Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Ẩn Thế Hào Môn (Uyển Nguyệt)

Nhà họ Phạm bao đời nay làm ăn hưng thịnh, giàu có nức tiếng trong vùng. Nhắc đến Phạm Gia không ai là không biết đến, nhà họ có một công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất nhì khu vực phía bắc. Người ta đồn nhau rằng của cải của Phạm Gia nhiều đến mức con cháu ăn chơi ba đời cũng chẳng hết.

Với gia thế cùng sự giàu có như vậy, Phạm Gia thừa sức sống xa hoa ở một thành phố lớn, nhưng họ vẫn chọn ở lại trên đất ông bà tổ tiên, nơi một vùng quê yên bình. Căn nhà của họ không phải là biệt thự xa hoa lộng lẫy, cũng chẳng phải là biệt phủ rộng bao la, mà chỉ là một căn nhà 2 tầng đơn giản, xung quanh căn nhà được trồng những cây ăn quả quen thuộc.

Phạm Gia còn có lối sống vô cùng giản dị và hòa nhã với xóm làng, họ không phân biệt sang hèn, cao thấp, không tỏ vẻ ngạo nghễ, kiêu căng. Châm ngôn sống của Phạm Gia bao đời nay là " Dành cả một đời để đi theo lý tưởng", mà lý tưởng của họ chính là giúp đỡ những người nông dân nghèo, họ dạy người dân kỹ thuật chăn nuôi và hỗ trợ, cung cấp thức ăn gia súc. Vì vậy mà Phạm Gia rất được lòng mọi người, ai ai cũng dành cho Phạm Gia sự tôn trọng và kính nể.

Người dân trong làng thường hay nói với nhau rằng, Phạm Gia thường xuyên làm việc thiện nên phúc đức sâu dày, vận khí gia đình ngày một tốt nên họ mới luôn may mắn trong chuyện làm ăn, con cháu thì đều giỏi giang xuất chúng, công ty thức ăn chăn nuôi PG của dòng họ ngày càng lớn mạnh.

Thế nhưng nào ai ngờ rằng, một năm trở lại đây Phạm Gia bỗng xảy ra biến cố lớn, đàn ông trong nhà lần lượt ch.ết một cách khó hiểu. Đầu tiên là ông nội bị đột tử, khi đó mọi người trong gia đình chỉ nghĩ rằng ông đã ở cái tuổi gần đất xa trời lại cộng thêm bệnh huyết áp cao nên không tránh khỏi một ngày ông rời xa cõi đời này. Tìm mua: Ẩn Thế Hào Môn TiKi Lazada Shopee

Dù cái ch.ết của ông nội không có gì đáng nghi ngờ nhưng người dân trong xóm vẫn khuyên người nhà nên đi coi bói xem người ch.ết có phạm giờ xấu hay không? Nhưng Phạm Gia trước nay không tin vào mấy chuyện bói toán mà cứ để mọi thứ thuận theo ý trời.

Ba tháng sau, nỗi đau ông nội mất còn chưa nguôi ngoai thì Phạm Gia lại nhận một tin dữ, con trai cùng cháu đích tôn đang trên đường đi gặp đối tác thì trời bỗng đổ cơn mưa to, do trời mưa nên đường trơn trượt, nước mưa lại làm khuất tầm nhìn nên chiếc xe của hai bố con mất lái đâm vào chiếc xe ở phía trước. Cuộc va chạm mạnh khiến hai bố con ch.ết luôn tại chỗ.

Một lúc mất hai người đàn ông trụ cột trong gia đình đối với Phạm Gia là một cú sốc vô cùng lớn, không những người trong Phạm Gia mà cả người dân trong vùng, ai nấy đều thương tiếc, đau xót vô cùng tận. Nỗi đau thấu tận tâm can, người trong gia đình không ai còn đứng vững nổi nữa, một màn tang thương bao phủ cả một vùng quê.

Niềm hy vọng duy nhất của Phạm Gia bây giờ chỉ còn một đứa cháu trai, nhưng đứa cháu này sống rất buông thả, ngày ngày tụ tập bạn bè, tiệc tùng thâu đêm suốt sáng tại các quán bar. Tuy đã 27 tuổi rồi nhưng chưa bao giờ nghiêm túc với chuyện làm ăn của gia đình, lúc nào cũng chỉ biết ỷ lại cho bố và anh trai. Không biết liệu rằng sau cú sốc lớn này, đứa cháu trai có thay đổi suy nghĩ để trưởng thành lên hay không?

Nghĩ đến gia cảnh hiện tại, bà nội phải nuốt nước mắt ngược vào trong, nén chặt nỗi đau buồn vào tận sâu trong đáy lòng. Lúc này bà cần phải giữ gìn sức khỏe của mình vì hơn ai hết, bà biết nếu bà xảy ra mệnh hệ gì nữa thì chắc chắn dòng họ Phạm Gia sẽ nổi sóng lớn, chuyện tranh quyền đoạt vị là không thể tránh khỏi.

Dù Phạm Gia không mê tín nhưng gần đây có quá nhiều chuyện xấu xảy ra khiến bà nội không thể ngồi yên được nữa, bà gọi con dâu lại rồi bảo:

_ Con vào nhà chuẩn bị đi, hôm nay mẹ con ta sẽ đi coi bói một chuyến.

Nói với con dâu xong, bà nội quay sang quản gia Tự đang đứng bên cạnh, bà hỏi:

_ Đường đến nhà thầy Vang đó khó đi lắm phải không? Chắc phải nhờ đến quản gia Tự dẫn đường rồi.

_ Vâng. Tôi đi chuẩn bị ngay đây ạ.

Nhà thầy Vang nằm sâu trong hẻm núi, đường vừa nhỏ vừa gồ ghề nên ô tô không thể vào được, phải đi bộ 2km mới đến căn nhà chòi của thầy. Bà nội vừa bước chân vào cửa thì đã nghe tiếng thầy Vang vọng ra:

_ Nhà bà mới có người mất, mà người này ch.ết vào ngày, giờ không hợp tuổi, rơi vào kiếp sát nên mới dẫn đến trùng tang. Phải cần làm lễ cắt trùng tang ngay nếu không nhà bà sẽ không còn người nối dõi.

Nghe những lời thầy Vang nói, bà Kính bị hoảng sợ, bà phải bám chặt vào tay con dâu để giữ bình tĩnh. Cả một cơ ngơi lớn bà và ông đã nhọc công gìn giữ và phát triển, nếu không còn ai kế nghiệp thì cơ ngơi này sẽ chia năm sẻ bảy vào tay những người trong dòng họ, bà sao có thể đành lòng. Bằng bất cứ mọi giá, kể cả là đánh đổi cả tính mạng bà cũng phải bảo vệ đứa cháu trai duy nhất được an toàn.

Bà khẩn khoản nhờ thầy Vang nhanh chóng làm lễ cắt trùng tang, nhưng muốn làm lễ cắt trùng tang thì trước hết cần phải coi ngày và giờ đẹp, đâu có phải muốn làm là làm ngay được. Mà sau một hồi tính toán kỹ lưỡng thì cuối tháng này mới được ngày, tức là còn nửa tháng nữa mới có thể làm lễ cắt trùng tang.

Ngày nào còn chưa làm lễ là ngày đó trong lòng bà Kính lo lắng, thấp thỏm. Từ hôm ở nhà thầy Vang về, bà cấm cửa không cho đứa cháu trai của bà ra khỏi nhà nửa bước, bà còn thuê thêm cả chục vệ sĩ ngày đêm canh trừng, phòng đứa cháu trai bỏ trốn.

Sau bao ngày mất ăn, mất ngủ, cuối cùng bà cũng giữ được đứa cháu trai an toàn cho đến ngày làm lễ. Sáng hôm đó, bà cùng con dâu và quản gia Tự dậy thật sớm để đến chùa An Phúc như lời thầy Vang dặn.

Thế nhưng buổi hóa giải trùng tang vừa kết thúc, bà Kính còn chưa kịp thở phào thì liền nghe được tin dữ. Cháu trai duy nhất của bà trèo qua cửa sổ tầng hai định bỏ trốn nhưng không may trượt chân ngã xuống đất, bây giờ đang cấp cứu ở bệnh viện.

Con dâu của bà nghe tin con trai bị vậy liền ngất luôn tại chỗ, còn bà thì chân tay bủn rủn, đầu óc tối sầm lại, cảm tưởng như trời đất sụp đổ. Nỗi đau chồng chất nỗi đau, bà kêu lên đầy oán hận:

_ Ông trời ơi là ông trời ơi!!! Sao ông lại để con khổ tâm thế này, thà ông ɢɨết con đi con hơn….

Thầy Vang nhìn bà Kính đầy thương cảm, ông vỗ vai bà trấn an:

_ Bà yên tâm, tính mạng của cháu trai bà vẫn giữ được…

Cậu Khiêm bị chấn thương sọ não, sau một thời gian điều trị thì cậu vẫn giữ được tính mạng như lời thầy Vang nói, tuy nhiên cậu không thể đứng dậy đi lại, nói chuyện như người bình thường được nữa mà nằm bất động một chỗ. Bác sĩ nói cậu bị rơi vào trạng thái sống thực vật, để phục hồi được là rất khó.

Bầu không khí ảm đạm bao trùm cả căn nhà, Phạm Gia bây giờ chỉ còn lại toàn là phụ nữ vậy nên không tránh khỏi nhiều kẻ dòm ngó. Ở cái tuổi như của bà Kính, đáng lẽ ra là được nghỉ ngơi, an dưỡng tuổi già thì bà lại phải đứng lên gánh vác cả một công ty lớn. Mấy năm nay bà đã rửa tay gác kiếm, không còn muốn lăn lộn, đấu đá trong thị trường kinh doanh đầy cạm bẫy này nữa. Thế nhưng bây giờ bà không đứng lên lãnh đạo thì chắc chắn vị trí này sẽ rơi vào tay kẻ khác, bà sao có thể đành lòng.

Bà đã có mấy chục này kinh nghiệm trên thương trường, vậy nên tài lãnh đạo của bà không phải là dạng vừa. Bà cố giữ chiếc ghế chủ tịch này với hy vọng cháu trai của bà sẽ sớm tỉnh lại, còn nếu không thể hồi phục lại được thì bà đã có cách khác.

Bà ngồi trong phòng làm việc trầm tư một hồi thật lâu, sau đó bà cầm điện thoại trên bàn rồi gọi cho thư ký Loan:

_ Cô lên phòng, tôi muốn gặp.

_ Dạ vâng, thưa bà…

Chưa đầy một phút sau thư ký Loan đã có mặt, bà lấp lửng:

_ Tôi muốn lấy vợ cho thằng Khiêm…..

Thư ký Loan nghe xong, trong lòng không khỏi sửng sốt nhưng ngoài mặt cô vẫn tỏ ra không cảm xúc để không làm phật lòng chủ tịch. Cô hỏi lại:

_ Bà muốn lấy vợ cho cậu Khiêm ạ?

_ Ừ. Nói đúng hơn là mua người về đẻ con nối dõi cho Phạm Gia. Nhưng tôi muốn chuyện này làm thật kín đáo, tuyệt đối không để lộ tin ra ngoài, sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của Phạm Gia. Hơn nữa tôi vừa đọc có một bản báo cáo ghi nhà ông Huyện ở làng Quan, cách đây không lâu trang trại của ông ta bị cháy lớn do chập điện, mấy ngàn con lợn bị ૮ɦếƭ cháy hết, mà số tiền cám ông ta nợ công ty đến cả chục tỷ, bây giờ không có khả năng để trả nợ nữa. Tôi muốn cô tìm hiểu xem nhà đó có con gái đến tuổi lấy chồng chưa, nếu có thì vừa hay, một bên cần tiền còn một bên cần người, sẽ dễ dàng thỏa thuận.

Ông Huyện thì Loan còn lạ gì nữa, nhà ông ấy sát vách nhà cô, hôm vụ cháy xảy ra cô cũng có mặt ở đó để chữa cháy giúp. Vợ chồng ông ấy quả thật rất đáng thương, bao năm vất vả phấn đấu làm ăn mãi mới khá giả lên chút thì trong một đêm lại mất sạch. Từ hôm đó đến nay, hai ông bà cứ như người mất hồn, chẳng còn thiết tha làm ăn gì nữa.

Cô khẽ nhìn bà Kính rồi nói:

_ Thưa bà, nhà ông Huyện ở gần nhà tôi. Nhà ông ấy có hai cô con gái đều đã đến tuổi lấy chồng. Cô con gái lớn tên Thu Quỳnh, năm nay 20 tuổi, đang học đại học y, còn cô con gái út tên Thu Đào, năm nay 19 tuổi, vì học hành không được tốt nên học hết cấp ba xong thì ở nhà phụ giúp việc chăn nuôi cho ba mẹ. Cả hai cô con gái đều thuộc vào dạng có nhan sắc, nhưng cô chị thì nhỉnh hơn một chút ạ.

Bà Kính gật gù nghe chừng hài lòng lắm, bà chậm rãi bảo:

_ Rõ ràng là cô chị hơn về mọi mặt nhỉ, lại còn đang học đại học y, sẽ giúp ích cho cháu trai của ta. Cô lập tức cho người xuống đó thỏa thuận, nếu họ đồng ý gả con gái lớn vào Phạm Gia thì ta sẽ trừ hết số tiền nợ cho họ. Bằng không ta đành phải siết nhà của bọn họ để trừ nợ thôi.

Ông Huyện nhận được lời đề nghị của Phạm Gia thì vừa mừng lại vừa lo, chỉ cần cô con gái của ông gả vào Phạm Gia thì ông không còn phải khổ sở vì nợ nần nữa, nhưng cái giá phải trả là hạnh phúc cả một đời của cô con gái. Mà đứa con gái này lại là đứa ông yêu thương nhất.

Ông còn chưa biết mở lời thế nào với cô con gái thì đã thấy bóng dáng nó từ ngoài cổng chạy vào, nó cương quyết:

_ Không đời nào con chịu lấy cái người sống mà như đã ૮ɦếƭ ấy đâu, con đường đường là sinh viên đại học y, tương lai rộng mở, bét nhất thì con cũng lấy được người làm cùng ngành mà…

Ánh mắt ông Huyện hiện lên đầy vẻ bất lực, ông cầm tay con gái, giọng nói nghèn nghẹn:

_ Con là người thông minh nên hiểu rõ tình cảnh của nhà mình lúc này mà, nhà mình vỡ nợ rồi, bây giờ tiền ăn còn phải chạy từng bữa nói gì đến chuyện có tiền cho con đi học nữa. Ba thương con nhưng ba hết cách rồi, ba không còn sự lựa chọn nào khác, ba thật sự bế tắc.

Dù ông có năn nỉ thế nào thì đứa con gái ngang ngược của ông nó cũng không chịu hiểu, nó hét lên:

_ Con không biết….. không biết…. con mặc kệ, con phải trở thành bác sĩ, con sẽ lấy người có đủ tay chân, đủ tỉnh táo để chăm sóc, bảo vệ con. Còn nếu ba cố tình ép con thì con sẽ nhảy sông tự vẫn cho ba xem…..

Nói đến đây, Thu Quỳnh liền chỉ tay vào người Thu Đào, cô nói tiếp:

_ Cái Đào nó không có ước mơ, cũng chẳng còn học hành gì, sao ba không gả nó đi để trừ nợ, sao nhất định phải là con.

Ông Huyện khổ sở giải thích:

_ Nhưng nhà họ không ưng ý em gái con, họ chê cái Đào nhà mình học vấn thấp, không xứng với nhà người ta.

Thu Quỳnh bĩu môi:

_ Lấy vợ cho một thằng cháu sắp ch.ết mà vẫn còn kén chọn, thật nực cười….

_ Ngậm miệng lại nếu không muốn nhà mình phải gặp rắc rối.

Bà Liễu từ nãy đến giờ nằm trong gian buồng đã nghe thấy hết cuộc nói chuyện của bố con Quỳnh, con gái của bà nói chuyện quá ngỗ ngược khiến bà đang ốm cũng phải bật dậy lên tiếng, bà quắc mắt lên nói tiếp:

_ Đào ra ngoài vườn cho mấy con gà ăn giúp mẹ, còn Quỳnh vào phòng mẹ nói chuyện.

Chẳng biết bà Liễu đã dạy bảo những gì mà khiến Quỳnh đồng ý gả cho Phạm Gia. Nhưng khi mọi thứ đã chuẩn bị xong xuôi, đến ngày đón dâu thì một sự thật được phơi bày, Quỳnh không phải con gái ruột của ông bà Huyện.

Chuyện cách đây 20 năm, bạn ông Huyện cùng vợ vượt biên sang Mỹ, họ để lại đứa con gái mới sinh nhờ ông bà Huyện chăm sóc. Bẵng đi một thời gian dài không thấy người bạn đó quay về nên ông bà Huyện nghĩ rằng họ đã quên đứa con gái này rồi vậy mà bây giờ đột nhiên họ lại quay về nhận con vào đúng lúc quan trọng thế này khiến ông bà Huyện rối như tơ.

Bà Liễu phải nói khéo lắm thì bên Phạm Gia mới chịu nguôi giận, họ đồng ý cho Thu Đào thay thế Thu Quỳnh nhưng chỉ được trừ một nửa số nợ, số nợ còn lại để đến khi nào Thu Đào sinh được con nối dõi cho Phạm Gia thì lúc đó mới được trừ hết.

Trong một ngày Đào nhận đến hai cú sốc khiến cô sợ hãi chỉ biết nép vào một góc tường, cô không biết phải đối mặt với những chuyện này như thế nào nữa. Từ thuở bé đến giờ cô còn chưa ra khỏi cái lũy tre làng này, bây giờ đột nhiên phải đi lấy chồng, cô sao có thể thích ứng nổi.

Bà Liễu thấy con gái đang hoảng sợ thì liền tiến lại gần, bà ôm Đào vào lòng trấn an:

_ Không cần phải quá lo lắng đâu, Phạm Gia trước giờ nổi tiếng là tử tế và quý người, nên họ sẽ không làm khó dễ con, cứ an tâm về bên ấy. Còn về phần chồng con tuy là nằm bất động nhưng chỉ cần con sinh được cháu trai nối dõi cho nhà họ thì mẹ chắc chắn cả đời con sẽ là phu nhân cao sang, quyền quý. Người ta hay nói " Trong họa có phúc", vượt qua được giông bão thì mới có thể nhìn thấy ánh mặt trời.

Nói xong, bà Liễu đưa tay lên vuốt mái tóc đen dài của con gái một lần nữa rồi ngậm ngùi trao cho Phạm Gia. Giờ đẹp đã tới, không thể chậm trễ thêm, Đào lên xe về nhà chồng, trên xe ngoài bà nội chồng ra còn có cả chị Loan, chị ngồi bên cạnh nói chuyện với Đào để Đào bớt căng thẳng:

_ Trước giờ chị cứ thắc mắc sao em với cái Quỳnh là hai chị em mà lại khác nhau thế, giờ mới vỡ lẽ Quỳnh hóa ra là con nuôi. Mà kể ra thì gia đình kia cũng kỳ, đi biền biệt bao năm không thư từ, hỏi han hay có một chút chu cấp nào, giờ về đưa cho nhà em chút ít tiền rồi đòi nhận con. Nghĩ mà chị thấy tức dùm cho ba mẹ em luôn ấy. Để nuôi được một đứa con học đến đại học thì đó là cả một quá trình vất vả, công sinh thành lớn thật đấy nhưng công dưỡng dục còn lớn hơn.

Nói đến đây chị Loan liền quay sang Đào hỏi:

_ Mà cái Quỳnh cũng nhận ba mẹ ruột nó luôn à Đào?

Đào nhỏ nhẹ đáp:

_ Vâng.

Chị Loan thở dài:

_ Thế chắc là nó cũng muốn sang Mỹ rồi.

_ Ba mẹ ruột chị Quỳnh nói là không qua Mỹ nữa, hai bác ấy đi nhiều năm như vậy cũng đủ rồi, bây giờ có chút vốn ở nhà làm ăn buôn bán nhỏ để an dưỡng tuổi già thôi.

_ Vậy hả, vậy mà chị tưởng họ về nhận con để đón qua Mỹ.

Từ nãy đến giờ bà Kính chỉ ngồi yên lặng quan sát cháu dâu qua kính chiếu hậu, dù bà không ưng ý gì đứa cháu dâu này nhưng bà cũng không thể phủ nhận được rằng đứa cháu dâu này có khuôn mặt rất dễ mến, qua cách nói chuyện bà cũng đoán được nó là đứa hiền lành. Nhưng đối với bà, hiền lành quá tức là nhu nhược và ngu ngốc, sẽ chẳng thể làm lên cơm cháo gì, rồi nó sẽ lại vô dụng như mẹ chồng của nó.

Về đến Phạm Gia, Đào được một người làm trong nhà dẫn vào một phòng nhỏ, Đào được trang điểm nhẹ nhàng rồi mặc lên người chiếc áo tân thời màu đỏ. Sau đó người làm dẫn Đào lên nhà trên để làm lễ gia tiên. Khi đã làm xong xuôi các Nghi thức, Đào được đưa về phòng tân hôn để gặp chú rể. Lúc này là lúc Đào hồi hộp nhất, dù chỉ là một người chồng nằm bất động thôi nhưng cũng khiến tim Đào như muốn rớt ra ngoài, Đào rón rén theo mọi người lên tầng hai, thế nhưng vừa đi đến cửa phòng thì đột nhiên một con chim đen từ trong phòng cậu Khiêm bay ra, quản gia Tự nhìn thấy vậy liền trợn mắt hét lên:

_ Có điềm dữ rồi bà ơi, chim đen bay vào phòng người ốm, cậu Khiêm lành ít dữ nhiều rồi….

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ẩn Thế Hào Môn PDF của tác giả Uyển Nguyệt nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đợi Bọn Mọi (J. M. Coetzee)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đợi Bọn Mọi PDF của tác giả J. M. Coetzee nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đôi Bạn Chân Tình (Hermann Hesse)
Đôi bạn chân tình (nguyên tác Narcissus and Goldmund) là một câu chuyện kể về một thanh niên tên là Goldmund. Anh đã từng theo học trong trường học của tu viện dòng Thiên Chúa giáo để tìm hiểu và nghiên cứu xem cái gì được diễn tả như là “ý nghĩa của cuộc sống”, hay cụ thể hơn, là tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống của chính bản thân anh. Nhưng rồi, anh đã rời bỏ trường và đi lang thang khắp miền trung nước Đức mà không có mục đích gì cụ thể. Narcissus, một thầy giáo trẻ có năng khiếu trong trường học của tu viện đã nhanh chóng kết bạn với Goldmund, vì hai người chỉ chênh nhau có vài tuổi và Goldmund vốn là sáng dạ. Goldmund kính trọng Narcissus, còn Narcissus thì lại rất yêu mến Goldmund. Một hôm, với ý định hái lượm thảo mộc, Goldmund đã thơ thẩn trên cánh đồng quá xa và anh tình cờ gặp một phụ nữ xinh đẹp. Cô hôn anh và đề nghị anh chung giường với mình. Cuộc gặp mặt này trở thành sự kiện Chúa hiển linh đối với Goldmund, và rồi anh nhận biết được rằng anh không thể nào đi tu được. Goldmund ôm trong mình khát vọng trải nghiệm mọi thứ, học hiểu về cuộc sống, về thiên nhiên theo lối thực hành của chính anh. Với sự ủng hộ của Narcissus, anh rời tu viện và lang thang khắp các miền quê, vẽ nên một câu chuyện về sự tương phản giữa nghệ sĩ và nhà tư tưởng. Câu chuyện kéo dài nhiều năm, mô tả chi tiết những sự việc cụ thể có liên quan đến những địa điểm mà ở đó Goldmund đã học được những điều hết sức có ý nghĩa, và anh thường xuyên trầm ngâm suy tưởng đến những trải nghiệm cũng như những lối sống này. Đôi bạn chân tình của Hermann Hesse xoay quanh những cuộc đối thoại giữa Narcissus (Tri giác) và Goldmund (Trực giác): Con đường tiếp cận chân lý của tôi và anh có thể hòa hợp không? và Chúng ta bổ sung cho nhau những gì? Cuộc hành trình đi tìm bản ngã của Goldmund bắt đầu từ những lời khai minh của Narcissus. Điều này ngụ ý rằng Trực giác luôn cần sự hướng dẫn của Tri giác, đó cũng là khác biệt quyết định giữa Trực giác và Bản năng. Khi cái chết và những trải nghiệm đã bóc tách những lớp vỏ phù phiếm, họ đã gặp nhau ở cuối con đường và cùng bắt đầu một hành trình mới. *** Văn hào lỗi lạc người Đức Hermann Hesse sinh ngày 2/7/1877 tại Đức. Cha mẹ ông đều là những nhà truyền giáo từng làm nhiệm vụ ở Ấn Độ, còn ông ngoại là nhà nghiên cứu nổi tiếng về Ấn Độ, bởi vậy tư tưởng của Hesse chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo. Cảnh gia đình trí thức ngoan đạo với sự pha trộn của nhiều nền văn hoá khác nhau ảnh hưởng rất sâu đậm trong con người nhà văn Hermann Hesse. Tâm hồn ông luôn chuyển động giữa hai cực Đông - Tây để đi tìm một nhân loại thuần khiết, một nhân loại sống trong cảnh bình yên. Tìm mua: Đôi Bạn Chân Tình TiKi Lazada Shopee Hermann Hesse khởi nghiệp sáng tác bằng thơ ca năm 1898, với tập thơ "Romantische Lieder" (Các bài hát lãng mạn). Tuy nhiên, tên tuổi ông được biết đến nhiều hơn qua các tiểu thuyết "Peter Camenzind", "Demien", "Steppenwolf" (Sói đồng hoang), "Siddhartha" và "Das Glasperlenspiel" (Trò chơi với chuỗi hạt cườm). Con đường sáng tác của Hesse đi từ tình cảm cô đơn và nỗi buồn lãng mạn của cuối thế kỷ XIX đến tầm nhìn xa trông rộng, có trách nhiệm đối với xã hội ở thế kỷ XX, ước mơ và tin chắc vào tương lai tốt đẹp hơn của con người. Hermann Hesse đã từng viết: "Dù bị đau đớn quằn quại, tôi vẫn tha thiết yêu thương trần gian điên dại này". Cuộc đời ông đã trải qua vô vàn những thăng trầm đau đớn, nhưng ông vẫn miệt mài sáng tạo. Năm 1946 ông được tặng Giải Goethe và Giải Nobel Văn học. *** Mùa hạ đã qua, hoa ruối hoa bìm đã tàn lụi, ao chuôm nín tiếng ếch kêu, hạc tung cánh bay đi. Goldmund trở về! Y trở về vào một buổi quá trưa âm u mưa bụi, y không vào tu viện mà đến ngay xưởng họa. Y đi chân, không có ngựa. Erich trông thấy y vào thì lo sợ. Thoáng nhìn nó biết ngay và chạy vội ra đón, nhưng hình như nó gặp một người khác: một Goldmund giả, già đi đến vài năm, mặt bơ phờ, ủ rũ, đầy cát bụi, nét mặt nhăn nhúm như người đau đớn bệnh nặng; tuy nhiên y không tỏ vẻ đau đớn mà mỉm miệng cười, một cái cười quen thuộc, bình tĩnh và nhẫn nại, Hai chân kéo lê một cách nhọc nhằn, người ra bộ mệt mỏi thiểu não. Chàng Goldmund đã biến ra người lạ ấy nhìn cậu thợ bạn với cặp mắt kỳ dị. Y trở về một cách kín đáo, làm như ở phòng bên cạnh bước sang, làm như mới hồi nãy vẫn ở đấy. Y giơ tay bắt tay Erỉch, không nói gì cả, không chào hỏi, không chuyện trò. “Tôi phải ngủ một giấc,” y chỉ nói vậy, ra bộ mỏi mệt vô cùng. Y bảo Erich đi chỗ khác và bước vào phòng mình ngay cạnh xưởng. Vào đến nơi y bỏ mũ ra quăng xuống đất, tháo giầy và lại gần giường. Phía trong là tượng Đức Mẹ phủ tấm màn, y tỏ vẻ thân mật nhưng không vén màn lên chào. Trái lại, y bước tới gần cửa sổ, trông thấy Erich sốt ruột đứng đợi ở ngoài, y nói lớn: “Erich, chú đừng nói cho ai biết tôi về nhé. Tôi mệt lắm. Để đến mai hãy hay.” Rồi y để nguyên quần áo mà đi nằm. Nằm một lúc lâu không ngủ được, y trở dậy lê bước nặng nề đến cái gương soi treo tường, nhìn vào thấy một chàng Goldmund nữa nhìn lại; một khuôn mặt quen thuộc nhưng đã thành ra người lạ, hình như không có mặt đối với mình, không có liên lạc gì với mình. Người ấy chỉ làm y nghĩ đến một người mà y biết: nhang nhác thầy Niklaus, nhang nhác nhà quý tộc ngày xưa đã tặng y một bộ quần áo cậu ấm, nhang nhác Thánh Jacques ở nhà thờ, một ông thánh râu ria, đội mũ hành hương, nom già nua lụ khụ, nhưng có vẻ vui vẻ nhân từ. Y nhận kỹ khuôn mặt trong gương như để biết rõ người lạ mặt. Khi đã nhận ra, y vội tỏ dấu thân mật: phải rồi, chính là mình, khuôn mặt đúng là những nét y tưởng tượng ra là nét mặt mình. Đó là một ông già mệt mỏi, đờ đẫn, mới đi xa về, một nhân vật để chọc cười, chẳng đáng đếm xỉa đến; nhưng ông ta chẳng có gì giận y, y còn khoái ông ta là đằng khác, y khám phá ra ông ta có cái gì mà chàng Goldmund xinh trai ngày xưa không có: ông già mỏi mệt và xuống dốc này có vẻ bằng lòng, đúng hơn, vẻ trai lỳ, trơ trơ. Y khẽ mỉm cười, ông già cũng mỉm cười đáp lễ. Chà! Y đi xa về đã dẫn về nhà một người như thế đó! Sau chuyến đi này y trở về, mỏi mệt và lụn bại như vậy đó! Không những y mất cả ngựa, tay nải lẫn tiền nong, y còn mất nhiều cái khác: tuổi trẻ, sức khoẻ, lòng tự tin, cặp má hồng hào, cặp mắt sáng nảy lửa. Tuy nhiên y cũng thích chí: ông già lẩm cẩm và hết gân này lại hợp sở thích của y hơn chàng Goldmund thuở trước. Ông ta có tuổi, yếu đuối và héo hon thật, nhưng chất phác hơn, an phận hơn, người ta dễ thỏa thuận với ông. Y cười, hạ một mi mắt nhăn nheo xuống, rồi vào gường ngủ.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Hermann Hesse":Câu Chuyện Dòng SôngẢo HóaĐâu Mái Nhà XưaĐôi Bạn Chân TìnhMối Tình Của Chàng Nhạc SĩNarcisse Và GoldmundNhà Khổ Hạnh Và Gã Lang ThangTuổi Trẻ Băn KhoănĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đôi Bạn Chân Tình PDF của tác giả Hermann Hesse nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đợi Anh Ở Toronto (Nguyễn Thu Hoài)
Đợi anh ở Toronto của nữ tác giả Nguyễn Thu Hoài được coi là "Bản tình ca mùa đông Canada" trong lòng đọc giả yêu văn chương, là một câu chuyện đẹp từ đầu đến cuối với màu tuyết trắng, nỗi buồn, niềm vui đều nhịp nhàng, hợp lý. Nguyễn Thu Hoài thuộc thế hệ 7X cuối cùng với những biến động lớn về cả nội tâm lẫn ngoại cảnh. Với ước vọng được kể chuyện, Đợi anh ở Toronto là câu chuyện đầu tiên được kể một cách say mê, hồ hởi lạ kì. Là cựu học sinh chuyên Văn PTTH chuyên Hà Nội- Amsterdam và là một thạc sĩ kinh tế nhưng cô luôn tin rằng: chỉ những chuyện dễ dàng mới có thể giải quyết bằng tiền, chuyện tình cảm mới thật là khó khăn. Là người Hà Nội, hiện đang định cư tại Toronto, cô yêu Hà Nội bằng cả trái tim nhưng Toronto là nơi cô dành cho những cảm xúc lãng mạn nhất cuộc đời mình. Vào những đông lạnh giá, tuyết trắng phủ ngập đường, trên một đất nước xa lạ. Cô - một cô gái Việt Nam nhỏ bé, gặp anh. Anh - lãnh đạm, rắn rỏi và rất thu hút. Ở bên anh, cô như lao đầu vào một trò chơi: những khi tưởng anh thích mình anh lại hờ hững, tưởng anh theo đuổi anh lại lặn mất tăm, tưởng anh tỏ tình anh lại muốn làm bạn. Cuối cùng, khi đã trong vòng tay vững chãi của anh, lại một lần nữa vụt mất anh. Tìm mua: Đợi Anh Ở Toronto TiKi Lazada Shopee “- Vi, tôi rất cần em... - Anh bỏ lửng câu nói, ngừng lại lấy hơi, giọng khàn đi vì xúc động. Trái tim Vi run rẩy, hồi hộp. Cô hoảng hốt nhận thấy mình đang nín thở. Lẽ nào, đây chính là điều anh muốn nói với cô? - … rất cần… một người bạn như em… - Anh kết thúc câu nói của mình bằng một tiếng ho khẽ. Vi thấy hẫng một cái, hệt như cảm giác khi máy bay đang sắp sửa hạ cánh. Có điều, đối với cô đây không phải là một cuộc hạ cánh an toàn. Lòng tự trọng của cô có lẽ đã bị tổn thương đôi chút. Cô thấy tim mình nhói đau, ước gì cô có thể tan biến khỏi nơi này như một làn khói.” Nhiều người ví “Đợi anh ở Toronto” như một bản nhạc - một bản tình ca. Câu chuyện tình yêu của hai nhân vật chính Vi và Nguyên là một bản nhạc nhiều tiết tấu. Có khúc bối rối, gấp gáp theo tâm trạng của Vi lần đầu biết đến tình yêu; có khúc nhẹ nhàng, vui vẻ khi họ yêu nhau; có khúc trầm lặng như nỗi đau đớn khi tình yêu đi xa. Khúc nào “Đợi anh ở Toronto”cũng đẹp, cũng lãng mạn. Thế nên, có hàng vạn chuyện tình trên thế gian này, nhưng chuyện tình ở Toronto vẫn có thể khiến người đọc say mê dõi theo và hòa chung cảm xúc yêu đương với nhân vật. ***Văn phòng ở downtown(1) Toronto của tập đoàn kiểm toán NKT chiếm trọn toàn bộ một tòa nhà hai mươi sáu tầng bề thế trên đường Front Street. Được làm việc ở đây là ước mơ mà Vi ấp ủ suốt bao nhiêu năm qua. Ước mơ ấy của cô cuối cùng cũng đã trở thành hiện thực. Vi vẫn còn cảm thấy lâng lâng như đang trong mơ. Cô không thể ngờ rằng, điểm dừng chân của cô trong cuộc hành trình tìm kiếm việc làm lại chính là ở đây, trong tập đoàn kiểm toán đa quốc gia rất nổi tiếng này… Đến bây giờ Vi mới thực sự cảm thấy quyết định chuyển sang học ngành kế toán của cô là một quyết định sáng suốt, vì đó là ngành dễ tìm việc nhất ở đất nước này so với các chuyên ngành kinh tế khác như tài chính hay marketing mà trước đây cô đã định theo học. Vi ngước nhìn một lần nữa biểu tượng của công ty với ba chữ NKT màu trắng giản dị, trước khi bước xuống đường, hòa vào dòng người đang tấp nập trên hè phố trong giờ tan tầm. Cô vừa nhận được quyết định tuyển dụng của công ty, trước hết với vị trí summer student(2). Đây hoàn toàn là một khởi đầu đầy hứa hẹn, bởi nếu quá trình làm việc được đánh giá tốt, cô sẽ có nhiều cơ hội có được một công việc toàn thời gian ổn định. Cô sẽ chính thức bắt đầu làm việc ở đây trong tháng năm này. Chỉ mới một tháng trước đây thôi, Vi vẫn còn mờ mịt về tương lai của mình. Hơn ai hết, cô nhất định phải tìm được một công việc để có thể tồn tại ở đây sau khi tốt nghiệp. Đó chính là yếu tố quyết định đến tương lai của cô và của cả gia đình cô nữa. Chính vì thế, hàng tháng trời nay Vi đã âm thầm chuẩn bị hồ sơ, học hỏi kinh nghiệm trả lời phỏng vấn, tích cực tham gia các công tác ngoại khóa, các buổi hội thảo… để có thể sẵn sàng cho cuộc chạy đua tìm kiếm việc làm. Cô đã cày nát các website về việc làm. Nhưng thật không may cho cô, thời điểm nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng. Các công ty liên tục cắt giảm người. Hiếm hoi lắm mới có một vài vị trí mà cô nghĩ là phù hợp với chuyên ngành học của mình thì lại đòi hỏi các ứng viên phải có kinh nghiệm. Trong hoàn cảnh ấy, sinh viên mới và sắp ra trường kiếm được việc làm hẳn đã là một kỳ tích, huống hồ cô lại là một du học sinh từ nơi khác đến, ngôn ngữ, văn hóa, mối quan hệ… đều hạn chế và không phải là thế mạnh. Cô chỉ có thể trông chờ duy nhất vào điểm số, khả năng làm việc và sự may mắn mà thôi. Giữa lúc Vi gần như mất hết hy vọng nhận được hồi đáp tích cực cho các hồ sơ mà cô đã gửi đi, thì một cơ hội bỗng mở ra cho cô. Hôm đó, khóa của cô nhận được thông báo: tập đoàn NKT sẽ có một buổi career boot camp(3) ở trường cô nhằm giới thiệu về tập đoàn và tìm kiếm những ứng viên xuất sắc cho các vị trí summer student làm việc ở Toronto. Vi không thể để lỡ một cơ hội hiếm hoi như thế. Cả đêm hôm trước cô đã ngồi rà soát lại toàn bộ hồ sơ, kiểm tra chi tiết từng thông tin, từng từ, từng chữ trong đơn xin việc, để đảm bảo bộ hồ sơ của cô được chuẩn bị một cách hoàn hảo nhất. Sáng hôm boot camp, Vi đến thật sớm để kiếm chỗ ngồi ngay hàng đầu tiên, gần với các diễn giả. Hôm nay, sau phần giới thiệu về tập đoàn, còn có hai nhân viên của NKT đến chia sẻ với các bạn sinh viên những kinh nghiệm cá nhân của họ trong quá trình được tuyển dụng và làm việc ở NKT. Vi phát hiện ra một trong hai nhân viên đang thuyết trình là người Việt, hay ít nhất cũng là người gốc Việt, căn cứ vào bảng tên đang cài trên ngực áo của người đó. Cô quyết định sẽ thử một nước cờ táo bạo. Số cô đúng là có quý nhân phù trợ. Vi nhanh chóng tiếp cận được chàng kiểm toán viên đó trong giờ nghỉ giải lao. Chọn đúng lúc đám sinh viên bắt đầu tản ra, và Nam (tên của chàng kiểm toán viên) đang ngồi một mình trước đống giấy tờ, chăm chú nhìn vào màn hình máy tính xách tay, Vi bèn tiến lại gần, cất lời chào bằng tiếng Việt: - Xin lỗi, em có thể hỏi anh một chút được không ạ?Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đợi Anh Ở Toronto PDF của tác giả Nguyễn Thu Hoài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đói (Knut Hamsun)
Harald Hjärne, Chủ tịch Uỷ ban Nobel Viện Hàn lâm Thụy Điển Căn cứ vào các qui chế của Quĩ Nobel, Viện Hàn lâm Thuỵ Điển đã trao giải Nobel văn chương năm 1920 cho nhà tiểu thuyết người Na Uy - Knut Hamsun, với tác phẩm Nhựa của đất (1917) (Markens grøde). Sẽ là thừa nếu đưa ra một tuờng trình chi tiết về quyển sách mà chỉ trong một thời gian ngắn đã được phổ biến rộng rãi khắp mọi nơi, cả bằng nguyên tác và bản dịch. Qua sự độc đáo về cốt truyện và phong cách, cuốn tiểu thuyết đã dấy nên sự quan tâm vô cùng sống động ở nhiều nước và được tiếp nhận nồng nhiệt bởi nhiều tầng lớp độc giả khác nhau. Mới đây, một nhà điểm sách hàng đầu và bảo thủ người Anh đã viết rằng quyển sách này chỉ mới xuất hiện ở Anh năm nay nhưng đã được dư luận ngợi khen là một kiệt tác. Lí do của thành công không thể phủ nhận này chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của giới phê bình văn học trong một thời gian dài, nhưng ngay từ bây giờ, với những ấn tượng đầu tiên, thiết tuởng cần chỉ ra những lí do ấy, ít nhất là những nét chính. Bất chấp những ý kiến hiện nay về thời đại chúng ta, những ai cho rằng trong văn học, cái cao hơn tất cả là sự tái hiện trung thành hiện thực thì sẽ thấy trong Nhựa của đất, sự tái hiện một cuộc sống là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của bất cứ xã hội nào nơi con người sinh sống và tạo dựng. Những miêu tả này không bị bóp méo bởi bất cứ hoài niệm nào về một quá khứ văn minh lâu dài. Hiệu quả tức thì ở chỗ khơi lên cuộc đấu tranh gay gắt ngay từ đầu giữa con người tích cực (dĩ nhiên trong những điều kiện bên ngoài khác nhau) bền bỉ chống lại một thiên nhiên bất phục và khắc nghiệt. Khó lòng hình dung sự đối lập nào choáng ngợp hơn giữa cuốn sách này với những tác phẩm thường được gọi là "cổ điển". Tuy nhiên, ta vẫn có thể gọi tác phẩm này một cách chính tắc là cổ điển, nhưng theo nghĩa sâu xa hơn, nếu ta dùng tính ngữ này thể hiện một điều gì đó khác hơn và nhiều hơn một lời ngợi khen mơ hồ. Cái cổ điển, trong nền văn hóa mà chúng ta thừa kế từ xa xưa, chỉ phần nào là cái hoàn thiện buộc ta bắt chước, còn phần nhiều là những gì có ý nghĩa, được rút ra trực tiếp từ đời sống và tái hiện dưới dạng một giá trị bền vững với cả các thời đại sau. Theo ý niệm này, những gì không có ý nghĩa, những gì tự chúng không quan trọng, chỉ có thể xem như cùng một loại với những gì được chính thức coi là tạm bợ hay khiếm khuyết. Nhưng ngoài ra, bất cứ điều gì quí giá trong cuộc sống con người, dù có vẻ bình thường, đều có thể xếp vào cùng một phạm trù với cái khác thường và cái sáng láng, với một ý nghĩa và dạng thức giá trị tương đương, chừng nào nó được hiển bày lần đầu tiên trong ánh sáng đích thực của nó. Với ý nghĩa này, không hề nói quá nếu cho rằng trong Nhựa của đất, Hamsun đã mang đến cho thời đại chúng ta cái cổ điển có thể so với cái đẹp nhất mà chúng ta từng có. Trong khía cạnh này, cái cổ xưa không có đặc quyền bất khả xâm phạm đối với các thế hệ sau, vì cuộc sống luôn luôn mới và phong phú vô tận, và có thể được tái hiện dưới những hình thức mới bởi những thiên tài mới. Tìm mua: Đói TiKi Lazada Shopee Tác phẩm của Hamsun là một bản hùng ca về lao động, trong đó tác giả nói về lao động bằng những áng thơ hoành tráng. Đây không phải là chuyện phân công lao động vốn chia rẽ những con người mà là chuyện lao động cần cù, tập trung, thứ lao động mà trong hình thức thuần khiết nhất của mình tạo nên toàn bộ con người, xoa dịu và mang lại gần nhau những tâm hồn chia cách, bảo vệ và gia tăng thành quả của mình trong một quá trình đều đặn và liên tục. Sức lao động của người tiên phong và người nông dân đầu tiên, với tất cả những khó khăn, dưới ngòi bút của nhà thơ, mang tính cách một cuộc đấu tranh anh hùng không hề thua kém chút nào so với cái vĩ đại của sự hi sinh lẫm liệt cho tổ quốc và chiến hữu. Cũng như nhà thơ nông dân Hesiod miêu tả lao động trên đồng ruộng, Hamsun đặt lên hàng đầu trong tác phẩm người lao động lí tưởng, người hiến trọn cuộc đời và sức lực mình cho việc vỡ đất và vượt qua những trở ngại mà con người và thiên nhiên dựng lên để chống lại anh. Nếu Hamsun đã vứt bỏ sau lưng mọi hoài niệm nặng nề về văn minh, thì tác phẩm của ông cống hiến một cách hiểu chính xác về nền văn hóa mới mà kỉ nguyên chúng ta đang chờ đợi sẽ nảy sinh từ tiến trình lao động chân tay như một sự tiếp nối nền văn minh cổ xưa. Hamsun không đưa ra cái gọi là "loại hình nhân vật" trên sân khấu của ông. Các nhân vật nam và nữ của ông đều sống động, ngay cả trong những tình huống khiêm nhường nhất. Vài người trong số họ, những người tốt nhất, có những mục tiêu và tư tưởng mà chúng ta không thể hình dung, ví dụ nổi bật là nhân vật chính, người nông dân trầm lặng và lao động không mệt mỏi. Những người khác thì buông xuôi phó mặc, bất an và thậm chí hoang mang bởi những khát vọng ích kỉ và ý nghĩ xuẩn ngốc. Tất cả họ đều mang dấu ấn của dòng máu Na Uy, tất cả đều bị nhào nặn bởi những "quả của đất". Một trong những đặc tính của các ngôn ngữ cùng gia đình Scandinavie chúng ta, đó là cùng một từ biểu thị những sắc thái ý nghĩa rất khác nhau thông qua những hình ảnh mà chúng gợi nên. Khi người Thụy Điển chúng ta nói "quả của đất", ta nghĩ ngay đến một thứ gì đó màu mỡ, dồi dào, ngon lành, nhất là ở một vùng nông nghiệp nào đó đã được canh tác lâu đời. Tư duy trong tác phẩm của Hamsun không đi theo chiều hướng này. "Đất" ở đây là một vùng đất hoang sơ hung hiểm, gồ ghề sỏi đá. Trái quả của nó không tự rơi xuống như là lộc của trời, trái quả của nó là tất cả những gì có thể nảy mầm và lớn lên trên một mảnh đất khô cằn, dù tốt hay dở, đẹp hay xấu, giữa con người hay động vật cũng như trong rừng hay trên đồng ruộng. Đây là những loại quả mà tác phẩm của Hamsun mang lại cho mùa gặt của chúng ta. Tuy nhiên, người Thuỵ Điển chúng ta, hay ít nhất là nhiều người Thuỵ Điển, không cảm thấy xa lạ về những phong tục, tập quán được miêu tả ở đây. Ta phát hiện nơi đây, bầu không khí miền Bắc với một phần hoàn cảnh tự nhiên và xã hội, với nhiều điểm tương đồng hai phía biên giới (giữa Na Uy và Thuỵ Điển, ND). Hơn nữa, Hamsun cũng miêu tả những người Thụy Điển bị lôi cuốn đến vùng đất mới khai phá và hầu hết bọn họ, không nghi ngờ gì nữa, đều bị hấp dẫn bởi ảo ảnh về thành công kinh tế, bởi những thành phố dọc theo bờ biển Na Uy xuất hiện nơi chân trời như cám dỗ về cuộc sống trần thế huy hoàng, nó quyến rũ những trái tim dễ xiêu lòng muốn thoát khỏi cảnh lao động nặng nhọc của vùng đất này. Những tái hiện tâm lí đó, cũng như nhiều tái hiện khác, đầy tính người, hoàn toàn không làm giảm mà càng củng cố thêm ấn tuợng nhờ nội dung mang tính cổ điển của câu chuyện. Chúng xua đi nỗi sợ có thể nảy sinh trong ta khi nhìn thấy ánh sáng chân lí với cái giá phải trả là sự thật. Chúng đảm bảo tính chân thực trong từng chi tiết, của hình ảnh và nhân vật. Tính toàn nhân loại của chúng không bỏ sót một ai. Bằng chứng là tác phẩm đã được đón nhận bởi những người có tính cách, ngôn ngữ và phong tục khác nhau. Hơn nữa, bằng nụ cười hài hước nhẹ nhàng khi tái hiện những sự việc đau buồn nhất, tác giả chứng tỏ lòng cảm thông đối với số phận con người và bản tính con người. Nhưng trong câu chuyện, ông không bao giờ xa rời sự trong sáng nghệ thuật toàn bích nhất. Phong cách của ông loại bỏ mọi trang trí màu mè, chỉ tập trung vào tính chân thực và sự rõ ràng, và người đọc có thể phát hiện trong đó, dưới một hình thức độc đáo và mạnh mẽ, tất cả sự phong phú về sắc thái trong ngôn ngữ mẹ đẻ của nhà văn. Thưa Ngài Knut Hamsun! Khi đương đầu với thời tiết khắc nghiệt cũng như nỗi mệt mỏi sau chuyến đi dài - mà trong thời gian này lại càng thêm bội phần cực nhọc - để đến nhận giải thuởng trao tặng cho Ngài, Ngài đã mang lại niềm vui lớn cho Viện Hàn lâm Thuỵ Điển, niềm vui nhất định sẽ được chia sẻ bởi tất cả mọi người có mặt trong buổi lễ trọng đại này. Thay mặt Viện Hàn lâm, trong khoảng thời gian ngắn ngủi cho phép, tôi đã cố gắng trình bày ít nhất những lí do chính tại sao chúng tôi đánh giá cao tác phẩm vừa được đăng quang của Ngài như vậy. Vì vậy, giờ đây, với tư cách cá nhân, tôi không muốn nhắc lại với Ngài những gì tôi đã nói. Tôi chỉ còn mỗi việc thay mặt Viện Hàn lâm chúc mừng Ngài và hi vọng Ngài sẽ giữ mãi những kỉ niệm về cuộc gặp gỡ của chúng ta, và đó sẽ là mối dây thắt chặt mối quan hệ giữa Ngài với chúng tôi trong tương lai. Trần Tiễn Cao Đăng và Tân Đôn dịch (Theo VietNamNet)Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Knut Hamsun":ĐóiDưới Ánh Sao ThuPhúc Lành Của ĐấtTiểu Thư VictoriaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đói PDF của tác giả Knut Hamsun nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.