Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Khổng Tử Và Luận Ngữ (Nguyễn Hiến Lê)

Vài lời thƣa trƣớc

Trong bài Lời nói đầu cuốn Khổng tử, cụ Nguyễn Hiến Lê cho biết đôi điều về việc dịch lại bộ Luận ngữ như sau:

“Tôi đã bỏ ra hơn hai tháng đọc lại những sách về Khổng tử mà tôi có hoặc mượn được (như của Lữ Chấn Vũ: Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc; Hầu ngoại Lư: Tư tưởng cổ đại Trung Quốc; Quan Phong và Lâm Duật Thời: Bàn về Khổng Tử - đều do ngoài Bắc dịch); đọc lại các bản dịch và chú giải Luận ngữ của mình, và của Trung Hoa (như Luận ngữ độc bản của Thẩm Tri Phương và Tưởng Bá Tiềm, Luận ngữ dịch chú của Triệu Thông; lại bỏ ra hơn hai tháng nữa để dịch lại bộ Luận ngữ, vừa dịch vừa phân loại theo đề tài lập bảng tra tên người, tên đất.”

Trong cuốn Luận ngữ này, cụ Nguyễn Hiến Lê có nói rõ là bài XVI.1 được dịch lại: trong chú thích bài đó, cụ viết: “Bài này chúng tôi dịch trong cuốn Nhà giáo họ Khổng (Cảo Thơm, 1972), nay dịch lại.”

Ngoài bài XVI.1 đã dẫn trong cuốn Nhà giáo họ Khổng được cụ dịch lại, còn nhiều bài khác nữa đã được cụ dẫn trong một số tác phẩm khác cũng được cụ dịch lại mặc dầu trong cuốn Luận ngữ này cụ không nêu ra, ví dụ như (mỗi tác phẩm tôi chỉ chọn một bài): Tìm mua: Khổng Tử Và Luận Ngữ TiKi Lazada Shopee

Bài II.2: Trong bộ Đại cương văn học sử Trung Quốc, câu “Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết: Tư vô tà”, cụ Nguyễn Hiến Lê dịch là: “Cả 300 thiên trong Kinh Thi, chỉ một câu có thể trùm được, là: không nghĩ bậy”. Trong cuốn Luận ngữ, cụ dịch lại, đặc biệt là ba chữ “tư vô tà”, như sau: “Kinh Thi có ba trăm thiên, một lời đủ bao quát tất cả, là tư tưởng thuần chính.”

Bài VI.8: Trong bộ Mặc học, câu “Vô chi, mệnh hĩ phù? Tư nhân dã nhi hữu tư tật dã!”, cụ dịch là: “Con [tức Bá Ngưu] sắp mất. Số mệnh đó thôi. Người như vậy mà bệnh như vậy!”; Trong cuốn Luận ngữ, cụ hiểu chữ “vô” theo một nghĩa khác, và cả câu đó được lại thành: “Vô lí! Do mệnh trời chăng? Con người như vậy mà bị bệnh đó!”

Bài VIII.3: Trong bộ Trang tử - Nam hoa kinh, câu “Nhi kim nhi hậu, ngô tri miễn phù, tiểu tử” (lời của Tăng tử), cụ dịch là: “Từ đây về sau ta mới biết chắc rằng ta giữ được (thân ta) khỏi các điều hư hỏng, tàn tật đó các trò”. Trong cuốn Luận ngữ, cụ dịch lại là: “Từ nay về sau, ta mới biết thoát khỏi hình lục, đó các trò” (cụ đã hiểu hai chữ “miễn phù” theo một nghĩa khác).

Bài XVIII.6: Trong bộ Đại cương triết học Trung Quốc, câu “Thao thao giả thiên hạ giai thị dã, nhi thuỳ dĩ dịch chi”, hai cụ Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê dịch là: “Ùa ùa như nước chảy một chiều, thiên hạ đều thế cả, ai mà theo mình để sửa đổi việc loạn ra trị”. Trong cuốn Luận ngữ, cụ Nguyễn Hiến Lê dịch lại (đặc biệt là hai chữ “thao thao”): “Khắp thiên hạ đâu đâu cũng là dòng nước (đục) cuồn cuộn, ông Khổng Khâu sẽ cùng với ai mà sửa thiên hạ?”

Lý do khác biệt trong hai lần dịch bài VI.8 là do chữ 亡 trong nguyên văn. Trong bộ Mặc học, cụ Nguyễn Hiến Lê đọc chữ đó là “vong” và dịch theo nghĩa của chữ 亡 là “chết mất”; còn trong cuốn Luận ngữ cụ đọc là “vô” và dịch theo nghĩa của chữ “vô” 無 là “không”[1].

Cũng có trường hợp đọc khác nhưng ý nghĩa cũng vậy như chữ 哂 trong bài XI.25, trong cuốn Cổ văn Trung Quốc, cụ đọc là “sẩn” (Thiều Chửu cũng đọc là “sẩn”); còn trong cuốn Luận ngữ, cụ đọc là “thẩn”, nhưng nghĩa cũng vẫn là “mỉm cười”. Nhân vật Nhụ Bi trong bài XVII.20 cuốn Luận ngữ, chữ Hán là 孺悲, trong cuốn Nhà giáo họ Khổng (bài Dương Hoá - 19) gọi là Nhũ Bi.

Cũng trong cuốn Cổ văn Trung Quốc, cụ Nguyễn Hiến Lê tỏ ý ngờ rằng thiên Hương đảng (thiên X) là do người sau chép thêm; cụ bảo: “(…) hình như cũng có vài chỗ do người đời sau viết thêm, chẳng hạn như thiên Hương đảng”. Nhưng trong cuốn Luận ngữ này và trong cuốn Khổng tử nữa, chúng ta không thấy cụ nhắc lại ý nghi ngờ đó nữa.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên Lý

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khổng Tử Và Luận Ngữ PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bát Nhã Tâm Kinh Osho (Osho)
Giới Thiệu Khi bạn đi du lịch và trở về kể lại cho bạn bè và người thân, bạn sẽ kể lại những gì chính mắt bạn thấy, và những gì chính tai bạn nghe; hay bạn lập lại những gì hướng dẫn viên nói, hay những điều tìm được trong sách hướng dẫn du lịch? Dĩ nhiên là bạn kể lại những gì chính mắt bạn trông thấy, và chính mắt bạn nghe thấy. Hướng dẫn viên và sách hướng dẫn có thể cho bạn những chi tiết lịch sử để giúp câu chuyện thêm phần hào hứng. Nhưng chúng không thể cho bạn những kinh nghiệm khi bạn đi qua những con đường khúc khủy, gồ ghề, hay cảm tưởng của bạn khi gặp những người lạ đến từ muôn nẻo đường trên thế giới, hay những cảm giác khi bạn ăn những món ăn lạ, hay ấn tượng của bạn khi đứng trước những khung cảnh hùng vĩ, và những kiến trúc độc đáo của nơi đó… Vì chính mắt bạn đã trông thấy, và chính tai bạn đã nghe nên bạn có thể biết đích xác là người nào đó đã qua nơi đó hay chưa, hoặc là người đó đã qua nơi đó nhưng đã có sự thay đổi rồi. Và bạn cũng có thể quyết định là sách hướng dẫn là đúng hay sai, hay đã lỗi thời, hay thiếu sót. Tìm mua: Bát Nhã Tâm Kinh Osho TiKi Lazada Shopee Tương tự như vậy. Khi bạn đã thể nghiệm chân lý, và khi bạn diễn tả những kinh nghiệm ấy thì bạn không cần phải dựa vào bất kỳ một thánh thư nào, một kinh sách nào cả. Và chính vì đã kinh nghiệm bản thân nên bạn có thể biết được người nào đó đã đạt đạo hay chưa. Và bạn có thể biết được là thánh thư nào đó đúng hay sai. Lúc đó bạn trở thành nhân chứng sống cho sự chứng ngộ của Phật, của Tổ và các thánh nhân đời trước. Và khi bàn về một thánh thư nào đó thì bạn dùng chính kinh nghiệm của mình, chứ không phải tra cứu sách vở người khác. Khi bạn chứng nghiệm chân lý thì cái kinh nghiệm của bạn cũng y hệt như kinh nghiệm của các thánh nhân khác, mặc dù cách diễn tả của bạn khác hẳn mọi người. Tiến trình chứng nghiệm chân lý hoàn toàn giống nhau, nhưng sự diễn tả thì mỗi người một vẻ. Cũng như khi hoa hồng nở hoa, sự nở hoa của nó y hệt sự nở hoa của hoa huệ, hay hoa vạn thọ, nhưng màu sắc và hương thơm của mỗi loại hoa hoàn toàn khác nhau. Hoa hồng không thể nói rằng hoa huệ, hoa cúc không phải là hoa chỉ vì mầu sắc của chúng không giống của nó. Vì vậy sự diễn tả của bạn sẽ hoàn toàn mới mẻ, và sự mới mẻ ấy sẽ có sức thu hút những tâm hồn đang khao khát từ mọi nơi tìm về. Đức Phật cũng vậy. Sau khi đắc đạo Ngài đã phát biểu kinh nghiệm tâm linh của Ngài một cách hoàn toàn mới mẻ. Ngài không dựa vào những bộ kinh Phệ Đà, không trích dẫn những bộ Áo Nghĩa Thư, không lập lại Gita. Kinh nghiệm bản thân của Ngài tự nó là một thẩm quyền tối hậu. Ngài không nói gì khác những bộ kinh kia, xét về mặt chân lý. Cái độc đáo và thiên tài của Ngài là lối phát biểu hoàn toàn mới mẻ, và những phương pháp hiệu nghiệm mà Ngài đã dùng để giáo huấn đệ tử. Vả lại, những phát biểu của những thánh nhân đời trước ấy sau nhiều ngàn năm đã mất dần ý nghĩa; chúng không còn mang theo sức mạnh như mới ngày nào được thoát ra từ miệng của những thánh nhân ấy. Vì vậy Ngài mới phải xuất hiện để làm sáng tỏ lại những chân lý ấy, và đem lại tin tưởng cho những tâm hồn đang khao khát. Kể từ lúc Phật giảng bài pháp đầu tiên, bài Chuyển Pháp Luân - Dhamma Chakrapravatan Sutra - đến nay đã hơn 2500 năm. Rất nhiều thay đổi đã xảy ra. Thế giới ngày nay nhiều phần phức tạp hơn thế giới mà trong đó Ngài hoằng pháp. Ngay cả trong giới Phật tử cũng có nhiều người không đồng ý với Ngài.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Osho":Cân Bằng Thân TâmCuộc Sống Tình Yêu Tiếng CườiĐạo Ba Kho Báu - Tập 1Đạo Ba Kho Báu - Tập 2Đạo Ba Kho Báu - Tập 3Đạo Ba Kho Báu - Tập 4Dũng Cảm - Vui Sống Hiểm NguyKhông Nước Không TrăngKinh Kim CươngKinh Nghiệm Mật TôngCon Đường Mây TrắngNhận Biết - Chìa Khóa Sống Trong Cân BằngSách Về Cái KhôngSáng Tạo - Khơi Nguồn Sức Mạnh Bên TrongThân Thiết - Tin Cậy Bản Thân Mình Và Người KhácThiền - Tự Do Đầu Tiên Và Cuối CùngTình Yêu - Tự Do - Một MìnhTrưởng Thành - Trách Nhiệm Là Chính MìnhTừ Bi - Việc Nở Hoa Tối Thượng Của Tình YêuTủ Thuốc Cho Linh HồnTừ Thuốc Tới ThiềnVui Vẻ - Hạnh Phúc Tới Từ Bên TrongCuộc Hành Hương Nội TạiHạnh Phúc Tại Tâm10 Mẩu Chuyện ThiềnĐạo - Con Đường Không LốiĐạo: Đường Vô Lộ - Tập 1Đạo: Đường Vô Lộ - Tập 2Nhạc Cổ Trong Rặng ThôngThuyền RỗngThân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh PhúcZorba PhậtChiều Bên Kia Cái BiếtYêu - OshoLuận Về Cuộc Đời - 365 Ngày Khai Sáng Tâm HồnBát Nhã Tâm Kinh OshoTrò Chuyện Với Vĩ NhânBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 1: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 2: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngHoa Sen TrắngTrực Giác Siêu LinhKinh Nghiệm TantraThực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại NhấtVedanta - 7 Bước Tới SamadhiKỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 1Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 2Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 3Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 4Bước Trong Thiền, Ngồi Trong ThiềnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bát Nhã Tâm Kinh Osho PDF của tác giả Osho nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
30 Ngày Thiền Quán (Nguyễn Duy Nhiên)
Quyển sách này không đặt nặng về lý thuyết mà chú trọng nhiều đến sự thực hành. Tác giả - Joseph Goldstein- là một thiền sư Hoa Kỳ. Ông đã sống nhiều năm ở Thái Lan và Ấn Độ để học thiền Vipassana, một pháp thiền quán thuộc truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, dưới sự hướng dẫn của các vị thiền sư nổi tiếng đương thời như Munindra, Goenka, Sayadaw... Sau một thời gian, ông trở về Hoa Kỳ để mở một thiền viện và hướng dẫn những khóa tu thiền nhiều ngày tại Barre, Massachusetts. Hiện nay, thiền viện này có số thiền sinh đến tham dự mỗi năm rất đông, trong đó có cả những bậc xuất gia.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Duy Nhiên":Chánh Niệm Thực Tập Thiền QuánCòn Nương Tựa Thì Còn Dao Động30 Ngày Thiền QuánĐức Phật Bên TrongSống Với Tâm TừĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 30 Ngày Thiền Quán PDF của tác giả Nguyễn Duy Nhiên nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
30 Ngày Thiền Quán (Nguyễn Duy Nhiên)
Quyển sách này không đặt nặng về lý thuyết mà chú trọng nhiều đến sự thực hành. Tác giả - Joseph Goldstein- là một thiền sư Hoa Kỳ. Ông đã sống nhiều năm ở Thái Lan và Ấn Độ để học thiền Vipassana, một pháp thiền quán thuộc truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, dưới sự hướng dẫn của các vị thiền sư nổi tiếng đương thời như Munindra, Goenka, Sayadaw... Sau một thời gian, ông trở về Hoa Kỳ để mở một thiền viện và hướng dẫn những khóa tu thiền nhiều ngày tại Barre, Massachusetts. Hiện nay, thiền viện này có số thiền sinh đến tham dự mỗi năm rất đông, trong đó có cả những bậc xuất gia.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Duy Nhiên":Chánh Niệm Thực Tập Thiền QuánCòn Nương Tựa Thì Còn Dao Động30 Ngày Thiền QuánĐức Phật Bên TrongSống Với Tâm TừĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 30 Ngày Thiền Quán PDF của tác giả Nguyễn Duy Nhiên nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lục Độ Ba La Mật (Lê Sỹ Minh Tùng)
Lục độ Ba-la-mật là pháp tu của hàng Bồ tát, được hiểu một cách khái quát là sáu phương tiện đưa người qua bờ bên kia, tức từ bờ mê qua bờ giác. Tuy nhiên, ý nghĩa “qua bờ kia” chưa diễn đạt hết tinh tuý của từ Ba-la-mật, vì Bồ tát không chỉ an vị tại bờ giác, mà mục đích tu hành của Bồ tát là một mặt tự hoàn thiện mình, một mặt cứu độ chúng sanh. Các Ngài làm tất cả các Phật sự nhưng không có tâm mong cầu kết quả, không chấp trước vào người làm, vào phương tiện làm và vào chúng sinh là đối tượng của việc làm. Đây là đạo đức vô hành, là tam luân không tịch, là vô sở cầu vô sở đắc. Ba-la-mật cũng là mật hạnh, đại hạnh của Bồ tát. Nếu dùng bố thí độ xan tham, trì giới độ phá giới. thì còn hạn chế trong việc đối trị; ở đây, lục độ với tinh thần Ba-la-mật có sự hài hòa giữa trí tuệ, từ bi và hùng lực. Bằng trí tuệ, Bồ tát thấy tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, nhưng do mê muội không nhận ra, nên mãi tạo nghiệp và trầm luân trong sanh tử. Vì thế, Bồ tát phát khởi lòng từ bi, nguyện độ tận chúng sinh trong ba cõi sáu đường. Có từ bi, các Ngài có đủ hùng lực, thi thiết mọi phương tiện quyền xảo tùy căn cơ giáo hóa chúng sinh, dù bao nghịch cảnh vẫn không thối chí. Ba-la-mật còn có nghĩa là cứu cánh, rốt ráo. Mục đích cuối cùng của đời tu, cũng như bản hoài của chư Phật đối với tất cả chúng sanh, là nhận ra và hằng sống với bản tâm thanh tịnh thường nhiên của chính mình. Đó là Phật tánh, chân tâm, bản lai diện mục... Nhận ra bản tâm là chánh nhân thành Phật, hằng sống trọn vẹn với bản tâm là viên mãn Phật quả. Lục độ Ba-la-mật gồm sáu phương tiện: - Bố thí Ba-la-mật Tìm mua: Lục Độ Ba La Mật TiKi Lazada Shopee - Trì giới Ba-la-mật - Nhẫn nhục Ba-la-mật - Tinh tấn Ba-la-mật - Thiền định Ba-la-mật - Trí huệ Ba-la-mậtDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lê Sỹ Minh Tùng":Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng GiảiBát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải Vô Thượng Niết BànKinh Duy Ma Cật Giảng GiảiKinh Pháp Hoa Giảng GiảiPhá Mê Khai NgộThanh Tịnh TâmĂn Mày Cửa PhậtVài Nét Về ThiềnMười Tôn Giả - Đại Đệ Tử Của Đức PhậtChữ Không Trong Nhà PhậtLục Độ Ba La MậtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lục Độ Ba La Mật PDF của tác giả Lê Sỹ Minh Tùng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.