Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tiếng Nói Vô Thinh (H. P. Blavatsky)

TỰA

Những trang sau đây trích ở “Kim huấn thư”, một trong những sách phát cho các sinh viên Thần bí học ở phương Đông. Tất cả sinh viên[1] đều phải học những giáo lý này, và nhiều nhà Thông Thiên Học đã chấp nhận những giáo huấn ấy. Vì tôi thuộc lòng rất nhiều giáo huấn đó, nên tôi phiên dịch dễ dàng.

Một điều mà ai cũng biết là ở Ấn Ðộ, những phương pháp để phát triển tâm linh của các vị Guru (đạo sư hay Sư Phụ) đều khác nhau, chẳng những vì lẽ các Ngài khác học phái - tất cả có sáu học phái [2] mà cũng vì lẽ mỗi Guru có một phương pháp riêng nên thường thường người giữ rất kín. Tuy nhiên, ở phía bên kia Hy mã lạp sơn, phương pháp của các Trường Huyền bí học không thay đổi, ngoại trừ khi nào vị Guru chỉ là một Lạt ma thường không biết gì hơn những kẻ thọ giáo.

Quyển sách mà tôi do theo để dịch đây thuộc về một bộ sách, trong đó tôi cũng rút lấy những đoạn của “Kinh Dzyan” dùng làm căn bản để viết bộ “Giáo lý bí truyền”. “Kim huấn thư” cũng chung một nguồn gốc với quyển Paramartha, theo truyền kỳ thì quyển này vốn của các vị Nàga hay là “Rắn” (danh hiệu của các vị đắc pháp hồi xưa) truyền lại cho vị Ðại La Hán Nagarjuna. Tuy nhiên, những châm ngôn và những ý tưởng cao siêu, đặc sắc của kinh này thường thấy dưới một hình thức khác trong kinh sách chữ Sanskrit, thí dụ trong quyển kinh luận về thần bí Jnaneshvari, nơi đây Krishna miêu tả cho Arjuna nghe trạng thái của một nhà Yogi hoàn toàn sáng suốt, hoặc trong ít quyển Upanishads. Ðó là một sự rất tự nhiên bởi hầu hết (nếu không phải là tất cả) những vị Ðại La Hán, những đệ tử đầu tiên của Phật Thích Ca, và nhất là những vị di cư sang Tây Tạng đều là người Ấn Ðộ và người Aryans chớ không phải người Mông Cổ. Kinh sách của một mình Ðức Aryasanga để lại cũng rất nhiều.

Nguyên bản của “Kim Huấn Thư” khắc trong những hình chữ nhật, mỏng, còn những bản sao thường khắc trên những đĩa tròn. Thường người ta cất những đĩa hay là bản sao đó trên bàn thờ của những đền chùa tùy thuộc những trung tâm có trường dạy “Thiền định” hay là Mahayana (Yogachàrya). Những bản đó viết nhiều cách khác nhau có khi bằng chữ Tây Tạng, nhưng phần nhiều là bằng chữ tượng hình. Tìm mua: Tiếng Nói Vô Thinh TiKi Lazada Shopee

Thứ tiếng của tăng lữ dùng (senzar) ngoài thứ văn tự riêng của nó, có thể viết ra bằng nhiều lối chữ bí mật, và theo lối tượng hình văn tự, hơn là theo lối âm tiết văn tự. Một phương pháp khác nữa (Tây Tạng gọi là lug) dùng cách viết bằng số và màu, mỗi số tương ứng với một chữ trong bản mẫu tự Tây Tạng (30 chữ đơn và 74 chữ kép) và toàn bộ hợp thành một bản mẫu tự bí mật. Khi người ta dùng chữ tượng hình thì có một cách nhất định để đọc bản văn, thí dụ như trong trường hợp này những biểu tượng và những dấu hiệu của Chiêm tinh học tức là 12 con thú trong Hoàng đạo, và bảy màu nguyên thủy, mỗi màu có ba hạng: lợt, nguyên thủy và đậm, dùng thế cho 33 chữ của bản mẫu tự đơn, cho tiếng, cho câu.

Ở đây 12 con thú lập lại năm lần, và cặp với ngũ hành và bảy màu, họp thành một bản mẫu tự đầy đủ, gồm có 60 chữ thánh và 12 dấu.

Một cái dấu ghi ở đầu bản văn chỉ cho độc giả biết phải đánh vần theo lối Ấn Ðộ trong đó mỗi tiếng đều phỏng theo tiếng Sanskrit hay là phải đọc theo nguyên tắc chữ tượng hình của người Tầu. Tuy nhiên, cách dễ hơn hết là độc giả không dùng thứ ngôn ngữ nào hết hoặc dùng thứ ngôn ngữ nào tùy thích, bởi vì những dấu hiệu và những biểu tượng cũng giống như những số hay là hình Á rập, là sở hữu công cộng và quốc tế giữa những nhà thần bí đắc pháp và đệ tử của các

Ngài. Một trong những lối viết chữ Tầu cũng có một đặc tính như thế, bất kỳ ai có biết chữ đó đều đọc được dễ dàng, thí dụ một người Nhật có thể đọc theo tiếng Nhật một cách dễ dàng như người Tầu đọc theo tiếng Tầu vậy.

Kim huấn thư gồm có 90 quyển khái luận nhỏ và riêng biệt nhau, trong đó vài quyển đã có trước thời kỳ Phật giáo ra đời. Tôi học thuộc lòng 39 quyển từ nhiều năm qua. Muốn dịch mấy quyển kia tôi phải nhờ đến bút ký để rải rác trong vô số giấy tờ, và những bút ký thu thập chưa sắp xếp lại trong hai mươi năm chót, như thế công việc không phải dễ. Hơn nữa, tất cả không thể nào đem ra dịch hết cùng trao truyền cho một thế giới quá ích kỷ và quá mê trần, chưa chuẩn bị chút nào để xứng đáng thọ lãnh một luân lý cao siêu như thế. Bởi vì chỉ có người nào thành thật bền chí theo đuổi sự tự tri mới sẵn lòng để tai nghe những lời khuyên bảo có tính cách như thế.

Tuy nhiên, loại luân lý này đầy rẫy trong những sách văn học phương Ðông, nhất là trong kinh Upanishads, Ðức Krishna nói với Arjuna: “Hãy diệt lòng tham sống”. Tham vọng này chỉ dính liền với hình hài, là dụng cụ của cái Ta biểu hiện, chớ không phải của cái Ta “trường cửu, bất hoại, không giết mà cũng không bị giết” (kinh Katha Upanishads). Kinh Sutta Nipãta dạy: “Hãy diệt trừ cảm giác, vui, khổ, được, mất, thành, bại, coi cũng như nhau” và còn dạy thêm rằng: “Chỉ tìm nơi trú ẩn trong cái bất sinh, bất diệt thôi”. Krishna lập đi lập lại đủ cách: “Hãy tiêu diệt cảm nghĩ chia rẽ”: “Cái trí manas mà còn chạy theo những giác quan vẩn vơ, vô định thì sẽ làm cho Linh Hồn (Buddhi) dật dờ như chiếc thuyền bị gió nhồi trên lượn sóng” (Bhagavadgitã II. 70).

Bởi thế chúng tôi nghĩ, chỉ nên lựa chọn thật kỹ lấy một ít bài thích hợp nhất, cho một số ít người thật có tâm hồn thần bí trong Hội Thông Thiên Học, và các bài này chắc chắn đúng với nhu cầu của họ. Chỉ những kẻ đó mới ưa thích những lời này của Krishna-Christos, cái “Ta cao siêu”.

“Bực hiền giả không than thở cho người sống hoặc kẻ chết. Trong dĩ vãng tôi, anh, và những kẻ lập qui tắc cho người đời không khi nào là không tồn tại, và tất cả chúng ta sẽ tồn tại ở tương lai” (Bhagavadgitã II.27).

Trong bản dịch này, tôi cố gắng để bảo tồn vẻ đẹp của câu văn đầy thi vị và bút pháp có nhiều gợi ý của nguyên văn. Ðộc giả sẽ phán đoán xem sự cố gắng này đã thành công được đến đâu.

H. P. BDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "H. P. Blavatsky":Giáo Lý Bí Nhiệm - Quyển 1Giáo Lý Bí Nhiệm - Quyển 2Giáo Lý Bí Nhiệm - Quyển 3Tiếng Nói Vô ThinhChìa Khóa Minh Triết Thiêng LiêngThiên Nhiên Huyền BíBí Quyết Thông Thiên Học

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tiếng Nói Vô Thinh PDF của tác giả H. P. Blavatsky nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nền Tảng Của Đạo Phật (Peter D. Santina)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nền Tảng Của Đạo Phật PDF của tác giả Peter D. Santina nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 3 (Nguyên Phong)
Nối tiếp câu chuyện và tinh thần của tập 1 và tập 2, “Muôn Kiếp Nhân Sinh - Phần 3” tiếp tục đưa bạn đọc đi qua hành trình thức tỉnh tâm linh của nhân vật chính Thomas. Không chỉ là hồi tiếp theo trong chuyến phiêu lưu của linh hồn, tập mới nhất và cũng là tập cuối cùng của bộ sách sẽ bàn luận sâu hơn về hiện tại và tương lai của nhân loại, đồng thời nhẹ nhàng khép lại câu chuyện tiền kiếp nhiều trăn trở, nhiều bài học của Thomas và giải đáp những câu hỏi còn bỏ ngỏ từ hai tập trước. Nếu tập 1 và tập 2 tập trung lý giải hai quy luật vũ trụ là Nhân quả và Luân hồi, thì tập 3 bàn về khía cạnh đạo đức của con người, đặc biệt là lòng tham và cực đối lập của nó - thái độ sống cho đi. Qua đó, tác giả cùng nhân vật chính Thomas và bậc thầy giác ngộ Kris đã gửi gắm vào quyển sách những thông điệp mạnh mẽ về tương lai nhân loại. Nếu con người muốn thay đổi tương lai, trước hết phải bắt đầu bằng thay đổi tâm thức. Thay đổi tâm thức bắt nguồn từ việc hiểu rằng, tự do ý chí của con người là một phép thử, cho phép chúng ta lựa chọn cái tốt hoặc cái xấu. Và việc lựa chọn cái tốt mới là nền tảng cho mọi sự thay đổi trong tương lai. Mấu chốt của cuộc cách mạng chuyển đổi tâm thức là để ánh sáng tâm linh trong mỗi người có cơ hội phát triển. Khi ánh sáng khoa học và tâm linh kết hợp sẽ có thể dẫn đường cho nhân loại đi đến nền tảng trí tuệ cao hơn. Trong một chiêm nghiệm khác, nhân vật của chúng ta được khai ngộ về các giác quan tinh thần, hay giác quan linh hồn, qua đó trả lời cho câu hỏi lớn của cuộc đời - “Ta là ai?”, đồng thời hiểu được rằng, con người càng chú trọng nhu cầu thân xác bao nhiêu thì nhu cầu tâm linh càng bị hạn chế bấy nhiêu. Do đó, muốn phát triển giác quan linh hồn thì ta phải biết giới hạn hoạt động của giác quan thân xác. Thiền định hay các hình thức tu tập tĩnh tâm khác chính là phương pháp giúp khai mở các giác quan này, từ đó đưa con người đến với trí tuệ thật sự. Vẫn bằng giọng văn giản dị và chừng mực, tác giả Nguyên Phong một lần nữa đưa độc giả đi qua các kiếp sống khác nhau, từ Hy Lạp, La Mã, đến Pháp thời trung cổ, rồi quay về nước Mỹ hiện đại. Ở đó, ta được trải nghiệm những hoàn cảnh khác nhau, đồng cảm với nỗi đau của nhân vật và chứng kiến sự trưởng thành của trí tuệ, để lần nữa khẳng định được rằng chính ý nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta ở kiếp này sẽ dẫn dắt chúng ta đi về đâu ở kiếp sau. Chẳng có thần linh hay thế lực nào quyết định, chúng ta hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc đời mình. Tìm mua: Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 3 TiKi Lazada Shopee Những cuộc đối thoại dài chứa đầy kiến thức, chiêm nghiệm cùng các câu hỏi gợi mở đã luôn là đặc tính của bộ sách “Muôn Kiếp Nhân Sinh”, và sự trở lại lần này với tác phẩm mới nhất cũng không đánh mất bản sắc ấy. Với vai trò khép lại câu chuyện, “Muôn Kiếp Nhân Sinh - Phần 3” đã xâu chuỗi lại những mối liên hệ tiền kiếp, vừa làm sáng tỏ cách vận hành của luật Nhân quả và Luân hồi vừa giúp chúng ta thấu hiểu và trân trọng những nhân duyên gặp gỡ của mình trong hiện tại. Thông qua 10 chương sách đan xen giữa quá khứ và hiện tại, giữa kể chuyện và lý luận, giữa hiện thực và huyền ảo, cuốn sách gợi ra những suy tư về vị thế và vai trò của con người nhỏ bé giữa vũ trụ bao la. Sau cùng, bảo toàn và phát huy tinh thần của hai tập trước, “Muôn Kiếp Nhân Sinh - Phần 3” tiếp tục là một nỗ lực góp phần đưa con người về nẻo thiện, hướng đến một nhân loại hòa bình, bác ái, vị tha, bất kể màu da, quốc tịch và tôn giáo. Thông tin tác giả Nguyên Phong Giáo sư John Vũ tên thật là Vũ Văn Du, sinh năm 1950 tại Hà Nội. Ông rời Việt Nam du học ở Hoa Kỳ từ năm 1968 và tốt nghiệp cao học ở hai ngành Sinh vật học và Điện toán. Ngoài công việc chính là một kỹ sư cao cấp tại Boeing trong hơn 20 năm, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu trong vai trò nhà khoa học tại Đại học Carnergie Mellon và Đại học Seattle. Ông còn giảng dạy tại một số trường đại học quốc tế tại Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản... về lĩnh vực công nghệ phần mềm. Song song với vai trò một nhà khoa học, Nguyên Phong còn là dịch giả nổi tiếng của loạt sách về văn hóa và tâm linh phương Đông, chuyển thể từ nhiều tác phẩm của các học giả phương Tây sau quá trình tìm hiểu và khám phá các giá trị tinh thần từ phương Đông. Trong số đó, có thể kể: Hành Trình về phương Đông, Ngọc sáng trong hoa sen, Bên rặng Tuyết sơn, Hoa sen trên tuyết, Huyền thuật và đạo sĩ Tây Tạng, Minh Triết trong đời sống, Đường mây qua xứ tuyết… Đam mê thiền học, nghiên cứu sâu sắc các vấn đề tâm linh dưới góc nhìn của khoa học, những tác phẩm của ông, phần lớn là phóng tác, giúp người đọc tiếp cận các tác phẩm gốc thuận lợi hơn, lý giải được những vấn đề còn nhiều ẩn số bằng cái nhìn minh triết.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Phong":Bên Rặng Tuyết SơnĐường Mây Qua Xứ TuyếtHoa Trôi Trên Sóng NướcMinh Triết Trong Đời SốngNgọc Sáng Trong Hoa SenHành Trình Về Phương ĐôngTrở Về Từ Cõi SángTử Thư Tây TạngMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 1Dấu Chân Trên CátHoa Sen Trên TuyếtMột Làn Gió Tinh KhôiMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 2Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 3Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 3 PDF của tác giả Nguyên Phong nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 3 (Nguyên Phong)
Nối tiếp câu chuyện và tinh thần của tập 1 và tập 2, “Muôn Kiếp Nhân Sinh - Phần 3” tiếp tục đưa bạn đọc đi qua hành trình thức tỉnh tâm linh của nhân vật chính Thomas. Không chỉ là hồi tiếp theo trong chuyến phiêu lưu của linh hồn, tập mới nhất và cũng là tập cuối cùng của bộ sách sẽ bàn luận sâu hơn về hiện tại và tương lai của nhân loại, đồng thời nhẹ nhàng khép lại câu chuyện tiền kiếp nhiều trăn trở, nhiều bài học của Thomas và giải đáp những câu hỏi còn bỏ ngỏ từ hai tập trước. Nếu tập 1 và tập 2 tập trung lý giải hai quy luật vũ trụ là Nhân quả và Luân hồi, thì tập 3 bàn về khía cạnh đạo đức của con người, đặc biệt là lòng tham và cực đối lập của nó - thái độ sống cho đi. Qua đó, tác giả cùng nhân vật chính Thomas và bậc thầy giác ngộ Kris đã gửi gắm vào quyển sách những thông điệp mạnh mẽ về tương lai nhân loại. Nếu con người muốn thay đổi tương lai, trước hết phải bắt đầu bằng thay đổi tâm thức. Thay đổi tâm thức bắt nguồn từ việc hiểu rằng, tự do ý chí của con người là một phép thử, cho phép chúng ta lựa chọn cái tốt hoặc cái xấu. Và việc lựa chọn cái tốt mới là nền tảng cho mọi sự thay đổi trong tương lai. Mấu chốt của cuộc cách mạng chuyển đổi tâm thức là để ánh sáng tâm linh trong mỗi người có cơ hội phát triển. Khi ánh sáng khoa học và tâm linh kết hợp sẽ có thể dẫn đường cho nhân loại đi đến nền tảng trí tuệ cao hơn. Trong một chiêm nghiệm khác, nhân vật của chúng ta được khai ngộ về các giác quan tinh thần, hay giác quan linh hồn, qua đó trả lời cho câu hỏi lớn của cuộc đời - “Ta là ai?”, đồng thời hiểu được rằng, con người càng chú trọng nhu cầu thân xác bao nhiêu thì nhu cầu tâm linh càng bị hạn chế bấy nhiêu. Do đó, muốn phát triển giác quan linh hồn thì ta phải biết giới hạn hoạt động của giác quan thân xác. Thiền định hay các hình thức tu tập tĩnh tâm khác chính là phương pháp giúp khai mở các giác quan này, từ đó đưa con người đến với trí tuệ thật sự. Vẫn bằng giọng văn giản dị và chừng mực, tác giả Nguyên Phong một lần nữa đưa độc giả đi qua các kiếp sống khác nhau, từ Hy Lạp, La Mã, đến Pháp thời trung cổ, rồi quay về nước Mỹ hiện đại. Ở đó, ta được trải nghiệm những hoàn cảnh khác nhau, đồng cảm với nỗi đau của nhân vật và chứng kiến sự trưởng thành của trí tuệ, để lần nữa khẳng định được rằng chính ý nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta ở kiếp này sẽ dẫn dắt chúng ta đi về đâu ở kiếp sau. Chẳng có thần linh hay thế lực nào quyết định, chúng ta hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc đời mình. Tìm mua: Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 3 TiKi Lazada Shopee Những cuộc đối thoại dài chứa đầy kiến thức, chiêm nghiệm cùng các câu hỏi gợi mở đã luôn là đặc tính của bộ sách “Muôn Kiếp Nhân Sinh”, và sự trở lại lần này với tác phẩm mới nhất cũng không đánh mất bản sắc ấy. Với vai trò khép lại câu chuyện, “Muôn Kiếp Nhân Sinh - Phần 3” đã xâu chuỗi lại những mối liên hệ tiền kiếp, vừa làm sáng tỏ cách vận hành của luật Nhân quả và Luân hồi vừa giúp chúng ta thấu hiểu và trân trọng những nhân duyên gặp gỡ của mình trong hiện tại. Thông qua 10 chương sách đan xen giữa quá khứ và hiện tại, giữa kể chuyện và lý luận, giữa hiện thực và huyền ảo, cuốn sách gợi ra những suy tư về vị thế và vai trò của con người nhỏ bé giữa vũ trụ bao la. Sau cùng, bảo toàn và phát huy tinh thần của hai tập trước, “Muôn Kiếp Nhân Sinh - Phần 3” tiếp tục là một nỗ lực góp phần đưa con người về nẻo thiện, hướng đến một nhân loại hòa bình, bác ái, vị tha, bất kể màu da, quốc tịch và tôn giáo. Thông tin tác giả Nguyên Phong Giáo sư John Vũ tên thật là Vũ Văn Du, sinh năm 1950 tại Hà Nội. Ông rời Việt Nam du học ở Hoa Kỳ từ năm 1968 và tốt nghiệp cao học ở hai ngành Sinh vật học và Điện toán. Ngoài công việc chính là một kỹ sư cao cấp tại Boeing trong hơn 20 năm, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu trong vai trò nhà khoa học tại Đại học Carnergie Mellon và Đại học Seattle. Ông còn giảng dạy tại một số trường đại học quốc tế tại Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản... về lĩnh vực công nghệ phần mềm. Song song với vai trò một nhà khoa học, Nguyên Phong còn là dịch giả nổi tiếng của loạt sách về văn hóa và tâm linh phương Đông, chuyển thể từ nhiều tác phẩm của các học giả phương Tây sau quá trình tìm hiểu và khám phá các giá trị tinh thần từ phương Đông. Trong số đó, có thể kể: Hành Trình về phương Đông, Ngọc sáng trong hoa sen, Bên rặng Tuyết sơn, Hoa sen trên tuyết, Huyền thuật và đạo sĩ Tây Tạng, Minh Triết trong đời sống, Đường mây qua xứ tuyết… Đam mê thiền học, nghiên cứu sâu sắc các vấn đề tâm linh dưới góc nhìn của khoa học, những tác phẩm của ông, phần lớn là phóng tác, giúp người đọc tiếp cận các tác phẩm gốc thuận lợi hơn, lý giải được những vấn đề còn nhiều ẩn số bằng cái nhìn minh triết.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Phong":Bên Rặng Tuyết SơnĐường Mây Qua Xứ TuyếtHoa Trôi Trên Sóng NướcMinh Triết Trong Đời SốngNgọc Sáng Trong Hoa SenHành Trình Về Phương ĐôngTrở Về Từ Cõi SángTử Thư Tây TạngMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 1Dấu Chân Trên CátHoa Sen Trên TuyếtMột Làn Gió Tinh KhôiMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 2Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 3Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 3 PDF của tác giả Nguyên Phong nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Muôn Dặm Không Mây (Tôn Thư Vân)
Giống như những tác phẩm thành công khác,"Muôn dặm không mây" là một tác phẩm đa tầng mức, đa góc độ. Đây là bộ du ký ghi lại cuộc hành trình gian nan khiến người đọc hồi hộp, miêu tả ngài Huyền Trang một cách sinh động cũng như những nguy hiểm gian khổ trong hành trình theo gót chân ngài của chính tác giả "Muôn dặm không mây" đầy ắp những câu chuyện lôi cuốn, khiến ta phải kinh ngạc... Cũng là một tuyệt phẩm về nhân văn, địa lí, lịch sử, văn hóa rất sâu sắc, là bức tranh sinh động về nền giao lưu văn hóa Đông Tây. "Muôn dặm không mây" khiến người đọc cảm động, khó quên...Đây là một tác phẩm hay, không thể không đọc. Amartya Sen - Nobel Kinh tế học *** Tìm mua: Muôn Dặm Không Mây TiKi Lazada Shopee Lời giới thiệuHuyền Trang là một nhân vật lịch sử lỗi lạc của lịch sử Phật giáo Trung Quốc, đặc biệt hành trình một mình đi Ấn Độ thỉnh kinh của ngài, với bao nhiêu gian khổ và hiểm nguy, sau này đã gợi hứng cho người Trung Quốc viết nên bộ tiểu thuyết nổi tiếng Tây Du Ký. Và từ đó không chỉ người Trung Quốc mà cả thế giới biết đến nhân vật lịch sử Tam Tạng Huyền Trang qua hình ảnh hư cấu Đường Tăng. Trong thực tế, quả đã tồn tại một nhân vật lịch sử như thế. Và trong những năm vừa qua, có một số người đã muốn tái tạo hành trình thỉnh kinh của ngài. Cô Tôn Thư Vân, là một trong những người đó, đã ghi lại hành trình của mình cùng những cảm xúc trong tác phẩm Muôn Dặm Không Mây. Nay cô Tâm Hiếu phát tâm dịch những ghi chép này của Tôn Thư Vân ra tiếng việt, để cho không chỉ những người con Phật chúng ta đọc mà còn để cho mọi người biết hành trình gian khổ ngài Huyền Trang đã trải qua bằng những ghi chép của chính người hôm nay. Tôi viết mấy lời này để xin giới thiệu cùng bạn đọc Việt Nam về cuốn sách đầy hứng thú này. Đầu xuân năm Bính Tuất 2006 Thượng tọa Thích Trí Siêu (Giáo sư Tiến sĩ Lê Mạnh Thát) *** Lời dịch giảVào năm 646, ngài Huyền Trang, vị cao tăng đời Đường, đã căn cứ theo lộ trình Tây du của mình, viết nên quyển Đại Đường Tây Vực ký..., đến đời Minh, Ngô Thừa Ân đã chuyển thể từ Đại Đường Tây Vực ký thành Tây Du ký. Từ đó, những câu chuyện liên quan về Đường Tăng được lưu truyền rộng rãi ở nhân gian. Thời gian cứ thế trôi qua, đến nay cũng hơn 1.000 năm, một nữ sĩ Trung Quốc đã độc hành lại con đường của ngài Huyền Trang, đồng thời đem những điều trải qua viết nên quyển Ten thousand Miles without a cloud (Muôn dặm không mây) bằng tiếng Anh. Mùa hè năm 2004, tác giả đã chuyển dịch thành tác phẩm “Vạn lý vô vân” và xuất bản tại Trung Quốc. Tác giả tên thật là Tôn Thư Vân, sinh năm 1963 tại tỉnh Hà Bắc. Năm 1982, cô thi đậu khoa ngoại ngữ trường đại học Bắc Kinh, sau đó du học nghiên cứu sinh ngành lịch sử cận đại tại đại học Oxford ở Anh. Trong thời gian học tập ở Oxford, cô có dịp giao lưu với các học giả Ấn Độ. Các học giả này đánh giá cao về ngài Huyền Trang, xem Ngài như một anh hùng, trong khi đó cô là người sinh trưởng và được giáo dục tại Trung Quốc, nhưng nhận thức về lịch sử nước nhà, cũng như sự hiểu biết về ngài Huyền Trang rất ít, cô cảm thấy hổ thẹn, bèn quyết tâm tây hành theo dấu chân của ngài Huyền Trang khi xưa, thể nghiệm tất cả mọi nguy hiểm và gian khổ trên đường cầu pháp của Ngài, tái hiện nhận thức văn hóa Phật giáo và cuộc sống của Ngài trong thời kỳ thịnh Đường. Ngài Huyền Trang đến Ấn Độ cầu học Phật pháp khoảng 19 năm; sau khi về nước, ngài dốc toàn lực cho sự nghiệp phiên dịch, hoằng pháp. Hơn 1300 năm trở lại đây, kinh văn đọc tụng đa phần do Ngài phiên dịch. Ngài không chỉ là một vị cao tăng, mà còn là sứ giả văn hóa, nhà du hành vĩ đại. Lỗ Tấn, tác giả nổi tiếng của Trung Quốc đầu thế kỷ XX, xưng tụng Ngài là “Bậc đống lương của dân tộc”..., Lương Khải Siêu cũng tôn Ngài là “Thiên cổ nhất nhân”, từ đó có thể thấy địa vị quan trọng của Ngài trong lịch sử Trung Quốc. Bản thảo của tác phẩm Ten thousand miles without a cloudmới viết được một chương, lập tức được công ty Harper Collins thuộc tập đoàn Murdock nổi tiếng ở Anh Quốc mua ngay bản quyền. Ấn bản tiếng Anh, với bìa thiết kế mang đậm nét thiền, sau khi xuất bản ở London vào tháng 7 -2003 đã gây sóng gió trong giới độc giả Anh Quốc và nhận được vô số lời đánh giá cao. Ngoài nước Anh và vùng lân cận, tác phẩm Ten thousand miles without a cloud được dịch ra rất nhiều thứ tiếng như Pháp, Ý, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc... Một phụ nữ Trung Quốc, cô thân vạn lý tìm hiểu hành trình của bậc cao tăng cách nay hơn 1000 năm. Quyển sách đã làm chấn động giới học giả năm châu, đây cũng là đề tài gây chú ý cho các nhà xuất bản tại Trung Quốc. Tiến sĩ Amartya Sen - người từng được giải thưởng Nobel về kinh tế học, trong lời đề tựa cho bản dịch Trung Quốc của mình nói: “Đây là quyển sách đa tầng mức, đa góc độ, cũng là một tuyệt phẩm bao hàm văn hóa, lịch sử, địa lý và nhân văn...” Đây là bộ sách dùng tâm để thể nghiệm. Tác giả đã dùng lối diễn đạt chân thật, sinh động, tư tưởng sâu sắc, kết hợp với rất nhiều hình ảnh đẹp trong lộ trình của mình, nhận thức nền văn minh tiên tiến và cổ xưa, nâng cao vị trí văn hóa Trung Quốc trong con mắt của mọi người trên thế giới, thẳng tiến vào thế giới tinh thần uyên bác của ngài Huyền Trang, lãnh ngộ được chân đế Phật giáo. Cảm nhận được giá trị của tác phẩm, tuy bận học nhưng chúng tôi vẫn tranh thủ thời gian dịch sang tiếng Việt. Vì bất đồng ngôn ngữ, văn hóa, thêm vào người dịch theo sát bản văn nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong quý vị góp ý. Hy vọng quyển sách này sẽ mang nhiều lợi ích đến các độc giả nước nhà. Phúc Châu, ngày 20/12/2005 Tâm HiếuĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Muôn Dặm Không Mây PDF của tác giả Tôn Thư Vân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.