Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Một Mùa Hè Vắng Bóng Chim (Han Suyin)

Birdless Summer là cuốn thứ ba trong một bộ sách của Han Suyin và là cuốn duy nhất được Nguyễn Hiến Lê dịch ra tiếng Việt. Bản thân tác giả là một phụ nữ Trung Hoa lai Bỉ, có chồng là một sĩ quan tương đối cao cấp trong chính quyền Tưởng Giới Thạch. Han Suyin - đang theo học đại học y khoa tại Bỉ - vì tình yêu quê hương tha thiết đã quyết định bỏ trường đại học, bỏ hôn phu, bỏ cuộc sống yên bình, bỏ châu Âu để trở về Trung Hoa kháng Nhật. Trên chuyến tàu định mệnh ấy, cô gặp lại Pao - người bản thuở ấu thơ khi còn ở Bắc Kinh. Hai con người cùng lý tưởng ấy dễ dàng cảm thấy gần gũi rồi thành vợ chồng.

Thế nhưng ngay khi về đến Trung Hoa, ảo tưởng của cô gái trẻ Han Yu Sin về lý tưởng, về tình yêu… dần dần bị đập vỡ.

Và từ đó, qua tác phẩm của mình, bà đã dựng lại cho người đọc thấy một mảng khuất ít người biết của lịch sử Trung Quốc thời kì Tưởng Giới Thạch: sự tàn bạo, bất nhân và nỗi thống khổ của hàng triệu, triệu người Trung Hoa.

Chân thực là thế nhưng sách của Han Yu Sin không phải tiểu thuyết lịch sử khô khan, nó thực ra chỉ là một tác phẩm tự sự về cuộc đời bà. Bên cạnh một dân tộc cùng các sự kiện to lớn, ta còn thấy cuộc hôn nhân bi kịch mà bà đã vướng vào. Một cuộc hôn nhân không phải không có tình yêu nhưng đã bị chính những ảo tưởng vò nát, để lại những vết rạn vỡ không bao giờ có thể hàn gắn được. Tình yêu trong trái tim cô gái trẻ Han Suyin cứ lụi tàn theo năm tháng cho đến khi tất cả chỉ còn là sự vô cảm chai sạn.

Đọc xong Birdless summer, tôi cảm thấy trong mình là sự choáng ngợp trước dòng chảy lịch sử vĩ đại mà nó truyền tải nhưng đâu đó còn là sự xót xa cho những số phận cụ thể mà tác phẩm nhắc đến. Và tôi đã hiểu tại sao Nguyễn Hiến Lê lại so sánh Han Suyin với Pearl Buck ngay từ những trang sách đầu tiên. Tìm mua: Một Mùa Hè Vắng Bóng Chim TiKi Lazada Shopee

***

Mùa hè vắng bóng chim 1, cuốn tiểu thuyết tự truyện của Han Suyin (Hàn Tú Anh), thuật truyện riêng đời tác giả, một thiếu nữ Trung Quốc lai Bỉ (cha gốc Hán, mẹ người Bỉ), nhiệt tình yêu đất nước Trung Hoa, và tình nguyện trở về cứu nước, khi thấy đất nước trước hoạ xăm lăng của Nhật Bản.

Han Suyin, xuống Tàu Laborde, nhổ neo ở Marseille (Pháp) và đi Hương Cảng. Bà gặp bạn cũ là Tang Pao Huang 2, hồi nhỏ học ở Bắc Kinh, tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, vì lí tưởng, họ yêu nhau và cưới nhau trên đường về nước 3.

Nhưng ngay sau ngày cưới, Han Suyin đã thấy ngay những dự định của mình thành ảo tưởng. "Mùa hè vắng bóng chim" bắt đầu từ đấy… Cuốn tự truyện thuật lại hết sức sinh động, bi kịch từ hai phía: lí tưởng phục vụ tổ quốc và tình yêu… Chỉ khi về đến Tổ quốc, chỉ khi chung sống với Pao, một sĩ quan trẻ của quân đội Tưởng Giới Thạch, Han Suyin mới thật sự vỡ mộng. Tổ quốc Trung Hoa mà bà yêu tha thiết, trong tay chính quyền Tưởng Giới Thạch, đã thực sự suy yếu. Tập đoàn cai trị, từ Tưởng Giới Thạch, Hà Ứng Khâm, Hồ Tôn Nam, Tai Lee 4, dưới mắt tác giả, đều là những chính khách bất tài, dùng những thủ đoạn chính trị để bốc lột đàn áp dân chúng, đàn áp phong trào kháng chiến, bòn rút tiền viện trợ của ngoại quốc, để làm giàu cho bản thân họ.

Còn Tang Pao Huang chồng Han Suyin, bề ngoài tưởng là một thanh niên yêu nước thật sự, nhưng thực ra hệ tư tưởng của anh cũng không thoát khỏi ý thức của lớp trí thức trẻ, con các gia đình phong kiến rất hám danh lợi, ích kỉ. Dù là hạng tân học, song đầu óc Pao đặc sệt tư tưởng cổ hủ của phong kiến xưa. Dù yêu vợ, song Pao không hề mong vợ có chí tiến thủ, chỉ muốn vợ biến thành một người lệ thuộc, phục vụ riêng cho mình… Han Suyin là một phụ nữ tiến bộ, lại ở nước ngoài từ bé 5, sẵn có tư tưởng dân chủ trong mình, hoàn toàn chống lại… Và Pao đã hành hạ Han Suyin rất thậm tệ, đánh đập không tiếc tay, ở trong nhà và ngay ở công viên…

Nhờ vào chức vụ của Pao, thói hãnh tiến của anh ta mà Han đã tiếp xúc với được nhiều hạng người trong giới thượng lưu, do đó bà đã rõ bộ mặt thối nát của tập đoàn Tưởng Giới Thạch, và thất vọng về tương lai của Tổ quốc.

Cuốn tự truyện đã vượt ra khỏi đời riêng của một phụ nữ Trung Hoa, vẽ ra một bức tranh toàn cảnh, rất sinh động về tình hình đất nước của bà từ ngày Nhật xâm lăng, chiếm Mãn Châu, cho đến lúc Thế Chiến thứ hai kết thúc 6.

Bằng bút pháp linh động, tinh tế, mổ xẻ những hiện tượng tâm lí xã hội của tấm bi kịch riêng của vợ chồng bà, cũng như tấn bi kịch lớn của đất nước Trung Hoa. "Mùa hè vắng bóng chim" là một cuốn tiểu thuyết có giá trị về nhiều phương diện.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Mùa Hè Vắng Bóng Chim PDF của tác giả Han Suyin nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hồi Ký Phạm Duy (Phạm Duy)
Kể lại chuyện mình xẩy ra từ sáu, bẩy mươi năm về trước là một việc làm không dễ. Tuy nghề nghiệp bắt buộc người nhạc sĩ phải có trí nhớ tốt để thuộc lầu hàng trăm, hàng ngàn bản nhạc, nhưng khi ngồi đào sâu ký ức để tìm về quá khứ thì tôi thấy những dữ kiện quá ư phức tạp, quá ư hỗn độn. Tôi lại không còn ở trong nước để kiểm chứng hàng chục, hàng trăm những nghi vấn về địa chí, về danh xưng và cũng không có trong tay những bản đồ với tên tỉnh, tên huyện, tên phố đã được thay đổi tới 4, 5 lần dưới nhiều chính thể... Do đó Hồi Ký Thời Thơ Â'u Vào Đời này có những khuyết điểm tuy không quan trọng nhưng tác giả cũng xin một sự độ lượng nào đó của người đọc. Là con mồ côi cha quá sớm, tôi muốn dâng cuốn Hồi Ký này lên người bố mà tôi không được gần gũi, vì tôi tin ở huyết thống. Tôi mường tượng bố tôi sinh ra đã có người Pháp cai trị dân Việt Nam rồi. Bên cạnh những hành động của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cùng với các bạn "đồng chí hướng" như Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim... bố tôi đem uẩn ức của dân nô lệ vào đời và hoạt động trong nhiều địa hạt, khi làm công tác trong một Nghĩa Thục, khi dùng ngòi bút tả chân trong văn chương và báo chí, khi tranh thương với Hoa Kiều v.v... Tất cả cho mục đích thay đổi xã hội, thay đổi cuộc đời. Nói như vậy vì tôi thèm được thấy bạn đọc nhìn nhận Hồi Ký này không khởi sự từ những năm 20 khi tôi vừa ra đời mà còn ôm đồm thêm những dữ kiện về thế hệ cha ông trong những năm đầu của thế kỷ. Nếu được như vậy, toàn bộ Hồi Ký của tôi sẽ bao trùm được đủ 100 năm của thế kỷ mà 50 năm đầu là sự đoàn kết của tất cả "người Việt nô lệ" -- trong đó có bố con tôi -- trong việc giành Độc Lập và Tự Do. Muốn biết rõ hơn cuộc đời của một "người Việt tự do" -- là tôi -- trong 50 năm sau của thế kỷ thứ 20, xin mời bạn đọc tiếp những cuốn Hồi Ký tiếp theo. Thế hệ ông cha ta, với các phong trào Văn Thân, Đông Du và Đông Kinh Nghĩa Thục, thành công hay thất bại, ai cũng đều biết. Riêng tôi biết rõ bố tôi chết đi mà chưa thực hiện được những giấc mơ của mình. Những đứa con là nơi để bố trút bầu tâm sự. Bốn người con lớn không thừa hưởng vẹn toàn thông điệp của bố, có lẽ tại vì các anh các chị chưa phải là thứ "tinh trùng bất mãn" được bố cấy vào trong mẹ. Thằng con út, khởi sự là bào thai đã được bố gửi gấm những hoài bão vào lúc bố biết mình đã thất bại và sắp chết. Nó lớn lên, vì sự linh thiêng của huyết thống, nó thực hiện giấc mộng không thành của người cha?! Hình như Goethe và Maxime Gorki đã coi những ngày thơ ấu của hai ngài là những ngày Đại Học. Vốn chẳng được theo đuổi việc học hành trong sách vở tại nhà trường, tôi cũng bắt chước hai vị để nói rằng trường Đại Học Âm Nhạc của tôi là kho tàng âm nhạc bình dân mà tôi hấp thụ trong quãng đời sớm lang bạt của tôi. Thuật sống của tôi học được ở mọi tầng lớp nhân dân mà tôi sớm được tiếp xúc. Lẽ dĩ nhiên sự giáo dục về cuộc đời cũng đến với tôi từ mẹ ruột, từ vú nuôi, từ mẹ nuôi, từ thầy giáo, từ bạn bè... đến cả từ những khắc nghiệt của người anh cũng như từ những ân sủng của người tình. Xin được tri ân tất cả! Tìm mua: Hồi Ký Phạm Duy TiKi Lazada Shopee Tôi cũng cần phải cám ơn những người giúp tôi rất nhiều trong việc hoàn tất tập HỒI KÝ này: Bạn cùng học tại những ngôi trường cũ như Bác Sĩ Nguyễn Đình Thi (Trường Hàng Vôi), Cao Trung (Trường Bách Nghệ), Tạ Tỵ, Võ Lăng (Trường Mỹ Thuật). Bạn tâm giao cũ hay bạn mới làm quen là những người ở từng địa phương như Phạm Thanh Liêm, Lê Ninh (Hưng Yên), chị Lê Tôn Hy (YênThế-Bắc Giang), Nguyễn Sĩ Hưng (Thanh Hoá), Cao Xuân Vỹ, Nguyễn Đình Khuê (Nghệ An), Nguyễn Cúc (Huế), Hàn Vĩ, Lê Trọng Nguyễn (Hội An), Nguyễn Văn Sang (Quảng Ngãi), Lữ Liên (Dalat), Trần Văn Khê (Vĩnh Long). Bạn văn nghệ như Lê Văn-Vũ Bắc Tiến, Nguyễn Hiền. Tất cả đã nhắc lại tên các rạp hát và các điạ danh của tỉnh mình, hoặc kể lại vài mẩu chuyện cũ để cho cuốn Hồi Ký của tôi thêm mầu sắc và thêm xác thực. Lẽ ra có hai tập: Hồi Ký Thời Thơ Â'u và Hồi Ký Thời Vào Đời. Nhưng để tiết kiệm thời giờ và tiền mua sách của bạn đọc, tôi thu gọn hai tập vào một cuốn sách. Do đó toàn bộ Hồi Ký chỉ còn 4 tập thay vì 5 tập như tôi đã rao. Vậy tôi xin rao lại, và xin trân trọng mời bạn đọc cùng tôi đi về dĩ vãng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Phạm Duy PDF của tác giả Phạm Duy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.