào tráng xi-măng đậu đầy ô-tô sạch bóng. Vườn của chúng tôi thì hoang dã, vàng úa và um tùm cỏ dại, trên thùng thư có ghi dòng chữ bằng mực đen: “Đừng bỏ thư rác vào đây". Vườn của bà Trinka kế bên thì rất hoa mỹ, với vô số vật trang trí và bụi hoa tú cầu màu xanh lơ. Vườn của gia đình Motts thì có một bãi cỏ thoai thoải dốc mà bạn có thể lăn xuống chơi, nhưng sau khi lăn một hồi thì bạn sẽ ngứa ran người. Tất nhiên là có cây cối, phần lớn là cây tràm trà và cây tiêu huyền, và hai dãy hàng rào, nhưng không có nơi để bơi, trừ phi bạn chơi với Harold Barton, anh chàng này có một cái hồ bơi phía sau nhà. Nhưng tôi không muốn làm điều đó. Harold hay giấu mấy cuốn tạp chí bậy bạ dưới gầm giường, và hắn hay chế giễu người khác. Chẳng hề gì, vẫn có khối trò khác để bạn vui chơi trên con phố của chúng tôi. Mọi chuyện đều xảy ra sau giờ tan học và trước giờ ăn tối. Đó là lúc bạn ra đường với con chó, hay với tấm ván trượt, hay với kế hoạch bí mật của mình. Trò xé rào thật êm, mấy nhóc tì chuồn ra khỏi cửa và hàng rào, cằm còn dính nguyên một vệt mứt, trong đầu chứa những ý tưởng quậy phá, cùng cái vẻ lè phè bất cần đời trong dáng đi khệnh khạng của chúng. Chúng tôi dồn đống lại trên đường và bắn ra một mớ những cái nhìn và linh cảm lộn xộn, chúng tôi khụt khịt đánh hơi, trao đổi kết nối ý kiến, xem xét nghiêng ngửa con phố ngược xuôi và chờ một điều gì đó xảy ra, bởi vì luôn có một điều thú vị gì đó sẽ xảy ra. Cái vụ này cũng giống như một quy luật hóa học: đám trẻ đủ kiểu đủ cỡ tụ lại trên một con đường nhựa thoải dài, mang theo xế đạp, ván trượt, chó cùng một nhu cầu ngấm ngầm và uể oải muốn xía vào mắt cáo của những phép tắc phủ trùm lên ta khi ở trường, và rồi chẳng mấy chốc sau là đã có ngay điều gì đó xảy ra. Dù sao đi nữa, nói thiệt nghen, Harold Barton không chơi với tôi vì tôi không xinh gái lắm. Hắn chỉ trò chuyện với các em xinh thôi. Mười sáu tuổi với những đường cong lồ lộ ra. Các nàng như em Marnie Aitkin, diện đồ sành điệu và luôn cất cái giọng xí xọn, ‘Ô, thật vậy sao?’ trước bất cứ điều gì mà bạn nói. ‘Marnie nè, người ta nói rằng tối nay các ngôi sao sẽ rơi khỏi bầu trời, và nếu bồ le lưỡi ra thì có thể sẽ có một ngôi hạ xuống trên đó, và nếu bồ nuốt nó thì bồ sẽ trở thành một ngôi sao đó nghen.’ Cô nàng nói, ‘Ồ, chắc chắn rồi, ngộ ghê.’ Một câu khác mà cô nàng hay nói là, ‘Ồ, chắc chắn rồi.’ Không phải lúc nào điều thú vị cũng xảy ra một cái đùng trên phố. Nhiều khi sự việc cứ rề rề mà ra chuyện. Nhiều khi bạn chỉ nhảy cái ào vào trò chơi, và nếu trò này thú vị thì bạn có thể chơi lại vào ngày mai rồi ngày mốt rồi ngày kia ngày kìa luôn. Như cái trò chúng tôi chơi trong những chỗ đậu xe ở nhà ga xe lửa; đó là một trò chơi (mà thậm chí bây giờ vẫn thế) được bắt đầu khi có đứa nào đó nói, ‘Muốn xuống bãi đậu xe bằng xế đạp không?’ Và thế là chúng tôi cùng vọt. Nhưng sau cùng thì mọi chuyện đều tùy thuộc vào việc đứa nào có mặt ở đó và được chia phe như thế nào. Bởi vì các tay đàn anh đàn chị (như Hoody Mott, anh chàng chơi được kèn Pháp, và Roland Glumac, và Sarah mang bao len giữ cho ấm chân) đều trốn biệt trong phòng ngủ để làm bài, hay hút thuốc lá vặt, hay gọi điện tán dóc, nên bạn ít có dịp gặp họ, và điều đó khiến cho Harold Barton thành ra kẻ có quyền quyết định ai tham gia vào trò chơi và ai không. Đó là do hắn có cái hồ bơi và ngôi nhà lớn nhất. Vì thế, hắn hành xử như thể am hiểu tất cả mọi chuyện trên đời, và đám nhóc tì tin hắn vì chúng khoái bơi. Thêm nữa, cha mẹ hắn để con làm bất cứ điều gì hắn muốn, thế nên bạn bè có thể ăn bánh ngọt và sô-cô-la ở nhà hắn, hay xem phim dành cho người lớn trên ti-vi, hay bật giàn máy stereo lớn hết ga để nghe nhạc rock do ban Powderfinger chơi. Cái hấp dẫn nhất ở nhà của Harold là căn nhà mát nằm ở đằng sau, vì cha mẹ hắn chẳng bao giờ ra đó. Các nàng Khối Mười hai, như Marnie Aitkin và Aileen Shelby, thường hay đến đó. Barnaby nói rằng chúng nó chơi trò Ai Thua Thì Cởi. Barnaby là anh của tôi. Ai cũng thích anh ấy nhất, nhưng giờ thì anh đi mất rồi. Anh bị gởi đi học xa. Nên còn lại có mình Harold.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Thật Tí Ti Của Cedar B. Hartley PDF của tác giả Martine Murray nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Tháng Tư (Vĩ Ngư)
Mối tình bắt nguồn từ tháng tư, định mệnh anh cập bến, đón em lên thuyền.*** “Tháng tư, vận mệnh anh cập bến, đón em lên thuyền.” 60 chương truyện là hành trình của một anh chàng vệ sĩ hộ tống một cô nàng đi đàm phán với hải tặc. Nam chính Vệ Lai là anh chàng vệ sĩ sống cuộc đời bất cần, không tha thiết với bất kì điều gì. Ngay đến căn hộ anh ở cũng trống không, để “lúc rời đi sẽ không lưu luyến, không về được cũng chẳng nhớ mong.” Còn Sầm Kim - cô gái có nét mặt vô cảm, đôi mắt thiếu sự ôn hòa, hẳn là đã từng trải qua việc gì đó, theo đánh giá của Vệ Lai, chính là cái người anh cần bảo vệ. Tìm mua: Chuyện Tháng Tư TiKi Lazada Shopee Giọng văn hài hước và có duyên, tính cách nhân vật thú vị. Hai con người không có mấy ấn tượng tốt đẹp về nhau lại cùng nhau trải qua hành trình liên tục đi từ quốc qua này sang quốc gia khác, trải qua bão cát sa mạc, trên con tàu hải tặc lênh đênh trên biển,… Cốt truyện khá lạ vì viết về thảm họa diệt chủng ở Kallon, trên thực tế, sự kiện này có thật ở Rwanda - một quốc gia châu Phi, tác giả chỉ thay tên địa điểm mà thôi. Bởi sống ở đất nước hòa bình, những chuyện chiến tranh chỉ được nghe thấy trên tv, báo đài nên nhiều người hoặc là thờ ơ, hoặc là thương cảm giây lát rồi cho qua, dù sao những chuyện đó cũng xảy ra quá xa mình. Thế còn với Sầm Kim, cô gái từng là thành viên của tổ chức viện trợ quốc tế tại châu Phi, tận mắt chứng kiến thảm họa năm ấy thì sao? Vì sao cô ấy lúc nào cũng mặc váy dạ hội, trang điểm kỹ lưỡng ngay cả khi ở nhà? Vì sao cô luôn đeo sợi dây chuyền bạch kim gắn hạt ngọc hồng lựu đỏ tươi? Đã có chuyện gì xảy ra trong quá khứ? “Người ta thường nói, chuyện phát sinh trong đời, buông tay được thì là quá khứ, không thể buông tay sẽ là vận mệnh. Anh nghĩ, mình chẳng có gì không thể buông tay, cha mẹ, cố hương, của cải, danh lợi, đều đặt xuống cả rồi, còn điều gì chưa thể bỏ được nữa? Có khả năng sẽ là yêu thôi.” “Cả đời em đã lập bao nhiêu kế hoạch, cũng chẳng sánh nổi anh nửa đường bất ngờ xuất hiện. Vệ Lai, anh tốt như vậy, em không tính ra được.” Bối cảnh truyện có phần nặng nề nhưng cách kể truyện lại dí dỏm và hài hước. Một trích đoạn dễ thương trong ngoại truyện: “Lần đầu tiên đến nhà trọ của Vệ Lai, Sầm Kim đứng ở cửa quan sát rất lâu, xong mới quay qua hỏi anh: “Trong này có người ở thật à?” Vệ Lai nói: “Sao lại hỏi thế? Nhà của đàn ông, hơi đơn giản tinh tươm chút thôi, vậy cũng bị kỳ thị nữa?” Sầm Kim ngó anh: “Nhà của đàn ông ấy, thực ra bừa bộn trong chừng mực cũng không sao, chẳng hạn như chưa gấp chăn, hoặc là thả lon bia rỗng trên sàn… Quá sạch hay quá bẩn đều dễ gây ra liên tưởng xấu.” Cô từng viết loạt bài liên quan tới các loại sát thủ biến thái, nhà của Vệ Lai này, thật không may là có phong cách y chang cả nhóm lớn trong đó. Chăn màn là lúc mới dậy rảnh quá tiện tay gấp thôi, giờ muốn bới lên cũng chẳng kịp. Vệ Lai sực nhớ ra: “Em đợi tí.” Anh với tay lên cao, kéo mở cánh cửa trần nhà kiêm thang xếp bằng hợp kim nhôm, bước vội lên gác. Lúc thò đầu xuống lại, tay anh huơ huơ một lon bia rỗng như đang khoe khoang: “Lần trước uống xong quên ném đi. Sàn gác trên này cũng đầy bụi đấy, có muốn lên xem không?” Rất tốt, rất phù hợp hình tượng đàn ông độc thân, vòng giao tiếp hơi hẹp, sinh hoạt cá nhân điều độ…” Bạn dịch truyện này phải nói hành văn vô cùng mượt và truyền tải xuất sắc được cái hài của các nhân vật.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vĩ Ngư":Bán Yêu Tư ĐằngChâm NươngChuông Gió Quyển 4 - Hắc ĐiệpChuông Gió Quyển 5 - Vĩ NgưChuyện Tháng TưChuông Gió Quyển 1 - Thực CốtChuông Gió Quyển 2 - Căn TuChuông Gió Quyển 3 - Phi TiênĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Tháng Tư PDF của tác giả Vĩ Ngư nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Tháng Tư (Vĩ Ngư)
Mối tình bắt nguồn từ tháng tư, định mệnh anh cập bến, đón em lên thuyền.*** “Tháng tư, vận mệnh anh cập bến, đón em lên thuyền.” 60 chương truyện là hành trình của một anh chàng vệ sĩ hộ tống một cô nàng đi đàm phán với hải tặc. Nam chính Vệ Lai là anh chàng vệ sĩ sống cuộc đời bất cần, không tha thiết với bất kì điều gì. Ngay đến căn hộ anh ở cũng trống không, để “lúc rời đi sẽ không lưu luyến, không về được cũng chẳng nhớ mong.” Còn Sầm Kim - cô gái có nét mặt vô cảm, đôi mắt thiếu sự ôn hòa, hẳn là đã từng trải qua việc gì đó, theo đánh giá của Vệ Lai, chính là cái người anh cần bảo vệ. Tìm mua: Chuyện Tháng Tư TiKi Lazada Shopee Giọng văn hài hước và có duyên, tính cách nhân vật thú vị. Hai con người không có mấy ấn tượng tốt đẹp về nhau lại cùng nhau trải qua hành trình liên tục đi từ quốc qua này sang quốc gia khác, trải qua bão cát sa mạc, trên con tàu hải tặc lênh đênh trên biển,… Cốt truyện khá lạ vì viết về thảm họa diệt chủng ở Kallon, trên thực tế, sự kiện này có thật ở Rwanda - một quốc gia châu Phi, tác giả chỉ thay tên địa điểm mà thôi. Bởi sống ở đất nước hòa bình, những chuyện chiến tranh chỉ được nghe thấy trên tv, báo đài nên nhiều người hoặc là thờ ơ, hoặc là thương cảm giây lát rồi cho qua, dù sao những chuyện đó cũng xảy ra quá xa mình. Thế còn với Sầm Kim, cô gái từng là thành viên của tổ chức viện trợ quốc tế tại châu Phi, tận mắt chứng kiến thảm họa năm ấy thì sao? Vì sao cô ấy lúc nào cũng mặc váy dạ hội, trang điểm kỹ lưỡng ngay cả khi ở nhà? Vì sao cô luôn đeo sợi dây chuyền bạch kim gắn hạt ngọc hồng lựu đỏ tươi? Đã có chuyện gì xảy ra trong quá khứ? “Người ta thường nói, chuyện phát sinh trong đời, buông tay được thì là quá khứ, không thể buông tay sẽ là vận mệnh. Anh nghĩ, mình chẳng có gì không thể buông tay, cha mẹ, cố hương, của cải, danh lợi, đều đặt xuống cả rồi, còn điều gì chưa thể bỏ được nữa? Có khả năng sẽ là yêu thôi.” “Cả đời em đã lập bao nhiêu kế hoạch, cũng chẳng sánh nổi anh nửa đường bất ngờ xuất hiện. Vệ Lai, anh tốt như vậy, em không tính ra được.” Bối cảnh truyện có phần nặng nề nhưng cách kể truyện lại dí dỏm và hài hước. Một trích đoạn dễ thương trong ngoại truyện: “Lần đầu tiên đến nhà trọ của Vệ Lai, Sầm Kim đứng ở cửa quan sát rất lâu, xong mới quay qua hỏi anh: “Trong này có người ở thật à?” Vệ Lai nói: “Sao lại hỏi thế? Nhà của đàn ông, hơi đơn giản tinh tươm chút thôi, vậy cũng bị kỳ thị nữa?” Sầm Kim ngó anh: “Nhà của đàn ông ấy, thực ra bừa bộn trong chừng mực cũng không sao, chẳng hạn như chưa gấp chăn, hoặc là thả lon bia rỗng trên sàn… Quá sạch hay quá bẩn đều dễ gây ra liên tưởng xấu.” Cô từng viết loạt bài liên quan tới các loại sát thủ biến thái, nhà của Vệ Lai này, thật không may là có phong cách y chang cả nhóm lớn trong đó. Chăn màn là lúc mới dậy rảnh quá tiện tay gấp thôi, giờ muốn bới lên cũng chẳng kịp. Vệ Lai sực nhớ ra: “Em đợi tí.” Anh với tay lên cao, kéo mở cánh cửa trần nhà kiêm thang xếp bằng hợp kim nhôm, bước vội lên gác. Lúc thò đầu xuống lại, tay anh huơ huơ một lon bia rỗng như đang khoe khoang: “Lần trước uống xong quên ném đi. Sàn gác trên này cũng đầy bụi đấy, có muốn lên xem không?” Rất tốt, rất phù hợp hình tượng đàn ông độc thân, vòng giao tiếp hơi hẹp, sinh hoạt cá nhân điều độ…” Bạn dịch truyện này phải nói hành văn vô cùng mượt và truyền tải xuất sắc được cái hài của các nhân vật.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vĩ Ngư":Bán Yêu Tư ĐằngChâm NươngChuông Gió Quyển 4 - Hắc ĐiệpChuông Gió Quyển 5 - Vĩ NgưChuyện Tháng TưChuông Gió Quyển 1 - Thực CốtChuông Gió Quyển 2 - Căn TuChuông Gió Quyển 3 - Phi TiênĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Tháng Tư PDF của tác giả Vĩ Ngư nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.