Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Trong Chúng Tôi Có Kẻ Nói Dối (Karen M. Mcmanus)

Năm học sinh có mặt trong phòng phạt buổi chiều thứ Hai. Nhưng chỉ có bốn người sống sót rời khỏi đó. Bronwyn, nữ sinh đứng đầu trường với tương lai xán lạn ở Yale trong tầm tay Addy, nữ hoàng dạ hội xinh đẹp, sang chảnh với một cuộc sống lung linh trong mắt mọi người Cooper, ngôi sao thể thao, vận động viên bóng chày được các trường đại học và các đội tuyển săn đón Nate, tay buôn thuốc trái phép đang trong thời gian quản chế Và cuối cùng là Simon, người nắm giữ những bí mật kinh khủng của bốn người bạn kia. Nhưng cậu đã chết trước khi công khai những bí mật đó trên ứng dụng tin đồn khét tiếng của mình. Cảnh sát tin rằng đây là một vụ giết người, và mỗi học sinh có mặt trong căn phòng đó đều có lý do để hạ sát Simon. Ai là kẻ thủ ác, ai là con rối, ai là nạn nhân? Một câu chuyện hấp dẫn đan cài giữa mặc cảm, thù hằn, hồ nghi, tin tưởng, tình yêu, dũng cảm, và trên hết là sự trưởng thành.

Đánh giá sách: “Cốt truyện ngoắt ngoéo, nhịp độ chóng mặt và cách xây dựng nhân vật đầy lôi cuốn, tất cả góp phần tạo ra một bữa tiệc giật gân, độc đáo và cuốn hút.” - The Guardian “Đây là một tác phẩm trinh thám không hề tầm thườ gây ngạc nhiên và hết sức đáng đọc” - USA Today “Độc giả sẽ thấy rất khó có thể đặt cuốn sách hấp dẫn này xuống.” - BookP “Một tiểu thuyết trinh thám gây nghiện với vô số bất ngờ sẽ khiến bạn phân vân cho đến phút chót: Ai đã giết Simon?” - Kara Thomas “Khi bí ẩn căng thẳng của McManus dần hé lộ mỗi nhân vật đều trở nên phức tạp và sắc nét hơn, và điều đó đã thêm thắt chiều sâu cũng như sự đa diện vào cảm giác hồi hộp nơi cuốn sách.” - VOYA, Starred Review***

Karen M. McManus nhận bằng Cử nhân ngành ngôn ngữ Anh ở trường College of the Holy Cross và bằng thạc sỹ ngành Báo chí ở trường Northeastern University. Cô bắt đầu viết văn từ năm 2017 với tác phẩm đầu tay là Trong chúng tôi có kẻ nói dối. Cuốn sách được độc giả đón nhận nồng nhiệt và đã nằm trong danh sách best-seller của New York Times trong 79 tuần liên tiếp. Tác phẩm của cô đã được dịch sang 40 thứ tiếng trên thế giới.***

5 học sinh bước vào phòng phạt. Chỉ 4 em sau đó còn sống. Người đã chết là Simon - admin của ứng dụng tin đồn khét tiếng, người nắm giữ những bí mật của 4 bạn kia. Sự thật về cái chết của Simon là như thế nào? Có phải một trong số 4 học sinh còn sống là người đã giết Simon?

Cuốn này những tưởng hoàn toàn là trinh thám, thế nhưng càng đọc thì mình lại thấy nó giống dạng tiểu thuyết về đề tài học đường xoay quanh một sự kiện bí ẩn hơn. Yếu tố điều tra, phá án một cách chuyên nghiệp thì không có nhiều, có suy luận thì cũng chủ yếu đến từ 4 học sinh dính dáng đến vụ án. Tuy nhiên, truyện đọc vẫn cuốn vô cùng, mình không thể bỏ sách xuống được, nếu không phải đi làm thì chắc là đã đọc xong cuốn này vào hôm qua rồi. Tìm mua: Trong Chúng Tôi Có Kẻ Nói Dối TiKi Lazada Shopee

Cái chết của Simon được phía cảnh sát xem là một vụ án mạng, và những gì diễn ra sau đó đã cuốn hút mình vào câu chuyện, khi mà 4 học sinh có mặt trong phòng phạt hôm đó dường như đều có một bí mật úp mở nào đó. Rồi còn cả thế giới học đường bên Mỹ được tác giả vẽ nên vô cùng sinh động và cũng đầy rẫy những mặt trái. Thêm sự can thiệp của truyền thông, sự tắc trách từ phía cảnh sát, nói chung là hay và hấp dẫn.

Một số bạn bảo càng về sau truyện càng có vẻ cụt cụt, cơ mà cá nhân mình thì lại thấy tác giả viết khá tốt đấy chứ. Với tình huống dẫn đến cái chết của Simon như thế, thì mình cũng có dự liệu trước đáp án về cái chết của Simon rồi. Nhưng mà điều làm mình bất ngờ đó chính là sự thật về một số nhân vật và kế hoạch được dựng nên khi mọi thứ đã được phơi bày hoàn toàn, cảm giác đáng sợ vãi luôn, không ngờ lại là như thế.

Fan trinh thám quen đọc mấy cuốn “nặng đô” chắc là sẽ chê cuốn này rồi. Nhưng mà vì trong tim mình luôn có chỗ cho những câu chuyện thuộc thể loại không hẳn là trinh thám đặt trong bối cảnh học đường này, nên là mình vẫn rất kết “Trong Chúng Tôi Có Kẻ Nói Dối”. Cảm giác giống giống như khi xem phim “Elite” của Tây Ban Nha ấy, mặc dù trình kể chuyện của tác giả cuốn này vẫn thua trình viết kịch bản của biên kịch “Elite” một bậc ^^ À mà cuốn này cũng đang được dựng thành phim truyền hình đấy nhé, thấy dàn cast có vẻ khá giống với những gì mình đã mường tượng khi đọc truyện đó. Đúng là dàn cast được tác giả chấp thuận có khác:)))

Kết Bronwyn với Nate quá cơ, cute vãi luôn ^^ Mong là hai đứa chẳng chóng thì chày sẽ chính thức trở thành một cặp:D Đoạn Vĩ thanh mang đến cho tôi nhiều hy vọng quá mọi người ơi:D

Review sơ sơ là vậy ha. Vì đang trong tuần nên mình không có thời gian rảnh để ngồi vắt não là viết nguyên cái full review dài thòng lòng đâu (mặc dù mình rất muốn hu hu, nhưng mà chất xám 8 tiếng ở chỗ làm lấy hết rồi…). Sắp tới hy vọng sẽ có review chi tiết hơn, không thì trước mắt tạm xài nhiêu đây đi:D

***

Tác phẩm của Karen M.McManus đặt ra rất nhiều vấn đề của học đường; nạn bắt nạt, sự trầm cảm, những bốc đồng dẫn đến bạo lực...

Ai đã giết Simon? Câu hỏi được đặt ra từ những phút giây đầu tiên khi bắt đầu vào hành trình của 5 cô cậu học sinh trong phòng phạt và chỉ 4 học sinh có cơ hội hé lộ dần bí mật của mình. Cả 5 đều chứng kiến Simon, "Admin" của ứng dụng NGHE ĐỒN nơi đăng những tin sốt dẻo về đời tư, những thứ nhạy cảm tại trường trung học BayView, nằm khò khè, ngạt thở cho đến chết.

Sách Trong chúng tôi có kẻ nói dối do Trương Trung Tín dịch, Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn phát hành.

Liệu trong 4 học sinh trong phòng phạt gồm Bronwyn, nữ sinh bảng vàng với thành tích học tập khủng hay Addy xinh đẹp luôn nhận được cái nhìn ngưỡng mộ vì có người bạn trai đẹp mã hoặc Cooper, ngôi sao bóng chày với sự săn đón nồng nhiệt từ các trường đại học và các đội tuyển, và biết đâu người cuối cùng trong bộ tứ Nate, lạnh lùng buôn "cỏ" với đôi mắt buồn biết nói, đã giết Simon?Câu hỏi được bỏ ngỏ để khi đi dần tới cuối hành trình, cũng là lúc nút thắt của câu chuyện được mở ra với 4 lời nói dối được che đậy bằng nước mắt, sự khổ đau và nỗi dằn vặt khôn nguôi.

Không đơn thuần là một tiểu thuyết trinh thám với cái chết được bày ra và có hơn một nghi can trong vụ án mạng mà ở Trong chúng tôi có kẻ nói dối dễ dàng bắt gặp những vấn đề nhức nhối xảy ra hầu như mỗi ngày ở chốn học đường.

Ở đó, có nạn bắt nạt, sự trầm cảm, con cái hư hỏng đến từ một gia đình đổ vỡ, thiếu quan tâm và những bốc đồng dẫn đến bạo lực cùng với sự mất kiểm soát với các thông tin nhạy cảm dần đưa các học sinh vào chiếc kén cô độc và không tìm nổi một ai để giãi bày.

Mỗi nhân vật trong câu chuyện lần lượt đổi vai thành nhân vật "tôi" dần trao từng mảnh ghép rời rạc cho độc giả và chính trong đường dây câu chuyện ấy, mảnh ghép cuối cùng "đội mồ sống dậy" với vô số bất ngờ mà chỉ khi dấu chấm câu cuối cùng ở chương Vĩ thanh, độc giả mới nhận ra mình đang đứng ở cái kết trọn vẹn.

Phần kết thúc khép lại bi kịch học đường và mở ra tương lai xán lạn khi những lỗi lầm được cứu chuộc và thứ tha bằng chính sự thật thà.

Với tác phẩm đầu tay Trong chúng tôi có kẻ nói dối, Karen M.McManus sớm định hình phong cách riêng bằng cốt truyện lắt léo, dựng xây nhân vật với cá tính độc đáo, nối những chi tiết tưởng chừng rời rạc thành một nút thắt đầy kịch tính và chạm "điểm nổ" với vô số bất ngờ đầy thú vị.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trong Chúng Tôi Có Kẻ Nói Dối PDF của tác giả Karen M. Mcmanus nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Con Trâu (Trần Tiêu)
Từ rằm tháng hai sang đầu tháng ba, lại suốt tháng ba sang tháng tư, không một giọt mưa. Cây cối xơ xác như sau một trận giông tố. Chỉ trừ một vài thứ cây chịu khô, chịu nắng như cây si, cây đa, cây tre là giữ được màu xanh tươi. Bao nhiêu ruộng đồng cao đều nẻ toác. Những cây lúa cằn cỗi đâm tua tủa lên trời những lá cứng, vàng úa, ngọn cháy xém. Không còn kiếm đâu ra nước mà tát. Các ao chuôm cạn khô để phơi đáy bùn phần nhiều phủ cỏ và những cây cúc dại, hoa vàng chóe. Tìm mua: Con Trâu TiKi Lazada Shopee Chỉ mười hôm không mưa nữa là đi đời cả một cánh đồng hàng nghìn mẫu. Nếu được cái lạch con ăn thông với cái đầm ở đồng cửa (ruộng triều) thì cũng chưa đến nỗi hoàn toàn thất vọng. Khốn nỗi các cụ không dám cho đào, sợ đứt long mạch, động đến làng, đến mồ mả nhà các cụ. Ngày năm ngoái, hôm làng họp về việc cấp điền, ông Rao bàn đến vấn đề đào ngòi xây cống liên tiếp đồng nọ sang đồng kia để phòng đại hạn đã bị các cụ nhiếc móc thậm tệ. Các cụ cho ông là một người thiển cận, chỉ biết việc sờ sờ trước mắt, không nhìn xa đến tương lai, đến dòng dõi con cháu. Rồi các cụ kết luận: - Thầy không am hiểu lý số có khác. Người ta không sợ nguy khi nào người ta không biết cái nguy. Thầy vào hạng người ấy đấy, thầy giáo ạ. Chúng tôi nói thầy đừng giận. *** Trần Tiêu (1900 - 1954) là một nhà văn Việt Nam. Ông là em ruột của Khái Hưng và là "cộng tác viên thân tín" của Tự Lực văn đoàn. Trần Tiêu sinh tại xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Sau khi đậu bằng thành chung,[Ghi chú 1] ông mở trường dạy tư. Trần Tiêu không có ý định viết văn nhưng được sự khuyến khích của Khái Hưng nên cũng bước vào nghề văn khi đã 36 tuổi, và có một vài tiểu thuyết như Con trâu, Chồng con. Sau cách mạng tháng Tám, Trần Tiêu viết tiểu thuyết Làng Cầm đổi mới phản ánh sự thay đổi của làng Cổ Am. Khác với Khái Hưng, Trần Tiêu đi theo cách mạng, làm Ủy viên Hội đồng nhân dân xã Cổ Am và tham gia kháng chiến chống Pháp một thời gian. Sau vì ốm nặng Trần Tiêu trở về Hải Phòng chữa bệnh rồi dạy học tư ở trường trung học Bạch Đằng. Ông mất ở Hà Nội năm 1954, có tài liệu ghi ông mất tại Hải Phòng. Ông là cha của giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Bảng và ông nội của diễn viên, đạo diễn Trần Lực.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Trâu PDF của tác giả Trần Tiêu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Con Trâu (Trần Tiêu)
Từ rằm tháng hai sang đầu tháng ba, lại suốt tháng ba sang tháng tư, không một giọt mưa. Cây cối xơ xác như sau một trận giông tố. Chỉ trừ một vài thứ cây chịu khô, chịu nắng như cây si, cây đa, cây tre là giữ được màu xanh tươi. Bao nhiêu ruộng đồng cao đều nẻ toác. Những cây lúa cằn cỗi đâm tua tủa lên trời những lá cứng, vàng úa, ngọn cháy xém. Không còn kiếm đâu ra nước mà tát. Các ao chuôm cạn khô để phơi đáy bùn phần nhiều phủ cỏ và những cây cúc dại, hoa vàng chóe. Tìm mua: Con Trâu TiKi Lazada Shopee Chỉ mười hôm không mưa nữa là đi đời cả một cánh đồng hàng nghìn mẫu. Nếu được cái lạch con ăn thông với cái đầm ở đồng cửa (ruộng triều) thì cũng chưa đến nỗi hoàn toàn thất vọng. Khốn nỗi các cụ không dám cho đào, sợ đứt long mạch, động đến làng, đến mồ mả nhà các cụ. Ngày năm ngoái, hôm làng họp về việc cấp điền, ông Rao bàn đến vấn đề đào ngòi xây cống liên tiếp đồng nọ sang đồng kia để phòng đại hạn đã bị các cụ nhiếc móc thậm tệ. Các cụ cho ông là một người thiển cận, chỉ biết việc sờ sờ trước mắt, không nhìn xa đến tương lai, đến dòng dõi con cháu. Rồi các cụ kết luận: - Thầy không am hiểu lý số có khác. Người ta không sợ nguy khi nào người ta không biết cái nguy. Thầy vào hạng người ấy đấy, thầy giáo ạ. Chúng tôi nói thầy đừng giận. *** Trần Tiêu (1900 - 1954) là một nhà văn Việt Nam. Ông là em ruột của Khái Hưng và là "cộng tác viên thân tín" của Tự Lực văn đoàn. Trần Tiêu sinh tại xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Sau khi đậu bằng thành chung,[Ghi chú 1] ông mở trường dạy tư. Trần Tiêu không có ý định viết văn nhưng được sự khuyến khích của Khái Hưng nên cũng bước vào nghề văn khi đã 36 tuổi, và có một vài tiểu thuyết như Con trâu, Chồng con. Sau cách mạng tháng Tám, Trần Tiêu viết tiểu thuyết Làng Cầm đổi mới phản ánh sự thay đổi của làng Cổ Am. Khác với Khái Hưng, Trần Tiêu đi theo cách mạng, làm Ủy viên Hội đồng nhân dân xã Cổ Am và tham gia kháng chiến chống Pháp một thời gian. Sau vì ốm nặng Trần Tiêu trở về Hải Phòng chữa bệnh rồi dạy học tư ở trường trung học Bạch Đằng. Ông mất ở Hà Nội năm 1954, có tài liệu ghi ông mất tại Hải Phòng. Ông là cha của giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Bảng và ông nội của diễn viên, đạo diễn Trần Lực.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Trâu PDF của tác giả Trần Tiêu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Con Tàu Trắng (Chyngyz Torekulovich Aytmatov)
CON TÀU TRẮNG của Chyngyz Torekulovich Aytmatov là một câu chuyện buồn kể về một cậu bé có những ước mơ không ai hiểu được. Bố mẹ chia tay, cậu ở với ông ngoại Mômun già nua ở một trạm gác rừng hẻo lánh. Cậu bé sống bằng những món ăn đơn giản và tâm hồn chất chứa những những huyền thoại và truyền thuyết đẹp đẽ mà ông Mô-mun kể. Trong đó có câu chuyện về Mẹ Hươu Sừng.Theo truyền thuyết, Hươu sừng Maran đã cứu bộ lạc Kirghidi khỏi bị diệt vong và được coi là tổ mẫu của người Kirghidi. Đây là huyền thoại từ ông Mômun. Còn cậu bé cũng có một huyền thoại của riêng mình- Con tàu trắng".Những khi trèo lên núi tìm bóng con tàu trắng, nó cứ mơ cái ngày nó bước xuống sông, biến thành cá và bơi ra biển, bơi thẳng ra chỗ con tàu trắng để gặp người bố làm thuỷ thủ của nó và bảo: Bố ơi, con là con của bố đây!" Nhưng cậu bé mơ mộng phải đối mặt với một thế giới không huyền thoại và đầy bạo lực. Ông ngoại bị ép phải bắn con hươu Maran mà cậu tin là Mẹ Hươu Sừng...Kẻ ép ông cậu bắn hươu tàn nhẫn hơn, đem cho cậu phần thịt xẻ từ con hươu Maran đã chết... Bi kịch đầu tiên xảy ra với ông già Mô mun.Vì cháu trai của ông "không hề ngờ rằng ông nó nằm đây để đền nợ về câu chuyện hoang đường của mình về Mẹ Hươu Sừng, rằng do bị cưỡng ép, ông đã giết chết những gì mà chính ông đã gieo vào tâm hồn thằng bé khiến nó suốt đời không quên - ông đã xúc phạm đến lòng tôn kính tổ tiên, đến lương tâm và những lời dạy bảo của chính ông, nó có biết chăng rằng ông làm việc đó là vì người con gái khốn khổ của ông, là vì nó, đứa cháu trai của ông…Và bây giờ, ngã gục vì đau xót và nhục nhã, ông già nằm như người bị giết, mặt úp sấp, không đáp lời thằng bé." Bi kịch thứ hai xảy ra nặng nề hơn với cậu bé."Không ai nhận thấy thằng bé từ trên giường tụt xuống và ra khỏi nhà. Nó vừa kịp rẽ vào góc nhà là ói mửa liền. Thằng bé vịn vào tường, rên rỉ, khóc qua làn nước mắt, nó nức nở nghẹn ngào, lẩm bẩm: Không, thà làm cá còn hơn. Ta sẽ bơi đi nơi khác. Thà ta làm cá còn hơn." Cậu bé muốn đi tìm Con tàu trắng... Tìm mua: Con Tàu Trắng TiKi Lazada Shopee Con tàu trắng như là một bài thơ dài.Sự băn khoăn, tiếc nuối và nỗi đau ẩn trong từng trang sách. Ngay cả ở nơi sơn cùng thủy tận ta cũng không còn chốn nương thân. Khi đối diện với cô đơn, cùng lúc có thể ta phải đối diện với sự hiển hiện của các ác làm tan vỡ mọi giấc mộng đẹp nhất. Dường như khi đau đớn và tổn thương hiện hữu, chỉ có sự tỉnh táo mới cứu nổi ta.***Nó có hai huyền thoại. Một của riêng nó, không ai biết. Chuyện kia do ông kể. Rồi chẳng còn huyền thoại nào cả. Ở đây xin thuật lại câu chuyện đó. Năm đó nó vừa tròn bảy tuổi, mới lên tuổi thứ tám.. Mở đầu, nó được mua một chiếc cặp, chiếc cặp giả da mầu đen, có chốt kim loại bật tanh tách luồn qua móc gài. Có túi ngoài để đựng các thứ lặt vặt. Tóm lại là một chiếc cặp học trò hết sức bình thường mà lại rất lạ kỳ. Có lẽ mọi chuyện đều bắt đầu từ đó. Ông nó mua cái cặp ở ô tô bán hàng lưu động khi chiếc ô tô đó đến đây. Chiếc ô tô đó đưa hàng đến bán cho những người chăn gia súc trong núi, dôi khi cũng tạt vào trạm gác rừng của ông cháu nó ở hẻm Xan-Tasơ. Từ trạm gác này, khu rừng cấm qua các khe hẻn và các sườn dốc leo lên tận thượng nguồn. Ở xóm trạm gác chỉ có ba gia đình. Tuy vậy, ô tô bán hàng đôi khi vẫn ghé thăm những người coi rừng.Là một thằng bé duy nhất trong cả ba hộ, bao giờ nó cũng là người trước tiên trông thấy chiếc ô tô bán hàng.-Xe đang đến đấy, - Nó vừa gào ầm lên vừa chạy tới các cửa lớn và cửa sổ.- Ô tô bán hàng đến đấy.Con đường cho xe chạy tới đây khởi đầu từ ven hồ Ix xưc-Kun, luôn luôn qua các khe núi và bờ sông, toàn đá và ổ gà. Cho xe chạy trên con đường như thế không phải là dễ dàng gì. Đến núi Karaun, đường từ đáy lũng hẹp lên trên cao, rồi lại đổ xuống theo sườn núi dựng đứng trơ trụi, chạy dài mãi đếnn sân nhà những người gác rừng. Núi Karaun ở ngay cạnh xóm, mùa hè ngày nào thằng bé cũng chạy lên núi chiếu ống nhòm nhìn ra hồ. Ở đấy, bao giờ cũng nhìn thấy hết mọi thứ trên đường cái, rõ như trên lòng bàn tay: cả người đi bộ, cả người cưỡi ngựa, cà cố nhiên cả ô tô.Lần ấy vào một ngày hè nóng bức, thằng bé tắm trong cái đập nước của mình và từ đấy nó nhìn thấy chiếc ô tô tung bụi trên sườn dốc. Cái đập ở ria bãi sông, trên đá sỏi. Ông nó chất đá đắp nên cái đập ấy. Nếu như không có cái đập thì chưa biết chừng thằng bé đã mất mạng từ lâu. Thì có lẽ như bà nó nói, nước sông đã rửa trắng xương nó từ lâu và cuốn trôi tuột ra hồ Ix xưc-Kun, cá và các loài thủy tộc tha hồ mà ngắm nghía. Sẽ chẳng ai tìm kiếm và đau buồn xót thương nó. Bởi vì ai bảo đi nhảy xuống nước làm gì, vả chăng người ta cũng chẳng thiết gì nó lắm. Hiện thời chuyện đó chưa xảy ra. Chứ nếu xảy ra chuyện chẳng lành thì không chừng bà sẽ chẳng nhảy xuống cứu nó đâu, thật thế đấy. Nếu nó là máu mủ ruột thịt thì chẳng nói đằng này bà lại bảo nó là người dưng. Mà người dưng thì dù có nuôi nấng chăm sóc thế nào đi chăng nữa cũng vẫn cứ là người dưng. Người dưng nước lã…Ừ, nhưng nếu nó không muốn là người dưng thì sao? Tại sao chỉ có nó bị coi là người dưng? Có thể không phải nó, mà chính bà mới là người dưng thì sao? Nhưng chuyện ấy sau này sẽ nói, cả chuyện đập nước cũng để sau…Vậy là nó nhìn thấy chiếc ô tô bán hàng từ xa, chiếc xe đang xuống núi, bụi cuốn bốc lên đường theo sau xe. Thằng bé mừng quýnh lên, như thể là nó biết chắc là nó sẽ được mua chiếc cặp. Nó lập tức lên cạn, xỏ đôi chân gầy guộc vào ống quần, và người còn ướt nước, tái ngắt ( nước sông vẫn lạnh), nó chạy trên con đường mòn về sân, để là người đầu tiên báo tin người bán hàng đang tới. Thằng bé chạy nhanh, nhảy qua những bụi cây và chạy vòng qua những khối đá tảng nếu không đủ sức chạy qua, không dừng lại lấy một giây ở bất cứ chỗ nào: dù là bên những đám cỏ cao hay bên những khối đá, mặc dù nó biết đấy hoàn toàn không phải là những vật thông thường. Chúng có thể bực tức và ngáng chân cho ngã, “ô tô bán hàng đã đến rồi. Tớ sẽ trở lại sau.”- nó vừa chạy vừa nói với” Lạc đà nằm” (đấy là tên nó đặt cho khối đá hoa cương có bướu lún sâu dưới đất đến ngang ngực.). Bình thường, không bao giờ nó đi qua mà không vỗ vào bướu con “Lạc đà” của mình. Nó vỗ về con lạc đà như chủ vỗ về con vật, như ông nó vỗ về con ngựa thiến cộc đuôi của ông, nhân đi qua thì tiện tay làm thế thôi, như có ý bảo: mày đợi đây nhé, tao đi có việc một lúc. Nó có khối đá ’Yên ngựa": khối đá nửa trắng nửa đen, đốm khoang, lưng oằn xuống có thể ngồi lên như cưỡi ngựa. Còn có khối đá “Chó sói”, rất giống con chó sói lông màu nâu đốm bạc, ót rất khoẻ, gồ trán nặng nề. Thằng bé thường len lén bò tới gần và nhắm bắn. Nhưng khối đá nó thích nhất là “chiếc xe tăng”- khối đá kiên cố vô cùng, ở ngay cạnh sông, chỗ bờ bị xói mòn. Nom cứ như “Chiếc xe tăng” sắp từ trên bờ lao xuống nước, bò đi và sông sẽ sủi réo, tung lên những đợt sóng nhào trắng xoá. Trên màn ảnh, xe tăng cũng từ trên bờ lao xuống nước và bò đi…Thằng bé ít được xem phim, nên nó nhớ như in tất cả những gì đã được xem khi ông đèo cháu đến xem phim ở trại quốc doanh nuôi vật giống, trại này thuộc địa khu lân cận, phía bên kia núi. Chính bởi thế trên bờ sông mới xuất hiện “Chiếc xe tăng” sẵn sàng lao xuống nước, vựơt qua sông. Ngoài ra còn có những khối đá khác, “có hại” hoặc “hiền từ”, thậm chí “ranh mãnh” hay “đần độn”.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Tàu Trắng PDF của tác giả Chyngyz Torekulovich Aytmatov nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Con Suối Mùa Xuân (Võ Hồng)
Võ Hồng sinh ngày 5 tháng 5 năm 1921 tại làng Ngân Sơn, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Truyện ngắn đầu tay của ông Mùa gặt đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy vào năm 1939 với bút danh Ngân Sơn. Đến năm 1959, ông gia nhập làng văn với tập truyện ngắn Hoài cố nhân. Là nhà văn nhưng Võ Hồng có nhiều năm gắn bó với sự nghiệp dạy học. Ông theo học tú tài ở Hà Nội, chưa tròn năm thì chiến tranh nổ ra, ông lên tàu về quê (năm 1943) và dạy học. Ông từng giữ các chức vụ Trưởng ty Bình dân học vụ tỉnh Phú Yên (1949) và là hiệu trưởng một số trường trung học tại Phú Yên, Nha Trang cho đến khi về hưu năm 1978. Văn của ông chứa đựng sự gắn bó yêu thương con người, yêu thương quê hương, dân tộc một cách tự nhiên. Dưới ngòi bút Võ Hồng, hình ảnh quê hương, con người Việt Nam được ghi lại như những bức tranh sinh động, trung thực và đầy rung cảm. Tác phẩm của ông ghi lại khá chân thực và tinh tế cuộc sống, sinh hoạt của người dân vùng Nam Trung Bộ. Nhiều tác phẩm của Võ Hồng đã được trích giảng trong sách giáo khoa văn cho chương trình trung học trước năm 1975. Sau năm 1975, văn nghiệp của ông là đề tài cho nhiều luận án tiến sĩ, thạc sĩ văn chương. Ông được đánh giá là một trong những nhà văn lớn của Việt Nam. Tìm mua: Con Suối Mùa Xuân TiKi Lazada Shopee Từ năm 1956 ông sống tại Nha Trang cho đến lúc qua đời. Từ năm 2006, do tuổi cao, ông mắc bệnh nặng, phải nằm một chỗ. Đến 31 tháng 3 năm 2013, ông qua đời tại nhà riêng ở Nha Trang. ***Khi tôi bắt đầu có trí khôn thì trong những khuôn mặt người quen thuộc hoạt động lẫn lộn giữa cái thế giới âm thầm nhỏ bé của tôi, tôi nhận thấy có khuôn mặt của cô Ba Hường. Nhà cô ở sát vách nhà tôi, ngăn cách bởi một bờ thành bằng gạch cao. Dù chưa bao giờ tôi hỏi cha tôi hay một bực trưởng thượng nào, nhưng tôi chắc chắn bức thành đó là do cô bỏ tiền xây cất lấy. Một công trình kiến trúc như vậy thật lạ đối với quê tôi, một làng nghèo mà những hàng rào ngăn cách nhà nọ với nhà kia chỉ là những hàng cây chành rành. Rào qua hai mùa mưa thì cây chành rành đổi sang màu xám xỉn, buồn nản. Những kỳ mưa to gió lớn, từng mảng rào như vậy ngã qua quặt lại khiến sân nhà nào cũng như rộng thêm ra, sáng sủa hẳn lên. Một số hàng rào khác trồng bằng cây xanh: cây táo nhơn, cây keo, cây lưỡi long. Rào như thế này khỏi tốn tiền mà còn có lợi. Sang tháng Bảy, tháng Tám, để chuẩn bị đón những trận bão, nhà nào cũng lo chặt cây rào. Nhà có thang phải tuần tự cho hàng mươi nhà khác mượn, thậm chí phải cho mượn cả rựa nữa. Chen vào giữa tiếng rựa chặt chan chát, tiếng người nầy nói chuyện với người kia vang lanh lảnh giữa những chạng cây, lưng chừng mái nhà như những con chim trò chuyện. Cả xóm rộn ràng hoạt động hẳn lên.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Võ Hồng":Con Suối Mùa XuânNhánh Rong Phiêu BạtNgười Về Đầu NonTruyện Ngắn - Võ HồngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Suối Mùa Xuân PDF của tác giả Võ Hồng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.